K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy,... Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “ Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và...
Đọc tiếp

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy,... Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “ Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì- nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới... Câu 1 phong cách ngôn ngữ của văn bản trên ? Vì sao Câu 2 nêu ngắn gọn nội dung của văn bản

0
“Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả các chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng...
Đọc tiếp

“Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả các chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chât dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…

Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời những cây lúa mới.”                                 

Câu nào nêu rõ chủ đề của văn bản? Chủ đề ấy là gì?

0
(bài hơi dài mong mọi người thông cảm)Đề : Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:     Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: "Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong...
Đọc tiếp

(bài hơi dài mong mọi người thông cảm)

Đề : Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

     Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: "Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ". Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...

                                  (Hạt giống tâm hồn, Hai hạt lúa)

Câu 1.  Xác định Xác định lời dẫn trực tiếp trong văn bản trên?

            Chuyển lời dẫn trên thành lời dẫn gián tiếp.

Câu 2. Câu văn "Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới" sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng?

Câu 3. Nêu ý nghĩa của văn bản.

Câu 4. Nếu được lựa chọn, anh/ chị sẽ chọn cách sống như hạt lúa thứ nhất hay hạt lúa thứ hai? Vì sao?

 

                                               CHIẾC BÁT VỠ       

Ở thành phố kia có một bác thợ rèn, bác có một người con trai duy nhất. Anh vừa đẹp trai, vừa giỏi giang khiến bác rất tự hào.

       Một ngày nọ, người con trai bị tai nạn xe hơi. Tuy giữ được tính mạng nhưng lại mất cả hai chân. Tuyệt vọng, hằng ngày anh ngồi ủ rũ trong phòng, im lặng nhìn ra cửa sổ.

  Một lần, vì quá đau khổ, anh tìm cách tự tử bằng cách uống thuốc ngủ. Nhưng may thay cha anh kịp thời phát hiện đưa anh tới bệnh viện, cứu anh qua cơn nguy kịch.

     Một ngày sau người con trai tỉnh, bác thợ rèn mang đồ ăn tới cho con. Anh con trai tức giận hất đổ khay đồ ăn, rồi chỉ chiếc bát vỡ dưới nền nói:

- Cha à, cha cứu con làm gì, cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa!

     Người cha tội nghiệp lặng lẽ xoa đầu con trai, vỗ về rồi giúp anh nằm nghỉ. Xong ông dọn dẹp những thứ dưới đất, đôi mắt ông đỏ hoe.

     Một tuần sau anh được đưa về nhà. Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt. Anh lấy làm lạ lẫm.

- Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai?                                                 

- Ý của cha là…Anh ấp úng nói.

- Chính là chiếc bát sành hôm trước đó con, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con.

Câu 1: - Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai?                                                 

           - Ý của cha là…Anh ấp úng nói.

Trong đoạn hội thoại trên, người con trai đã vi phạm phương châm hội thoại nào, vì sao?

Câu 2: Câu: “- Cha à, cha cứu con làm gì, cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa!” là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Lời nói hay ý nghĩ của nhân vật?

Câu 3: Em rút ra được bài học gì từ câu nói: “- Chính là chiếc bát sành hôm trước đó con, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con.”

 

     Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

   Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị. Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.

 - Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi.

 Lập tức, chàng trai làm theo.

- Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời.

Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước:

 - Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi.

 - Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào - Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.

 Người thầy chậm rãi nói:

- Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau.Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích.

            (Theo Câu chuyện về những hạt muối- vietnamnetVm, 17/06/2015)

Câu 1 : Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2 : Trong câu nói sau, chàng trai đã tuân thủ phương châm hội thoại nào?

- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy.

Câu 3 : Em hiểu gì về các chi tiết, hình ảnh “thìa muối”, “ hòa tan” trong văn bản ?

Câu 4 :  Em rút ra bài học gì có ý nghĩa cho bản thân từ văn bản trên.

 

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bên dười:

(1) Một chàng trai trẻ đến gặp một chuyên gia đá quý và đề nghị ông ta dạy cho anh trở thành một nhà nghiên cứu về đá quý. Chuyên gia nọ từ chối vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn để theo học. Chàng trai cầu xin một cơ hội. Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai "Ngày mai hãy đến đây".

