Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
- Nước nóng ; nước nguội:
Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ Trung đoàn thường hay quát mắng chiến sĩ. Đồng chí này đã từng làm giao thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng Tháng Tám.
Được tin nhân dân phản ánh về đồng chí này, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp, dù đồng chí này có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác.
Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ nên đồng chí trung đoàn vã cả mồ hôi, người như bốc lửa. Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh.
Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:
- Chú uống đi.
Đồng chí cán bộ kêu lên:
- Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.
Bác mỉm cười:
- À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không?
- Dạ có ạ.
Bác nghiêm nét mặt nói:
- Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Vậy nên hòa nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.
Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi và hứa sẽ sửa chữa.
Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ là 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.Cũng về giờ giấc, trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí sĩ quan cấp tướng đến làm việc với Bác chậm 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được.
Bác bảo:
- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủ động”.
Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp.
Bác hỏi:
- Chú đến muộn mấy phút?
- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!
- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.
Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Sắp đến giờ lên đường bỗng trời đổ mưa xối xả. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí còn đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác… Nhưng bác không đồng ý:
- Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì đến bao giờ? Thà chỉ mình bác và vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp phải chờ uổng công!.
Thế là Bác lên đường đến thăm lớp chỉnh huấn đúng lịch trình trong tiếng reo hò sung sướng của các học viên…Bác Hồ của chúng ta quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời Bác không để bất cứ ai đợi mình. Sự quý trọng thời gian của Bác thực sự là tấm gương sáng để chúng ta học tập.
Sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương
(Sao Diêm Vương thì mình nghe nói là đến năm bao nhiêu đấy nó ko được công nhận là hành tinh)
Ngày xửa, ngày xưa, ở xã Nam Mẫu, thuộc địa phận tỉnh Bắc Cạn, người ta mở hội cúng Phật để cầu phúc. Bỗng xuất hiện một bà lão ăn xin không rõ từ đâu tới. Bà cụ gầy còm, lở loét như người bị bệnh phong. Đi tới đâu, bà cũng thều thào mấy tiếng nghe thật tội nghiệp:
“ Đói! Đói lắm các ông ơi, các bà ơi !” Thế mà bà đi đến đâu, mọi người cũng đều lảng tránh bà, thậm chí bà còn xua đuổi nữa.
Thật may cho bà cụ. Bà gặp được hai mẹ con một bà góa đi chợ về. Thấy bà cụ tội nghiệp quá, hai mẹ con đưa bà về lấy cơm nguội cho ăn rồi xếp chỗ ngủ cho bà cụ.
Đêm hôm ấy, hai mẹ con thấy chỗ bà cụ nằm bỗng sáng rực lên. Một con giao long to lớn nằm cuộn mình ở đấy. Cả hai rụng rời kinh hãi đành nằm im không động đậy, phó mặc cho số phận. Sáng hôm sau tỉnh dậy, chỗ nằm vẫn là bà cụ gầy còm, còn giao long thì đã biến mất. Bà cụ sửa soạn ra đi. Trước lúc tạm biệt hai mẹ con, bà cụ nói: “Vùng này sắp có một trận lụt lớn, ta cho hai mẹ con gói tro này, nhớ rắc ngay xung quanh nhà mới tránh được tai họa”. Người mẹ thấy lạ, vội hỏi: “ Vậy dân làng sẽ chết hết, làm sao để cứu họ, hở cụ?”. Bà cụ nhặt một hạt thóc cắn vỡ ra rồi đưa cho hai mẹ con và dặn: “Hai mảnh vỏ trấu này sẽ giúp mẹ con chị làm việc thiện.” Nói rồi, bà cụ biến mất.
