K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2019

Trả lời :
Ko cs câu như vậy , ko đăng câu hỏi lih tih

14 tháng 3 2019

ko linh tinh dau nhe!

13 tháng 3 2018

Bà em là một người phụ nữ tuyệt vời. 

13 tháng 3 2018

Bài tham khảo 1: Cảm nghĩ về người bà

Bà ngoại – Hai tiếng gọi thân thương đã, đang và sẽ theo tôi đi suốt một đời. Dù thời gian có làm nhạt nhòa kí ức cũng không thể nào chạm đến góc nhỏ trái tim tôi – nơi tôi dành trọn tình cảm cho bà dù bà đã đi xa tôi mãi…

Nhắc đến bà ngoại là nhắc đến một miền kí ức tuổi thơ tôi đầy nắng gió. Mẹ tôi kể rằng: Hoàn cảnh gia đình lúc sinh tôi rất khó khăn, cha mẹ phải chạy vạy cật lực, làm hết nghề này đến nghề khác, đi hết nơi này đến nơi khác để kiếm từng đồng lo cơm từng bữa. Ngoại đã nhận trông nom tôi để cha mẹ đỡ vướng bận. Từ lúc còn đỏ hỏn trên tay, tôi đã sống cùng bà, được bà bón cho từng giọt sữa, chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ. Có lẽ vì vậy mà ngoại đã chiếm hầu hết kí ức tuổi thơ tôi và để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc.

Ngoại tôi là một người phụ nữ truyền thống, bà có những đường nét rất riêng của phụ nữ Á Đông. Bà ngoại không cao người, gầy và có làn da chi chít những nốt đồi mồi. Mũi của ngoại không cao, mặt của ngoại cũng không trái xoan, trái táo như cái chuẩn đẹp tôi thường nghe, tôi thấy ngoại đẹp một nét đẹp bình dị, nét đẹp của làng quê, của con người lao động. Tóc bà không bạc phơ như bà tiên trong những câu chuyện cổ tích tôi vẫn thường hay đọc mà đen một màu đen nhánh có điểm vài sợi bạc. Đặc biệt nhất, nói đến bà ngoại, chắc chắn tôi không thể không nhắc đến đôi bàn tay kì diệu hình như có thể vì tôi làm được mọi thứ trên đời. Hình ảnh người bà với đôi bàn tay chai sạn, nhăn nhúm do một thời tảo tần hết sống vì con rồi lại lo cho cháu bỗng dưng trở thành hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí tôi ngày ấy và cả bây giờ.

Thời gian cứ lặng lẽ trôi, tôi lớn lên trong tình yêu thương và sự đùm bọc, chở che của ngoại. Nhưng chưa được bao lâu thì tôi phải tạm sống xa người bà đáng kính…Khi cuộc sống mưu sinh đã không còn là gánh nặng, khi nỗi lo cơm áo gạo tiền đã vơi đi phần nào, cha mẹ tôi đã tìm được việc làm ổn định ở thành phố và đón tôi lên đấy. Đêm trước ngày đi, tôi ngủ cùng bà, được bà ôm tôi vào lòng dặn dò đủ thứ: Nào là lên trên đó phải nghe lời cha mẹ, cố gắng học hành, nào là không được học đòi chúng bạn ăn chơi trác táng, đi sớm về khuya, nào là phải ăn uống đầy đủ, đi ngủ đúng giờ,…Hằng hà sa số những điều mà ngoại đã dặn tôi trong đêm đó cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in. Lúc tiễn tôi bà đã khóc, bịn rịn vén tóc tôi mà nghẹn ngào: “Đi đường mạnh giỏi nghen con, khi nào nghỉ hè thì về thăm ngoại”…

“Tổ cha mày, đi bao lâu rồi mới về?”. Đó là câu nói cửa miệng của ngoại mỗi khi tôi về thăm. Câu nói bình dân nhưng nghe sao tình nghĩa quá, thi vị quá. Ngoại vẫn cứ hay mắng yêu tôi như thế, rồi xoa đầu, ôm tôi hôn lấy, hôn để như thể sợ người khác sẽ giành mất đứa cháu gái của bà…Ngoại cứ như trẻ lại khi tôi về quê nghỉ hè, ngoại luôn miệng nói cười và tíu tít “khoe” thành tích học của tôi với những người hàng xóm, láng giềng. Những lúc ấy, tôi thấy ánh lên trong mắt ngoại sự tự hào và cả niềm hãnh diện…Điều đó là tôi cảm thấy vui xiết bao!!! Tôi tự nhủ với mình rằng càng phải cố gắng nhiều hơn nữa…

