K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 6 2018

Nhà nọ có hai chị em gái trạc 15, 16. Chị tên Hoa, em tên Hằng. Nhan sắc của họ thuộc loại “ma chê quỷ hờn”. Lũ hàng xóm cũng không lấy gì làm tử tế, chúng nó đặt cho hai chị em những nick name rất ư là tởm: Hoa “dạ xoa”, Hằng “khỉ”. Hai chị em Hoa, Hằng ức lắm, một hôm hai chị em bèn tổ chức buổi lễ nhằm “hối lộ” lũ hàng xóm tai quái để đổi lại tên cho đẹp.

Sau khi đánh chén no nê, quà cáp đem về, hai chị em được đổi thành Hoa “nở” và Hằng “nụ”. Mấy đứa hàng xóm giải thích rằng: Hoa “nở” nghĩa là một bông hoa đang nở rất đẹp, còn Hằng “nụ” nghĩa là một nụ hoa đang chúm chím. Hai chị em rất sung sướng với cái tên mới. Tuy nhiên mấy hôm sau họ mới biết đã tiếp tục bị lũ hàng xóm chơi khăm; Hoa “nở” có nghĩa là Hoa xấu như Thị Nở, còn Hằng “nụ” thì coi như cũng sắp… Nở.

6 tháng 6 2018

Trong cuộc sống, ai ai cũng gặp vài ba tình huống đáng cười. Riêng tôi, tôi đã gặp không dưới chục lần những chuyện có thể cười cả ngày. Nhưng có một lần, tôi gặp một tình huống cười ra nước mắt!

Gia đình cậu tôi có thể nói là đông con. Các bạn biết rằng, ở quê tôi người ta rất coi trọng con trai, nếu chưa có con trai họ cứ sinh con cho đến khi nào có được một cậu “quý tử” mới thôi. Biết là sinh quá nhiều sẽ không phù hợp với quy định của nhà nước nhưng “phép vua thua lệ làng” biết làm sao đây? Gia đình cậu tôi cũng thế. Cậu đã có ba đứa con gái, đứa nào cũng xinh xắn, học giỏi, ngoan ngoãn nhưng vì chưa có con trai nên cả nhà ai cũng thấy chưa hài lòng. Cách đây nửa năm, mợ tôi sinh một em trai, cả họ nhà tôi mừng lắm!

Thỉnh thoảng, tôi vẫn vào trông em cho cậu. Nhà cậu có một chiếc võng để dỗ trẻ em. Nhưng thật không may, tôi không thể ngồi được võng. Các bạn biết đấy, những người say tàu xe nếu ngồi võng sẽ thấy rất chóng mặt. Vậy là dù thằng bé có khóc toáng lên, tôi vẫn phải ôm nó mà nhún nhẩy dỗ dành. Thêm nữa, em vốn quen năm võng rồi, đặt xuống giường một lúc là nó khóc toáng lên! Chẳng biết làm sao nữa, vậy là dù nó thức hay ngủ, tôi vẫn phải ôm nó khư khư trên tay!

Một hôm, tôi vào trông em cho mợ. Sáng hôm ấy cậu tôi không ra đồng mà ở nhà sửa lại cái cánh cửa. Chiều hôm ấy, tôi có bài kiểm tra tiếng Việt nên vừa trông em vừa nhẩm bài. Thằng bé con đang ngủ ngon lành trên tay tôi, còn tôi đang nhăn trán nhớ lại mấy câu thành ngữ. Đột nhiên, cậu chặt chát một cái vào miếng gỗ, thằng bé giật mình khóc thét. Tôi vẫn đang nhẩm lại câu thành ngữ thấy vậy cũng giật mình nói to lên: “Quýt làm cam chịu!”. Ôi thôi! Thế là cậu tôi quay sang trừng mắt nhìn tôi:

Mày không bế thì thôi, bảo cậu một tiếng cậu nhờ người khác. Con cậu đẻ thì mấy đứa cậu cũng nuôi được không khiến mày nói vào. Đi học mới được tí chữ đã về nói kháy cậu mợ!

Thế là trong khi tôi còn sững người chưa hiểu cậu nói gì thì cậu đã ôm lấy thằng bé con. Trời ạ! Vậy hoá ra, cậu nghĩ tôi nói câu ấy là có hàm ý bảo cậu sinh nhiều con để tôi phải bế chúng nó vất vả, khổ sở. Nào tôi có ý ấy, sự vô tình trùng hợp giữa câu nói trong bài học với hoàn cảnh thực tế đã khiến cậu hiểu nhầm tôi. Nhưng liệu cậu có tin đó chỉ là ngẫu nhiên trùng hợp? Tôi đau khổ, vừa buồn cười vừa ấm ức nhưng vẫn phải cố lấy bộ mặt ăn năn nhất ra xin lỗi cậu.

Tôi biết mình không chủ động gây lỗi trong chuyện này nhưng rõ ràng tôi đã vô ý mà khiến cậu thấy bị xúc phạm. Lần sau, tôi sẽ phải cẩn thận hơn trong mọi tình huống, nhất là cẩn thận với lời nói của mình. Tôi giật mình nhớ đến lời của ai đó đã nói: Một câu nói có thể giết chết một con người

21 tháng 11 2018

LÀM BÀI CHO KỊP

- Thầy: Tục ngữ có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Các trò về suy nghĩ, phân tích và lấy ví dụ thực hành mai nộp cho thầy.
- Thầy: Cò! Em làm gì vậy ?
- Cò: Thưa thầy. Con đang mài cây sắt để kịp ngày mai nộp cho thầy cái kim ạ.

21 tháng 11 2018

trên báo thời sự nói thằng câm kể vs thằng điếc về chuyện thằng mù nhìn thấy thằng qùe nó đi trên mặt nước

12 tháng 11 2016

HAI BẢY MƯỜI BA

Ngày xưa, ở làng nọ có hai vợ chồng trẻ. Anh chồng cậy thế hay bắt nạt vợ, nhưng chị vợ cũng đáo để, chẳng phải tay vừa.

Một hôm, nhà chồng có giỗ. Chị vợ nấu chè rồi bưng lên cho chồng bày trên bàn thờ để cúng. Mỗi lần bưng hai bát, cả thảy là bảy lần, vị chi là mười bốn bát tất cả. Chị vợ nhẩm tính rõ ràng như vậy.

Nhưng bàn thờ vừa nhỏ vừa hẹp, anh chồng bày kiểu gì cũng cứ dư ra một bát. Anh ta tặc lưỡi: “Thôi, ta cứ ăn thử, vợ nó chả biết đâu mà sợ!". Ăn xong anh ta rửa bát thật sạch, lén cất vào chạn, không để cho vợ nhìn thấy.

Cúng xong, chị vợ bưng chè xuống mâm, đếm đi đếm lại thì chỉ có mười ba cái bát. Chị đứng thần người ra mất một lúc, suy đi nghĩ lại rồi hỏi chồng: “Tại sao lại thiếu một bát chè ?”. Anh chồng thản nhiên đáp: “Thì mình bưng lên bao nhiêu, tôi bày bấy nhiêu”. Chị vợ phân trần: “Tôi bưng tất thảy bảy lần, mỗi lần hai bát. Hai bảy mười bốn, sao bây giờ lại chỉ còn mười ba?". Anh chồng lúc này mới ớ ra là chị vợ đã đếm cẩn thận, nhưng nhận là mình ăn vụng thì bẽ mặt quá nên giở giọng hờn dỗi, cả vú lấp miệng em: “Tôi biết đâu đấy" Hay là mình nghi cho tôi ăn?". Chị vợ bực mình, hét lên: “Anh không ăn thì còn ai vào đây nữa ? Rõ dơ !”. Sôi tiết, anh chồng đỏ mặt tía tai, nạt vợ: “ A! Con này láo! Mày bảo ông ăn vụng thì tang chứng đâu? ông đánh tuốt xác ra bây giờ!”. Dứt lời, anh ta xông vào tát vợ, lại hất đổ cả mâm chè xuống đất.

Ức quá, chị vợ kiện lên quan. Anh chồng lo lắm, vừa sợ quan phạt vừa sợ mất mặt với xóm làng, bèn mang lễ vật đút lót cho quan. Quan huyện ăn của đút đã quen, thấy anh ta dàng lễ vật hậu hĩnh, liền hứa sẽ thu xếp cho êm thấm mọi chuyện.

Hôm xử kiện, quan bảo chị vợ nói trước rồi mới dõng dạc phán rằng:

- Đám giỗ là đám giỗ nhà chồng chị, không lẽ anh ta lại thất lễ như thế? Hai lần bảy có khi là mười bốn mà cũng có thể là mười ba lắm chứ! Chị thử ngửa mặt lên đếm số đòn tay trên mái nhà kia kìa! Rõ ràng mái trước bảy, mái sau bảy, vậy mà tổng cộng có mười ba. Đúng không ?

Anh chồng xuýt xoa khen tài quan lớn, nhưng chị vợ không chịu, định cãi cho ra lẽ. Quan dập bàn quát: “Thánh nhân đã dạy phu xướng phụ tuỳ. Vợ chồng bay đưa nhau về, cố ăn ở cho hoà thuận, đừng có mà bày vẽ kiện tụng lôi thôi. Lần này ta tha, lần sau tái phạm ta sẽ phạt nặng, nghe chưa!”.

