Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có lẽ trong họ hàng nhà cát, chúng tôi có được diễm phúc hơn. Từ khi đẻ ra tụi tôi đã vàng óng, cứng rắn và lớn hơn những hạt cát thường. Nhiều lúc nhìn những chú gió nghịch ngợm cuốn bà con chúng tôi thành từng cột xoáy và thả tứ tán vào không trung, chúng tôi lại ngậm ngùi.
Những người dân ở đây gọi nơi ở chúng tôi là mỏ cát. Và hàng ngày chúng tôi luôn phải giã từ nhau để lên đường đi khắp miền xuôi ngược. Đặc biệt là đến các công trường xây dựng… Có ai nghĩ rằng, những hạt cát bé tí và rời rạc như chúng tôi lại là nguyên liệu chính cùng với xi măng và gạch tạo dựng những ngôi nhà nguy nga mĩ lệ bên bờ biển này không?
Biển ồn ào nhưng không có ích gì, còn cát thì hi sinh thầm lặng cho cuộc đời
Thật buồn cười, khi còn là hạt cát chưa được ai dùng tới, chúng tôi luôn buồn rầu vì nghĩ mình vô dụng. Hàng ngày, chúng tôi nghe và thấy những lớp sóng bạc đầu của biển đổ vào bờ mang theo những âm thanh rì rào, ầm ĩ không thôi. Chúng tôi cũng từng nghĩ rằng chắc có lẽ sóng biển làm nên bao điều lớn lao và hữu ích lắm cho nên chúng mới nô đùa vui vẻ với gió và ưa làm ướt chúng tôi để chọc đùa, trêu cợt. Tôi càng buồn khi nghĩ rằng minh sinh ra trên đời, sống thật là vô tích sự, chẳng làm hại ai nhưng cũng chẳng có ích cho ai. Cứ nhìn những hạt cát chới với trên không trung khi một trận gió nghịch ngợm cuốn đi, tôi và chúng bạn tôi không khỏi tủi thân.
Nhưng điều bất ngờ đã xảy ra, một hôm chúng tôi lên đường đến công trường xây dựng. Nghe tiếng máy nổ, thấy ánh lửa hàn và không khí tưng bừng náo nhiệt của những người thợ. Chúng tôi cũng vui lây, thế rồi chúng tôi được trộn với xi măng, chúng tôi theo giàn giáo lên bầu trời xanh và giờ đây chúng tôi đã bám rất chắc với nhau nhờ bàn tay của các bác thợ xây
Ngày, chúng tôi đón ánh mặt trời sớm nhất, và tối chúng tôi tha hồ ngắm nhìn các vì sao lấp láy suốt đêm. Chúng tôi cũng không bực mình bởi những chú gió ưa lang thang cà khịa. Chúng tôi lại nghe những con sóng hợm hĩnh kể lể đủ thứ chuyện về những cuộc phiêu lưu của chúng ở ngoài khơi. Nhất là những ngày dông gió, sóng kết bạn với những trận cuồng phong gào thét ầm ĩ và sau khi lồng lộn mệt nhọc, chúng kể cho mọi người nghe về việc nhấn chìm được những chiếc thuyền vô tội của những ngư dân đi đánh cá không kịp về. Những hạt cát chúng tôi thấy mình rất đáng tự hào. Chúng tôi không hề làm hại ai mà chỉ mang đến sự hữu ích cho đời mà thôi. Chúng tôi tự hào không chỉ thấy vai trò lặng lẽ của mình thật có ích mà càng tự hào khi biết rằng họ hàng mình có mặt khắp nơi. Chẳng hạn tối qua những chiếc li pha lê đẹp tuyệt trần đã nhận họ hàng với chúng tôi. Tấm kiếng ở các tủ đựng quần áo để cho bao nhiêu giai nhân soi mình cũng nói rằng chúng là những hạt cát mà nên.
Thì ra cát chúng tôi không chỉ để mà xây dựng. Khi được nấu trong lò nung và được bàn tay khéo léo của con người chúng tôi là những li tách, là bao nhiêu đồ vật bằng thủy tinh quý giá nữa đấy.