Nhưng mấy ai sống mãi với thời gian? Ngoại đã xa tôi mãi mãi khi tôi vừa lên cấp hai…Tôi như người mất hồn khi hay tin ngoại mất. Ngoại đi thật rồi sao? Không! Ngoại chỉ ngủ thôi, một giấc ngủ dài để nghỉ ngơi sau một đời giông bão. Ngoại đã đi vào cõi vĩnh hằng để trở thành bất tử trong tôi. Không còn ngoại, tôi mất đi một nơi để bám víu, để tìm về sau những buồn vui trong cuộc sống. Rồi mai đây, ai sẽ là người chờ đợi tôi, đỡ nâng tôi trước những va chạm, vấp ngã trong đời? “Ngoại ơi! Sao ngoại vội ra đi khi con chưa thể đền đáp công ơn dưỡng dục, dạy dỗ của ngoại…”.

Dù bà ngoại đã không còn hiện diện bên cạnh tôi nhưng tôi tin chắc rằng, ở đâu đó, ngoại vẫn đang dõi theo từng bước chân tôi. Tôi tự nhủ với mình phải sống thật tốt, học thật giỏi để mãi là niềm tự hào của ngoại. Xin mượn lời một bài hát để nói thay tấm lòng con:“Giờ đây con khôn lớn/ Bà biền biệt trời xa/ Gai đời đâm nhức buốt/ Biết về đâu tìm bà/ Bà ngoại ơi, bà ngoại/ Trọn đời thương nhớ Người/ Trong tâm hồn thơ dại/ Mãi bóng hình ngoại tôi”…

Bài tham khảo 2: Cảm nghĩ về người bà

Bà em đã gần 70 tuổi. Dáng bà cao và tóc vẫn còn đen lắm. Bà luôn quan tâm đến em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Sáng nào bà cũng dạy sớm chuẩn bị bữa sáng cho em, hôm thì cơm rang, hôm lại xôi hoặc bánh mì. Buổi trưa, bà lại nấu ăn chờ em đi học về.

Bà ngoại em là người rất nghiêm khắc. Bà luôn nhắc em phải đi học và ăn ngủ đúng giờ, giờ nào làm việc ấy. Có những lúc em đi xin bà đi chơi nhưng về muộn, bà nhắc nhở em và yêu cầu em viết bản kiểm điểm sau đó đọc cho bà nghe. Bà không bao giờ mắng hay nói nặng lời với em, bà bảo em là con gái nên chỉ cần bà nói nhẹ là phải biết nghe lời. Có những lúc em được điểm kém, bà giận lắm, bà bảo em phải luôn cố gắng học để bố mẹ ở xa yên tâm làm việc. Cuộc sống tuy thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, nhưng bù lại em lại nhận được tình yêu thương chăm sóc của bà ngoại, điều đó làm cho em cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Những buổi chiều cuối tuần, được nghỉ học, em lại giúp bà công việc gia đình như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát và nhổ tóc sâu cho bà. Buổi tối hai bà cháu cùng xem phim, và bà lại kể cho em nghe về lịch sử và có rất nhiều những kỉ niệm trong quá khứ của bà. Bà là người dạy em tất cả mọi điều trong cuộc sống từ nết ăn, nết ở sao cho vừa lòng mọi người. Chính vì điều này nên dù ở trên trường hay ở nhà, em vẫn luôn được mọi người khen là con ngoan, trò giỏi. Mỗi lần đi họp phụ huynh cho em, bà vui lắm, vì thành tích học tập của em luôn đứng nhất, nhì lớp. Khi về tới nhà, bà thường gọi điện báo tin cho bố mẹ em biết về kết quả học tập của em, và bố mẹ lại khen ngợi em.

Em luôn trân trọng và biết ơn bà ngoại của em, bởi bà là người đã vất vả nuôi dạy em nên người. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà và bố mẹ luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về em.

Bài tham khảo 3: Cảm nghĩ về người bà

Nếu có ai hỏi tôi rằng một trong những người mà tôi yêu thương nhất là ai thì tôi sẽ trả lời rằng đó là bà nội .

Bà tôi là người nhân hậu và hiền từ nhưng gần như suốt cuộc đời của bà chỉ là những khó khăn và bệnh tật. Tôi thương bà lắm! Tôi thương cái mái tóc xoăn xoăn điểm bạc của bà, thương cái dáng đi chầm chậm mà khập khễnh của bà. Bảy mươi tuổi mà tôi trông bà có vẻ già hơn so với người cùng tuổi .