Hai vợ chồng về đến nhà, hàng xóm kéo sang rất đông hỏi chuyện. Anh chồng đắc chí, cười nói huyên thuyên. Còn chị vợ buồn rầu than thở:

Nực cười ông huyện Hà Đông,

Xử vị lòng chồng, hai bảy mười ba.

Không nghe, tan cửa nát nhà,

Nghe thì hai bảy mười ba cực lòng.


 

23 tháng 10 2021

đây kể về vào buổi tối đám bạn rủ nhau đi chơi rồi quyết định vào căn nhà hoang cuối làng, do một sự hiểu lầm tôi tưởng nhà có ma nen đã chạy bán sống bán chết về nhà kể bố mẹ nghe , bố mẹ phì cười nói : đó là chú .... mới mua căn nhà đó nên vào dọn . luc sddos tôi đỏ mặt ngượng ngùng sáng hôm sau kể đám bạn cả đám cười lăn đùng ra

23 tháng 10 2021

à quên mk nhầm 

tham khảo

 

Hôm nay trên đường đi học về, em vẫn không thể nào mà quên được tình huống đầy xấu hổ, ngại ngùng trước cả lớp của mình.

Câu chuyện diễn ra vào tiết vật lí. Vì hôm nay là tiết thực hành, nên cả lớp đã cùng nhau vào phòng thí nghiệm ở tầng 3. Vì từ trước đến nay, chúng em không thường đến đây, nên những dụng cụ trong căn phòng này vừa lạ lẫm lại vừa hấp dẫn. Vậy nên, tranh thủ lúc thầy chưa đến, em và các bạn tò mò quan sát, chạm vào những vật dụng bày biện trong phòng. Chợt, trong góc giá gỗ, em nhìn thấy một chiếc hộp nhỏ không có khóa. Vô cùng tò mò, em liền cầm lên và nhìn vào, ngay lúc đó, em nhìn thấy hình như có một con rết lớn ở bên trong. Vô cùng sợ hãi, em ném hộp về giá và hét to “Trời ơi, có rết”. Nghe tiếng hét của em, các bạn xúm lại kiểm tra. Lúc này, Hùng - một cậu trai rất dũng cảm đã tiến lại, cầm chiếc hộp lên xem. Nhìn một lát, cậu ấy liền bật cười và giơ chiếc hộp lên cho cả lớp xem. Vừa cười, cậu ấy vừa nói “Chỉ là mô hình thôi mà, có gì đâu mà sợ, cậu nhát gan quá đấy”. Hùng nói xong, cả lớp ồ lên cười ầm ĩ. Thì ra, lúc nãy em đã nhìn nhầm và phản ứng hơi thái quá, do từ nhỏ em đã rất sợ những loài vật như rết rồi. Nhìn những nụ cười thiện chí của các bạn, em chỉ biết đưa tay lên gãi đầu và cười trừ. Mọi chuyện chỉ ngừng lại cho đến khi thầy giáo bước vào phòng và bắt đầu tiết học.

Sự kiện nhìn nhầm con rết ấy, mọi người quên đi rất nhanh. Nhưng còn em thì mãi vẫn không quên được sự xấu hổ lúc đó. Đây chắc chắn sẽ là một sự kiện mà em nhớ mãi.

Trang chủ Soạn văn 6

BÀI THƠ NÓI CHUYỆN BẮT NẠT MÀ VẪN ẨN CHỨA Ý VỊ HÀI HƯỚC

Trả lời câu 3 trang 28 sgk Ngữ văn 6 tập 1 sách Kết nối tri thức: Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chưa ý vị hài hước. Hãy chỉ ra một số biểu hiện của ý vị hài hước đó.

Cùng Đọc tài liệu trả lời câu hỏi 3 trang 28 phần sau khi đọc của nội dung Soạn bài Bắt nạt Kết nối tri thức với nội dung chính về: Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chứa ý vị hài hước, em hãy chỉ ra biểu hiện của ý vị hài hước đó.

Câu hỏi:

Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chưa ý vị hài hước. Hãy chỉ ra một số biểu hiện của ý vị hài hước đó.

Trả lời câu 3 trang 28 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chứa ý vị hài hước. Những biểu hiện của ý vị hài hước đó là:

1. Sao không ăn mù tạt/ Đối diện thử thách đi?/.../Sao không trêu mù tạt?

Mù tạt là loại gia vị được chế biến từ cây họ cải, mù tạt có vị cay nồng.