Tối hôm đó, lúc mọi người đang lễ bái thì bỗng nhiên có một dòng nước phun lên kèm theo một tiếng nổ long trời lở đất. Tất cả nhà cửa ruộng vườn đều chìm trong biển nước. Duy chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con vẫn bình yên vô sự. Nước dâng lên bao nhiêu thì nền nhà dâng cao bấy nhiêu. Thấy cảnh dân làng bị nước lũ cuốn trôi, hai mẹ con rất đau đớn, xót xa. Chợt nhớ đến hai mảnh vỏ trấu bà cụ đưa cho, hai mẹ con liền lấy ra thả xuống nước. Kỳ lạ thay, hai mảnh vỏ trâu bỗng hóa thành hai chiếc thuyền lớn. Hai mẹ con mừng quá, vội lên thuyền chèo đi khắp nơi cứu người bị nạn. .
Chỗ đất bị sụt lở ấy đã biến thành cái hồ lớn mà ngày nay ta gọi là hồ Ba Bể. Cái nền nhà của hai mẹ con bà góa trở thành một hòn đảo nhỏ và được gọi là hòn Bà Góa.
Ngày xưa ở Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kan, người ta mở hội cúng Phật. Ai cũng lo làm việc tốt đề cầu phúc. Bỗng nhiên hôm ấy xuất hiện một bà lão ăn xin, người gày còm lở loét, trông thật gớm ghiếc. Bà đi đến đâu cũng phều phào mấy tiếng : "Đói lắm các ông các bà ơi"
Bà đi đến đâu cũng bị mọi người xua đuổi. Khi đến ngã ba, bà gặp được hai mẹ con bà góa đi chợ về. Người mẹ thấy bà lão tội nghiệp quá bèn đưa bà cụ về, cho bà cụ ăn rồi mời bà nghỉ lại. Tối hôm ấy hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên và xuất hiện con giao long to lớn đang cuộn mình ở đấy. Me con bà vô cung kinh sợ đành nhắm mắt phó mặc cho số phận.
Sáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con chẳng thấy con giao long đâu cả. Chỗ ấy vẫn là bà cụ gầy yếu. Bà sửa soạn ra đi. Trước lúc từ biệt, bà lão nói với hai mẹ con : "Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn chết chìm. Bà lão liền nhặt một hạt thóc cắn vỡ ra, đưa cho mẹ con bà góa hai mảnh vỏ trấu, nói :' Hai mảnh vỏ trấu này giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện". Nói rồi, bà lão biến mất. Hai mẹ con vội vàng làm theo những điều bà lão dặn
Tối hôm đó, khi mọi người đang lễ bái thì bỗng có một cột nước từ dưới đấy phun lên kèm theo tiếng nổ dữ dội, nhà cửa, người vật đều chìm nghỉm trong biển nước. Duy chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con bà góa vẫn còn. Nước dâng lên bao nhiêu thì nền nhà ấy cao lên bấy nhiêu. Thấy dân làng bị chìm trong lũ lụt, nhớ lời bà lão dặn, hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu thả xuống nước. Lạ thay, hai mảnh vỏ trấu biến thành hai chiếc thuyền lớn. Thế rồi hai mẹ con vội chèo thuyền đi khắp nơi cứu dân làng.
Vùng đất bị sụt lở ấy hiện nay biến thành một cái hồ rộng lớn gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa.
Tôi tên là Nguyễn Hiền, con của một gia đình nông dân nghèo khó. Giống các bạn cùng trang lứa, tôi rất thích thả diều. Lúc còn bé tí, tôi đã biết làm lấy diều để chơi.
Năm tôi lên sáu tuổi, cha cho tôi theo học một thầy đồ trong làng. Thầy đồ kinh ngạc khi thấy tôi học đến đâu hiểu đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, tôi thuộc làu hai mươi trang sách mà vẫn còn thì giờ chơi diều.
Sau vì nhà túng thiếu quá, tôi đành phải bỏ học. Ban ngày đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, tôi cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài tôi mới mượn vở về nhà học. Không có tiền mua đèn sách như các bạn nên sách của tôi là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ và đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của tôi vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, tôi viết bài vào lá chuối khô rồi nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Thầy khen bài của tôi chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò khác.
Thế rồi vua mở khoa thi. Tôi cũng ghi danh tham dự và đã đỗ Trạng Nguyên lúc mới mười ba tuổi. Mọi người gọi tôi là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam.
