Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
So sánh | Thời Trần | Thời Trần Thời Lê Sơ | |
Giống nhau | - Nhà nước chăm lo phát triển nông nghiệp thông qua nhiều chính sách tiến bộ. Ví dụ: Khuyến khích nhân dân khai hoang, mở rộng diện tích canh tác; Quan tâm đến đê điều, thủy lợi…. - Thủ công nghiệp: + Bao gồm 2 bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân. + Hình thành nhiều làng nghề, phường nghề chuyên sản xuất một mặt hàng chuyên biệt. - Thương nghiệp: hoạt động trao đổi, buôn bán trong và ngoài nước được đẩy mạnh. | ||
Khác nhau | Nông nghiệp | - Khuyến khích vương hầu, quý tộc mộ dân khai hoang, lập nên các điền trang - Cấm giết mổ trâu bò để bảo vệ sức kéo nông nghiệp. | - Thực hiện chia ruộng đất cho nông dân theo phép “quân điền”. |
Thủ công nghiệp | - Sản phẩm thủ công nghiệp rất đa dạng, chủ yếu được trao đổi, buôn bán ở các chợ và kinh thành Thăng Long. | - Sản xuất thủ công nghiệp có bước phát triển cao hơn về kĩ thuật. - Nghề sản xuất gốm sứ theo các đơn đặt hàng của thương nhân nước ngoài phát triển mạnh. | |
Thương nghiệp | - Các cửa khẩu dọc biên giưới và các cửa biển như Vân Đồn, Hội Thống… trở thành những nơi buôn bán tấp nập. | - Hoạt động trao đổi, buôn bán được mở rộng hơn trước. - Thương nhân nước ngoài tập trung buôn bán tại các thương cảng như: Vân Đồn, Hội Thống, Tam Kì… |
Lĩnh vực | Thời Đường | Thời Minh-Thanh |
Nông nghiệp | Miễn giảm sưu thuế, chế độ quân điền | - Gia tăng về diện tích, năng suất, sản lượng - Nhập nhiều giống cây mới, xây dựng nhiều đồn điền chuyên canh |
Thủ công nghiệp | Gốm sứ, tơ lụa có mặt tại phương Tây | - Phát triển đa dạng - Nổi tiếng: tơ lụa, đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy - Xưởng thủ công xuất hiện, vùng chuyên môn sản xuất |
Thương nghiệp | Gắn liền với “Con đường tơ lụa”. Nhiều thương nhân nước ngoài đến sinh sống tại Trường An | - Buôn bán với nước ngoài phát triển mạnh - Đến cuối thời Minh, triều Thanh, buôn bán với nước ngoài bị hạn chế |
Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của lịch sử Ấn Độ thời Đế quốc Mô-gôn:
Thời gian | Tình hình chính trị | Tình hình kinh tế | Tình hình xã hội | Thành tựu văn hóa |
Đầu thế kỉ XVI | - Đầu thế kỉ XVI: vương triều Hồi giáo Mô-gôn được lập nên - Năm 1556: Hoàng đế A-cơ-ba lên nắm quyền, đưa Mô-gôn bước vào giai đoạn thịnh trị | - Nông nghiệp đa dạng. - Kinh tế hàng hóa phát triển | Xã hội ổn định trên cơ sở dung hòa các tôn giáo và tộc người. | - Trường ca Ra-ma-cha-ti-ta Ma-na-sa (nhà thơ Tulasidasa) - Tập hợp và chép lại các bộ sử thi thời cổ đại - Kiến trúc: Thành Đỏ ở A-gra, Thành Đỏ La Ki-la ở Đê-li, lăng mộ Ta-giơ Ma-han - Hội họa: miêu tả con người, cuộc sống cung đình, tầng lớp quý tộc, … |
C.Cô-lôm-bô:
- Thời gian: `1492-1502`
- Kết quả: Phát hiện ra vùng đất mới - Châu Mĩ
- Ý nghĩa: Sau cuộc phát kiến địa lý của Cô-lôm-bô, thương nhân châu Âu biết đến châu Mĩ, họ bắt đầu quá trình tiếp xúc, trao đổi kinh tế giữa 2 bên.
Ph. Ma-gien-lăng:
- Thời gian: `1519 - 1522`
- Kết quả: phát hiện ra eo biển nằm ở Cực Nam châu Mĩ (sau này gọi là eo biển Ma-gien-lăng)
- Ý nghĩa: Chứng minh được trái đất có dạng hình cầu.
Lập bảng và hoàn thành bảng thống kê các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc theo mẫu dưới đây:
Lĩnh vực | Thành tựu | Nhận xét |
Tư tưởng | Nho giáo là hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc | Nho giáo đã đưa Trung Quốc bước vào thời kì thịnh trị, nhưng cũng chính nho giáo kìm hãm sự phát triển của khoa học kĩ thuật. |
Văn học, sử học | Đỉnh cao có thơ Đường, tiểu thuyết thời Minh-Thanh. Các bộ Sử kí của Tư Mã Thiên, Tốn Sử, Minh Sử,... | Các thành tựu văn-sử học của Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng trong nước mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trong khu vực. Để lại giá trị cao đến tận ngày nay. |
Nghệ thuật | Phong phú và đa dạng. Tiêu biểu như: Tử Cấm Thành, Vạn lí trường thành, tượng Phật, các tác phẩm thư pháp, tranh thủy mặc | Ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trong khu vực. Nhiều công trình, tác phẩm còn tồn tại đến ngày nay. |
Sự phát triển kinh tế dưới thời Minh-Thanh:
- Nông nghiệp:
+ Gia tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
+ Các vua đầu triều Minh-Thanh thường giảm thuế khóa, chia ruộng đất cho nông dân, chú trọng thủy lợi.
