K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 10 2017

Trong vòng vây của lũ côn đồ lăm le mã tấu, dao quắm, gậy gộc, cùng sự tiếp sức của lính Trung Quốc mặc thường phục, anh tả xung hữu đột và bị một hòn đá to ném trúng đầu, vết thương rất nặng, anh vẫn tiếp tục xông lên đánh địch. Anh đã ngã xuống bởi một nhát dao lén của kẻ thù. 10h30 ngày 25/8/1978 Lê Đình Chinh hy sinh nơi địa đầu Tổ quốc thân yêu.

Trở về với mẹ

Khi ngã xuống Lê Đình Chinh vừa tròn 18 tuổi. Anh là chiến sĩ đầu tiên hy sinh trên mặt trận biên giới phía Bắc. Ngày 30/8/1978 anh được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì “đã lập được nhiều thành tích trong cuộc

Sau 35 năm nằm lại nơi địa đầu của Tổ quốc, ngày 6/01/2013, hài cốt Lê Đình Chinh đã được đưa về an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ Hàm Rồng, Thành phố Thanh Hóa theo tâm nguyện của mẹ anh, cụ Khương Thị Chu.

Hôm ấy trời lạnh buốt. Hài cốt anh được các cựu binh của Trung đoàn 12 (Đoàn Thanh Xuyên), tỉnh đội Thanh Hóa và người thân đưa vào nghĩa trang trong bản nhạc trầm hùng “Hồn tử sĩ”.

Đại tá Nguyễn Đức Hiệu, nguyên Trưởng Ban Tuyên huấn Trung đoàn 12 (hiện là Trưởng Ban Liên lạc Đoàn Thanh Xuyên) cất tiếng hát nho nhỏ: 

Chúng tôi là đồng đội của anh Lê Đình Chinh/ Nghe đất nước gọi như tiếng gọi của chính mình…”. Tiếng hát to dần, do dần: “… Tuổi thanh xuân anh đẹp sao/ Vì tổ quốc hiến dâng dòng máu/ Nguyện theo anh để lập chiến công đầu”. Các cựu binh của Đoàn Thanh Xuyên hát vang ca khúc nổi tiếng một thời của nhạc sĩ Phạm Tuyên “Chúng tôi là đồng đội của Lê Đình Chinh”.

Nhưng rồi tất cả bổng lặng đi, tiếng hát nhỏ dần rồi im bặt khi cụ Chu, 81 tuổi, ôm lấy chiếc tiểu sành phủ lá cờ tổ quốc khóc nấc lên: “Con ơi, về với mẹ nào”.

35 năm qua cụ đã khóc đến cạn khô cả lệ. “35 năm qua đêm nào mẹ tôi cũng trăn trở, khóc thầm, thương người con trai cả “mãi mãi tuổi mười tám” của mình. Nay anh ấy đã về với mẹ, với các em, các cháu. Mẹ tôi chắc sẽ an lòng phần nào”- anh Lê Đình Lai, em ruột Lê Đình Chinh nói trong nước mắt.

Cả nghĩa trang hôm ấy hầu như không ai cầm được nước mắt.

Tuổi thơ nghèo khó

Có thể nói, tuổi thơ của Lê Đình Chinh trôi đi trong nghèo khó. Anh là con cả trong một gia đình công nhân nông trường có 6 người con.

Bố anh-ông Lê Đình Tùng- 16 tuổi xung phong nhập ngũ và vào Nam chiến đấu. Sau đó ông xuất ngũ và được điều về Nông trường sửa Ba Vì. Tại đây ông đã yêu và cưới cô công nhân Khương Thị Chu, một cô gái Hà Tây quê lụa đẹp người, đẹp nết. Đầu tháng 2 năm 1960 Lê Đình Chinh ra đời.

2 năm sau, khi vừa sinh cô con gái thứ hai, theo tiếng gọi của Đảng đi xây dựng vùng kinh tế mới, ông bà Tùng- Chu xung phong về Nông trường Sông Âm ở xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc, một huyện phía tây bắc của Thanh Hóa, vừa thành lập. 4 đứa con nữa tiếp tục ra đời.