(2) Sáng hôm sau, vị chuyên gia đặt một hòn ngọc bích vào tay chàng trai vàbảo chàng hãy cầm nó. Rồi ông tiếp tục công việc của mình: mài đá, cân và phân loại đá quý. Chàng trai ngồi yên lặng và chờ đợi.

(3) Buổi sáng tiếp theo, vị chuyên gia lại đặt hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng cầm nó. Ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm sau đó vị chuyên gia vẫn lặp lại hành động trên.

(4) Đến ngày thứ sáu, chàng trai vẫn cầm hòn ngọc bích chàng không thể im lặng được nữa.

- Thưa thầy - chàng trai hỏi - khi nào thì em sẽ bắt đầu học ạ?

- Con sẽ được học - vị chuyên gia trả lời và tiếp tục công việc của mình.

(5) Vài ngày nữa lại trôi qua và sự thất vọng của chàng trai càng tăng. Một ngày kia, khi vị chuyên gia bảo chàng trai đưa tay ra, chàng định nói với ông ta rằng chàng chẳng muốn tiếp tục việc này nữa. Nhưng khi vị chuyên gia đặt hòn ngọc bích lên tay chàng trai, chàng nói mà không cần nhìn viên đá:

- Đây không phải là hòn đá con vẫn cầm!

- Con đã bắt đầu học rồi đấy - vị chuyên gia nói.

                                       (Theo Quà tặng cuộc sống. NXB Trẻ, 2013)

Câu 1.Chàng trai trong văn bản đã tuân thủ phương châm hội thoại nào trong câu nói: - Đây không phải là hòn đá con vẫn cầm!

Câu 2.Vì sao ban đầu vị chuyên gia lại từ chối lời đề nghị của chàng trai?

Câu 3.Tìm câu văn có lời dẫn trực tiếp trong đoạn (1), sau đó chuyển thành lời dẫn gián tiếp.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm được gợi ra từ phần đọc hiểu "tự học là cách học tập hiệu quả nhất" không? Vì sao.

 

0
BÀI CHO CÁC BẠN THAM KHẢO NHA TM VỀ CÂY LÚANếu thấy hay thì ủng hộ nhéNước Việt Nam ta hình thành và phát triển từ nền văn minh lúa nước. Khoảng 90% dân số nước ta sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp. Trong đó, cây lúa đóng vai trò chủ yếu. Bao nhiêu thế kỉ đã qua, con người và cây lúa gắn bó với nhau keo sơn bền chặt. Mồ hôi con người rơi đổ xuống từng luống cày mới lật , thấm vào...
Đọc tiếp