Nhìn biển xanh ngút ngàn ngoài xa, chúng tôi lại nghĩ về niềm hạnh phúc của những hạt cát ở đáy biển đang nằm trong lòng một con trai. Hạt cát ấy tương lai sẽ là một hòn ngọc tuyệt vời. Hòn ngọc ấy sẽ là đồ trang sức, sẽ là vật quý hiếm mà bao nhiêu kẻ thèm muốn, ước mơ…
Hóa ra những hạt cát ngỡ như tầm thường vô dụng như chúng tôi không đến nỗi nào. Tôi muốn nhắn nhủ những bạn còn lại ở dưới kia rằng: Đừng buồn và tuyệt vọng, đừng nghe những lời nói khinh khi và ba hoa của sóng. Hãy nghĩ rằng sẽ có ngày mình có ích rất nhiều cho con người.
Và chúng ta chẳng bao giờ cô đơn đâu. Bất cứ chốn nào chúng tôi cũng gặp họ hàng của mình trong đủ mọi hình hài, đủ các sắc màu.
– "Cần gì phải ầm ĩ lên như sóng, chúng mình im lặng nhưng giúp ích nhiều cho đời hơn trăm triệu lần những con sóng ba hoa…". Tôi nghe tiếng nói ấy phát ra từ các luồng ánh sáng đủ sắc màu của những bóng đèn chùm bằng thủy tinh lửng lơ trong khách sạn….
Đoạn văn kể về việc Sọ Dừa chăn bò giỏi. Điều này được giải thích:
+ Dù là người có thân hình dị dạng, Sọ Dừa vẫn làm được công việc của mình
+ Hoàn thành công việc: lúc nào đàn bò cũng no căng bụng
+ Ngay cả phú ông cũng phải thán phục
→ câu chủ đề: Cậu chăn bò rất giỏi.
. Chuyện Thánh Gióng kể về
. - Cậu bé làng Gióng.
- Thời Hùng Vương thứ sáu.
- Thánh Gióng đã đánh tan giặc Ân cứu nước.
- Diễn biến sự việc :
+ Ra đời kì lạ.
+ Lớn bổng phi thường.
+ Đánh giặc.
+ Về trời.
- Kết quả :
+ Gióng tiêu diệt giặc. + Bay về trời
. - Ý nghĩa :
+ Gióng tiêu biểu cho người anh hùng đánh giặc cứu nước.
+ Là biểu tượng lòng yêu nước cho ý thức và hành động quật khởi chống ngoại xâm.
+ Gióng mang trong mình nhiều nguồn sức mạnh
. - Truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng xem phần ý nghĩa trên.
- Liệt kê các sự việc theo thứ tự.
+ Ra đời kì lạ.
+ Tiếng nói đầu tiên xin đánh giặc.
+ Gióng đòi ngựa, giáp, roi sắt.
+ Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi Gióng.
+ Gióng lớn nhanh thành tráng sĩ.
+ Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre đánh giặc.
+ Thắng giặc, Gióng cởi bỏ giáp sắt, bay về trời
. - Đặc điểm của phương thức tự sự :
+ Trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc khác rồi kết thúc.
+ Nó thể hiện một hay nhiều ý nghĩa
. + Mục đích giao tiếp của tự sự là :
++Giải thích sự việc.
++ Tìm hiểu về con người, bày tỏ thái độ khen chê.
- Truyện Thánh Gióng cho ta biết :
+ Thời Hùng Vương thứ sáu
+ Có 1 cậu bé ở làng Gióng
+ Thánh Gióng đã đánh tan giặc Ân cứu nước
- Diễn biến sự việc :
+ Sự ra đời kì lạ của Gióng
+ Lớn bỗng phi thường
+ Đánh giặc
+ Về trời
- Kết quả :
+ Gióng tiêu diệt giặc
+ Cưỡi ngựa bay về trời
- Vì : Gióng là tấm gương tiểu biểu cho người anh hùng đánh giặc cứu nước . Là biểu tượng cho lòng yêu nước có ý thức và hành động chống giặc ngoại xâm .
* Các sự việc trong truyện được sắp xếp theo thứ tự sau:
1. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.
2. Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc.
