K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 3 2018

* Xây dựng chính quyền cách mạng:

- Ngày 6 - 1 - 1946, hơn 90 % cử tri trong cả nước đi bỏ phiếu, bầu được 333 đại biểu Quốc hội.

- Tháng 11 - 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thông qua.

- Lực lượng vũ trang được chú trọng xây dựng.

* Giải quyết nạn đói:

- Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân “nhường cơm sẻ áo”.

- Tăng gia sản xuất là biện pháp hàng đầu và có tính chất lâu dài để giải quyết nạn đói.

- Bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác.

- Nhờ những biện pháp trên, nông nghiệp nhanh chóng phục hổi, nạn đói bị đẩy lùi.

* Giải quyết nạn dốt:

- Thành lập Bình Nha dân học vụ làm cơ quan chuyên trách chống “giặc dốt”, kêu gọi quần chúng tham gia xóa mù chữ.

- Hơn 2, 5 triệu dân đã được xóa mù chữ.

- Trường học các cấp phổ thông và đại học sớm được mở với phương pháp giảng dạy mới.

* Giải quyết khó khăn về tài chính

- Chính phủ kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân cả nước.

- Tháng 11 - 1946, Quốc hôi quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.

17 tháng 3 2017

- Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 nước ta đứng trước tình thế hiểm nghèo với rất nhiều khó khăn, khác nào “ngàn cân treo sợi tóc”.

* Biện pháp giải quyết các khó khăn:

- Ổn định đất nước, xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng:

     + Về chính trị: tiến hành bầu Quốc hội, ban hành Hiến Pháp, thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam.

     + Về kinh tế: thực hiện chủ trương trước mắt là nhường cơm, xẻ áo; hũ gạo tiết kiệm, chủ tương lâu dài là tăng gia sản xuất.

     + Về tài chính: Kêu gọi khuyên góp, ủng hộ: “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập”, phát hành tiền giấy bạc Việt Nam.

     + Văn hóa, giáo dục: Ngày 8 - 9 - 1945, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, đổi mới giáo dục theo tinh thần dân tộc, dân chủ.

- Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản:

     + Hòa hoãn với Tưởng để chống Pháp ở miền Nam.

     + Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân đội Trung Hoa Dân quốc ra khỏi miền Bắc.

* Kết quả:

- Chính quyền cách mạng bước đầu được củng cố, tạo dựng các cơ sở pháp lý quan trọng của một thể chế chính trị mới.

- Bằng việc thực hiện các biện pháp tăng gia sản xuất thì nạn đói đã được đẩy lùi, tài chính bước đầu được gây dựng lại.

- Giải quyết nạn mù chữ và xây dựng một nền giáo dục mới.

* Ý nghĩa:

- Tạo dựng niềm tin cho nhân dân về một chế độ xã hội mới mà ở đó tinh thần dân chủ và quyền công dân được xem trọng.

- Trong quan hệ ngoại giao, đã hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá, âm mưu lật đổ chính quyền của kẻ thù. Tránh cùng lúc phải đối diện với nhiều kẻ thù, có điều kiện tranh thủ hòa bình để tập hợp lực lượng, củng cố vững chắc nền tảng cho cuộc kháng chiến lâu dài.

10 tháng 4 2017
1. Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính :

a. Xây dựng chính quyền cách mạng

- Ngày 06/01/1946, hơn 90% cử tri trong cả nước đi bỏ phiếu bầu Quốc hội và đã bầu ra 333 đại biểu.

- Ngày 02/03/1946, Quốc hội thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, lập ra Ban dự thảo Hiến pháp.

- Ngày 09/11/1946: Ban hành Hiến pháp đầu tiên của nước VNDCCH.

- Việt Nam giải phóng quân đổi thành Vệ quốc đoàn (9/1945), rồi Quân đội quốc gia Việt Nam ( 5/1946).

Ý nghĩa:

Thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Khẳng định lòng ủng hộ son sắc của cả dân tộc đối với Đảng và Chính phủ cách mạng trước những âm mưu chia rẽ của bọn đế quốc và tay sai.