Trong những truyện đã đọc ở tiểu học, tôi thích nhân vật Nguyễn Hiền trong câu chuyện Ồng Trạng thả diều, tôi kể các bạn nghe nhé!
"Ngày xưa, có một gia đình nghèo sinh ra một chú bé tên là Nguyễn Hiền.
Từ bé, chú đã biết tự dán lấy diều để chơi. Chú thích chơi diều đến nỗi người làng bảo chú là sinh ra với cánh diều.
Năm lên sáu tuổi, chú được bố mẹ cho theo học một ông thầy ở trong làng. Chú có một trí nhớ khác thường. Nghe giảng bài đến dâu chú nhớ và thuộc ngay đến đấy. Một hôm, thầy kinh ngạc thấy chú học thuộc mỗi ngày những hai mươi trang sách mà chú vẫn có thì giờ thả diều.
Được ít lâu, gia đình quá túng thiếu, chú đành phải thôi học, ở nhà giúp đỡ bố mẹ.
Từ đó, ngày nào chú cũng dậy sớm, làm hết công việc trong nhà rồi tranh thủ đi cắt cỏ, cho trâu ăn no, để kịp giờ đến lớp học ở trường làng nghe nhờ. Bất cứ trời mưa nắng thế nào, thầy giáo cũng thấy một chú bé chặn trâu đứng ngoài cửa lớp chăm chú nghe giảng.
Ban ngày thì thế, tôi đến dọn dẹp xong việc nhà, chú tìm đến nhà bạn, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn sách để học. Những đêm không trăng, người, ta thấy chú cầm đèn soi từng dòng chữ. Đèn của chú, chú tự làm lấy bằng chiếc vỏ trứng gà và mấy con đom đóm.
Ngoài cuốn vở học bằng mảnh lá chuôi phơi khô, chú còn rất nhiều vở tập viết khác, lúc là lưng trâu, lúc là nền tro, nền cát san bằng. Bút của chú cũng chỉ là ngón tay, chiếc que hay mảnh gạch vỡ.
Mỗi khi có kì thi ở trường, chú cũng làm bài và nhờ bạn nộp xin thầy chấm. Bài của chú viết trên lá chuối khô, xem xong thầy sửng sốt thấy chữ chú đã đẹp, văn chú lại hay, vượt xa tất cả những học trò của thầy.
Bận làm, bận học như thế, nhưng trên bầu trời quê hương chú, luôn có cánh diều của chú thả. Chú tìm nhựa cây, nhựa sung phết cánh diều rất khéo, luộc tre nối dây rất chắc, cho nên diều của chú vừa to, vừa bay cao. Đặc biệt chú khoét sáo rất khéo nên tiếng sáo diều của chú vừa trong trẻo vừa véo von trầm bổng.
Tiếng tăm chú bé học giỏi được đồn đại ngày một xa. Tuy thế, mọi người vẫn rất ngạc nhiên khi được tin trong một khoa thi, chú đỗ Trạng Nguyên.
Năm đó ông trạng Nguyễn Hiền - chú bé nổi tiếng ham học mà mê thả diều mới mười ba tuổi."
Câu chuyện Ông trạng thả diều nhằm ca ngợi một danh nhân ở nước ta đó là ông Nguyễn Hiền, người học giỏi, biết cách vui chơi, mới mười ba tuổi đã đỗ Trạng Nguyên (đời Trần Nhân Tông).
Tham khảo
mình cũng chả biết mình chỉ biết là viết heo bố cục 3 phần
Ngày xưa, có một cậu bé tên là Tích Chu. Bố mẹ Tích Chu mất sớm, Tích Chu ở với bà. Hàng ngày bà phải làm việc quần quật để kiếm tiền nuôi Tích Chu, có thức ăn gì ngon bà cũng nhường cho h Chu. Ban đêm khi Tích Chu ngủ thì bà thức để quạt. Thấy bà thương Tích Chu, có người nói với bà:
- Bà ơi! Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Lớn lên thể nào Tích Chu cũng không bao giờ quên ơn bà đâu.Thế nhưng Tích Chu lớn lên lại chẳng thương bà. Bà thì làm việc vất vả, còn Tích Chu thì suốt ngày rong chơi với bạn bè. Vì làm việc mệt nhọc, ăn uống lại kham khổ nên bà bị ốm. Bà lên cơn sốt nhưng chẳng ai trông nom. vì Tích Chu còn mải rong chơi với bạn bè. Một buổi trưa, trời nóng nực, cơn sốt lên cao, bà khát nước quá liền gọi:
- Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước nào. Bà khát khô cả cổ rồi!