=> Thể hiện sự khôn khéo khi ví những người bắt nạt bạn với những kẻ hèn hạ, chỉ dám bắt nạt người yếu thế chứ không dám động tới những "thứ khó xơi".

2. Đừng bắt nạt mèo, chó/ Đừng bắt nạt cái cây...Vì bắt nạt dễ lây

Bắt nạt chó mèo, bắt nạt cái cây? Thật buồn cười, ai lại đi bắt nạt chó mèo hay cái cây cơ chứ. Nhưng các em cần hiểu:

=> Tác giả hiểu được căn nguyên và cả đặc tính của bắt nạt nhưng sử dụng những sự vật, sự việc thật gần gũi để chỉ cho các bạn hiểu được việc bắt nạt có thể bị ảnh hưởng từ người này sang người khác, từ đối tượng này qua đối tượng khác.

3. Cứ đến bắt nạt tớ/Bị bắt nạt quen rồi/Vẫn không thích bắt nạt/Vì bắt nạt rất hôi!

- Nhân vật thử thách những ai bắt nạt người khác đọc bài thơ này và đến gặp mình.

=> Thể hiện thái độ, tính cách mạnh mẽ, muốn giúp đỡ, bảo vệ bạn bị nạt của nhân vật.

- Đồng thời, nhân vật cũng đưa ra tình huống đã bị bắt nạt nhiều lần rồi nhưng vẫn không thích bị bắt nạt

=> Tác giả đã thể hiện một cách vui vẻ, hài hước việc "bị bắt nạt" và "không thích bắt nạt"

- So sánh việc bị bắt nạt là “rất hôi”.

=> Cho thấy rõ thêm việc bắt nạt người khác là xấu xa, chẳng đẹp đẽ gì.


 

7 tháng 10 2021

Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chứa ý vị hài hước. Ẩn chứa của ý vị hài hước đó là: Nhân vật thử thách những ai bắt nạt người khác đọc bài thơ này và đến gặp mình. Thể hiện thái độ, tính cách mạnh mẽ, muốn giúp đỡ, bảo vệ bạn bị nạt của nhân vật. Đồng thời, nhân vật cũng đưa ra tình huống đã bị bắt nạt nhiều lần rồi nhưng vẫn không thích bị bắt nạt một cách vui vẻ, hài hước. So sánh việc bị bắt nạt là “rất hôi”, càng làm rõ thêm việc bắt nạt người khác là xấu xa, không đẹp đẽ.

Tham khảo

 

Hàng ngày sau khi tan học, về nhà em thường kể cho bố mẹ nghe những câu chuyện vui vẻ, thú vị mà mình đã trải qua ở trường. Thế nhưng hôm nay có khác với mọi hôm vì em đã kể về một chuyện rất cảm động mà em gặp ở trường. 

Trong lúc cả gia đình cùng quây quần bên nhau ăn bữa cơm tối, em đã kể cho bố mẹ nghe câu chuyện cảm động của hai bạn học sinh ở trường em. Lúc đó là giờ ra chơi tiết hai, vì thời gian chơi dài hơn các tiết khác nên rất nhiều bạn xuống sân trường chơi, các bạn chơi đá cầu, nhảy dây, đánh cầu lông rất náo nhiệt. Bỗng có một bạn nữ trong nhóm bạn chơi đá cầu vì cố đỡ quả cầu mà sơ ý vấp chân ngã đập người vào thành ghế đá, bạn nữ đó đau không thể đứng lên được, các bạn đứng ở đó ai cũng hốt hoảng, khuôn mặt đầy lo lắng. Ngay lúc đó có một bạn nam to cao đang chơi cầu lông liền vứt bỏ vợt xuống đất và chạy lại đỡ bạn nữ đó dậy rỗi cõng bạn vào phòng y tế. Rất may bạn nữ đó chỉ bị bong gân nhẹ không ảnh hưởng gì nhiều, nhưng vì mới ngã còn đau nên khó đi lại, bạn nam kia liền dìu bạn nữ lên tới lớp. Nhiều bạn tỏ vẻ cố ý trêu các bạn nhưng bạn nam bỏ qua những lời trêu đùa mỉa mai vẫn hết lòng giúp đỡ bạn không ngần ngại. Bố mẹ em sau khi nghe câu chuyện em kể cũng hết lời khen ngợi bạn nam đó, dặn dò em phải biết quan tâm giúp đỡ bạn bè lúc khó khăn. 

Em cảm thấy rất cảm động trước hành động cao đẹp của bạn và tự hứa rằng mình sẽ là một người luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn bè. 

10 tháng 12 2021

Bạn tham khảo bài mình đây nhé!