Trên đây là những điều kiện ban đầu để Đảng và Nhà nước vượt qua được tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” lúc bấy giờ.

b. Giải quyết nạn đói .

- Hồ Chủ Tịch kêu gọi “nhường cơm sẻ áo”, lập “ Hũ gạo cứu đói”, tổ chức “Ngày đồng tâm”. Tăng gia sản xuất “Tấc đất tấc vàng”, “ Không một tấc đất bỏ hoang”., không dùng gạo để nấu rượu.

- Bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý.

- Giảm tô , thuế ruộng đất 25 %, chia lại ruộng đất công.

Kết quả :sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi, nạn đói bị đẩy lùi.

c. Giải quyết nạn dốt .

Xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân là một trong những nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết .

- Xóa nạn mù chữ là nhiệm vụ cấp bách .Ngày 8/ 9/1945, Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh lập Nha Bình dân học vụ, kêu gọi nhân dân xóa nạn mù chữ.

- Cuối 1946 hơn 2,5 triệu người biết đọc .

- Trường học các cấp phổ thông và đại học sớm khai giảng, nội dung và phương pháp giáo dục được đổi mới theo tinh thần dân tộc dân chủ.

d. Giải quyết khó khăn về tài chính .

- Kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân cả nước qua “Quỹ độc lập” và “Tuần lễ vàng”.

- Ngày 23/11/1946. Quốc hội cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước .

2. Đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng :

a. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở miền Nam :

- Với dã tâm xâm lược nước ta ,ngày 02/09/1945, nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng “Ngày Độc lập”, Pháp xả súng vào đám đông là nhiều người chết và bị thương.

- Đêm 22 rạng sáng 23/09/1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, xâm lược nước ta lần thứ hai .

- Quân dân Nam Bộ nhất tề đứng lên chiến đấu chống quân xâm lược, đột nhập sân bay tân Sơn Nhất , đốt cháy Tàu Pháp, đánh kho tàng … đẩy quân Pháp vào thế bị bao vây và luôn bị tấn công .

- 5/10/1945, sau khi có thêm viện binh ,Pháp phá vòng vây Sài Gòn – Chợ Lớn, mở rộng đánh chiếm Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

- Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch lãnh đạo cả nước chi viện cho Nam Bộ và Nam Trung bộ kháng chiến, các “đoàn quân Nam tiến” sát cánh cùng nhân dân Nam Trung Bộ chiến đấu; tổ chức quyên góp giúp nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ kháng chiến.

2. Đấu tranh với Trung hoa Dân Quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc .

* Đối với quân Trung Hoa Quốc dân đảng.

- Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân Quốc.

- Tháng 3 -1946 Quốc hội khóa I đồng ý:

+ Nhượng cho Việt Quốc , Việt cách 70 ghế trong Quốc hội ,4 ghế Bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp, cho Nguyễn Hải Thần (lãnh tụ Việt Cách) giữ chức Phó Chủ tịch nước.

+ Cung cấp một phần lương thực thực phẩm, phương tiện giao thông vận tải, nhận tiêu tiền Trung Quốc.

- Đối với các tổ chức phản cách mạng, tay sai,chính quyền dựa vào quần chúng , kiên quyết vạch trần âm mưu và hành động chia rẽ, phá hoại của chúng, nếu có đủ bằng chứng thì trừng trị theo pháp luật .Ban hành một số sắc lệnh trấn áp bọn phản cách mạng.

* Ý nghĩa: hạn chế mức thấp nhất các hoạt động chống phá của Trung Hoa Dân Quốc và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng .

3. Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi nước ta. Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp 6-3-1946)

a. Nguyên nhân việc ta hòa hoãn với Pháp ( Hoàn cảnh ký Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp 6-3-1946) :

- Sau khi chiếm Nam Bộ , Pháp thực hiện kế hoạch tiến quân ra bắc

- Ngày 28/2/1946, Pháp và Trung Hoa Dân Quốc ký Hiệp ước Hoa – Pháp:

+ Pháp trả lại một số quyền lợi về kinh tế , chính trị cho Trung Hoa Dân Quốc và cho Trung Quốc vận chuyển hàng hoá qua cảng Hải Phòng miễn thuế.