Cuộc sống của người công nhân nông trường vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. “Gia đình chúng tôi rất nghèo, lại đông con, nhưng cha mẹ tôi luôn dạy các con những chuyện đại loại như: “Giấy rách phải giữ lấy lề”, hoặc: “Đi lấy phần thì nhường cho người phần hơn, nhận về mình phần ít”; “Cho người vay gạo thì đong có ngọn, khi người trả thì lấy ngón tay gạt ngang ống bơ mà nhận”... 6 anh chị em chúng tôi lớn lên trong tinh thần ấy”- anh Lê Đình Lai kể.

Bố mẹ tần tảo lao động nuôi các con. Thời buổi bấy giờ cả nước đều khó khăn. Vì thế dẫu có lao động cật lực “đầu tắt mặt tối” cũng không đủ ăn. Cái đói luôn đeo đẳng gần như suốt cả tuổi thơ của 6 anh em Lê Đình Chinh: “Một thời đói quay quắt thế/ Dạ dày không lúc nào no/ Con thèm ăn no, mặc ấm/ Tưởng như chẳng có bao giờ”- trong cuốn sổ tay của mình (được đồng đội trao lại cho gia đình sau khi Chinh hy sinh) anh đã viết về thời thơ ấu của mình như vậy.

Hôm đưa hài cốt của Lê Đình Chinh về Nghĩa trang Hàm Rồng, gặp thầy Nguyễn Thế Vinh, người từng dạy Chinh ở Trường cấp 2 Nguyệt Ấn. Ông kể lại rằng, nhà Chinh nghèo, nên dù còn rất nhỏ anh vẫn phải vừa đi học, vừa phải chăm các em cho bố mẹ đi làm. Dẫu nghèo là vậy và cái đói, cái rét vẫn không làm Chinh nhụt chí, và thủa ấy anh vẫn học giỏi hơn những bạn bè cùng trang lứa.

17 tháng 10 2017

Phan Đình Giót sinh năm 1922 ở xóm Tam Quang, thôn Vĩnh Yên, xã Cẩm Quan,  huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo đã mấy đời chịu cảnh cày thuê, cuốc mướn. Bố mất sớm, hai anh em sống cùng mẹ trong một ngôi nhà tranh dột nát, siêu vẹo. Đói quá, không có cái ăn Phan Đình Giót và em trai phải đi ở cho địa chủ từ lúc lên 6, lên 7.

Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, cùng với bạn bè cùng trang lứa anh xin tham gia tự vệ chiến đấu. Đến năm 1950 thì anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Những trận đánh có Phan Đình Giót đều lập được chiến công, có lần anh chích máu viết bản quyết tâm thư gửi lên đại đoàn, thể hiện chí khí hiên ngang của một con người đã giác ngộ và đi theo cách mạng. Chí khí đó, lòng dũng cảm đó của Phan Đình Giót đã được ghi nhận.

Sống tập thể trong một môi trường quân đội, Phan Đình Giót luôn tự giác gương mẫu về mọi mặt, hết lòng yêu thương giúp đỡ đồng đội và sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ khó khăn về mình, anh được các đồng đội rất quý mến. Phan Đình Giót tham gia rất nhiều các chiến dịch lớn như: Trung Du; Hòa Bình; Tây Bắc và chiến dịch Điện Biên Phủ…

ảnh 1
Phan Đình Giót lấy thân mình bịt lỗ châu mai 

 

Mùa đông năm 1953, đơn vị anh được lệnh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Hành quân gần 500km, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng, nhưng Anh vẫn kiên trì giúp đồng đội về đến đích. Trong nhiệm vụ xẻ núi, mở đường kéo pháo lên đèo xuống dốc vào trận địa rất gay go gian khổ, anh đã nêu cao tinh thần gương mẫu, bền bỉ và động viên anh em chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên.

Chiều 13/3/1954, quân ta nổ súng tiêu diệt Him Lam. Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo. Các chiến sĩ đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín và bị thương ở đùi, nhưng vẫn xung phong đánh quả tiếp theo. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn như mưa xuống trận địa ta, đồng đội bị thương rất nhiều.

Lòng căm thù quân giặc lên cao, Phan Đình Giót lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch hoang mang, anh lao lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh bị thương ở vai và đùi, máu chảy rất nhiều. Thế nhưng bất ngờ từ hỏa lực lô cốt số 3 của địch bắn rất mạnh vào đội hình của ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, anh cố gắng nhích mình lên gần lại lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng duy nhất là dập tắt lô cốt này. Anh đã dùng hết sức còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai và hét to: “Quyết hy sinh vì Đảng, vì dân”, rồi dướn người lấy đà lao cả tấm ngực thanh xuân vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hỏa điểm lợi hại nhất của quân Pháp bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. 

