Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ban ơi , đây là onlinemath để giải toán , nếu bạn thắc mắc gì về ngữ văn thì vào web hh nhé mình chỉ góp ý thôi mog bạn đừng ném đá
vô sách đạo đức lớp 5 mà tìm chuyện đôi bạn thân ý
Ai trả lời được bài toán này mk sẽ kb và tick cho người đó 5 tick nha...!
???????????????????? Không có dấu không hiểu được nha bạn
Có một lão nông dắt lừa đi mua đồ. Trên đường đi về, vì quá mệt nên lão đã chọn một góc cây xanh, tán rộng để chợp mắt đôi chút.
Có một lão nông dắt lừa đi mua đồ. Trên đường đi về, vì quá mệt nên lão đã chọn một góc cây xanh, tán rộng để chợp mắt đôi chút. Lúc lão ngủ, con lừa bị ai đó dắt đi mất. Tỉnh dậy, lão vô cùng bàng hoàng và vội vàng chạy đi tìm ngay.
Trên đường đi tìm con lừa, lão gặp một cậu bé. Lão hỏi:
- Này cháu, cháu có thấy con lừa của ta đâu không?
- Có phải con lừa bị mù 1 mắt bên trái, què một chân bên phải và đang chở lúa phải không ạ?
- Đúng, đúng là nó. Thế cháu nhìn thấy nó ở đâu?
- Cháu không nhìn thấy nó ở đâu cả
- Vừa tả con lừa kỹ càng thế mà bảo không thấy hả? Con lừa của ta đâu? Mang ngay ra đây cho ta.
- Ơ kìa, cháu đã bảo cháu không biết cơ mà. Tại sao ông không hỏi ai mà cứ hỏi cháu.
- Ở đây chỉ có mình tao với mày, không hỏi mày thì tao hỏi ai? Con lừa của ta đâu
- Cháu không biết, cháu đã nói là cháu không biết cơ mà
- A, cái thằng này dám láo. Dám đùa giỡn ta hả? Đã trộm cắp lại còn ngoan cố.
Lão nông kiên quyết đổ cho cậu bé tội ăn cắp lừa và đòi kiện
Nhất quyết đổ cho cậu bé tội ăn cắp lừa, lão nông tức giận lôi cậu bé lên gặp quan tòa và đòi kiện. Trước mặt quan tòa, lão nông kể lể sự tình cùng những lập luận của mình. Quan tòa nghe có đôi chút băn khoăn, hỏi cậu bé:
- Này cậu bé, sao cháu lại trộm lừa của ông ta?
- Cháu không ăn trộm, thậm chí, cháu còn chưa hề nhìn thấy lừa khi cháu gặp ông ấy.
- Không trông thấy sao cháu tả tỉ mỉ thế?
Vì cháu nhìn thấy dấu chân của một con lừa nhưng dấu chân trái khác với chân phải nên cháu biết con lừa đang đi khập khiễng. Cháu biết con lừa bị mù mắt trái vì đám cỏ bên phải bị ăn sạch còn đám cỏ bên trái thì không. Và con lừa này có lẽ đang chở lúa mì vì trên đường còn vương vãi đầy hạt.
Nghe những lập luận của cậu bé, vị quan tòa gật gù tỏ vẻ hài lòng. Sau đó, ra lệnh cho quân lính giam lão nông lại nhưng vì lão nông biết lỗi và van vỉ xin tha nên quan tòa mủn lòng đồng ý.
Lương Thế Vinh tên tự là Cảnh Nghị, tên hiệu là Thuỵ Hiên, ông sinh năm 1411 tại Cao Hương, huyện Thiên Bản (nay là huyện Vụ Bản - Nam Định).
Từ bé Lương Thế Vinh đã nổi tiếng trong việc học, việc chơi. Vinh học rất mau thuộc, mau hiểu, mà chơi cũng rất tài tình. Cậu rất thích thả diều, câu cá, bẫy chim cùng với các trẻ chăn trâu. Khi thả diều, diều của Vinh thường vẫn lên cao hơn, có hình dáng khác lạ và có tiếng kêu trầm bổng, rất du dương vui tai, người lớn cũng say mê lắng nghe.