Bài làm:

Trong cuộc sống, không ai là không một lần mắc lỗi. Quan trọng là ta cần nhận ra lỗi lầm để sửa chữa. Em cũng vậy, một lần mắc lỗi đã giúp em trưởng thành hơn.

     Bị điểm kém đối với nhiều người có lẽ là chuyện bình thường, nhưng đối với những học sinh giỏi thì đó lại là sự xấu hổ với bạn bè, thầy cô và sợ hãi khi bố mẹ biết. Kỉ niệm đó xảy ra khi em đang học lớp Năm. Khi ấy là thứ Năm, lớp em có bài kiểm tra Toán đột xuất. Cô đột nhiên kiểm tra và không báo trước khiến em lo lắng vô cùng vì em chưa học bài cũ. Cô nói:

-Các em nhớ đọc kỹ đề bài, làm bài cẩn thận vì bài kiểm tra này cô sẽ lấy điểm nhé!                                                                                                             Cuối cùng cũng thi xong, nhưng em chẳng cảm thấy nhẹ nhõm chút nào, em lo sợ bài kiểm tra của mình sẽ bị điểm kém. Em đi bộ về nhà mà lòng cảm thấy bất an. Thế rồi buổi sáng thứ Sáu cũng đến. Thường ngày, em chạy nhảy tung tăng đến trường, con đường đến trường của em tràn ngập niềm vui. Nhưng bây giờ, em lại cảm thấy lo lắng vì nghĩ đến chuyện hôm nay cô sẽ trả bài kiểm tra. Em bước vào cổng trường, chiếc cổng màu xanh như ngọc ấy vẫn chào đón học sinh chúng em như thường ngày.Tiết trời âm u, không trong veo thoáng đãng như mọi khi. Tiếng trồng vào học đã vang lên. Tiết đầu tiên là tiết Toán do cô giáo chủ nhiệm dạy. Cô nhìn chúng em với ánh mắt đượm buồn, cô nói:

- Đề kiểm tra lần này không khó, lớp chúng ta chủ yếu là điểm 6,7. Bây giờ cô trả lại bài cho các em, các em kiểm tra lại mình sai chỗ nào rồi cô sẽ chữa bài.

Em nhận được bài, lần đầu tiên em được tám điểm. Em cảm thấy sốc vô cùng. Mặt em nóng bừng lên, em thấy thật xấu hổ và có lỗi với bố mẹ, thầy cô. Suốt buổi học hôm ấy em không thể vui vẻ nổi. Em không sợ mẹ mắng hay đánh mà em chỉ sợ làm mẹ thất vọng và buồn vì em thôi.Thế là em nghĩ ra một cách: giấu mẹ bài kiểm tra. Trên đường đi học về, lòng em thấp thỏm lo âu vì sợ mẹ sẽ biết chuyện bài kiểm tra. Nhưng em đã trấn an mình bằng một ý nghĩ: “ Mình không nên lo lắng làm gì, mình không nói thì mẹ đâu có biết đâu!” và bước nhanh về nhà. Nhưng em đã sai. Vào buổi chiều Chủ Nhật, khi em đang chơi với hàng xóm ở ngoài hành lang thì mẹ gọi em vào. Em bối rối không biết là chuyện gì và cũng không nghĩ là chuyện về bài kiểm tra kia. Mẹ hỏi em với anh mắt nghiêm nghị:

-      Hôm thứ Năm con có bài kiểm tra đúng không?

Em không đáp lại mẹ. Em ngạc nhiên không hiểu làm sao mẹ lại biết thì mẹ nói tiếp:

-      Cô giáo chủ nhiệm vừa thông báo cho mẹ biết. Vì sao con lại không nói cho mẹ?

Em thấy mình thật có lỗi với mẹ. Em bật khóc:

-      Mẹ, con xin lỗi mẹ, con... con sợ mẹ buồn nên con không nói cho mẹ biết ạ!

Mẹ nhẹ nhàng nói với em:

-      Con người ai cũng có lúc thất bại con ạ. Dân gian có câu “ Thất bại là mẹ thành công” nghĩa là khi mình thất bại, quan trọng là phải biết sửa chữa lỗi lầm. Con không việc gì phải xấu hổ cả, mẹ tin con, tin con sẽ còn làm tốt hơn nữa. Hãy cố gắng con nhé!

Nghe những lời ấm áp của mẹ, em đã nhận ra lỗi sai của mình. Em nói:

-      Vâng, con biết rồi mẹ ạ, con sẽ cố gắng học tập thật tốt, thật chăm chỉ để xứng đáng là con ngoan của mẹ.