Phan Đình Giót hy sinh lúc 22h30p ngày 13/3/1954 ở tuổi 34. Phan Đình Giót được nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân ngày 31/3/1955. Khi hy sinh, anh là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, được tặng Huân chương Quân công hạng nhì.

16 tháng 10 2018

1.Bài 1 do mình hơi lười làm nên để mình làm xong sẽ chụp gửi qua cho bạn nhé.

2.                                                                 Làm

Tôi vốn là một hoàng tử con nhà trời, nhưng vua cha muốn tôi có những trải nghiệm cuộc sống thực tế dưới trần gian để trưởng thành hơn, cũng là để khảo nghiêm cuộc sống của người dân nơi hạ giới nên đã cho tôi đầu thai vào kiếp người. Nhưng cuộc sống dưới trần thế này không phải cuộc sống nhung lụa, hòa quang như khi còn trên thiên đình mà tôi trở thành một con người hoàn toàn khác với cuộc sống khác, đó là cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn tình thương phải tự mình mưu sinh. Hơn thế nữa, lần đầu tôi được tiếp xúc với những con người, tốt có, xấu có và phải vượt qua được hết những thử thách vua cha đặt ra tôi mới đạt được hạnh phúc thực sự.

Tên dưới trần thế của tôi là Thạch Sanh, tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ làm nghề tiều phu, tuy nghèo nhưng bố mẹ luôn giành cho tôi những tình cảm thương yêu, quan tâm nhất. Nhưng bất hạnh thay, khi tôi vừa mới lên mười thì bố mẹ đều ra đi, tôi trở thành một đứa trẻ mồ côi sống cô đơn ở một vùng núi đá hẻo lánh. Gia tài bố mẹ để lại cho tôi chỉ là một căn lều lụp xụp, rách nát vốn chẳng thể che chắn hết những trận mưa, và một chiếc rìu để tôi có thể kiếm sống. Cuộc sống khó khăn, bất hạnh là vậy nhưng tôi không hề chán nản buông xuôi, ngược lại tôi luôn nỗ lực, phấn đấu lớn lên, trở thành một chàng trai khỏe mạnh, cao lớn.

Cuộc sống của tôi có lẽ cứ như vậy trôi qua nếu như không có cuộc gặp gỡ với Lí Thông, một tay buôn rượu. Khi gặp tôi thấy khỏe mạnh hắn ta đã tính toán để mang tôi về làm giàu cho mẹ con hắn, còn chủ động kết nghĩa huynh đệ với tôi. Lúc ấy tôi không hề biết được âm mưu thực dụng của hắn ta mà vô cùng cảm động vì từ nhỏ tôi đã sống quá cô đơn, ngoài bố mẹ thì hắn ta là người đầu tiên quan tâm đến tôi. Vậy là không hề suy tính mà đi theo hắn về nhà, với sức khỏe của tôi công việc làm ăn của Lí Thông ngày càng phát đạt, hắn ta lúc nào cũng ăn nói ngọt ngào làm tôi lầm tưởng hắn ta thực sự coi tôi là anh em.

Năm ấy, trong làng có một con xà tinh tác oai tác quái, đến kì hạn ba tháng người dân lại phải mang đến trước miếu của nó một thanh niên khỏe mạnh để cho nó tu luyện. Và lần này đến lượt Lí Thông, thế là mẹ con hắn đã toan tính mang tôi rat hay thế cho hắn, nói với tôi là trông trước miếu giúp hắn một đêm. Lúc ấy trong cảm nhận của tôi hắn là một người anh em tốt nên việc nhờ vả này đâu có ích gì. Đến tối tôi mang rìu ra canh trước cửa miếu, khi tôi đang thiu thiu ngủ thì bỗng hiện lên một con xà tinh khổng lồ, nó quấn lấy tôi và xiết chặt. Không hề nao núng, tôi vung rìu lên chiến đấu với nó, cuối cùng chặt đầu nó và mang về nhà. Khi thấy tôi về nhà mẹ con Lí Thông đã ngạc nhiên lắm vì chắc mẩm tôi đã nằm trong bụng xà tinh. Khi biết sự tình, mẹ con Lí Thông đã nói đó là vật nuôi của nhà vua, nay tôi chém Xà tinh thì thoát không khỏi tội chết, và nói tôi hãy trốn đi. Và nghiễm nghiên Lí Thông mang đầu xà tinh đi nhận thưởng.