Cùng đi câu cá với bạn bè, nhưng bao giờ cậu cũng được nhiều cá hơn. Nhìn chiếc bẫy người lớn bẫy chuột, cậu liền nghĩ ra chiếc bẫy nhỏ xíu để bẫy chim chả khá tinh vi làm người lớn phải ngạc nhiên, thán phục.
Người thời đó gọi cậu là "thần đồng", tiếng dùng để chỉ những người giỏi như thần ở tuổi nhi đồng. Nhưng bọn trẻ chả hiểu "thần đồng" là gì. Chúng ngỡ Lương Thế Vinh hay câu cá, thả diều, bẫy chim, chăn trâu ngoài đồng nên người ta gọi là "thần" ở ngoài "đồng". Rồi một chuyện sau đây xảy ra, khiến bọn trẻ tưởng cậu là "thần thánh" thực sự.
Hôm đó, cậu đem một trái bưởi ra bãi tha ma (chỗ bạn bè thả trâu) làm quả bóng để các bạn cùng chơi. Bỗng quả bưởi lăn xuống một trong những cái hố bên mép bãi người ta đào để ngăn trâu bò khỏi phá lúa. Cái hố rất hẹp lại rất sâu không xuống mà cũng không với tay lấy lên được. Bọn trẻ tưởng thế là mất đồ chơi. Nhưng Lương Thế Vinh nghĩ một lát, rồi mới hớn hở rủ bạn đi mượn vài chiếc gầu giai đi múc nước đổ xuống hố. Bọn trẻ không hiểu Vinh làm thế để làm gì. Nhưng lát sau thấy Vinh cúi xuống cầm quả bưởi lên, chúng rất sửng sốt phục tài Vinh.
Từ đó trẻ con trong làng truyền nhau rằng Lương Thế Vinh là thần, có một câu "thần chú" hay lắm, có thể gọi được những vật vô tri như quả bưởi lại với mình.
Thực ra thì Vinh trèo cây hái bưởi bên bờ ao, sẩy tay cậu làm rơi quả bưởi xuống nước tưởng mất. Nhưng khi nhìn thấy bưởi nổi trên mặt ao, Vinh đã lấy cành tre khều vào và đem ra bãi chơi. Lúc quả bưởi lăn xuống hố, cậu đã chợt nhớ lại và nghĩ ra cách lấy nước đổ xuống cho bưởi nổi lên. Vốn thích thơ ca, hò, vè nên trong khi cúi xuống chờ bưởi, cậu vui miệng đọc lẩm nhẩm:
Bưởi ơi bưởi
Nghe tao gọi
Lên đi nào
Đừng quên lối
Đừng bỏ tao...
Và bọn trẻ cứ nghĩ rằng Vinh đọc "thần chú".
Mới nghe tên sự tích này lần đầu chắc hẳn các bé sẽ cảm thấy khá tò mò, tại sao lạ là “Ăn khế trả vàng” nhỉ? Chỉ xung quanh một cây khế mà truyện sẽ cho chúng ta rất nhiều bài học về tình cảm anh em trong một gia đình, về đức tính thật thà, về lòng tham vô đáy của con người sẽ phải trả giá như thế nào
Trong một gia đình nọ, có hai anh em trai, mẹ mất sớm, cùng sống với người cha già rất hòa thuận. Ít lâu sau khi hai anh em lập gia đình, người cha bị bệnh nặng, qua đời. Bị vợ súi giục, người anh viện cớ mình là con cả, chiếm hết tài sản, chỉ chia cho người em một mảnh đất nhỏ với cây khế trong đó. Dù bị thiệt thòi, người em vẫn nín nhịn, nhận lấy phần của mình mà không một lời trách móc. Người em dựng một cái chòi gần gốc cây khế và ngày ngày, lên rừng đốn củi, đem ra chợ bán hoặc là, gánh nước làm thuê, sinh sống cho qua ngày.
Tuy cuộc sống vất vả khó khăn, nhưng vợ chồng người em vô cũng hòa thuận, yêu thương nhau và rất chịu khó làm ăn. Đến năm, cây khế được mùa, hai vợ chồng vô cùng vui mừng bảo nhau: “Cây khế năm nay sai quả, quả nào quả nấy chín mọng, thơm ngọt. Mình mang ra chợ bán chắc cũng kiếm được chút ít”. Vừa hái quả, người chồng trèo lên cây thả rỏ hái quả nặng chĩu, đầy ắp xuống, người vợ đón lấy mà miệng mỉm cười vui mừng.