+ Luân canh cây trồng, nhập nhiều giống mới, xây nhiều đồn điền chuyên trồng ngũ cốc, chè, bông…
- Thủ công nghiệp:
+ Phát triển. Nhiều mặt hàng nổi tiếng: tơ lụa, đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy,...
+ Xưởng thủ công xuất hiện khắp nơi, chủ yếu ở thành thị, hình thành khu vực chuyên môn hóa sản xuất
- Thương mại:
+ Buôn bán trong và ngoài nước phát triển mạnh.
+ Thương nhân Trung Quốc đen hàng hóa, trao đổi buôn bán với thế giới.
+ Cuối triều Minh, sang triều Thanh, hoạt động buôn bán với bên ngoài bị hạn chế
Hoạt động thương mại ở Trung Quốc thời Thanh bị cấm đoán. Mầm mống Tư bản chủ nghĩa xuất hiện nhưng không phát triển được.
Cuộc kháng chiến | Kế hoạch kháng chiến của nhà Trần | Những chiến thắng tiêu biểu | Kết quả |
Kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất (1258) | - Vua Trần ban lệnh sắm sửa vũ khí, quân đội ngày đêm luyện tập. - Thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống” | - Trận Đông Bộ Đầu
| - Quân Mông Cổ buộc phải rút về nước.
|
Kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai (1285) | -Triệu tập hội nghị Bình Than bàn kế phá giặc - Trần Quốc Tuấn được giao nhiệm vụ chỉ huy kháng chiến - 1285, vua Trần tổ chức Hội nghị Diên Hồng. - Củng cố lực lượng, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” | - Trận Tây Kết. - Trận Hàm Tử. - Trận Chương Dương. | Quân Nguyên buộc phải rút về nước. |
Kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba (1287 - 1288)
| - Trần Quốc Tuấn được giao nhiệm vụ chỉ huy kháng chiến - Củng cố lực lượng, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” | - Trận Vân Đồn. - Trận Bạch Đằng.
| Quân Nguyên buộc phải rút về nước. |
tham khảo
Vương triều Gúp-ta Vương triều Đê-li Vương triều Mô-gôn Thời gian thành lập - Thế kỉ IV - Thế kỉ XII - Thế kỉ XVI Tình hình chính trị - Quân chủ do vua đứng đầu. - Thống nhất được phần lớn bán đảo Ấn Độ. - Nhà vua có quyền hành cao nhất. - Giành đặc quyền cho người Hồi giáo. - Xâm chiếm lãnh thổ các tiểu quốc ở Nam Ấn. - Cải cách bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương. - Sửa đổi luật pháp. Tình hình kinh tế - Nông nghiệp: công cụ bằng sắt được sử dụng; nhiều công trình thủy lợi được xây dựng. - Thủ công nghiệp phát triển. - Thương nghiệp: buôn bán trong nước được đẩy mạnh. - Nông nghiệp được khuyến khích phát triển. - Thủ công nghiệp phát triển với trình độ kĩ thuật cao hơn. - Thương nghiệp phát triển. - Thi hành nhiều chính sách phát triển kinh tế. - Trồng nhiều loại cây mới. - Thủ công nghiệp và thương nghiệp tiếp tục phát triển. Tình hình xã hội - Đời sống nhân dân ổn định, sung túc. - Mâu thuẫn xã hội gay gắt. - Xây dựng khối hòa hợp dân tộc, hạn chế sự phân biệt sắc tộc,tôn giáo.
Vương triều Gúp-ta | Vương triều Đê-li | Vương triều Mô-gôn | |
Thời gian thành lập | - Thế kỉ IV | - Thế kỉ XII | - Thế kỉ XVI |
Tình hình chính trị | - Quân chủ do vua đứng đầu. - Thống nhất được phần lớn bán đảo Ấn Độ. | - Nhà vua có quyền hành cao nhất. - Giành đặc quyền cho người Hồi giáo. - Xâm chiếm lãnh thổ tiểu quốc ở Nam Ấn. | - Cải cách bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương. - Sửa đổi luật pháp. |
Tình hình kinh tế | - Nông nghiệp, công cụ bằng sắt được sử dụng; nhiều công trình thủy lợi được xây dựng. - Thủ công nghiệp phát triển. - Thương nghiệp: buôn bán trong nước được đẩy mạnh. | - Nông nghiệp được khuyến khích phát triển. - Thủ công nghiệp phát triển với trình độ kĩ thuật cao hơn. - Thương nghiệp phát triển. | - Thi hành nhiều chính sách phát triển kinh tế. - Trồng nhiều loại cây mới. - Thủ công nghiệp và thương nghiệp tiếp tục phát triển. |
Tình hình xã hội | - Đời sống nhân dân ổn định, sung túc. | - Mâu thuẫn xã hội gay gắt. | - Xây dựng khối hòa hợp dân tộc, hạn chế sự phân biệt sắc tộc,tôn giáo. |