+ Đổi lại cho Pháp đưa quân ra Bắc giải giáp quân đội Nhật.

- Hiệp ước Hoa – Pháp đã đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn:

+ Hoặc cầm súng chiến đấu chống thực dân Pháp.

+ Hoặc hòa hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng phải đối phó một lúc với nhiều kẻ thù.

- Ngày 3-3-1946 Ban thường Vụ Trung ương Đảng họp, do Hồ Chí Minh chủ trì ,Đảng quyết định chọn con đường “hòa để tiến”với Pháp, ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946.


b. Nội dung Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946



Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ký với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ tại Hà Nội với nội dung:

+ Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do, có Chính phủ, Nghị viện, quân đội và Tài chính riêng là thành viên của Liên bang Đông Dương nằm trong khối Liên Hiệp Pháp.

+ Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp ra miền Bắc thayquân Trung Hoa Dân Quốc giải giáp quân Nhật , và số quân này sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm.

+ Hai bên ngừng xung đột ở miền Nam, tạo thuận lợi đi đến đàm phán chính thức



c. Ý nghĩa :

- Ta tránh được việc phải đương đầu cùng lúc với nhiều kẻ thù, đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc và tay sai ra khỏi nước ta.

- Có thêm thời gian hòa bình để củng cố, chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến lâu dài chống Pháp.

d. Tạm ước Việt – Pháp ngày 14 /9/1946

- Ta tranh thủ điều kiện hòa bình để ra sức củng cố, xây dựng và phát triển lực lượng về mọi mặt, chuẩn bị để đối phó với thực dân Pháp.

- Thực dân Pháp liên tiếp vi phạm Hiệp định: Gây xung đột ở Nam Bộ, tìm cách trì hoãn và phá hoại các cuộc đàm phán, làm cho cuộc đàm phán ở Phông-ten-nơ-blô giữa hai Chính phủ bị thất bại. Nguy cơ bùng nổ chiến tranh đến gần.

- Hồ Chủ tịch ký với Pháp Tạm ước 14.09.1946, nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa, tạo điều kiện cho ta có thêm thời gian xây dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp lâu dài.
8 tháng 4 2017

Đảng và Chính phủ đã giải quyết những khó khăn của cách mạng nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945; kết quả và ý nghĩa;

Đây là câu hỏi tổng hợp, khái quát, vì vậy có thể dựa vào các mục 2b,2c,2d phần Kiến thức cơ bản, hoặc có thể dựa vào sơ đồ hóa kiến thức của câu 2 ở trên để trả lời.

11 tháng 4 2018

Đáp án C
Những thắng lợi bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính ở nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã có ý nghĩa rất lớn: đó là đã tạo ra sức mạnh tổng hợp, tăng cường thêm sức mạnh  cho cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài để bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám

29 tháng 2 2016

- Bước đầu xây dựng và củng cố chế độ mới về mọi mặt, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính

+  Xây dựng chính quyền cách mạng :

Ngày 6-1-1946, Tổng tuyển cử, gần 90% cử tri đi bỏ phiếu, bầu được 333 đại biểu Quốc hội,

        Ngày 2-3-1946, Quốc hội đã thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp chính thức của nước Việt Nam mới, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và lập ra Ban dự thảo Hiếp pháp.

       Ở địa phương Bắc Bộ và Trung Bộ tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.

        Lực lượng vũ trang được chú trọng xây dựng. Ngày 22-5-1946, Quân đội quốc gia Việt Nam ra đời. Lực lượng dân quân tự vệ củng cố, phát triển.

+ Giải quyết nạn đói :

Biện pháp cấp thời như tổ chức quyên góp, điều hoà thóc gạo giữa các địa phương... Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân "Nhường cơm sẻ áo". Nhân dân  lập "Hũ gạo cứu đói", tổ chức "Ngày đồng tâm"...

Biện pháp lâu dài, đẩy mạnh "Tăng gia sản xuất". Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi "Tăng gia sản xuất ! Tăng gia sản xuất ngay ! Tăng gia sản xuất nữa!".Đồng thời ta thực hiện giảm tô 25%, giảm thuế ruộng đất 20%, tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất công.