3. Thánh Gióng lớn nhanh như thổi.
4. Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc.
5. Thánh Gióng đánh tan giặc
6. Thánh Gióng lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời.
7. Vua lập đền thờ phong danh hiệu.
8. Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.
* Trong các sự việc trên thì:
- Sự việc 1 là sự việc mở đầu.
- Các sự việc từ 2 đến 7 là sự việc diễn biến.
- Sự việc 8 là sự việc kết thúc.
* Từ thứ tự các sự việc trên ta có thể suy ra đặc điểm của phương thức tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
Chúc bạn học tốt
Làm cho con thích đến trường, thích đi học; phát triển ngôn ngữ cho con; bảo vệ hình ảnh của thầy cô giáo trước mặt con... là những việc quan trọng nhằm giúp trẻ tự tin vào lớp 1.
Có thể nói đi học lớp 1 là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ vì trẻ chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo sang hoạt động học tập là chủ đạo của học sinh ở trường tiểu học.
Ở trường Tiểu học, học là hoạt động chủ đạo và bắt buộc, không thích cũng phải học, học phải tạo ra sản phẩm (phải hoàn thành các nhiệm vụ học tập, làm bài tập, trả lời câu hỏi... theo tiến độ của cả lớp). Vì vậy cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học lớp 1 cho trẻ để giúp trẻ thành công ngay từ những ngày đầu, tuần đầu của lớp 1, để trẻ tự tin và thích được đi học lớp 1.
Hiện nay có hai quan điểm của các bố mẹ có con chuẩn bị đi học lớp 1. Thứ nhất cho rằng không cần chuẩn bị gì, cứ để trẻ phát triển tự nhiên. Điều này dễ làm cho trẻ có những hẫng hụt tâm lý vì đi học lớp 1 hoàn toàn khác với việc đi học mẫu giáo. Ở trường mẫu giáo “cô là mẹ và các cháu là con”. Cháu có thể đi muộn giờ so với quy định, cháu khóc cô có thể ôm ấp vỗ về.
Nhưng ở lớp 1, trẻ phải đến lớp đúng giờ (vì muộn giờ sẽ ảnh hưởng đến tiết học, đến những trẻ khác...). Ở lớp 1, thầy cô giáo có yêu thương trẻ đến mấy cũng không thể có nhiều thời gian ôm ấp từng trẻ vì phải hỗ trợ học sinh học tập, điều khiển lớp học theo tiến độ của lớp mình và các lớp khác, rồi phải đánh giá, nhận xét trẻ trong quá trình học. Nói cách khác, chấp hành nội quy, quy định nhà trường, thiết lập quan hệ với giáo viên, hoàn thành các bài tập khi đến lớp... là những khó khăn đối với trẻ khi bắt đầu đi học lớp 1 nên không thể không chuẩn bị tâm lý cho trẻ đến trường.
Chuyển từ môi trường mẫu giáo sang lớp 1, trẻ còn rất nhiều bỡ ngỡ.
Quan điểm thứ hai, chuẩn bị cho trẻ đến trường là chuẩn bị cho trẻ đọc thông viết thạo trước khi đi học lớp 1. Nhiều phụ huynh cho rằng như vậy con mình sẽ học giỏi ở lớp 1. Thực ra đây là quan niệm chưa thật sự đúng đắn. Đọc thông, viết thạo là nhiệm vụ của các thầy, cô giáo lớp 1 trong 35 tuần học chứ không phải là nhiệm vụ của các cô mẫu giáo. Khi biết đọc, viết trước trẻ rất chủ quan trong học tập và rất dễ vi phạm nội quy của lớp học. Vì trẻ không hứng thú và muốn chứng tỏ cho thầy cô, các bạn biết mình đã biết điều đó, dẫn đến mất tập trung trong giờ học.
Hơn nữa, khi các ngón tay trẻ chưa đạt đến độ cứng vững nhất định mà phải viết sớm thì khi vào lớp 1 trẻ rất sợ viết. Đó là chưa nói đến việc rất có thể trẻ sẽ cầm bút không đúng cách dẫn đến tình trạng lên học lớp 1 khó có thể sửa được nên trẻ sẽ viết chậm và xấu.