Tôi có được nghe bố kể rất nhiều về bà – một con người chăm chỉ và chất phác. Bà đã tần tảo nuôi hai người con trai khôn lớn trong khi ông tôi đi bộ đội. Đến khi bố tôi có con thì bà lại vất vả trông cháu nhưng bố tôi nói bà lại thấy đó chính là niềm vui của bà.

Khi chưa ngã bệnh, bà tôi còn đi làm lao công cho một cơ quan nhỏ để mong sao kiếm được chút tiền giúp đỡ phần nào cho gia đình tôi khi khó khăn. Bà còn hay mua quà cho anh em tôi, những món quà dù là nhỏ nhưng đầy ý nghĩa như cái đồng hồ báo thức để cho tôi đi học hay những gói kẹo, gói bánh… Từ việc ấy cũng đã đủ để tôi hiểu bà yêu thương anh em chúng tôi đến chừng nào!

Tôi còn biết có lúc đi ra chợ bà nhìn thấy một người ăn xin nghèo khổ thì không bao giờ bà quay lưng lơ đi mà bà sẵn sàng rút ra một tờ tiền trong ví của mình, gấp gọn làm đôi rồi bỏ vào nón của người ăn xin đó. Tôi thật cảm phục trước tấm lòng yêu thương vô hạn và trái tim rộng mở của bà luôn rộng mở đối với bất kì ai!

Bà tôi còn là một người rất yêu thiên nhiên nữa. Trong khoảng hiên nhỏ trước nhà bà lúc nào cũng chật đầy những chậu hoa nhài toả hương thơm ngát, những cây ớt nhỏ chi chít những quả xanh, vàng … Bởi vì bà tôi từng bảo: “Thiên nhiên giúp tâm hồn ta trong sáng hơn, giúp tinh thần ta thoải mái hơn.”

Lần nào về thăm bà tôi cũng ngả đầu vào vai bà và tâm sự mọi chuyện của mình. Có lúc tôi ôm bà khóc thút thít rồi bà cũng xoa đầu tôi an ủi. Những khi ấy tôi bỗng cảm thấy bà như đang truyền một hơi ấm tinh thần cho tôi, giúp tôi có thêm nghị lực để vượt qua chuyện buồn.

Nhưng rồi một tin sét đánh đã đến với gia đình chúng tôi. Trời ơi! Bà tôi bị ung thư giai đoạn cuối và sẽ không chữa khỏi được. Sao mà ông trời lại bất công với bà đến thế ạ!

Mỗi lần tôi đến chơi, tôi đều thấy bà cười nhưng trong lòng tôi luôn lo lắng rằng ẩn sau nụ cười đó là nỗi đau về thể xác đang dằn vặt bà tôi. Bà vẫn lạc quan và yêu đời quá! Bà chỉ đang cố gắng tỏ ra vui vẻ cho tôi đỡ buồn. Tôi biết cơn đau đó đã hành hạ bà tôi suốt hàng tháng trời. Bà ơi! Mỗi khi nhìn thấy bà lên cơn đau quằn quại cháu chỉ còn biết chạy lại mà xoa bóp cho bà và chỉ biết oà khóc như một bé lên ba. Giá mà khi đó cháu có thể làm gì hơn những việc ấy để cho bà đỡ đau để cho bà đỡ khổ bà ạ!

Và đến ngày giáng sinh cách đây hai năm, bà tôi đã vĩnh viễn ra đi, đi về một nơi rất xa mà không bao giờ quay trở lại. Đây là lần đầu tiên cháu biết đến sự mất mát. Sự mất mát làm thành khoảng trống trong con tim cháu. Sự mất mát mới to lớn làm sao khi cháu phải cách xa một người mà cháu yêu thương nhất. Bà nội ơi! Sao bà lại bỏ cháu mà đi vậy bà?

Bây giờ, mỗi khi nhớ đến bà, cổ họng cháu lại thấy tắc nghẹn và mắt cháu lại cay xè bà ạ! Bà đã cho cháu bài học thật quí giá: Ta hãy trân trọng từng phút giây dù là nhỏ nhất khi ở cạnh người mà minh yêu thương.

Cháu muốn nói hàng ngàn lần rằng: Cháu yêu bà! Hình ảnh bà sẽ mãi mãi nằm trong tim cháu.

P/S : đây là 1 số bài văn mậu , bn tham khảo nhé ^^

HỌC TỐT NHA !!!!