Bà gọi một lần… hai lần… rồi ba lần… nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Khi Tích Chu về nhà thì thấy bà đã hóa thành con chim và vỗ cánh bay lên trời. Tích Chu hoảng quá kêu lên:
- Bà ơi, bà đi đâu? Bà ở lại với cháu. Cháu sẽ mang nước cho bà. Bà ơi!
- Cúc… cu… cu! Cúc… cu…cu! Chậm mất rồi cháu ạ. Bà khát quá, không thể chụi nổi, phải hóa thành con chim để bay đi kiếm nước. Bà đi đây! Bà không về với cháu nữa đâu!
Nói rồi chim vỗ cánh bay đi. Tích Chu vội chạy theo bà, cứ nhằm theo hướng chim bay mà chạy. Cuối cùng Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Tích Chu gọi:
- Bà ơi! Bà trở về với cháu đi. Cháu sẽ đi lấy nước cho bà. Cháu sẽ giúp đỡ bà. Cháu sẽ không làm cho bà buồn nữa đâu!
- Cúc… cu… cu, muộn quá rồi cháu ơi! Bà không trở lại được nữa đâu!
Nghe tiếng chim nói, Tích Chu òa lên khóc. Tích Chu thương bà và hối hận lắm. Giữa lúc đó một bà Tiên hiện ra. Bà Tiên bảo Tích Chu:
- Tích Chu ơi! Nếu cháu muốn cho bà cháu trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối Tiên cho bà cháu uống. Đường lên suối Tiên xa lắm, cháu có đi được không?
Cậu bé Tích Chu mừng rỡ vô cùng, vội vàng hỏi đường đến suối Tiên, rồi chẳng một phút chần chừ, Tích Chu hăng hái đi ngay. Tích Chu chạy mãi, chạy mãi vượt qua bao nhiêu rừng núi hiểm trở, cuối cùng Tích Chu cũng đến được suối tiên. Chú vội vàng lấy đầy bình nước mang về cho bà. Về đến nhà Tích Chu gọi to:
– Bà ơi! Bà ơi! Cháu mang nước về cho bà rồi đây. Bà mau uống đi.
Vừa được uống nước bà Tích Chu trở lại thành người. Tích Chu ôm chầm lấy bà vừa khóc vừa nói:
– Bà ơi! Cháu biết lỗi rồi, từ nay trở đi cháu sẽ luôn ở bên và chăm sóc bà.
Từ đấy, cậu bé Tích Chu hết lòng yêu thương chăm sóc bà. Hai bà cháu lại chung sống hạnh phúc bên nhau.
Cấp hai vào siêu thị với mẹ. Mẹ bảo mặc chồng quần vô thử cho nhanh vì lúc đó mình mặc quần thun. Thấy cũng đẹp. Đến khi cởi ra ai cũng hết hồn nhìn mình. Nhìn xuống phát hiện mình cởi mẹ luôn cả cái quần thun đang mặc. Nghĩ lại gớm quá gớm !!!
Trong năm 1866, tàu của một số quốc gia phát hiện ra một con quái vật biển bí ẩn, mà một số cho thấy là một con cá voi khổng lồ. Chính phủ Hoa Kỳ khởi động một cuộc thám hiểm trên biển để tìm và tiêu diệt con quái vật. Giáo sư Pierre Aronnax, nhà sinh học biển và người kể chuyện của người Pháp, người đang ở New York vào thời điểm đó, nhận được lời mời đến phút cuối cùng tham gia cuộc thám hiểm mà ông chấp nhận. Thợ săn cá voi của Canada - Ned Land và hộ tống trung thành của Aronnax - Conseil cũng được đưa lên tàu.
