Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tìm hiểu thực trạng sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học ở địa phương dựa theo các tiêu chí:
- Những loại thuốc, phân bón thường sử dụng
- Tình trạng rác thải bao bì đựng thuốc , phân bón quanh khu vực lấy nước quanh đồng ruộng.
- Cách người dân ở địa phương bón phân, phun thuốc trừ sâu
- Tác hại của sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học ở địa phương
- Cách địa phương khắc phục hậu quả do sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học.
Từ đó đề xuất các biện pháp giúp người dân địa phương chuyển sang sử dụng thuốc trừ sâu sinh học và phân bón sinh học:
-Khuyến cáo những tác hại khôn lường của thuốc từ sâu và phân bón hóa học.
-Tuyên truyền, quảng cáo những lợi ích sử dụng thuốc trừ sâu sinh học và phân bón sinh học.
-Kết hợp với chính quyền địa phương ngăn cấm những hành vi xả rác thải, bao bì, vỏ đựng của thuốc trừ sâu bừa bãi.
Một số lí do để thuyết phục người nông dân nên dùng thuốc trừ sâu sinh học trong trồng trọt:
- Giá thành rẻ, dễ sử dụng.
- Không ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gia súc.
- Bảo vệ môi trường.
- Có thể thu hoạch nông sản ở bất kì thời điểm nào mong muốn.
- Không ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.
Điểm so sánh | Sản xuất thuốc trừ sâu từ virus | Sản xuất thuốc trừ sâu từ vi khuẩn |
Nguyên lí | Sử dụng virus để nhiễm vào sâu hại cây trồng. | Sử dụng độc tố do vi khuẩn tổng hợp để tiêu diệt sâu bệnh. |
Quy trình sản xuất | Nhiễm virus vào sâu → Nuôi sâu → Khi sâu chết, nghiền để thu sản phẩm chứa virus hại sâu → Đóng gói/ chai sản phẩm. | Nuôi cấy vi khuẩn → Thu sinh khối → Tách chiết độc tố → Thêm chất phụ gia → Đóng gói/chai sản phẩm. |
Sản phẩm | Chứa virus. | Chứa độc tố do vi khuẩn tạo ra. |
Bảo quản | Khó bảo quản. | Dễ bảo quản hơn. |
Trên ruộng lúa xuất hiện hiện tượng nhiều lọai côn trùng có thể kháng cự thuốc trừ sâu vì:
+ Trong quần thể côn trùng có các dạng đột biến có khả năng tổng hợp ra enzim phân giải thuốc trừ sâu làm vô hiệu hóa tác dụng của thuốc.
+ Khi sử dung thuốc những cá thể có gen kháng thuốc sẽ được giữ lại
• Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu được sản xuất từ vi sinh vật:
- Một số loại thuốc kháng sinh được sản xuất từ vi sinh vật: penicillin, tetracyclin, ampicillin, amoxicillin, cephalexin, erythromycin, azithromycin, clarithromycin,…
- Một số loại thuốc trừ sâu được sản xuất từ vi sinh vật: Firibiotox P, Firibiotox C (chế phẩm trừ sâu Bt); Ometar, Biovip (chế phẩm nấm trừ côn trùng); TriB1 (Trichoderma),…
• Giải thích hiện tượng sữa chuyển từ trạng thái lỏng sang dạng đông đặc sau khi lên men: Khi lên men, vi khuẩn lactic chuyển hóa đường có trong sữa thành acid lactic, làm giảm độ pH trong dịch sữa. Khi pH giảm, protein trong sữa kết tủa lại, chuyển sang dạng đông đặc. Do đó, khả năng đông tụ sữa cũng là tiêu chí đánh giá sự thành công của việc làm sữa chua.
Tính kháng thuốc (còn gọi là tính quen thuốc, tính chống thuốc) là khả năng của sâu ngày càng chịu được một lượng thuốc lớn hơn lượng thuốc sử dụng thời gian đầu, do thuốc được sử dụng thường xuyên nhiều lần. Khả năng này có thể di truyền cho đời sau dù cá thể của đời sau có hay không tiếp tục tiếp xúc với thuốc.
Tính kháng thuốc (còn gọi là tính quen thuốc, tính chống thuốc) là khả năng của sâu ngày càng chịu được một lượng thuốc lớn hơn lượng thuốc sử dụng thời gian đầu, do thuốc được sử dụng thường xuyên nhiều lần. Khả năng này có thể di truyền cho đời sau dù cá thể của đời sau có hay không tiếp tục tiếp xúc với thuốc.
Sự hình thành các loài sâu kháng thuốc là một trở ngại lớn cho việc phòng trừ, nhất là với biện pháp sử dụng thuốc hóa học. Khi sâu đã kháng thuốc thì phải dùng lượng thuốc nhiều lên, tốn kém chi phí và tăng mức độc hại. Hoặc phải tìm kiếm các hoạt chất mới, là một công việc khó khăn và cần có thời gian. Sâu kháng thuốc cũng gây tâm lý lo ngại và nghi ngờ biện pháp dùng thuốc. dẫn đến một số loại sâu bệnh có thế thích nghi đc vs thuốc trừ sâu nên dù đãphun thuốc hóa học vs nồng độ cao vẫn k tiêu diệt đc sâu bệnh
Loại
Ưu điểm
Nhược điểm
Thuốc trừ sâu
hóa học
- Hiệu quả nhanh chóng, diệt được sâu bệnh trên diện rộng.
- Không có hiệu quả lâu dài.
- Diệt cả những sinh vật có ích.
- Gây ô nhiễm môi trường.
- Có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, gây ngộ độc cho người dùng.
- Gây nhờn thuốc.
- Giá thành cao.
Thuốc trừ sâu
sinh học
- Hiệu quả lâu dài.
- Chỉ tiêu diệt sâu bệnh mà không ảnh hưởng đến các sinh vật khác.
- Không ảnh hưởng đến môi trường, không làm giảm chất lượng sản phẩm, không gây độc hại đến người sử dụng sản phẩm.
- Giá thành thấp.
- Hiệu quả chậm hơn.
- Khó bảo quản.
Phân bón
hóa học
- Hiệu quả nhanh.
- Tỉ lệ chất dinh dưỡng cao, dễ hòa tan, dễ hấp thu.
- Bón liên tục sẽ làm cho đất chua.
- Ảnh hưởng đến môi trường.
- Giá thành cao.
Phân bón
sinh học
- Hiệu quả lâu dài, ngoài việc cung cấp các chất khoáng cơ bản còn cung cấp các vi lượng, các chất kích thích sinh trưởng, nâng cao sức đề kháng, tăng cường hấp thu và phân giải các chất trong đất, cố định đạm,…
- Không ảnh hưởng xấu đến môi trường.
- Giá thành thấp.
- Hiệu quả chậm hơn.
- Có hạn sử dụng nhất định.
- Khó bảo quản hơn.