4 tháng 6 2018

bn viết dấu đc ko

4 tháng 6 2018

bạn viết có dấu mình với làm đc

24 tháng 1 2019

MOI NGUOI KHONG CHEP MANG NHA

26 tháng 12 2019

Câu 1 a

 Câu 2 a 

Câu 1 : D , Tôn Thất Thuyết 

Câu 2 : A , Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta ,mau chóng kết thúc chiến tranh

Câu 3 : - Chống lại "giặc đói":
Để cứu đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi cả nước lập "hũ gạo cứu đói", "ngày đồng tâm",... dành gạo cho dân nghèo. .
Khẩu hiệu "Không một tấc đất bỏ hoang !", "Tấc đất, tấc vàng" được treo ở khắp nơi. Những đoạn đê bị vỡ được đắp lại. Dân nghèo được chia ruộng, phấn khởi, hăng hái tham gia sản xuất. Nạn đói từng bước được đẩy lùi.
Đồng bào cả nước đã góp được 60 triệu đồng cho "Quỹ độc lập" và "Quỹ đảm phụ quốc phòng" ; "Tuần lễ vàng" đã thu được gần 4 tạ vàng.
- Chống lại "giặc dốt":
Phong trào xoá nạn mù chữ được phát động khắp nơi. Trường học được mở thêm, trẻ em nghèo được cắp sách tới lớp.

Câu 4 : Cuối bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác khẳng định : “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.  Lời khẳng định ấy một lần nữa chứng minh sức mạnh của một dân tộc anh hùng, sức mạnh của sự đoàn kết, ý chí sắt đá về độc lập tự do của dân tộc ta, của nhân dân ta.

Câu 5 :  Đại thắng của Quân Đội Nhân dân Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ còn được xem là một thảm họa đánh dấu thất bại hoàn toàn của nước Pháp trong nỗ lực tái gây dựng thuộc địa Đông Dương nói riêng và đế quốc thực dân của mình nói chung sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc,[8][10] qua đó chấm dứt thời đại hơn 400 năm của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới.

Cây bút mực của em có chiều dài cỡ mười lăm phân, gần bằng gang tay em. Thân bút tròn, thuôn về phía sau và được làm bằng nhựa màu hồng nhạt. Nắp bút có mạ bạc óng ánh, có cái để gài cho bút khỏi rơi. Mở nắp bút ra, ngòi bút sáng loáng được làm bằng thép mạ i-nốc, ngòi bút có một chấm nhỏ gọi là hạt gạo, để giúp cho khi em viết khỏi bị gai làm rách giấy. Bên trong thân bút là một ống cao su rỗng có ống mực nối với ngòi giúp cho mực xuống đều và tiện lợi cho việc bơm mực. Cây bút là người bạn không thể thiếu, luôn đồng hành cùng em trong việc học tập

Các bạn của em mỗi năm học đều mua bút mới. Riêng em, em vẫn dùng cây bút cũ từ hồi học lớp một. Theo năm tháng, cây bút máy của em có cũ đi đôi chút, nhưng ngòi bút vẫn viết rất êm và ra mực đều. Em dùng bút để ghi chép bài học, làm bài kiểm tra. Cây bút máy còn giúp em đắc lực trong việc ghi điểm thi đua của các lớp khi em trực Sao Đỏ. Bài văn nào của em cũng được cô giáo cho điểm cộng chữ viết đẹp một phần cũng nhờ vào cây bút máy. Em rất thích cây bút của em và luôn tự hào mình là người giữ gìn bút cẩn thận nhất lớp.

4 tháng 1 2018

Đang ngồi chơi, bỗng em nghe thấy tiếng giới thiệu trên tivi nhà mình: "Các bạn thân mến! Mở đầu chương trình ca nhạc hôm nay, ca sĩ Trần Tiến sẽ biểu diễn bài “Mặt trời bé con”. Em vội bật dậy, chạy lên xem. Hay quá! Bài này em rất thích mà.