Tôi vẫn không hề hay biết mà trở về típ lều nhỏ trước đây mình sinh sống. Vào buổi sáng nhiều ngày sau đó, khi đang chẻ củi thì tôi nghe thấy tiếng kêu cứu của một cô gái, ngẩng đầu lên nhìn thì ra cô gái bị đại bàng tinh quắp mang đi. Tôi đã lần theo đường bay của đại bàng đến một hang núi, đến trước cửa động đang định xông vào cứu người thì bị địa bàng tấn công, như lần trước tôi cũng giết được đại bàng, khi định xuống cứu thì Lí Thông cũng vừa đến nơi, nghe nói người bị bắt là công chúa và ai cứu công chúa sẽ được nhà vua trọng thưởng. Một lần nữa Lí Thông lừa tôi xuống hang đại bàng cứu công chúa, tôi ngay lập tức đồng ý. Khi công chúa lên đến nơi thì hắn ta lấy đá lấp cửa hang, để tôi không thể lên. Lúc bấy giờ tôi mới biết lòng dạ thâm độc của Lí Thông.

Tôi đã đi xung quanh hang động để tìm cửa ra thì vô tình cứu được con trai của vua thủy tề, sau đó được vị vua này ban cho cây đàn thần. Tôi mang theo đàn thần trở về túp lều của mình, nửa đêm hôm đó oan hồn của xà tinh và đại bàng đã đã lấy trộm bảo vật trong cung cấm, vu oan cho tôi, tôi bị giam vào trong ngục, buồn chán tôi mang cây đàn ra đánh thì có người mang tôi đến diện kiến nhà vua. Lúc này công chúa nhìn tôi và nói với vua cha rằng chính tôi đã cứu nàng. Nhà vua đã chọn tôi làm phò mã còn mẹ con Lí Thông thì bị trừng phạt thích đáng.

Không lâu sau đó, mười tám nước chư hầu đã kéo quân xâm lược, nhà vua đã giao cho tôi trọng trách cầm quân đánh giặc. Khi ra trận tôi dùng cây đàn thần vua thủy tề cho để làm tê liệt ý chí chiến đấu của quân giặc. Khi đã giành đc thắng lợi tôi còn mang liêu cơm thần ra để thiết đãi quân chư hầu, ban đầu chúng tỏ vẻ coi thường lắm vì liêu cơm rất nhỏ mà quân sĩ đến vài chục vạn người. Nhưng liêu cơm ăn bao nhiêu cũng không hết, quân chư hầu bấy giờ mới tâm phục khẩu khục và không dám sang xâm phạm nữa. Cũng từ đó tôi và công chúa sống hạnh phúc mãi mãi.

3.                                                                                        Bài làm 

ôi là Thạch Sanh. Chắc mọi người đều nghe câu chuyện kể về tôi rồi. Bây giờ tôi đã lấy công chúa Quỳnh Nga và lên ngôi vua. Đôi khi tôi lại nhớ về kỉ niệm, tôi đã quen hoàng hậu của tôi như thế nào… 

Sau khi nghe lời người anh kết nghĩa – Lí Thông trốn vào rừng, tôi trở lại đời sống như trước đây: một mình, không cha mẹ, người thân. Một sáng, tôi cầm cung và rìu đi săn. Bỗng, tôi nghe tiếng la hét trên cao. Ngước nhìn, tôi giật mình vì thấy một con đại bàng khổng lồ đang quắp một cô gái. Không do dự, tôi rút tên bắn vào cánh con đại bàng. Nó không chết, chỉ bị thương thôi. Lần theo dấu máu. tôi đến tận hang đại bàng trú ngụ. Tôi định xuống hang cứu cô gái nhưng hang quá sâu. Nghĩ rằng, con đại bàng cần phải trị thương, chưa làm gì được cô gái nên tôi trở về nhà, nhờ Lí Thông giúp đỡ.

Tôi nghe dân làng nói Lí Thông đang làm quan, hắn mở hội mười ngày ngay gần làng. Hôm đó là ngày cuối cùng. