Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nếu không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm, đoạn văn toàn yếu tố kể chuyện thì sẽ rất khô khan, chỉ toàn chuỗi sự việc.
+ Người đọc không cảm nhận được tình cảm, không thấy được biểu hiện cảm xúc của nhân vật.
THAM KHẢO
Thành phố Hồ Chí Minh lớn nhất và đông dân nhất nước. Hằng ngày, các con đường lúc nào cũng tấp nập người và xe cộ trông giống như những dòng sông cuồn cuộn tuôn chảy ra biển lớn. Giờ cao điểm, nhiều nơi thường xảy ra ùn tắc giao thông. Vì thế nên việc đi lại khá vất vả, nhất là với người đi bộ. Ngày nào đi học, em cũng chứng kiến cảnh ấy ở ngã tư đường Nguyễn Tri Phương và đường 3 tháng 2 thuộc quận 10.
Trưa thứ sáu tuần trước, em về đến đây thì đèn đỏ bật lên. Mấy người đi bộ vội vã băng qua phần đường dành cho người đi bộ. Có một bà cụ già tay chống gậy, vẻ mặt lo lắng, chưa dám bước qua. Em đến bên cụ, nhẹ nhàng bảo: “Bà ơi, bà nắm lấy tay cháu, cháu sẽ dắt bà !”. Bà cụ mừng rỡ: “Thế thì tốt quá! Cháu giúp bà nhé!”. Em bình tĩnh đưa bà cụ sang đến vỉa hè trước cửa uỷ ban Quận 10. Bà cụ bảo rằng bà đến thăm đứa cháu nội bị ngã xe đạp, sai khớp chân phải nghỉ học ở nhà.
Em đi cùng bà một quãng thì chia tay và không quên dặn bà đi cẩn thận. Bà cười móm mém và nắm chặt tay em: “Bà cảm ơn cháu! Cháu ngoan lắm, biết thương người già yếu! Bà sợ qua đường lắm vì một lần đã bị cậu bé chạy xe đạp vượt đèn đỏ đụng phải. Gớm! Người ta bây giờ chạy xe cứ ào ào, gây ra bao nhiêu tai nạn. Vội gì mà vội khiếp thế cơ chứ? Hôm nay may mà bà gặp được cháu! Thôi, cháu đi nhé!”.
Em nhìn theo mái tóc bạc và cái dáng còng còng, bước đi chậm chạp, run rẩy của bà cụ mà trong lòng trào lên tình cảm xót thương. Ôi, những người bà, người mẹ đáng kính, suốt đời chỉ biết lo cho con, cho cháu! Giúp bà cụ qua đường là một việc rất nhỏ nhưng em cũng thấy vui vui. Đúng như lời ông nội em thường nhắc nhở: “Thương người như thể thương thân, cháu ạ! Đạo lí của dân tộc Việt Nam mình là như thế đấy!”.
Em tham khảo:
Tôi tên là Nguyễn Văn A. Tôi là một người hàng xóm của ông giáo và lão Hạc. Một hôm đi qua nhà ông giáo, tôi vô tình nghe được cuộc trò chuyện giữa lão Hạc và ông giáo. Lão Hạc kể cho ông giáo nghe về chuyện bán chó của mình.
Trước kia, khi chưa được nghe câu chuyện lão Hạc kể, trong mắt tôi lão chỉ là một con người tầm thường, bê tha, có tiền mà lại không ăn, thật là ngu xuẩn. Nhưng sau khi nghe thấy việc lão kể cho ông giáo nghe, thái độ của tôi đã thay đổi hoàn toàn. Hôm đấy, từ ngoài cổng đã nghe thấy tiếng lão khóc lớn: “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!”.
Ông giáo ngạc nhiên hỏi:
-Cụ bán rồi?
Lão Hạc trả lời:
-Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Nhưng trong lời lẽ “khoe lớn” là một nỗi buồn sâu thẳm. Ông giáo mời lão Hạc vào trong nhà ngồi. Nhà lão Hạc đã nghèo, nhà ông giáo cũng chẳng thua kém gì, chỉ có vài đồ đạc đơn sơ, cũ kĩ trong nhà. Hai người ngồi trên chiếc ghế “cọt cà cọt kẹt” để nói chuyện. Dù buồn nhưng lão vẫn cố tỏ ra vui vẻ trước mặt ông giáo, tuy vậy, cảm xúc vẫn cứ trào lên mạnh mẽ. Lão cười trông như mếu, đôi mắt lão ầng ậc nước. Lúc này, tôi nghe thấy giọng nói an ủi của ông giáo. Cảm xúc của ông giáo bây giờ cũng rất xót thương cho lão Hạc. Ông không còn thấy tiếc cho 5 quyển sách của mình quá nữa, mà ông giáo thấy ái ngại cho lão. Nhìn gương mặt của ông giáo, chắc hẳn ông chỉ muốn ôm chầm lấy lão Hạc mà òa khóc lên vì thương thay cho số phận đau khổ này, vì nghèo đói mà phải đứt ruột bán đi những thứ mà mình thương yêu, trân trọng. Lão Hạc đã đứt ruột bán đi con chó Vàng – kỉ vật duy nhất mà người con trai để lại. Nỗi xót xa ngày càng lên cao, đột nhiên mặt lão co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...Trông lão lúc này thật đáng thương. Lão như đang tự dằn vặt mình vì đã nỡ lòng nào lừa một con chó. Lão Hạc thuật lại cho ông giáo nghe về quá trình cậu Vàng bị bắt. Trong lúc nói chuyện, tôi còn nghe thấy lão Hạc tự chửi rủa mình rằng: “A! Lão già tệ lắm! Già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó”. Lão coi con chó như người bạn tri âm của mình, giúp lão giải sầu mỗi khi cô đơn không có người tâm sự. Ông giáo thấy lão Hạc đau khổ như thế cũng vỗ vai an ủi:
-Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chẳng hay giết thịt. Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.
Lão Hạc đáp lại bằng một chất giọng đầy chua chát:
-Ông giáo nói phải. Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút…kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn.
Lời nói của lão Hạc ẩn bên trong đầy sự cay đắng, oán trách số phận khổ cực, nghèo nàn. Tôi nghe thấy mà lòng không khỏi bùi ngùi, xót xa. Ông giáo cũng không biết nói gì hơn, chỉ biết nhìn lão Hạc với ánh mắt cảm thông. Vì hoàn cảnh của ông giáo cũng không hơn lão Hạc là bao: “Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?”. Một lời nói chứa đầy bế tắc: “Kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?”. Cuối cùng, ông giáo và lão Hạc nghĩ rằng chẳng có kiếp nào sung sướng cả, chỉ có ngồi lại bên nhau – những con người hàng xóm láng giềng, chung số phận, cùng ăn khoai, uống nước chè là vui, là sung sướng nhất. Ông giáo nắm lấy cái vai gầy của lão Hạc, an ủi lão quên đi nỗi đau.
Nghe xong câu chuyện về sự việc bán chó của lão Hạc, tôi thấy lão là một người nặng tình, nặng nghĩa, sống rất thủy chung, có một tấm lòng giàu yêu thương sâu sắc. Tôi đã dần dần có những suy nghĩ khác về lão.
Tham khảo:
Em với Tâm chơi với nhau từ thuở bé nên chúng em gắn bó thân thiết với nhau lắm. Giữa chúng em có rất nhiều kỉ niệm đẹp và đáng nhớ nhưng có lẽ có một kỉ niệm mà không bao giờ có thể quên được đó là một lần cúp học đi chơi của hai bọn em.
Em còn nhớ như in hôm đó là một buổi tối mùa hè nóng bức và ngột ngạt. Cái nóng từ đường bốc lên khiến ai cũng cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Tâm đèo em trên con xe đạp nhỏ để đi đến lớp học thêm. Hai đứa vừa đi vừa than vì nóng như vậy mà phải đi học. Bỗng trong đầu em liền lóe lên một ý tưởng và em bảo với Tâm:
– Ê mày ơi hay là tao với mày thử một lần trốn học đi. Nay nóng thế này học cũng không vào đầu được đâu.
Nghe em nói vậy Tâm lo sợ và từ chối:
– Thôi đi học đi nhỡ thầy mà biết thầy gọi điện cho phụ huynh đấy.
– Thôi lớp đông thế chắc thầy không để ý đâu. Thôi đi đi… Nhá?