Thế nhưng, bổng nổi lên trận gió lớn, cả hai vợ chồng lo lắng và hoảng hốt khi thấy một con chim lạ và to đậu trên cây. Nó đậu trên cây khiến người chồng chao đảo, phải bám vào một cành cây to thì mới giữ được thăng bằng, người vợ thì nấp vào gốc cây để tránh con vật to lớn ấy. Với sức nặng và kích thước khổng lồ, nó không những khiến cho vợ chồng người em kinh sợ mà còn làm cho cấy khế gãy cành và rơi rụng dập quả
Người vợ lo lắng cho người chồng, lo lắng cho cả cây khế, nếu cứ thế này, cây khế sẽ không còn quả nào mất. Người vợ sót quả chín, chạy vội ra nhặt, vừa khóc than, van nài chim:
“Trời ơi! Chim ơi! Đừng ăn … đừng ăn nữa mà!”
Người chồng trách vợ: “Trời ơi, chốn đi… sao còn ngồi đó mà lượm khế? Mình mau chốn đi!!!”
“Ê chim, sao mày ăn khế của tao? Đi chỗ khác mau, đi đi… Trời ơi chim ơi, tao năn nỉ mày mà… Đừng ăn nữa… Gia tài của tao chỉ có mỗi cây khế này thôi, mày ăn hết thì tao lấy gì mà sống…? Mày ăn gì mà ăn dữ vậy?” – Người chồng than trách chim, cầu xin khẩn thiết.
“Cây khế của tôi…Chim ơi, tha cho vợ chồng tôi, vợ chồng tôi nghèo lắm chim ơi…” – Dù người vợ có quỳ lạy van nài nhưng chim cũng chưa chịu bay đi.
Thế nhưng, bỗng chim lạ cất tiếng nói: “Ăn một quả, trả một cục vàng – May túi ba gang mang theo mà đựng. Sáng sớm ngày mai ta sẽ tới đưa ngươi đi. Quạc quạc…quạc…”– Thế rồi con chim lập tức bay đi luôn.
Người chồng vội trèo xuống, đến bên vợ mình. Hai vợ chồng định thần lại và suy nghĩ về câu nói của chim. Người chồng tin lời và cho rằng, đây chắc chắn là con chim thần, nhưng người vợ quả quyết phủ nhận chim thần sao lại đi phá phách cây trái như vậy và cho rằng con chim bày trò “ăn khế trả vàng” để đi lừa phỉnh người khác. Người vợ tiếc cho những trái khế chín rơi đầy trên sân, dập nát và lo lắng cho ngày mai, đói nghèo.
Đêm xuống, khi người vợ đã ngủ say, người chồng vẫn chằn trọc, đắn đó suy nghĩ về câu nói của chim thần: “Liệu có nên nghe và đi cùng chim để lấy vàng, nếu con chim đó nói thật, thì mình sẽ có vàng… Nhưng ngộ nhỡ, con chim chỉ lừa gạt mình, không đưa mình đi lấy vàng mà lấy cớ đó để ăn thịt mình thì sao?”. Người chồng phân vân lắm. Và cuối cùng, người chồng quyết định, cởi chiếc áo trên người ra, may một chiếc túi ba gang, sáng sớm hôm sau sẽ đợi con chim tới.
Sáng hôm sau, chim hạ cánh xuống gốc cây khế, cho người em ngồi lên lưng rồi bay vút lên trời, để lại người vợ đang lo lắng cho sự an nguy của người chồng. Chim bay qua bao núi cao, biển rộng, rồi bay tới 1 hòn đảo. Chim bay chậm lại và hạ cánh ở trước một cái hang chứa đầy sỏi đá. Người em cứ nghĩ mình đã bị chim lừa, ấy thế mà, nghe lời chim nói cứ nhặt đã bỏ vào túi, thì lập tức đá sỏi biến thành vàng. Chim ra hiệu, bảo người em muốn lấy bao nhiêu thì cứ lấy. Nhưng người em chỉ nhặt bỏ đầy túi ba gang rồi bảo chim nhanh chóng quay về.