ð Nhờ những biện pháp trên, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi, nạn đói bị đẩy lùi.

+  Giải quyết nạn dốt :

Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ -chuyên  trách chống “giặc dốt”, kêu gọi cả nước tham gia phong trào xoá nạn mù chữ.

Đến ngày 8 - 9 - 1946, trên toàn quốc đã tổ chức gần 76 000 lớp học, xoá mù chữ cho hơn 2,5 triệu người. Đồng thời, trường học các cấp phổ thông và đại học sớm được khai giảng.

+  Giải quyết những khó khăn về  tài chính :

Trước mắt, Chính phủ kêu gọi nhân dân tự nguyện đóng góp, xây dựng "Quỹ độc lập" phát động "Tuần lễ vàng"... Chỉ trong thời gian ngắn nhân dân đã tự nguyện góp được 370 kg vàng, 20 triệu đồng vào Quỹ độc lập, 40 triệu đồng cho Quỹ đảm phụ quốc phòng.

       Ngày 23-11-1946, Quốc hội quyết định lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.

- Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng

          + Từ ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946: Hoà với quân Trung Hoa Dân quốc kiến quyết chống Pháp ở Nam Bộ

    Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ

          Với dã tâm của thực dân Pháp muốn xâm lược nước ta lần nữa Đêm 22 rạng sáng 23 - 9 - 1945, thực dân Pháp cho quân đánh úp trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ.

       Quân và dân Sài Gòn Chợ Lớn cùng với quân và dân Nam Bộ đã nhất tề đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc

       Trung ương Đảng, Chính phủ đã kịp thời đề ra những chủ trương để lãnh đạo cuộc kháng chiến miền Nam. Cả nước chi viện về mọi mặt cho miền Nam. Các đơn vị "Nam tiến", nhân dân Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ quyên góp tiền thuốc men…ủng hộ nhan Nam Bộ.

Ý nghĩa: đã ngăn chặn từng bước tiến công của địch, hạn chế âm mưu "đánh nhanh, thắng nhanh" của chúng, góp phần bảo vệ củng cố chính quyền cách mạng, tạo điều kiện cho cả nước có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng về mọi mặt cho cuộc kháng chiến toàn quốc về sau.

 Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc:

Chủ trương của ta là hoà hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc vì tránh cùng một lúc với nhiều kẻ thù.

Nhân nhượng một số yêu sách về kinh tế, chính trị của quân Trung hoa Dân quốc như : nhận  tiêu tiền "Quan kim", "Quốc tệ", cung cấp một phần lương thực cho chúng, đồng ý nhường cho tay sai của Tưởng 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử  và một số ghế trong Chính phủ Liên hiệp kháng chiến.

Đối với bọn phản động tay sai ra mặt chống phá cách mạng thì kiên quyết trừng trị theo pháp luật.

Ý nghĩa : chúng ta đã hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của bọn chúng, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng.

         Từ ngày 6-3-1946 đến ngày 19-12-1946: Hoà hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta

 - Hiệp ước Hoa Pháp :

Ngày 28-2-1946, Hiệp ước Hoa-Pháp được kí kết giữa Chính phủ Trung Hoa Dân quốc và Pháp. Theo đó Trung Hoa Dân quốc được Pháp nhượng một số quyền lợi như  trả lại các tô giới…Đổi lại, Pháp được đưa quân ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.

Như vậy, Hiệp ước Hoa -Pháp đã đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn một trong hai con đường:

 Hoặc cầm súng chiến đấu chống thực dân Pháp, không cho chúng đổ bộ lên miền Bắc.

 Hoặc là hoà hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng phải đối phó một lúc với nhiều kẻ thù.

      - Sách lược của Đảng và Chính phủ :

         Trước tình hình trên, Ban thương vụ Trung ương Đảng họp do Hồ Chí Minh chủ trì, đã họn giải pháp"Hoà để tiến".

          Chiều 6-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kí với G. Xanhtơni đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ.

      -  Nội dung Hiệp định Sơ bộ :

Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp, có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng.