BÀI CHO CÁC BẠN THAM KHẢO NHA TM VỀ CÂY LÚA

Nếu thấy hay thì ủng hộ nhé

Nước Việt Nam ta hình thành và phát triển từ nền văn minh lúa nước. Khoảng 90% dân số nước ta sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp. Trong đó, cây lúa đóng vai trò chủ yếu. Bao nhiêu thế kỉ đã qua, con người và cây lúa gắn bó với nhau keo sơn bền chặt. Mồ hôi con người rơi đổ xuống từng luống cày mới lật , thấm vào từng tấc đất cho cây lúa ươm mầm vươn lên mượt mà xanh tốt. Đi từ Bắc chí Nam, dọc theo đường quốc lộ hay ven những rặng núi, những dòng sông, bao giờ ta cũng cũng thấy những cánh đồng lúa xanh tận chân trời hoặc vàng thắm một màu trù phú. Cây lúa là người bạn của con người, là biểu tượng của sự no ấm phồn vinh của đất nước. Thế nhưng, có mấy ai trong chúng ta biết rõ về cây lúa? Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa dài và mỏng, mặt lá nhám, gân lá chạy song song . Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng. Muốn lấy hạt gạo bên trong, con người phải trải qua nhiều công đoạn: gặt lúa, trục lúa về, phơi cho hạt thật khô. Sau đó đổ lúa vào trong cối, dùng chày mà giã liên tục cho lớp vỏ trấu bong tróc ra. Kế tiếp phải sàng sảy để lựa ra hạt gao chắc mẩy… Sau này, máy móc đã thay dần cho sức người, năng suất tăng dần theo thời gian, nhưng ở những vùng cao người ta vẫn dùng chày để giã gạo. Tiếng chày “cụp, cum” văng vẳng trong đêm gợi lên một cuộc sống lao động thanh bình mang đậm bản sắc riêng của người dân Việt. Cây lua ở nước ta có rất nhiều giống nhiều loại. Tuỳ vào đặc điểm địa lý từng vùng, từng miền mà người ta trồng những giống lúa khác nhau. Ở miền Bắc với những đồng chiêm trũng, người ta chọn lúa chiêm thích hợp với nước sâu để cấy trồng, miền Nam đồng cạn phù sa màu mỡ hợp với những giống lúa cạn. Ở những vùng lũ như Tân Châu, Châu Đốc, Mộc Hoá, Long Xuyên người ta chọn loại lúa “trời” hay còn gọi là lúa nổi, lúa nước để gieo trồng. Gọi là lúa “trời” vì việc trồng tỉa người nông dân cứ phó mặc cho trời. Gieo hạt lúa xuống đồng, gặp mùa nước nổi, cây lúa cứ mọc cao dần lên theo con nước. Đến khi nước rút, thân lúa dài nằm ngã rạp trên đồng và bắt đầu trổ hạt. Người dân cứ việc vác liềm ra cắt lúa đem về. Ngày nay, ngành nghiên cứu nuôi trồng phát triển đã cho ra đời nhiều loại lúa ngắn ngày có năng suất cao như NN8, Thần Nông 8, ÔM, IR66… Theo điều kiện khí hậu và thời tiết nước ta, cây lúa thường được trồng vào các vụ mùa sau: miền Bắc trồng vào các vụ lúa chiêm, lúa xuân, miền Nam chủ yếu là lúa Đông Xuân và lúa Hè Thu. Các loại lúa ngắn ngày thường không bị ảnh hưởng bởi vụ mùa. Cây lúa đã mang đến cho dân ta hai đặc sản quí từ lâu đời. Đó là bánh chưng, bánh giầy và cốm. Bánh chưng bánh giầy xuất hiện từ thời Hùng Vương, biểu tượng cho trời và đất. Người Việt ta dùng hai thứ bánh này dâng cúng tổ tiên và trời đất vào những dịp lễ tết. Nó trở thành đặc sản truyền thống của dân tộc Việt. Cốm, một đặc sản nữa của cây lúa. Chỉ những người chuyên môn mới định được lúc gặt thóc nếp mang về. Qua nhiều chế biến, những cách thức làm có tính gia truyền từ đời này sang đời khác đã biến hạt thóc nếp thành cốm dẻo, thơm và ngon. Nhắc đến cốm, không đâu ngon bằng cốm làng Vòng ở gần Hà Nội.. Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dực vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa: Bao giờ cây lúa còn bôngThì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn. 
1
29 tháng 9 2016

Bạn tự làm hã ??

30 tháng 9 2016

k tơ tham khảo trên mạng

“Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và có những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những nơi cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” ở bên vệ đường. Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu thì cũng hãy bùng...
Đọc tiếp

“Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và có những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những nơi cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” ở bên vệ đường. Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu thì cũng hãy bùng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có, mang đến cho đời,...Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu”

(Mình là nắng, việc của mình là chói chang của Karuko Watanabe - Vũ Thùy Linh dịch, NXB Thế giới 2018)

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 2. Xác định nội dung chính của đoạn văn trên?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu: “Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và cũng có những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những nơi cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” ở bên vệ đường”.

Câu 4: Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích trên là gì?

1

Tham khảo:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2. Nội dung chính của đoạn văn trên là: Nói về giá trị của mỗi con người

Câu 3. Biện pháp tu từ: Ẩn dụ

Tác dụng: Tác giả ví mỗi con người như một bông hoa, có thể có cuộc đời tươi đẹp hay tăm tối nhưng đều sẽ đem lại cho đời những cống hiến, lợi ích. đều sẽ thể hiện vẻ đẹp của mình. Qua đó cho thấy tác giả là người rất phong phú

Câu 4: Thông điệp mà tác giả đã gửi gắm qua đoạn trích là: Mỗi con người, dù đẹp hay xấu, dù sang hay hèn, đều có những vẻ đẹp riêng. vẻ đẹp ấy có thể bộc lộ kín đáo hay rộng rãi. nhưng mọi người hãy tự tin thể hiện vẻ đẹp, tầm quan trọng của mình bất kì lúc nào.