Và cuối cùng sau một hồi năn nỉ mãi Tâm quyết định sẽ cúp học cùng với em. Vì vậy nên chúng em không đến chỗ học thêm nữa mà rẽ sang một địa điểm khác. Tối hôm đó chúng em đã đi ăn và đi chơi với nhau suốt cả buổi. Chúng em tự thưởng cho mình nhiều món ăn vặt lắm nào là xúc xích, lạp sườn, khoai tây chiên… rồi hai đứa đạp xe ra bờ hồ ngồi ăn kem hóng mát. Tuy cả hai đều lo sợ sẽ bị bắt nhưng chúng em thấy rất vui và thoải mái. Tâm và em đã có thời gian tâm sự với nhau rất nhiều chuyện từ chuyện trường lớp đến bạn bè, gia đình… Nhờ có buổi tối đó mà chúng em hiểu nhau nhiều hơn và trở nên càng gắn bó thân thiết.
Sau đó chúng em đã trở về nhà và một điều không hay đã xảy ra đó là cả bố mẹ em và Tâm đều đã biết chúng em trốn học đi chơi. Lúc đó hai đứa đều phải xin lỗi bố mẹ rối rít và hứa sẽ không bao giờ tái phạm nữa. Vì vậy nên bố mẹ cũng bỏ qua cho hai đứa chúng em lần này.
Dẫu biết rằng đó là một việc làm sai trái và không nên làm nhưng giờ nghĩ lại em vẫn thấy rất vui. Đó là kỉ niệm mà có lẽ cả em và Tâm sẽ nhớ suốt đời và không bao giờ có thể quên được.
tham khảo
An và em vốn gần nhà nha, đứa ở đầu thôn, đứa ở cuối thôn. Từ nhỏ, suốt lớp mẫu giáo đến bây giờ, chúng em đã chung lớp, chung trường. Thân nhau là vậy nhưng khó trách có lúc xích mích. Đầu năm học trước, lớp em bỗng dưng có một bạn gái xinh xắn chuyển vào tên là Thu. Thu rất điệu, lúc cười trông rất đáng yêu. Các bạn trong lớp vô cùng yêu thích Thu, ai cũng muốn học và chơi với bạn ấy. Thu cũng rất dễ mến, hoà đồng. Hơn nữa, cô còn xếp cho em và bạn ngồi cạnh nhau, càng có cơ hội tiếp xúc. An ngồi dưới em cũng muốn được nói chuyện cùng. Ban đầu, Thu đến lớp lúc nào cũng cho em đồ ăn, cho em xem những tập nhãn vở, chiếc bút đắt tiền. Giờ ra chơi, còn hay kéo em xuống sân trường trò chuyện. Em thích lắm có thể kết bạn cùng Thu. Trước khi Thu đến, em với An vốn là bạn như hình với bóng, nhưng từ khi Thu và em chơi với nhau. An như bị tách biệt, bạn không còn hay cười đùa, mỗi giờ ra chơi đều ngồi trong lớp học. Mới đầu, em rất áy náy nhưng vì mải vui mà em quên béng mất chúng em đã chúng em đã từng thân thiết với nhau thế nào. Tình hình cứ tiếp diễn vậy cho đến hai tuần sau, giữa em và Thu cứ như có một bức tường xa lạ đang lớn dần, không còn cuộc trò chuyện vui đùa, không cùng đường về, không cùng hăng hái phát biểu. Trong tiết học Toán hôm đó,, cô giáo dường như cảm nhận thấy không khí khác lạ giữa hai người, cô vui vẻ nói đùa :”Dạo này không thấy Lan và An cùng nhau tranh luận nhỉ?”. Em gượng cười, vì ngồi đằng trước nên không thể thấy được vẻ mặt của An lúc đó. Thu cũng có nhiều bạn hơn, hay tụ tập chung cả đám đi chơi, nhưng những lúc ngồi như vậy, em lại thấy lạc lõng, bơ vơ, không còn vui tươi như trước. Em về nhà vừa đi vừa suy nghĩ, rốt cuộc nhận ra con đường đi một mình chẳng có gì vui nếu thiếu An.
Ngay tối hôm đó, em đến nhà An, nói với bạn rằng em đã rất nhớ bạn và xin lỗi An vì tất cả những hành động vô trách nhiệm với tình bạn, An không hề giận và cũng rất nhớ em. Em đã rất mừng, hai đứa lại càng gắn bó hơn, cả hai đều phấn đấu học tốt để thi vào cùng một trường để có thể gần nhau