K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2020

Kể tên 1 số bệnh thường gặp ở các cơ quan của hệ tiêu hóa: Bệnh tiêu chảy, bệnh tả, bệnh kiết lị, bệnh táo bón,...

Tên bệnh Bệnh tiêu chảy Bệnh tả Bệnh kiết lị Bệnh táo bón
Triệu chứng

– Trẻ đau bụng

– Đi đại tiện nhiều lần

– Sốt cao, vã mồ hôi

– Khát nước

Bệnh tiêu chảy cấp rất nguy hiểm với trẻ nhỏ, nó gây ra tình trạng mất nước của cơ thể. Khi thấy trẻ có những triệu chứng trên gia đình cần điều trị ngay, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong do mất quá nhiều nước và nhiễm trùng đường ruột.

Các biểu hiện chính của bệnh tả là tiêu chảy nhiều, không đau và nôn mửa những chất lỏng trong suốt. Các triệu chứng này thường bắt đầu bất ngờ, từ nửa ngày đến 5 ngày sau khi nhiễm khuẩn bằng đường ăn uống. Tiêu chảy thường được miêu tả như là "nước gạo" và có thể có mùi tanh. Một người bị tiêu chảy chưa được điều trì có thể thải ra 10 đến 20 lít nước chất thải một ngày gây tử vong. Đối với mọi người có triệu chứng, 3 đến 100 người bị nhiễm nhưng không có triệu chứng. Tiêu chảy đã từng được mệnh danh là "cái chết xanh" do da của bệnh nhân chuyển sang sắc xám xanh là kết quả của việc mất quá nhiều nước

Nếu bị bệnh tiêu chảy nặng mà không điều trị bằng phương pháp bù nước qua tĩnh mạch, có thể đe dọa tính mạng do mất cân bằng điện giải và mất nước. Triệu chứng mất nước đặc trưng như huyết áp thấp, da bàn tay nhăn nheo, mắt trũng, và mạch đập nhan

Người bệnh có thể sốt nhẹ, có thể không nhưng chủ yếu là đau quặn bụng, mót rặn. Phân ban đầu còn lỏng, sau toàn nhầy và máu, ngày đi 5-10 lần.
Ðau bụng thường ở manh tràng ( hố chậu phải, dễ lầm với viêm ruột thừa) dọc theo khung đại tràng ( dễ lầm với loét dạ dày ).
Tiêu phân nhày máu, đôi khi xen kẽ với tiêu lỏng, số lượng không nhiều, nhưng đi đại tiện nhiều lần trong ngày.
Mót rặn : đau rát hậu môn kèm theo cảm giác đòi hỏi đại tiện một cách bức thiết.
Sốt cao nếu là do shigella.
Triệu chứng chung của táo bón là khi quá 3 ngày chưa đại tiện hoặc đại tiện dưới 3 lần trong một tuần và có thể có từng cơn đau quặn bụng, phân rắn màu đen và hay von cục (dân dã gọi là ***** sắt), muốn đại tiện được thì phải rặn mạnh đến nỗi có lúc bật cả máu tươi, ở một số người có biểu hiện là khi đại tiện rồi mà vẫn cứ cảm giác vẫn còn phân trong ruột. Tuy chỉ là triệu chứng nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống nhưng táo bón gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân.
Nguyên nhân

Bệnh thường có liên quan đến những nguyên nhân nhiễm khuẩn. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Nguyên nhân này là do mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột (do vệ sinh ăn uống kém). Các vi khuẩn có hại khi xâm nhập vào đường ruột và nếu chúng mạnh hơn vi khuẩn có lợi chúng sẽ lấn áp các vi khuẩn có lợi và tiết ra độc tố gây nên tiêu chảy. Nhưng nguyên nhân bệnh cũng có thể do tích lũy trong khoang bụng những dịch có áp suất thẩm thấu cao không hấp thụ được, như trong trường hợp thiếu hụt lactose hoặc do những kích thích ở dạ dày ruột, một nguyên nhân nữa là cũng có thể do ruột có cấu tạo hoặc khả năng nhu độngkhông bình thường.