Sau lần ấy, em đã tiến bộ hơn nhiều. Em mãi không quên được lời mẹ dạy hôm ấy, nó khắc ghi mãi trong tim em. Nghĩ về chuyện hôm ấy, em lại càng yêu mẹ hơn, càng nghĩ sẽ cố gắng thật chăm chỉ để xứng đáng làm con của mẹ

4 tháng 2 2021

Ai trong cuộc sống cũng có những tình bạn đẹp mãi mãi chẳng thể nào quên được. Và em cũng vậy. Một trong những tình bạn đẹp nhất của em đó là với bạn An, người bạn đã đồng hành cùng em suốt 5 năm tiểu học. Thật may mắn là nhà An cũng gần nhà em nên chúng em thường xuyên chơi với nhau khi còn nhỏ. Khi vào lớp 1, em và An lại may mắn được học chung một lớp. Từ đó, tình bạn của chúng em cứ thế nảy nở và gắn bó. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng em không chỉ là những người bạn thân thiết của nhau mà còn giúp đỡ nhau rất nhiều trên con đường học tập. Chúng em cùng học, cùng chơi và cùng giúp đỡ nhau học hành và tiến bộ. Khi em có bài khó thì An sẽ giúp em hiểu và làm được. Khi An có vấn đề gì khó khăn thì em sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn. Một trong những kỷ niệm mà em mãi mãi chẳng thể nào quên được với An đó là việc bạn đã từng chạy mưa suốt 5 tiếng đồng hồ để mang bài tập đến cho em. Hôm đó, em sang nhà bà ngoại vì thăm bà ốm nên em đã xin phép cô giáo cho mình được nghỉ học. Thế nhưng hôm đó lớp em học phần kiến thức vô cùng quan trọng và khó nhằn. Ngày mai còn có bài kiểm tra liên quan nữa. Em cảm thấy vô cùng lo lắng không biết phải làm sao. Hôm đó trời còn mưa rất to nữa. Tầm 2 tiếng sau giờ tan học chiều, em thấy có người bấm chuông cửa, em liền chạy ra và thật bất ngờ khi đó là An. Người An ướt nhẹp, tay chân run lẩy bẩy nhưng miệng thì vẫn mỉm cười thật tươi đưa cho em quyển vở rồi nói "Tớ biết cậu lo lắng nên đã bảo bố mẹ rằng tớ sang đây rồi. Cậu yên tâm". Khoảnh khắc ấy em đã suýt khóc. Khoảnh khắc ấy khiến em trân trọng tình bạn quý báu này biết bao nhiêu. Em mời An vào nhà. Sau khi lau người xong, An còn giảng lại bài cho em hiểu. Thật may vì sau đó bạn không bị cảm lạnh Tóm lại, tình bạn của em và An là một tình bạn đẹp và đáng quý biết bao. Dù cho lên cấp hai chúng em học những ngôi trường khác nhau nhưng em vẫn thường xuyên qua nhà bạn chơi và vẫn thân thiết như xưa.

Em tham khảo :

Đề số 3 :

Em rất thích câu chuyện cổ tích “Cây khế”. Em sẽ kể lại câu chuyện này theo lời của nhân vật chú quạ.

    “Trong đợt về cây cổ thu vừa rồi, tôi đã kể chuyến phiêu lưu của tôi cho các cháu tôi nghe. Câu chuyện như sau :

Tôi đang bay trên trời thì khát nước quá, tôi quay đầu xuống thấy cây khế có quả mọng nước, liền đậu xuống ăn. Ăn được năm, sáu quả thì có một cặp vợ chồng nghèo đi ra khỏi căn nhà gỗ và nói :Ngươi ăn hết khế thì chúng tôi lấy gì kiếm sống đây ?Ăn khế trả vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng. Ngày mai hẹn gặp lại ở đây. Tạm biệt! – Tôi nói

Hôm sau, tôi đã chở người chồng đến đảo vàng. Sau khi về căn nhà gỗ ấy, tôi chào và hẹn gặp lại.

1 tháng sau, tôi cũng ra cây khế ấy và định xin vài trái khế. Nhưng tôi không thấy cặp vợ chồng nào nữa và thay vào đó là một người đàn ông to béo. Ông tự xưng là anh trai của người chồng đó và cho tôi ăn vài chục quả rồi tôi cũng nói :

Ăn khế trả vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng. Ngày mai hẹn gặp lại ở đây. Tạm biệt!

Hôm sau, tôi rất ngạc nhiên vì thấy cái túi chín gang mà ông anh đang cầm. Sau khi bỏ hết vàng vào túi, ông còn nhét vào túi áo, túi quần. Trên đường trở về, tôi nói bỏ bớt vàng đi nhưng ổng không chịu. Tôi mỏi quá nên bị nghiêng cánh và giờ đây đã thấy nhẹ hơn. Hóa ra ông anh đã rơi xuống biển và bị chết đuối. Sau đợt đó, cánh của tôi bị đau ê ẩm. Mà đến bây giờ tôi vẫn còn thấy đau.”