Chuyến thám hiểm khởi hành Brooklyn trên tàu hải quân của Hải quân Hoa Kỳ Abraham Lincoln và đi về phía nam quanh Cape Horn đến Thái Bình Dương . Con tàu tìm thấy con quái vật sau một cuộc tìm kiếm dài và sau đó tấn công con quái vật, làm hỏng bánh lái. Ba nhân vật chính sau đó được ném xuống nước và nắm giữ "cái ẩn" của sinh vật, mà họ tìm thấy, đến ngạc nhiên của họ, là một tàu ngầm rất xa thời đại của nó. Họ nhanh chóng bị bắt và mang vào bên trong tàu, nơi họ gặp người sáng tạo bí ẩn và chỉ huy, thuyền trưởng Nemo .
Phần còn lại của câu chuyện đi theo những cuộc phiêu lưu của những nhân vật chính trên chiếc tàu đó - chiếc tàu ngầm , chiếc Nautilus - được xây dựng bí mật và giờ đây đi lang thang khắp vùng biển không có bất kỳ chính phủ nào. Động lực của thuyền trưởng Nemo ngụ ý là sự khát khao về tri thức khoa học và là mong muốn trả thù cho nền văn minh của dân Do Thái . Nemo giải thích rằng tàu ngầm của ông được cung cấp điện và có thể thực hiện nghiên cứu sinh học biển tiên tiến; ông cũng nói với hành khách mới của mình rằng mặc dù ông đánh giá cao cuộc trò chuyện với một chuyên gia như Aronnax, duy trì sự bí mật của sự tồn tại của ông không bao giờ để chúng để lại. Aronnax và Conseil bị mê hoặc bởi những cuộc phiêu lưu dưới nước, nhưng Ned Land chỉ có thể nghĩ đến trốn thoát.
Họ đến thăm nhiều nơi dưới đại dương, một số thế giới thực và những người khác hư cấu. Các du khách đã chứng kiến những san hô thực sự của Biển Đỏ , những vụ va chạm của trận Vigo Bay , các kệ băng ở Nam Cực , cáp điện báo Transatlan và vùng đất ngập nước huyền thoại của Atlantis . Du khách cũng sử dụng bộ đồ lặn để săn cá mập và sinh vật biển khác bằng súng không khí và có tang lễ dưới nước cho một thành viên phi hành đoàn đã chết khi một tai nạn xảy ra trong điều kiện bí ẩn bên trong Nautilus . Khi Nautilusquay trở lại Đại Tây Dương , một gói "poulpes" (thường được dịch là mực khổng lồ , mặc dù trong tiếng Pháp "poulpe" có nghĩa là " bạch tuộc ") tấn công tàu và giết chết một thành viên phi hành đoàn.