Chính phủ Việt Nam đồng ý để cho 15000 quân Pháp được ra miền Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc , số quân này sẽ đóng ở những địa điểm quy định và rút dần trong thời hạn 5 năm.

 Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở miền Nam.

 Ý nghĩa :

            Ta đã tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì phải chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc.

              Đẩy nhanh được 20 vạn Trung Hoa dân quốc cung tay sai về nước.

               Có thời gian hoà bình để củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp.

          Về mặt pháp lí, Chính phủ Pháp đã phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, không còn là thuộc địa của Pháp.

          -  Tạm ước 14-9-1946:

Để kéo dài thêm thời gian hoà hoãn và tỏ rõ thiện chí hoà bình của Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc đó đang ở thăm nước Pháp với tư cách là thượng khách, đã kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước 14-9-1946, nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hoá ở Việt Nam.

2 tháng 2 2016

* Khó khăn về đối ngoại :

Quân đội các nước đồng minh, dưới danh nghĩa giải giáp quân Nhật, đã lũ lượt kéo vào nước ta.

-Từ vĩ tuyến 16 trở ra, có 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc đóng ở Hà Nội và hầu hết các tỉnh. Chúng kéo theo bọn tay chân từ các tổ chức phản động như Việt Nam quốc dân Đảng (Việt Quốc),Việt Nam Cách mạng đồng minh hội ( Việt Cách).

- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân đội Anh trà trộn với quân Pháp nhằm quay trở lại xâm lược nước ta. Lợi dụng tình hình đó, bọn phản động ngóc đầu dậy làm tay sai cho Pháp, chống phá cách mạng.

* Chủ trương của Đảng và Chính phủ.

-Trước ngày 6/3/1946,chủ trương hòa với Trung Hoa dân quốc để tập trung đánh Pháp ở Nam Bộ.

+ Nhân nhượng cho bọn tay sai của Trung Hoa dân quốc giữ 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghế trong Chính phủ.

+Cung cấp lương thực thực phẩm cho 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc.

+ Dùng tiền Trung Quốc mất giá.

- Từ ngày 6/3/1946 hòa với Pháp để đuổi quân Trung Hoa quốc dân ra khỏi miền Bắc.

+  Kí với Pháp hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946.

+ Kí với Pháp tạm ước 14/9/1946

3 tháng 3 2016

 1.Xây dựng chính quyền.

Nhiệm vụ trung tâm là phải xây dựng và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân.

-Ngày 6/1/1946 tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc hội. Hơn 90% cử tri đi bầu và bầu được 333 đại biểu vào Quốc hội.

 -Ngày 2/3/1946 Quốc hội họp phiên họp đầu tiên, bầu ban dự thảo Hiến pháp và bầu chính phủ chính thức do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu  

 -Sau bầu cử Quốc hội là bầu cử Hội đồnh nhân dân các cấp để củng cố chính quyền ở địa phương.

*Ý nghĩa của cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp

 -Phá tan âm mưu chia rẽ và lật đổ của kẻ thù.

-Củng cố khối đoàn kết toàn dân, khơi dậy tinh thần yêu nước, ý thức làm chủ tinh thần trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước.

2.Giải quyết khó khăn về nạn đói, nạn dốt, về tài chính

a.Nạn đói:

 -Trước mắt thực hiện nhường cơm xẻ áo, thực hiện hũ gạo tiết kiệm, ngày đồng tâm

-Về lâu dài phải đẩy mạnh tăng gia sản xuất

Chỉ trong thời gian ngắn nạn đói được đẩy lùi

 b.Nạn dốt:

-Mở các lớp học bình dân , kêu gọi nhân dân tham gia xóa nạn mù chữ.

-Ngày 8/9/1945 chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập cơ quan bình dân học vụ. Đến tháng 3 / 1946, riêng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có 3 vạn lớp học và 81 vạn học viên.

c.Giải quyết khó khăn về tài chính.