​Em chăm chú nhìn lên màn ảnh nhỏ. Chú Trần Tiến ôm cây đàn ghi- ta nhanh nhẹn bước ra sân khấu. Em hồi hộp chờ đợi. Chú ca sĩ gảy đàn. Điệu nhạc quen thuộc vọng vào tai em. Một giọng hát trầm trầm vang lên: “Ngoài kia có cô bé…” Hay quá! Chú Trần Tiến giả bộ dòm ngó, rồi lấy ngón tay làm mắt tròn, y như trong lời hát, trông thật là buồn cười. Em vừa nghe vừa hát thầm. Giọng chú Tiến trầm xuống. Hai tay chú đặt trên ngực, cái đầu lắc lắc vẻ hóm hỉnh: "… Hạnh phúc quá đơn sơ, mà tôi đâu có ngờ…" . Bỗng chú hát cao lên, mắt nheo nheo: "… Trời mưa quá em ơi…” Thật là vui nhộn, em vỗ tay đồm độp. Cái miệng chú cười thật tươi. Đang hát vui như vậy thì chú lại cúi gập người, mặt nhăn nhăn nhó nhó, vẻ thương tiếc. Giọng chú hạ xuống: “Bài ca ướt mất rồi còn đâu?”. Em reo lên "Tài quá! Tuyệt quá!”. Chú hát lúc trầm lúc bổng, lời hát đi sâu vào lòng người. Thỉnh thoảng, chú lại cầm vạt áo com-lê màu sáng, tay chú dang rộng, hát cao lên “Tôi đâu có ngờ”. Chú Tiến không ngừng nhún nhảy. Em vừa nghe vừa lắc lư người theo chú lúc nào không biết. Chú Trần Tiến hát thật hay, phải nói là mê li. Đoạn cuối, chú hát thật tuyệt. Từ cái miệng rộng của chú luôn xuất hiện những nụ cười hóm hỉnh. Chú hát cao lên, em tưởng như bay vút lên tận mây xanh. Tay chú giơ cao, ngón tay giả làm “mặt trời bé con”. Chú hơi cúi người lấy tay chìa ra trước. Đôi mắt chú mở to, giọng nhanh và vui nhộn: “La la la, là la la…”. Chú ngừng một lát để hát tiếp đoạn hai. Từng khúc nhạc vang lên rộn ràng. Em chạy đến mở to tiếng trong tivi. Chú Trần Tiến cầm một bông hoa hé nở vừa ngửi vừa nheo mắt. Chú ấy thật là trẻ con. Vừa đánh đàn chú vừa đi trên sân khấu, miệng cười tươi. Một giọng hát quen thuộc lại cất lên. Nhưng sao lần này, chú hát như nhanh lên. Có lúc, chú vuốt mái tóc điểm bạc cười ngượng nghịu làm em kêu lên: 

– Chú Trần Tiến này nhộn quá!
Lúc hát gần xong, người chú hơi ngả ra sau “Lá la…”. Thôi! Thế là bài hát chấm dứt. Nhìn lên ti vi, em tiếc ngẩn ngơ, chỉ muốn chú Tiến hát nữa, hát mãi.

4 tháng 1 2018

Chủ nhật tuần trước, gia đình em đi xem chương trình ca múa nhạc tại một tụ điểm giải trí ở quận 1. Nhiều chương trình đặc sắc, nhiều bài hát rất hay được các ca sĩ trình bày thật hấp dẫn. Em chú ý một nữ ca sĩ trình bày nhạc phẩm “Cho con” của cố nhạc sĩ Phạm Trọng Càu đó là ca sĩ Tuyết Nhi.

Cồ ấy khá trẻ, chưa đến ba mươi. Mái tóc buông xõa cùng chiếc áo dài lóng lánh dưới ánh đèn sân khấu, trông dáng cô ấy thật thướt tha. Cô có gương mặt ưa nhìn, nước da trắng trẻo, dáng người cao và mảnh khảnh cùng điệu bộ trình bày bài hát thật hài hòa.

Với chất giọng đặc biệt, nội dung bài hát chứa chan tình cảm cùng phong cách biểu diễn hoàn hảo, cô đã dẫn người nghe vào một đại gia đình ấm cúng tràn đầy hạnh phúc. Vừa nghe em vừa nhìn bố, nhìn mẹ rồi nhìn cả em gái mình với ánh mắt trìu mến. Em thầm cảm ơn bố mẹ đã cho em sự yêu thương vô bờ bến. Em thật hạnh phúc và cảm thấy tự tin hơn khi được sống cùng gia đình.

Em cũng thầm cảm ơn cô ca sĩ trẻ dễ mến kia đã khơi trong em tình thương yêu cha mẹ để tình cảm ấy ngày một sâu sắc hơn. Buổi xem ca nhạc đã khép lại mà lòng em vẫn còn thấy lâng lâng, xao động cùng những tình cảm nhẹ nhàng, hồn nhiên. Em rất trân trọng những ca sĩ, nhạc sĩ đã mang đến cho mọi người những giây phút thăng hoa. Bằng lời ca tiếng nhạc, họ đã khiến tâm hồn con người thêm rộng mở, cuộc đời thêm tươi đẹp.

5 tháng 9 2021

Mong bạn vt có dấu , mik ko hiểu cho lắm ạ

HT 

5 tháng 9 2021

Mik mo Unikey roi nhung no bi loi nha

Xiin looi

25 tháng 3 2018

truyền máu, truyền miệng

25 tháng 3 2018

truyền máu t

truyền miệng

nha bn