Trong suốt câu chuyện, Thuyền trưởng Nemo được cho là đã bị lưu đày khỏi thế giới sau một cuộc chạm trán với các lực lượng chiếm đóng đất nước ông có những ảnh hưởng tàn phá đối với gia đình ông. Không lâu sau vụ tai nạn, Nemo đột nhiên thay đổi thái độ của mình đối với Aronnax, tránh anh ta. Aronnax không còn cảm thấy như vậy nữa và bắt đầu thông cảm với Ned Land. Gần cuối cuốn sách, Nautilus bị tấn công bởi một tàu chiến của một số quốc gia đã làm Nemo bị ảnh hưởng. Némo hận thù và trả thù, Nemo bỏ qua những lời cầu khẩn của Aronnax cho lòng thương xót. "Aronnax - biệt danh Nemo" của Aronnax - đã phá hủy con tàu, đập nó ngay dưới đường nước, và do đó chìm nó xuống tận đáy biển, khiến cho Aronnax kinh hoàng khi nhìn chiếc tàu chìm vào vực thẳm. Nemo cúi đầu trước hình ảnh của vợ và con của mình và rơi vào tình trạng trầm cảm sâu sắc sau cuộc gặp gỡ này. Trong vài ngày sau đó, tình hình của các nhân vật chính sẽ thay đổi. Không ai dường như ở trên tàu nữa và Nautilus di chuyển ngẫu nhiên. Ned Land thậm chí còn chán nản hơn, Conseil lo sợ cho cuộc đời của Ned, và Aronnax, kinh hoàng trước những gì Nemo đã làm cho con tàu, cũng không thể chịu đựng được tình huống này. Một buổi tối, Ned Land thông báo một cơ hội để trốn thoát. Mặc dù Aronnax muốn rời khỏi Nemo, người mà giờ đây anh đang kinh hoàng, anh vẫn muốn gặp anh lần cuối. Nhưng anh ta biết rằng Nemo sẽ không bao giờ để anh ta trốn thoát, vì vậy anh ta phải tránh gặp anh ta. Tuy nhiên, trước khi trốn thoát, anh ta đã nhìn thấy anh ta lần cuối cùng (mặc dù bí mật), và nghe anh ta nói "Ôi, thế là đủ rồi, đủ rồi!". Aronnax ngay lập tức đi đến gặp bạn bè của mình và họ đã sẵn sàng để trốn thoát. Nhưng trong khi họ nới lỏng chiếc thuyền, họ phát hiện ra rằng Nautilus đã lạc vào xoáy nước Moskenstraumen, thường được gọi là "Maelstrom". Họ tìm cách trốn thoát và tìm nơi ẩn náu trên một hòn đảo gần bờ biển Na Uy, nhưng số phận của Nautilus và thuyền trưởng Nemo vẫn còn là bí ẩn.
Mình nghĩ bạn có thể viết bài : Cây khế được đấy
Cái giếng nước
Một vị thiền sư đi ngao du thiên hạ, khi đến một vùng núi nọ thì bị ốm nặng. Ông được một bà goá là chủ quán trà cứu và đưa về nhà chăm sóc. Mặc dù không biết tung tích vị thiền sư, quán nghèo thưa thớt khách, không có tiền nhưng người phụ nữ vẫn tận tình chăm sóc và cứu chữa cho ông.
Hơn 3 tháng ròng vị thiền sư mới bình phục. Cảm động ân tình của bà chủ quán, vị thiền sư trước khi rời đi dành một tuần liền để đào một cái giếng cạnh quán cho bà goá tiện dùng nước, không phải ra tận suối gánh nữa.
Không ngờ, từ khi dùng nước giếng mà vị thiền sư đã đào để pha trà bán, trà của bà goá có mùi thơm thật đặc biệt và vị của trà cũng rất ngon. Ai uống một lần cũng phải quay lại. Tiếng lành đồn xa, quán trà của bà goá khách đến đông nườm nượp. Người đàn bà goá trở nên giàu có từ đó.
Ít lâu sau, vị thiền sư có dịp ghé qua quán để thăm lại ân nhân của mình, thấy cơ ngơi khang trang, vị thiền sư rất mừng cho bà goá. Khi hỏi về giếng nước, bà goá than phiền với thiền sư: “Giếng nước này tốt lắm, có điều nước cạn liên tục, vài ngày mới lại đầy nên tôi chẳng bao giờ đủ để bán cho khách”. Vị thiền sư nghe xong lắc đầu, nói: “Không tốn kém gì cả, từ nguồn nước trời cho rồi kiếm ra nhiều tiền mà bà vẫn không thấy hài lòng ư?” .
Ông viết lên tường một câu: “Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế!” rồi lẳng lặng quay đi, không bao giờ quay trở lại quán nữa. Giếng nước từ ấy cũng cạn dần.
Nội dung rút ra: Chúng ta phần lớn giống như bà goá kia, không bao giờ hài lòng với cái mình có mà thường đứng núi này trông núi nọ. Chúng ta thường hay so sánh, hay mong ước viển vông mà quên vui hưởng hiện tại của mình.