-Kêu gọi tinh thần tự nguyên đóng góp của nhân dân, thông qua quỹ độc lập và tuần lễ vàng. Thu được 370 Kg vàng và 20 triệu đồng

-Phát hành tiền Việt Nam, ngày 23/11/1946 chính thức lưu hành tiền Việt Nam trên cả nước

3.Chống giặc ngoai xâm và nội phản

3.1.Chống giặc ngoại xâm : Diễn ra qua hai thời kì.Trước và sau 6/3/1946

a.Trước 6/3/1946:

*Chủ trương :

Hòa với quân Tưởng ở miền Bắc để tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam

*Biện pháp:

-Đối với quân Tưởng ở Miền Bắc:Hòa hoản tránh xung đột, giao thiệp thân thiện, nhân nhượng cho chúng một số quyền lợi về kinh tế và chính trị như nhận cung cấp lương thực thực phẩm, nhận tiêu tiền mất giá của chúng, nhường cho tay sai của Tưởng 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghế trong chính phủ không qua bầu cử.

Tác dụng:Làm thất bại âm mưu của Tưởng, đồng thời vô hiệu hóa các hoạt động chống phá của bọn tay sai của Tưởng, ta có điều kiện tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam

-Đối với quân Pháp ở Miền Nam: Kiên quyết chống bọn thực dân Pháp quay trở lại xâm lược.Nhân dân Nam Bộ đã anh dững chống Pháp bằng mọi thứ vũ khí có sẵn và bằng mọi hình thức.đồng bào cả nước hướng về Miền Nam ruột thịt.

b.Sau ngày 6/3/1946

*Chủ trương: Hòa với Pháp để đuổi nhanh quân Tưởng, tranh thủ thời gian để chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

*Biện pháp: Ký Hiệp định sơ bô ngày 6/3/1946 và tạm ước 14/9/1946 Hiệp định sơ bộ (6/3/1946)

*Hoàn cảnh lịch sử:

-Đối với Pháp: Sau khi chiếm đóng một số nơi ở Nam Bộ thì thực dân Pháp chuẩn bị đưa quân ra Bắc để thôn tính toàn bộ nước ta. Song chúng khó thực hiện được vì gặp nhiều khó khăn giữa bình định và lấn chiếm: +Chưa bình định xong Nam Bộ.

+Nếu lấn chiếm ra Miền Bắc thì gặp phải hai khó khăn: Một là gặp phải lực lượng kháng chiến của ta; hai là phải đụng độ với 20 vạn quân Tưởng , nên Pháp muốn thương lượng để thay quân Tưởng ở Miền Bắc.

-Đối với quân Tưởng: Cần về nước để đối phó với cách mạng Trung Quốc

* Tình hình trên Pháp -Tưởng đã bắt tay câu kết với nhau chúng đã ký hiệp ước Hoa-Pháp 28/2/1946. đây là một âm mưu thâm độc của kẻ thù đặt cách mạng nước ta trước hai con đường phải chọ một:

+Một là cầm vũ khí đứng lên chống Pháp khi chúng vừa đến Miền Bắc.

+Hoặc là chủ động đàm phán với Pháp để gạt nhanh 20 vạn quân Tưởng về nước và tranh thủ thời gian để chuẩn bị lực lượng chống Pháp sau này. Sau khi nhận định đánh giá tình hình ta chon giả pháp hòa với Pháp bằng việc ký Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946

*Nội dung:

-Chính phủ Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do nằm trong khối liên hiệp Pháp

-Ta đồng ý cho 15000 quân Pháp ra Miền Bắc thay cho quân Tưởng và rút dần trong thời hạn 5 năm.

-Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ để đàm phán ở Pari. Việc ký Hiệp định Sơ bộ ta đã loại được một kẻ thù nguy hiểm tránh được một cuộc chiến đấu bất lợi cho ta, ta có thêm thời gian hòa bình để chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài. Tạm ước 14/9/1946. Sau Hiệp định sơ bộ, ta thể hiện thiện chí hòa bình còn Pháp vẫn cố tình trì hoản việc thi hành và vẫn tăng cường những hành động khiêu khích làm cho cuộc đàm phán ở Phông tennơblô không thành, quan hệ Việt Pháp trở nên căng thẳng có nguy cơ xảy ra chiến tranh. Trước tình hình đó, để kéo dài thêm thời gian hòa hoản chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài. Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tiếp với Pháp bản Tạm ước 14/9 tiếp tục nhân nhượng cho chúng một số quyền lợi.(đây là giới hạn cuối cùng của sự nhân nhượng)

*Tác dụng của việc ký Hiệp định sơ bộ 6/3 và tạm ước 14/9 -đập tan ý đồ của Pháp trong việc câu kết với Tưởng để chống lại ta.