Vậy chuẩn bị tâm lý cho trẻ đi học lớp 1 như thế nào là đúng?
1. Cần làm cho con thích đến trường, thích được đi học lớp 1
Điều đầu tiên cần chuẩn bị cho trẻ lòng ham thích đến trường, thích được đi học lớp 1. Tất nhiên, trẻ mới ham thích vẻ bề ngoài của người học sinh như thích cặp sách mới, thích có bàn học mới, thích bộ đồng phục, thích có anh chị lớp trên đón vào trường... Nhưng đó là điều rất cần cho trẻ khi đến trường. Các phụ huynh cần kích thích sự hiểu biết, lòng ham thích đi học của con, tránh làm cho trẻ sợ đến trường.
Ví dụ nên kể những câu chuyện thú vị về trường Tiểu học để khơi dậy sự tò mò và mong muốn được đến trường. Với những câu hỏi mà trẻ rất quan tâm, nên nói với trẻ rằng: “Đến trường, con sẽ được biết”. Không đưa nhà trường, cô giáo ra để dọa trẻ, tạo lập cho con một không gian học gọn gàng, sạch sẽ, hãy để con tự lựa chọn bàn học, tủ sách theo sở thích. Từ đó con sẽ thích ngồi vào bàn học và luôn có ý thức giữ gìn, chăm chút cho góc học tập của mình.
2. Hãy giúp con trở thành người chiến thắng ngay từ vạch xuất phát
Lớp 1 nói riêng và bậc tiểu học nói chung là bậc học nền tảng trong giáo dục phổ thông. Thành công trong học tập ở bậc tiểu học là cơ hội lớn cho trẻ thành công ở bậc học tiếp theo. Tâm lý chung của con người là muốn được động viên, khen ngợi, không ai muốn bị chê, bị nói xấu. Vì vậy, bố mẹ cần giải thích, động viên, khích lệ trẻ khi chuẩn bị đi học lớp 1, không dọa dẫm, trách phạt trẻ nhiều làm cho trẻ nản chí.
Ví dụ khi trẻ vào lớp 1, các vị phụ huynh khi đón con nên bắt đầu bằng những câu hỏi như: Ở trường hôm nay có gì vui? Điều gì làm con thích thú?... Không mắng trẻ khi chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập mà nên tìm hiểu nguyên nhân và khích lệ để giúp trẻ học tốt hơn.
3. Cần phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Chuẩn bị vốn ngôn ngữ cho trẻ khi đi học lớp 1 vô cùng quan trọng. Vốn ngôn ngữ của trẻ khi đi học lớp 1 phải đảm bảo hai yêu cầu. Thứ nhất, trẻ phải diễn đạt cho người khác hiểu. Thứ hai, phải hiểu được nhũng người khác nói về những chủ đề gần gũi với cuộc sống của trẻ.
Ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ, đặc biệt là từ lúc 3 tuổi là thời điểm thuận lợi nhất cho việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, bố mẹ nên nói chuyện nhiều với con để con có môi trường phát triển ngôn ngữ. Bố mẹ nên đọc truyện cho con, đặc biệt là truyện tranh có hình vẽ to, đẹp của Việt Nam, đọc cho trẻ nghe, yêu cầu trẻ kể lại chuyện bằng ngôn ngữ riêng của trẻ.
Trẻ 3-6 tuổi có hiện tượng “đọc chữ theo tranh” tức là khi người lớn đọc truyện tranh cho trẻ vài lần, sau đó trẻ có thể giở lại từng trang và đọc đúng hàng chữ ở dưới tranh giống như trẻ biết chữ thật. Điều này rất cần thiết cho trẻ khi tri giác tranh ảnh để có vốn biểu tượng phong phú về cuộc sống, phát triển ngôn ngữ, cho trẻ làm quen nhớ dần các chữ cái, chữ số... Thực tế cho thấy những trẻ có khả năng ngôn ngữ tốt sẽ học lớp 1 thuận lợi hơn trẻ khác.