  Câu chuyện trên rút cho ta bài học là nếu ta không tham thì ta sẽ sống tốt. Còn nếu ta tham thì ta sẽ phải trả giá cho lòng tham của mình. Giống như câu thành ngữ : “Tham thì thâm” 

8 tháng 11 2018

Mưa và lũ dồn tới.

A: Á đ*! Mưa to zầy thì sao đi hok? 

B: Đ*t  M*! Mày ngu zừa thôi! Lũ ta nghĩ hok ở nhà chơi!

A: tao mún đi hok!

B: mày  bị điên hay khùng zậy? Sao lại thích đi hok. ở đó như địa ngục, có bà phù thủy, có thầy mập địt,....

tao hát cho mày nghe:

" Ai hỏi cháu cháu hok trường lào thế?!

 Lớp thì nghê bn trong lớp thì dê

Cô thì tệ , thầy hịu trưởng bụng phệ

Và đầu mỗi năm đóng tiền là phê "

A: thui đừng hát nữa tao nói:

Bữa tao thấy trên thời sưj, tao ko nghe j hết nhưng tao thấy: có 1 trường bị lụt, có cái ông bộ đụi tới khiêng bàn, mỗi bàn có 1 hok sinh, tao nghĩ nếu lũ tràn vô nhà thề đếu có ai giúp còn trên trường thì có bộ đụi giúp đó! tao thông minh chửa????

B:

!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

30 tháng 10 2017

Đọc những câu chuyện vui là một điều tôi vô cùng yêu thích . Vì mỗi lần đọc , nó giúp tôi vừa để giải trí  sau những giờ phút làm việc và học tập căng thẳng, những câu chuyện ấy cũng là để chia sẻ những bài học ý nghĩa và bổ ích  . Câu chuyện vui mà tôi đã đọc như sau :

Anh chồng nọ mua một con cá về nhà bảo chị vợ nấu, sau đó chạy đi xem phim, chị vợ cũng muốn đi cùng. Anh chồng nói: “Hai người đi xem lãng phí lắm, em cứ nấu cá đi, đợi anh xem xong quay về, vừa ăn vừa kể cho em nghe tình tiết của bộ phim”.
Đợi anh chồng xem phim trở về nhà, không nhìn thấy cá đâu, bèn hỏi chị vợ: “Cá đâu rồi em?”.
Chị vợ kéo ghế, ngồi xuống, cất giọng bình tĩnh: “Em ăn hết cá rồi, nào, lại đây, ngồi xuống em kể cho anh nghe mùi vị của cá”.
Bài học rút ra  : Làm người nên như vậy, bạn đối xử với tôi như thế nào, tôi sẽ đối xử lại với bạn như thế. 

;)

Trong cuộc sống, ai ai cũng gặp vài ba tình huống đáng cười. Riêng tôi, tôi đã gặp không dưới chục lần những chuyện có thể cười cả ngày. Nhưng có một lần, tôi gặp một tình huống cười ra nước mắt!

Gia đình cậu tôi có thể nói là đông con. Các bạn biết rằng, ở quê tôi người ta rất coi trọng con trai, nếu chưa có con trai họ cứ sinh con cho đến khi nào có được một cậu “quý tử” mới thôi. Biết là sinh quá nhiều sẽ không phù hợp với quy định của nhà nước nhưng “phép vua thua lệ làng” biết làm sao đây? Gia đình cậu tôi cũng thế. Cậu đã có ba đứa con gái, đứa nào cũng xinh xắn, học giỏi, ngoan ngoãn nhưng vì chưa có con trai nên cả nhà ai cũng thấy chưa hài lòng. Cách đây nửa năm, mợ tôi sinh một em trai, cả họ nhà tôi mừng lắm!

Thỉnh thoảng, tôi vẫn vào trông em cho cậu. Nhà cậu có một chiếc võng để dỗ trẻ em. Nhưng thật không may, tôi không thể ngồi được võng. Các bạn biết đấy, những người say tàu xe nếu ngồi võng sẽ thấy rất chóng mặt. Vậy là dù thăng bé có khóc toáng lên, tôi vẫn phải ôm nó mà nhún nhẩy dỗ dành. Thêm nữa, em vốn quen năm võng rồi, đặt xuống giường một lúc là nó khóc toáng lên! Chẳng biết làm sao nữa, vậy là dù nó thức hay ngủ, tôi vẫn phải ôm nó khư khư trên tay!