-đẩy nhanh được 20 vạn quân Tưởng và tay sai về nước, thoát được thế bao vây của kẻ thù.

-Có thêm thời gian để củng cố lực lượng chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

3.2.Đối với nội phản:

Kiên quyết vạch trần bộ mặt bán dân hại nước của chúng, trừng trị các tổ chức phản cách mạng và tay sai của Tưởng. Chính phủ ra sắc lệnh giải tán tổ chức đại Việt quốc gia xã hội đảng và đại việt quốc dân đảng…….

3.3 Nhận xét và ý nghĩa của những giải pháp trên đối với cuộc kháng chiến chống Pháp.

-Là những chủ trương sáng suốt và tài tình, mềm dẻo về sách lược nhưng cứng rắn về nguyên tắc, biết lợi dụng mâu thuẩn trong hàng ngũ của kẻ thù không cho chúng có điều kiện tập trung lực lượng chống phá ta….

–Đưa nước ta vượt qua mọi khó khăn và thoát khỏi tình thế hiểm nghèo Nghìn cân treo sợi tóc sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu lâu dài với pháp.

 

6 tháng 2 2017

Đáp án A

(3) Hồ Chủ Tịch kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ (8-9-1945)

(1) Cử tri cả nước đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội (6-1-1946)

(4) Quốc hội thông qua Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (9-11-1946)

(2) Quốc hội cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước (23-11-1946)

7 tháng 11 2018

Đáp án C

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt với khó khăn ngàn cân treo sợi tóc. Trong bối cảnh đó, Đảng, chính phủ đã đề ra nhiều biện pháp sáng tạo để đưa đất nước vượt qua khó khăn như:

- Nhanh chóng tiến hành tổng tuyển cử và bầu cử hội đồng nhân dân các cấp để tạo cơ sở pháp lý cho chính quyền nhà nước. Vì vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền

- Xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang để làm công cụ bảo vệ chính quyền

- Trước khó khăn về tài chính, giặc đói, giặc dốt, chính phủ bên cạnh những giải pháp lâu dài chính phủ cũng chủ trương giải quyết những yêu cầu trước mắt của quần chúng là ăn, học…Từ đó giúp củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ

- Trong bối cảnh cùng lúc phải đối mặt với nhiều kẻ thù cùng lúc, Đảng và chính phủ đã tiến hành phân hóa kẻ thù để tập trung mũi nhọn đấu tranh vào kẻ thù chính: kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ, hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc…

Đáp án C: thời kì này Đảng, chính phủ chỉ phát động cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ chứ không phải trên cả nước

9 tháng 5 2017

Đáp án D

“Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền khó hơn” là tổng kết thiên tài của Lênin, là sự phát hiện một nguyên lý phổ quát. Thực tế lịch sử nước ta trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám và nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 đã làm sáng tỏ luận điểm ấy.

- Nói giành chính quyền đã khó vì:

+ Nhân dân Nga đã dưới sự lãnh đạo của đảng Bônsêvích đã đấu tranh kiên cường để lật đổ chính phủ tư sản lâm thời.

+ Nhân dân Việt Nam đã phải đổ biết bao xương máu trải qua thời gian rất dài mới có thể giành được chính quyền.

- Giữ chính quyền càng khó hơn:

+ Nhân dân Nga sau khi thắng lợi phải trải qua quá trình đấu tranh chống thù trong giặc ngoài để giữ vững chính quyền Xô Viết.

+ Sau cách mạng tháng Tám, Việt Nam gặp nhiều khó khăn: nạn dói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, ngoại xâm và nội phản. Trong đó, ngoại xâm là khó khăn lâu dài và nguy hiểm nhất đối với ta.