Từ đó, vợ chồng người em trở nên giàu có. Họ mua gỗ về xây nhà, mua đất, thuê người làm về cày cấy và mua thóc gạo để giúp đỡ người dân ghèo đói.
Thấy hai vợ chồng người em đột nhiên giàu có, vợ chồng người anh lại sinh lòng ghen ghét, đố kị, vội vã sang chơi nhà người em để dò xét.
Sau khi nghe người em thật thà kể lại chuyện con chim thần ăn khế trả ơn, vợ người anh liền bảo:
“Giờ hai em đã giàu quá rồi! Anh với chị sẽ về ở trong miếng vườn với cây khế, đổi lại nhà cửa, ruộng vườn, anh chị sẽ giao hết cho hai em. Có được không?”
Vợ chồng người em cũng hiền lành, luôn chiều ý anh chị, chấp nhận lời đề nghị, và còn nhắn nhủ thêm: “Nhưng thôi, cứ coi như tụi em giữ giùm nó cho anh chị. Nếu sau này, anh chị có đổi ý, muốn đổi lại một lần nữa thì tụi em cũng trả lại mà.”
Đến ở trong túp lều tranh, vợ chồng người anh ngày đêm túc trực gốc cây khế, chờ chim thần đến. Một buổi sáng, chim thần bay đến ăn khế. Người anh liền đứng dưới gốc cây khế, giả khóc kêu than:
“Cả nhà chúng tôi chỉ trông vào cây khế, bây giờ chim ăn nhiều như thế thì chúng tôi lấy gì mà sống… ?”
Vẫn chưa thấy chim trả lời gì, cả hai vợ chồng lại kêu la, khóc lóc to hơn: “Vợ chồng tôi nghèo lắm, khổ lắm chim ơi, chim ăn thế thì chúng tôi biết trông cậy vào đâu?”
Chim liền đáp:“Ăn một quả, trả một cục vàng – May túi ba gang mang theo mà đựng. Sáng sớm ngày mai ta sẽ tới đưa ngươi đi. Quạc quạc…quạc…”. Nói xong, chim vụt bay đi.
Tối hôm đó, vợ chồng người anh bàn nhau khâu một cái túi chín gang để đựng được nhiều vàng. Rồi hai vợ chồng thức trăng suốt đêm, ngóng chờ chim đến.
Sáng hôm sau, chim vừa hạ cánh xuống sân, người anh vội chạy ra ngồi lên lưng chim giục chim đi gấp. Chim cất cánh bay bổng lên mây xanh, qua núi, qua biển, rồi hạ cánh xuống đảo vàng lần trước. Từ trên lưng chim bước xuống, người anh hoa cả mắt với vàng đầy la liệt, rải đầy cả đảo. Người anh chất đầy cả túi chín gang mà vẫn chưa chịu ra về. Trời sắp tối, chim cất tiếng ra hiệu hãy nhanh lên để còn trở lại đất liền, nhưng người anh vẫn cố nhét thêm vàng bạc vào lưng quan, túi áo rồi mới khệ nệ leo lên lưng chim.
Túi vàng quá nặng, chim phải cố gắng hết sức mới bay lên khỏi mặt đất được. Khi bay qua biển, bỗng có một cơn gió nổi lên rất mạnh, chim liền bảo người anh:
“Hãy mau bỏ bớt vàng đi cho nhẹ, kẻo hai ta sẽ cùng rơi xuống biển đấy!”
Nhưng người anh nhất quyết không nghe, không những vậy mà còn ôm giữ túi vàng chặt hơn nữa. Chim bay ngược gió rất mệt, cổ gập hẳn xuống, hai cánh mỗi lúc một yếu dần, một cơn gió lớn khiến chim nghiêng mình. Vàng trong túi đổ, tuột khỏi lưng chim, kéo theo người anh rơi xuống. Chỉ trong chớp mắt, những cuộn sóng khổng lồ đã nhấn chìm người anh tham lam cùng túi vàng xuống biển sâu.
Sau khi đọc xong câu chuyện em rút ra được bài học sống ở đời không nên tham lam nếu không sẽ bị quả báo