4. Cha mẹ cần giữ gìn và bảo vệ hình ảnh của thầy cô giáo trước mặt con
Đối với trẻ tiểu học, thầy cô giáo là thần tượng, là “mẫu” lý tưởng trực tiếp của trẻ. Thầy cô là người duy nhất đúng trên đời đối với trẻ. Vì vậy, khi trẻ đi học lớp 1, muốn tác động đến trẻ, phụ huynh nên thông qua thầy cô của con. Nên trao đổi với thầy cô để hiểu rõ hơn vì sao thầy cô lại có ứng xử như vậy với trẻ và phối hợp thống nhất cách tác động giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục trẻ.
Ví dụ ở trường cô khen về nhà mẹ cũng khen, khi con mắc lỗi cô nhắc nhở thì về nhà mẹ cũng cần nhắc nhở con. Nếu có sự mâu thuẫn giữa việc giáo dục của gia đình và nhà trường, trẻ rất dễ hoang mang không biết theo ai. Bởi vậy, cha mẹ không nên chê thầy cô giáo trước mặt con trẻ. Điều đó sẽ gây khó khăn cho việc thầy cô giáo cùng các vị phụ huynh rèn cặp con.
Cần chuẩn bị tâm lý cho con trước khi vào lớp 1.
5. Dạy con biết chơi hòa đồng với các bạn
Khi đi học, trẻ rất muốn được các bạn chơi cùng bởi trẻ tiểu học sống bằng tình cảm. Vì vậy, bố mẹ nên nhắc nhở con chơi hòa đồng với các bạn, chia sẻ đồ chơi, đồ ăn với các bạn ngay từ khi còn nhỏ để con luôn được sống trong tập thể, không bị tách biệt.
6. Khích lệ mặt tích cực của trẻ
Không so sánh con mình với con người khác, bởi mỗi đứa trẻ có một đặc điểm tích cách và khả năng khác nhau. Luôn động viên, khen ngợi khi trẻ làm các việc tốt, khích lệ trẻ cố gắng khi chưa làm được việc gì đó.
7. Chuẩn bị vốn biểu tượng về thế giới xung quanh cho trẻ
Vốn biểu tượng về thế giới xung quanh rất cần thiết cho trẻ khi đi học. Bố mẹ cần giúp cho trẻ hiểu được các khái niệm: trên dưới, trong ngoài, trước sau, xa gần, cao thấp, phải trái, to nhỏ... cũng như công dụng của các đồ vật xung quanh: ghế để ngồi, không ngồi lên bàn học, sách để đọc, vở để viết... Vốn biểu tượng về thế giới xung quanh càng phong phú thì khi đi học lớp 1 trẻ càng dễ dàng hiểu được lời cô thầy dạy. Muốn vậy, bố mẹ cần khơi dậy trí tò mò của trẻ và giải thích cặn kẽ khi trẻ thắc mắc về những điều chưa hiểu.
8. Tập cho trẻ chú ý trong một thời gian nhất định cũng như một số phẩm chất ý chí cần thiết khi trẻ đi học lớp 1
Hiện nay trẻ em thông minh hơn nhiều so với trẻ em cùng lứa tuổi trước đây do điều kiện nuôi dưỡng tốt và lượng thông tin đến với trẻ nhiều hơn, nhưng nhiều trẻ khi đi học lớp 1 không thuận lợi vì khả năng tập trung chú ý hạn chế. Do vậy, bố mẹ cần giao cho con một công việc gì mà con yêu thích để trẻ tự làm trong một thời gian khoảng 10-15 phút. Hoặc bố mẹ cùng làm để động viên khuyến khích con tập trung chú ý hoàn thành nhiệm vụ đó. Điều này cũng có nghĩa trẻ phải có sự nỗ lực ý chí, phải kiên trì, có tính mục đích... để hoàn thành công việc được giao.
Bố mẹ cần kiên trì, không được nôn nóng đốt cháy giai đoạn trong việc chuẩn bị cho con vào lớp 1, không nên lấy ý muốn chủ quan của mình áp đặt cho trẻ. Sự kỳ vọng quá lớn của các vị phụ huynh vào kết quả học tập, nhất là chỉ quan tâm đến điểm số học tập của con khi con học lớp 1 cũng là một áp lực lớn làm cho trẻ chán học.