8 tháng 11 2021

Câu 3 chưa chỉ ra dòng nào có biện pháp tu từ kìa bạn :D

1)ở các thành thị và khu công nghiệp nước ta hiện nay:a/ Có tỉ suất gia tăng dân sô tự nhiên cao hơn các vùng khácb/ có tỉ suất gia tăng dân sô tự nhiên thấp hơn các vùng khácc/ có tỉ số giới tính thấp hơn các vùng khácd/ có tỉ số giới tính coa hơn các vùng khác2) nước ta có cơ cấu dân số trẻ vì:a/ hiện nay nước ta đang chuyển snag giai đoạn có tỉ suất sinh trưởng tương đối thấpb/...
Đọc tiếp

1)ở các thành thị và khu công nghiệp nước ta hiện nay:

a/ Có tỉ suất gia tăng dân sô tự nhiên cao hơn các vùng khác

b/ có tỉ suất gia tăng dân sô tự nhiên thấp hơn các vùng khác

c/ có tỉ số giới tính thấp hơn các vùng khác

d/ có tỉ số giới tính coa hơn các vùng khác

2) nước ta có cơ cấu dân số trẻ vì:

a/ hiện nay nước ta đang chuyển snag giai đoạn có tỉ suất sinh trưởng tương đối thấp

b/ tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên đã có xu hướng giảm xuống nhìu

c/ trước đây ,nước ta có tỉ lệ tăng dân số cao trong 1 thời gian dài

d/ tỉ suất giới tính đang tiến tới cân bằng

3) nghành công nghiệp trọng điểm nổi bật của nước ta hiện nay

a/ cơ khí b/ luyện kim c/ dầu khí d/ hoá chất

4) sự chuyển dịch cơ cấu nghành kinh tế đã làm cho khu vực công nghiệp- xây dựng

a/ luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế

b/ từ ngành có tỉ trọng cao nhất trở thành nghành có tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu kinh tế

c/ từ ngành có tỉ trọng thấp nhất trở thành nghành có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế

d/ có tỉ trọng cao, nhiều biến đọng nhưng tỉ trọng thây đổi ít

5) cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng của nước ta có sự khác nhau giữa các vùng vì

a/ nước at có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

b/ tài nguyên đất đai của nước ta khá phong phú

c/khí hậu nước ta phân hoá đa dạng

d/ tài nguyên nước phân bố không đều theo mùa vụ và theo vùng

6/ để nâng cao hiệu quả sản suất thì các vùng chuyên canh cây công nghiệp thường gắn với

a/ các cơ sở công nghiệp,chế biến

b/ các cong trình thuỷ lợi

c/ các thị trường rộng lớn

d/các vùng trọng điểm lương thực ,thực phẩm

7/ sản lượng lúa của nước ta trong thời gian qua có đặc điểm

a/tăng cường độc canh cây lúa

b/ chấm dứt tình trạng độc canh cay lúa

c/ vừa đẩy mạnh thâm canh mở rộng diện tích

d/ năng suất tang nhanh diện tích đang bị thu hẹp

8/ nhân tố có ý nghĩa hàng đàu đối với sự phát triển va phân bố chăn nuôi ở nước ta

a/ nguồn thức ăn

b/ thị trường tiêu thụ

c/ giống gia súc gia cầm

d/ cơ sở vật chất -kĩ thuật

9/ sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên sẽ có tác động

a/ phát triển 1 nền công nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng

b/ dễ hình thành các trng tâm công nghiệp tổng hợp

c/ tạo điều kiện để công nghiệp phân bố hợp lí về mặt lãnh thổ

d/ tạo thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm

10/ đay là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giao thông vận tải nước ta

a/ vận chuyển hàng hoá và hành khách

b/ tạo mối quan hệ kinh tế- xã hội giữa các vùng

c/ góp phần phát triển kinh tế -xã hội pử các vùng còn khó khăn

d/ giảm sự cách biệt giữa các vùng

0