Tiêu chảy thường mắc nhiều nhất là do nhiễm virut Rotavirus, chiếm đến 40% trường hợp tiêu chảy ở trẻ dưới năm tuổi. Tuy nhiên, tiêu chảy ở những khách du lịch phần lớn là do nhiễm khuẩn. Các loại độc chất như ngộ độc do nấm và thuốc cũng có thể gây tiêu chảy cấp.

Tiêu chảy mãn tính có thể là do mắc các bệnh mãn tính ảnh hưởng đến đường ruột. Các nguyên nhân phổ biến gồm có: viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, không dung nạp axít mật,…

Chứng tiêu chảy nhẹ mãn tính ở trẻ dưới ba tuổi có thể xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng và không do bệnh nào khác gây ra; tiêu chảy này gọi là tiêu chảy trẻ con.

Nguyên nhân gây ra bệnh tả thường là dùng nước nhiễm vi trùng gây bệnh. Vi trùng gây bệnh có nhiều nhất ở trong phân của người bệnh và trong nước thải có chứa phân. Ngoài ra cá và các thực phẩm khác từ nước nhiễm vi trùng gây bệnh cũng có thể là nguồn gây bệnh do nấu ăn không kỹ hoặc ăn hải sản sống. Loài vi khuẩn này có thể sống một cách tự nhiên trong bất kỳ môi trường nào. Đó là do vi khuẩn shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây truyền qua phân. Người thân trong gia đình bị bệnh, đi cầu không rửa tay, lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm shigella. Cũng có thể trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh. Trẻ thích chơi với súc vật, sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng…Trong nhà có ruồi, ruồi bu vào phân người chứa vi khuẩn rồi bu trên thức ăn…

Nguyên nhân có thể là triệu chứng khởi đầu của một bệnh lý thực thể nào đó tại đường tiêu hoá như bệnh của đại trường các bệnh toàn thân suy giáp trạng, tăng canxi máu, co thắt, nhu động giảm, phình đại trường... Bệnh ngoài đường ruột như ung thư gây chèn ép... hoặc bệnh toàn thân như chức năng tuyến giáp giảm, nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể, một số bệnh lý thần kinh như bệnh Parkinson, thần kinh tâm thần bị ức chế như lo nghĩ, tức giận, buồn phiền… tập quán sinh hoạt thiếu điều độ... Hoặc có thể do rối loạn chức năng vận chuyển của ruột.

Do thói quen ăn uống không khoa học, chế độ ăn nhiều đạm, ít chất xơ, ít vận động (thường xảy ra với người làm công tác văn phòng), ăn uống không hợp lý (thiếu chất xơ, uống ít nước làm cho phân cứng, khó thải ra ngoài), ít vận động, stress, do uống thuốc tây (một số thuốc có tác dụng phụ gây táo bón: thuốc ngủ, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, chống dị ứng, thuốc chữa dạ dày,…)

Lười đi cầu, nén hoặc nhịn việc đi cầu, do thói quen đi đại tiện không đều, bị mất ngủ, căng thẳng thần kinh, do gặp phải những vấn đề ở ruột, hoặc hút thuốc lá, uống quá nhiều trà và cà phê.

Đông y cho rằng bí đi ngoài phần nhiều do đại tràng tích nhiệt, hoặc khí trệ, hoặc lạnh ngưng lại, hoặc âm dương khí huyết suy hư, khiến cho chức năng truyền dẫn của ruột già mất điều khiển. Ngoài ra, bế tắc của phế khí cũng có thể ảnh hưởng chức năng bài phân của đại tràng, cho nên Đông y lại có phương pháp thông qua tuyên thông phế khí để chữa trị bí đi ngoài.

Đối với trẻ em, chứng táo bón ở trẻ trong độ tuổi đi học thường do chế độ ăn không đủ nước và chất xơ. Những trẻ ăn chế độ ăn đặc biệt với thức ăn nhanh – giàu chất béo (thịt rán, sữa trứng khuấy sẵn) và đường (kẹo, nước ngọt nhiều đường) có thể bị táo bón thường xuyên hơn. Ngoài ra, nứt hậu môn là một nguyên nhân phổ biến khác.

Cách phòng tránh

Vắc-xin Rotavirus góp phần giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy trong dân chúng. Nhiều vaxin mới chống rotavirus, Shigella, ETEC, và khuẩn tả, cũng như là các nguyên nhân gây tiêu chảy do nhiễm khuẩn khác, đang được nghiên cứu phát triển.

Lợi khuẩn cũng giúp giảm nguy cơ gây tiêu chảy do dùng kháng sinh. Việc khuyến khích rửa tay sạch sẽ giúp giảm đáng kể khả năng mắc tiêu chảy.

Bệnh tả có thể tránh nếu có ý thức với bản thân và cộng đồng, bằng cách ăn chín và uống sôi. Tuyệt đối không ăn: rau sống, hải sản tươi sống, tiết canh, uống nước đá... trái cây phải ngâm nước muối, gọt sạch vỏ trước khi ăn. Tay chân luôn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh. Khi thành dịch thì dịch tả có tốc độ lây lan và gây tử vong khủng khiếp, không như tiêu chảy.

Mặc dù bệnh tả có thể đe dọa đến tính mạng, nhưng việc phòng chống bệnh này sẽ đạt hiệu quả nếu như thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh môi trường. Ở những nước phát triển, do hệ thống xử lý nước tiên tiến và việc áp dụng tốt các biện pháp vệ sinh môi trường, bệnh tả không còn là mối đe dọa sức khỏe chính. Đợt bùng nổ bệnh tả lớn gần đây nhất xảy ra ở Hoa Kỳ vào năm 1910–1911. Một số biện pháp hiệu quả về vệ sinh môi trường nếu được thiết lập và thực hiện đúng lúc sẽ ngăn chặn được đại dịch. Một số điểm chính làm gián đoạn con đường lan truyền bệnh có thể thực hiện như:

  • Khử trùng: Thải các chất thải đúng cách và xử lý nước thải phân của người bệnh tả và tất cả những vật dụng bị nhiễm như quần áo, giường chiếu là cần thiết. Tất cả các vật dụng tiếp xúc với bệnh nhân phải được khử trùng bằng nước nóng hoặc dùng nước javen nếu có thể. Bàn tay chạm vào bệnh nhân hoặc quần áo, giường chiếu của họ nên rửa sạch và khử trùng bằng nước clo hoặc các chất kháng khuẩn có hiệu quả khác.
  • Nước thải: Xử lý nước thải bằng các chất diệt khuẩn như clo, ôzôn, tia tử ngoại, hoặc các biện pháp khác trước khi thải nước vào nguồn tiếp nhận để ngăn ngừa lây lan bệnh.
  • Nguồn: Những cảnh báo về khả năng nhiễm khuẩn nên được dán xung quanh các nguồn nước bị nhiễm cùng các hướng dẫn cụ thể cho việc khử trùng (đun sôi, khử trùng bằng clo,...) trước khi sử dụng.
  • Lọc nước: Tất cả nguồn nước dùng trong uống, giặt giũ, nấu ăn nên được khử trùng như cách đã nêu trên là đun sôi, khử bằng clo, xử lý nước bằng ozon, tia cực tím hoặc lọc kháng khuẩn ở những nơi có thể có mặt bệnh tả.
Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chính, uống sôi.

Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn.

Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.

Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.

Ðiều trị người lành mang bào nang.
Táo bón cần quyết tâm điều trị để tránh gây là phiền phức trong cuộc sống, đặc biệt chú trọng đến chế độ ăn uống và lối sống khoa học, thường xuyên vận động, tập thể dục. Đối với trẻ bị táo bón nên điều trị sớm, tránh gây biến chứng sau này. Điều trị táo bón trẻ em là một quá trình lâu dài, toàn diện, đòi hỏi sự kiên nhẫn của cha mẹ, sự phối hợp của gia đình với bác sĩ nhi khoa và bác sĩ dinh dưỡng.

Chúc bạn học tốt!