Một hôm, tôi vào trông em cho mợ. Sáng hôm ấy cậu tôi không ra đồng mà ở nhà sửa lại cái cánh cửa. Chiều hôm ấy, tôi có bài kiểm tra tiếng Việt nên vừa trông em vừa nhẩm bài. Thằng bé con đang ngủ ngon lành trên tay tôi, còn tôi đang nhăn trán nhớ lại mấy câu thành ngữ. Đột nhiên, cậu chặt chát một cái vào miếng gỗ, thằng bé giật mình khóc thét. Tôi vẫn đang nhẩm lại câu thành ngữ thấy vậy cũng giật mình nói to lên: “Quýt làm cam chịu!”. Ôi thôi! Thế là cậu tôi quay sang trừng mắt nhìn tôi:

Mày không bế thì thôi, bảo cậu một tiếng cậu nhờ người khác. Con cậu đẻ thì mấy đứa cậu cũng nuôi được không khiến mày nói vào. Đi học mới được tí chữ đã về nói kháy cậu mợ!

Thế là trong khi tôi còn sững người chưa hiểu cậu nói gì thì cậu đã ôm lấy thằng bé con. Trời ạ! Vậy hoá ra, cậu nghĩ tôi nói câu ấy là có hàm ý bảo cậu sinh nhiều con để tôi phải bế chúng nó vất vả, khổ sở. Nào tôi có ý ấy, sự vô tình trùng hợp giữa câu nói trong bài học với hoàn cảnh thực tế đã khiến cậu hiểu nhầm tôi. Nhưng liệu cậu có tin đó chỉ là ngẫu nhiên trùng hợp? Tôi đau khổ, vừa buồn cười vừa ấm ức nhưng vẫn phải cố lấy bộ mặt ăn năn nhất ra xin lỗi cậu.

Tôi biết mình không chủ động gây lỗi trong chuyện này nhưng rõ ràng tôi đã vô ý mà khiến cậu thấy bị xúc phạm. Lần sau, tôi sẽ phải cẩn thận hơn trong mọi tình huống, nhất là cẩn thận với lời nói của mình. Tôi giật mình nhớ đến lời của ai đó đã nói: Một câu nói có thể giết chết một con người!


 

20 tháng 2 2022

Tham khảo

 

Ngày xưa có một người con trai thần Long Nữ tên là Lạc Long Quân thuộc giống rồng. Thân ở dưới nước và ở cả trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và ăn ở.

Ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng hạ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nàng đến thăm vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lại. Hai người gặp nhau, yêu nhau và trở thành vợ chồng.

Ít lâu sau Âu Cơ mang thai và sinh ra một cái bọc trăn trứng, nở ra trăm người con, người nào cũng đều hoàn hảo, đẹp lạ thường.

Lạc Long Quân vì nhớ mẹ và không quen ở trên cạn nên đành từ biệt Âu Cơ và đàn con trở về Thuỷ Cung.

Âu Cơ ở lại nuôi đàn con, tháng ngày chờ đợi Lạc Long Quân trở lại, nhưng nỗi nhớ chồng khiến nàng buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên than thở:

- Sao chàng đành bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?

Lạc Long Quân nói:

- Ta vốn ở miền nước thẳm, nàng thì ở chốn núi cao, nhiều điều khác nhau, khó mà ở cùng nhau một nơi được lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc gì cần giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn, đây là giao ước của vợ chồng, con cái.

Âu Cơ ưng thuận. Trước khi đưa năm mươi con lên núi, nàng nói với chồng:

- Thiếp xin nghe lời chàng. Vợ chồng ta đã sống với nhau thắm thiết, nay phải chia hai, lòng thiếp thật là đau xót.

Lạc Long Quân cũng cố nén nỗi buồn trong buổi chia li, chàng khuyên giải vợ:

- Tuy xa nhau nhưng tình cảm đôi ta không hề phai nhạt, khi nào cần chúng ta lại gặp nhau.

Âu Cơ vẫn quyến luyến, rồi buồn bã nói:

 

- Thiếp rất nhớ chàng và thương các con, biết đến khi nào chúng ta mới gặp nhau.

Lạc Long Quân nắm chặt tay vợ, an ủi:

- Nàng đừng làm mủi lòng ta. Xa nàng và các con lòng ta cũng đau lắm! Âu cũng là mệnh trời, mong nàng hiểu và cảm thông cùng ta.

Âu Cơ và các con nghe theo lời cùng nhau chia tay lên đường.

Lạc Long Quân và các con về nơi biển cả, Âu Cơ đưa các con về đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.

Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam ta đều luôn tự hào mình là dòng dõi con Rồng cháu Tiên, coi tổ tiên mình là vua Hùng.