Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngôi nhà ba tầng của anh Nguyễn Văn Chính (sinh năm 1968) nổi bật giữa trang trại đang mùa cam chín. Ít ai hình dung nơi này trước đây chỉ là đồi hoang, thưa thớt bóng người. Anh Chính nhớ lại, năm 1995, khi vợ chồng anh quyết định đổi đất lúa để lấy đất ở cái đồi hoang vu này, có nhiều người đã khuyên can, cho rằng bỏ đất ruộng sang đất đồi thì lấy thóc gạo đâu mà ăn. Anh lại nghĩ khác, trồng hay thâm canh cây gì cũng cần phải tập trung vào một mối, còn rải mành mành thì hiệu quả sẽ không cao, nên quyết tâm đầu tư trồng cây vải thiều.
Thuê người cày cuốc, chăm bón, và cùng nai lưng ra làm lụng, gia đình anh phải sống cuộc sống hết sức vất vả trong suốt ba năm. Bước sang năm thứ tư, thật không ngờ, số tiền thu được từ vụ mùa vải đủ mua hơn chục tấn thóc, lúc này anh mới thấy tin tưởng về sự đầu tư của mình là đúng đắn.
Phải có tri thức về khoa học, sinh học, hoá học, kĩ thuật nông nghiệp, am hiểu thực tiễn sản xuất. Có những kỹ năng cơ bản về nghề trồng cây ăn quả.
- Ý nghĩa: là yêu cầu cơ bản với người làm nghề trồng cây ăn quả cần phải có để có thể làm được.
Phải yêu nghề, yêu thiên nhiên, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, năng động, sáng tạo. Có khả năng quan sát, theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của cây.
- Ý nghĩa: để có cảm hứng khi làm việc, không bị chán nản khi gặp khó khăn.
Phải có sức khoẻ tốt, dẻo dai, thích nghi với hoạt động ngoài trời. Có đôi mắt tinh tường, bàn tay khéo léo.
- Ý nghĩa: nghề trồng cây ăn quả là một nghề vất vả, do đó cần có một thể chất khoẻ mạnh và phù hợp.
Huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang được coi là vựa vải thiều lớn nhất cả nước, là một trong những nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của ngành Nông nghiệp Bắc Giang. Năm 2018, tổng sản lượng vải thiều Lục Ngạn ước đạt hơn 90 nghìn tấn, trong đó vải sớm khoảng 13 nghìn tấn, vải chính vụ khoảng 75 nghìn tấn. Đầu tháng 6/2018 đã thu hoạch vải sớm, từ ngày 15-6 đến 30-7 sẽ thu hoạch vải chính vụ. Với sức tiêu thụ và thị trường ngày càng mở rộng, vải thiều góp phần nâng vị thế của huyện Lục Ngạn và tỉnh Bắc Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
1.Đặc điểm thực vật của cây ăn quả:
-Rễ: Chủ yếu là rễ cọc gồm 2 loại rễ:
+Rễ cái: to,khỏe,đâm sâu xuống đất từ 1-10m giúp cây đứng vững và hút nước,chất dinh dưỡng nuôi cây.
+Rễ con: nhỏ,nhiều,mọc ra từ rễ cái, lan trên mặt đất có độ sâu từ 0,1-1,0m.Rễ con hút nước,chất dinh dưỡng cho cây.
-Thân:
Thân cây ăn quả chủ yếu là thân gỗ, cứng,cao, nhiều cành
-Hoa: Cây ăn quả có 3 loại hoa:
+Hoa cái:Nhụy phát triển
+Hoa đực:Nhị phát triển
+Hoa lưỡng tính: Có cả nhụy và nhị phát triển
-Qủa và hạt:
+Có 2 loại quả: quả thịt,quả hạch
+Số lượng,màu sắc của hạt tùy thuộc vào từng loại hạt
2.Ở địa phương em để tiến hành nhân giống cây ăn quả dùng phương pháp:
-Giâm,chiết,ghép: Loại cây:xoài,nhãn,bưởi,chanh,quất,....
-Gieo hạt:xoài,nhãn,vải,bưởi,chanh,quất,mít,.....
Chúc bạn thi tốt!!!!!
Các giống cây ăn quả có múi: cam, quýt, bưởi, chanh…
Ở địa phương em trồng bưởi da xanh rất phổ biến.
Giá trị quan trọng nhất cây ăn quả: là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến bánh kẹo, đồ hộp, rượu,… Ngoài ra, quả còn là mặt hàng xuất khẩu có hiệu quả kinh tế cao. Vì nghề trồng cây ăn quả ngoài các giá trị trên thì mục đích chính của nghề luôn là đem lại hiệu quả kinh tế.
- Các giá trị của cây ăn quả: giá trị dinh dưỡng, khả năng chữa một số bệnh, nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.- Trong các giá trị đó, giá trị quan trọng nhất là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến như bánh kẹo, đồ hộp, rượu,…
Các sản phẩm của cây ăn quả sau khi được chế biến sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn khi chưa chế biến, góp phần phát triển kinh tế.
Bước 1. Đào hố đất
Kích thước của hố tuỳ thuộc vào từng loại cây và từng loại đất.
Chú ý: cần để riêng lớp đất mặt bên miệng hố.
Bước 2. Bón phân lót
Trộn lớp đất mặt đào lên với phân hữu cơ từ 30 đến 50 kg/hố và phân hoá học (tuỳ loại cây), cho vào hố và lấp kín đất.
Bước 3. Trồng cây theo quy trình
1. Đào hố trồng;
2. Bóc vỏ bầu cây;
3. Đặt bầu vào giữa hố;
4. Lấp đất cao hơn mặt bầu từ 3 – 5cm và ấn chặt;
5. Tưới nước.