27 tháng 2 2020

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhung-benh-nao-thuong-gap-o-duong-tieu-hoa/

Bạn tham khảo đường link này lấy thông tin làm bài nha

30 tháng 11 2016

Một số bệnh thường gặp ở các cơ quan của hệ tiêu hóa:

  • Đau dạ dày
  • Viêm loét dạ dày
  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • .....
30 tháng 11 2016

+ Đau dạ dày

+ Viêm loét dạ dày .

+ Ung thư dạ dày .

+ ....

20 tháng 11 2016

Nguyên nhân: Đó là do vi khuẩn shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây truyền qua phân. Người thân trong gia đình bị bệnh, đi cầu không rửa tay, lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm shigella.

Cũng có thể trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh. Trẻ thích chơi với súc vật, sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng…Trong nhà có ruồi, ruồi bu vào phân người chứa vi khuẩn rồi bu trên thức ăn…

Triệu chứng: Người bệnh có thể sốt nhẹ, có thể không nhưng chủ yếu là đau quặn bụng, mót rặn. Phân ban đầu còn lỏng, sau toàn nhầy và máu, ngày đi 5-10 lần.

Ðau bụng thường ở manh tràng ( hố chậu phải, dễ lầm với viêm ruột thừa) dọc theo khung đại tràng ( dễ lầm với loét dạ dày ).

Tiêu phân nhày máu, đôi khi xen kẽ với tiêu lỏng, số lượng không nhiều, nhưng đi đại tiện nhiều lần trong ngày.

Mót rặn : đau rát hậu môn kèm theo cảm giác đòi hỏi đại tiện một cách bức thiết.

Sốt cao nếu là do shigella.

Phòng ngừa bệnh kiết lỵ

– Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chính, uống sôi.

– Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn.

– Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp. Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.

– Ðiều trị người lành mang bào nang.

26 tháng 12 2021

Đó là do vi khuẩn shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây truyền qua phân. Người thân trong gia đình bị bệnh, đi cầu không rửa tay, lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm shigella.

Cũng có thể trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh. Trẻ thích chơi với súc vật, sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng…Trong nhà có ruồi, ruồi bu vào phân người chứa vi khuẩn rồi bu trên thức ăn…

Triệu chứng: Người bệnh có thể sốt nhẹ, có thể không nhưng chủ yếu là đau quặn bụng, mót rặn. Phân ban đầu còn lỏng, sau toàn nhầy và máu, ngày đi 5-10 lần.

Ðau bụng thường ở manh tràng ( hố chậu phải, dễ lầm với viêm ruột thừa) dọc theo khung đại tràng ( dễ lầm với loét dạ dày ).

Tiêu phân nhày máu, đôi khi xen kẽ với tiêu lỏng, số lượng không nhiều, nhưng đi đại tiện nhiều lần trong ngày.

Mót rặn : đau rát hậu môn kèm theo cảm giác đòi hỏi đại tiện một cách bức thiết.

Sốt cao nếu là do shigella.

Phòng ngừa bệnh kiết lỵ

– Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chính, uống sôi.

– Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn.

– Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp. Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.

– Ðiều trị người lành mang bào nang.

Nguyên nhân: Đó là do vi khuẩn shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây truyền qua phân. Người thân trong gia đình bị bệnh, đi cầu không rửa tay, lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm shigella.

Cũng có thể trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh. Trẻ thích chơi với súc vật, sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng…Trong nhà có ruồi, ruồi bu vào phân người chứa vi khuẩn rồi bu trên thức ăn…

 

Triệu chứng: Người bệnh có thể sốt nhẹ, có thể không nhưng chủ yếu là đau quặn bụng, mót rặn. Phân ban đầu còn lỏng, sau toàn nhầy và máu, ngày đi 5-10 lần.

Ðau bụng thường ở manh tràng ( hố chậu phải, dễ lầm với viêm ruột thừa) dọc theo khung đại tràng ( dễ lầm với loét dạ dày ).

Tiêu phân nhày máu, đôi khi xen kẽ với tiêu lỏng, số lượng không nhiều, nhưng đi đại tiện nhiều lần trong ngày.

Mót rặn : đau rát hậu môn kèm theo cảm giác đòi hỏi đại tiện một cách bức thiết.

Sốt cao nếu là do shigella.

Phòng ngừa bệnh kiết lỵ

– Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chính, uống sôi.

– Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn.

– Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp. Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.

– Ðiều trị người lành mang bào nang.

21 tháng 10 2016

* bệnh kiết lị:

- nguyên nhân: do ăn phải thức ăn có bào xác trùng kiết lị.

- triệu trứng: đau bụng, đi ngoài ra máu và nhầy như nc mũi

- cách phòng chống: giữ gìn vs cá nhân, rửa tay trước khi ăn, sơ chế thực phẩm thật kĩ, ăn chín uống sôi.

* bệnh sốt rét:

- nguyên nhân: trùng sốt rét do muỗi a nô phen truyền vào máu người

- triệu trứng:người bệnh bị sốt nhưng lại rét cầm cập. Trùng sốt rét có chu trình sinh sản như nhau nên gây ra sốt rét cách nhật

- phòng chống: diệt muỗi, diệt bọ gậy; ko để ao tù nước đọng; thường xuyên phát quang những bụi cây xung quanh nhà; ngủ phải có màn; giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.

18 tháng 11 2018

thiếu câu 2 kìabucminh

30 tháng 12 2016

* Bệnh sốt rét:

sot-ret

Triệu chứng sốt rét

Dấu hiệu và triệu chứng

Bệnh đặc trưng bởi những cơn tái diễn với các dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Rét run từ vừa đến nặng
  • Sốt cao
  • Toát mồ hôi đầm đìa khi hết sốt
  • Cảm giác khó ở

Các triệu chứng khác gồm đau đầu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

Nguyên nhân:

Nguyên nhân gây bệnh sốt rét là ký sinh trùng đơn bào plasmodium. Có khoảng 170 loài plasmodium, nhưng chỉ có 4 loài gây sốt rét ở người là:

  • P. falciparum. Chủ yếu gặp ở châu Phi, gây triệu chứng nặng nhất và chiếm phần lớn các trường hợp tử vong do sốt rét.
  • P. vivax. Chủ yếu gặp ở vùng nhiệt đới của châu Á, gây triệu chứng nhẹ hơn những có thể tồn tại trong gan và gây tái phát bệnh trong nhiều năm.
  • P. malariae. Được phát hiện thấy ở châu Phi, có thể gây triệu chứng sốt rét điển hình nhưng trong một số ít trường hợp có thể nằm yên trong máu mà không gây triệu chứng. Bệnh nhân có thể làm lây ký sinh trùng sang người khác qua vết đốt của muỗi hoặc qua truyền máu.
  • P. ovale. Chủ yếu gặp ở vùng Tây Phi. Tuy hiếm gặp nhưng cũng có thể gây bệnh tái phát.
Xét nghiệm và chẩn đoán

Xét nghiệm kính phết: Lấy máu làm tiêu bản nhuộm và soi dưới kính hiển vi để tìm ký sinh trùng. 2 mẫu máu lấy cách nhau 6 giờ có thể xác nhận sự có mặt của ký sinh trùng sốt rét là loại ký sinh trùng. Cùng một lúc người bệnh có thể bị nhiễm nhiều loại plasmodium khác nhau.

sốt rét

Điều trị

Bệnh sốt rét, nhất là sốt rét do nhiễm P. falciparum, cần được khám và điều trị kịp thời. Các thuốc chống sốt rét hiện nay gồm

  • Chloroquine
  • Quinine sulfate
  • Hydroxychloroquine
  • Phối hợp sulfadoxine và pyrimethamine
  • Mefloquine
  • Phối hợp atovaquone và proguanil
  • Doxycycline

- Một nhóm thuốc khác thường được kê đơn ở châu Á hiện nay là các dẫn xuất của artemisinin, ví dụ như artesunate. - Halofantrine đôi khi cũng được dùng để điều trị sốt rét. Không dùng halofantrine cho người đang dùng mefloquine để phòng sốt rét hoặc người bị bệnh tim. - Primaquine có thể được dùng để chống lại dạng ký sinh trùng ẩn trong gan và phòng ngừa tái phát. Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc người bị thiểu men G6PD (glucose-6-phosphate dehydrogenase).

Phòng bệnh.
  • Hiện chưa có vaccin phòng sốt rét. Cách phòng bệnh chủ yếu là ngăn không cho muỗi đốt, bao gồm nằm màn tẩm thuốc diệt muỗi và phun thuốc diệt muỗi trong nhà.
  • Điều trị dự phòng bằng các thuốc chống sốt rét .
  • Bôi thuốc xua côn trùng như DEET lên vùng da hở và phun thuốc diệt muỗi tại nơi ở.
  • Mặc quần áo bảo hộ.
  • * Bênh lị:
  • NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH KIẾT LỴ:

    Đó là do vi khuẩn shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây truyền qua phân. Người thân trong gia đình bị bệnh, đi cầu không rửa tay, lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm shigella. Cũng có thể trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh. Trẻ thích chơi với súc vật, sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng…Trong nhà có ruồi, ruồi bu vào phân người chứa vi khuẩn rồi bu trên thức ăn…

    ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN BỆNH KIẾT LỴ:

    - Qua thức ăn, nước uống, nước rửa rau quả.

    - Thú vật mang mầm bệnh (chó, mèo).

    - Ruồi là trung gian tuyền bệnh nguy hiểm.

    - Do tay bẩn.

    - Bào nang dính dưới móng tay.

    - Ngoài ra bệnh kiết lỵ có thể lây qua hoạt động sinh dục, và đây là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng ở những quần thể đồng tính luyến ái.

24 tháng 3 2017

Pn làm đúg rùi !!!vui

2.Trình bày đặc điểm chung của động vật?(3 Điểm)3.a/Hãy kể tên 2 động vật nguyên sinh gây bệnh cho người?b/Hãy kể tên 1 động vật nguyên sinh có ý nghĩa về địa chất?(1.5 Điểm)4.Động vật nguyên sinh sống kí sinh thường có đặc điểm nào?(0.5 Điểm)Cơ quan di chuyển thường tiêu giảm hoặc kém phát triển.Dinh dưỡng theo kiểu hoại sinh.Sinh sản vô tính với tốc độ chậmSinh sản hữu tính5.Sắp xếp theo...
Đọc tiếp

2.Trình bày đặc điểm chung của động vật?

(3 Điểm)

3.a/Hãy kể tên 2 động vật nguyên sinh gây bệnh cho người?
b/Hãy kể tên 1 động vật nguyên sinh có ý nghĩa về địa chất?

(1.5 Điểm)

4.Động vật nguyên sinh sống kí sinh thường có đặc điểm nào?

(0.5 Điểm)

Cơ quan di chuyển thường tiêu giảm hoặc kém phát triển.

Dinh dưỡng theo kiểu hoại sinh.

Sinh sản vô tính với tốc độ chậm

Sinh sản hữu tính

5.Sắp xếp theo thứ tự các bước tiêu hóa thức ăn của trùng giày:

(1 Điểm)

Lỗ thoát thải bã

Hầu

Không bào tiêu hóa

Miệng

6.Trong các phương pháp sau, phương pháp nào được dùng để phòng chống bệnh sốt rét?

(1 Điểm)

Ăn uống hợp vệ sinh.

Mắc màn khi ngủ.

Giữ vệ sinh nơi ở, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh.

Rửa tay sạch trước khi ăn.

7.Trong bóng tối, hình thức dinh dưỡng của trùng roi là

(0.5 Điểm)

Tự dưỡng

Dị dưỡng

Không rõ

Không dinh dưỡng

8.Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh là

(1 Điểm)

A.Có kích thước hiển vi

B.Phần lớn dị dưỡng

C.Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi

D.Sinh sản hữu tính 

E.Phần lớn tự dưỡng

9.Hình thức sinh sản của trùng giày la

(0.5 Điểm)

A.Phân đôi theo chiều dọc

B.Phânđôi theo chiều ngang

C.Tiếp hợp

D.Phân mảnh

10.Đặc điểm động vật giống thực vật là

(0.5 Điểm)

A.thành xenlulozo

B.có hệ thần kinh

C.di chuyên

D.cấu tạo tế bào

11.Vật chủ trung gian thường thấy của trùng kiết lị là gì?

(0.5 Điểm)

A.Cá

B.Muỗi

C.Ốc

D.Ruồi, nhặn

0
14 tháng 2 2020

Bệnh tiêu chảy

1. Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường:

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Mỗi gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi; không đổ rác thải, phân xuống ao, hồ; không sử dụng phân tươi, phân chưa xử lý đảm bảo vệ sinh để bón cây trồng.

- Bảo đảm vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh.

- Hạn chế ra vào vùng đang có dịch.

2. Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm:

- Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã.

- Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn chưa được chế biến và nấu chín, các thức ăn còn sống như gỏi cá, tiết canh, nem chua...

- Chọn mua thức ăn từ nguồn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng.

- Các thức ăn đã nấu chín hoặc thức ăn còn dư, để từ bữa trước sang bữa sau phải được bảo quản tốt; nếu chỉ sử dụng ngay sau một thời gian ngắn thì đậy lồng bàn, để nơi mát, thoáng gió; nếu muốn để lâu (vài tiếng trở lên) thì phải cho vào tủ lạnh, lưu ý tủ lạnh phải để ở mức độ đủ lạnh cần thiết.

- Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn để đảm bảo không làm nhiễm mầm bệnh từ tay bẩn vào thức ăn.

- Hạn chế tập trung ăn uống đông người như ma chay, đám giỗ, cưới xin, liên hoan... trong vùng đang có dịch.

3. Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch:

- Nguồn nước ăn uống, sinh hoạt của các gia đình phải được bảo vệ sạch sẽ, có nắp đậy, không để nguồn nước bẩn từ bên ngoài như ao, hồ, sông, suối... chảy vào.

- Ở những nơi không có nước máy mà đang có dịch tiêu chảy thì tất cả nước ăn uống đều phải được sát khuẩn bằng cloramin B.

- Cấm đổ phân, chất thải, nước giặt rửa và đồ dùng của người bệnh xuống giếng, ao, hồ, sông, suối...

4. Xử trí khi có người bị tiêu chảy cấp:

Phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời, không được để bệnh nhân ở nhà hoặc mua thuốc tự điều trị vì có thể nguy hiểm đến tính mạng và làm lây lan bệnh dịch sang cho gia đình và cộng đồng.

Chúc bạn học tốt

15 tháng 11 2017

Một số động vật nguyên sinh gây bệnh ở người và cách truyền bệnh:

 + Trùng sốt rét:

    - Trùng sốt rét kí sinh ở máu người.

    - Muỗi anophen hút máu người bệnh, mang theo trùng sốt rét.

    - Khi muỗi đốt vào người khỏe mạnh, trùng sốt rét sẽ truyền sang người khỏe mạnh và gây bệnh.

 + Trùng kiết lị:

    - Bào xác của trùng kiết lị thâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa.

    - Khi vào ruột chúng sẽ phá hủy niêm mạc ruột để nuốt hồng cầu, sau đó chúng sẽ sinh sản và kết bào xác.

    - Bào xác này sẽ ra môi trường cùng với phân người bệnh.

    - Khi xử lí phân không an toàn, bào xác nãy sẽ lẫn vào thức ăn, nước uống. Người khỏe mạnh khi ăn phải thực phẩm có chứa bào xác trùng kiết lị sẽ bị nhiễm bệnh.

 + Trùng roi kí sinh trong máu gây nên "giấc ngủ li bì" ở người bệnh:

    - Trùng roi kí sinh trong máu người bệnh.

    - Ruồi tsê-tsê đốt người bệnh, mang theo trùng roi kí sinh.

    - Khi ruồi đốt người khỏe mạnh thì trùng roi từ người bệnh sẽ truyền sang máu ngưới khỏe mạnh và gây bệnh.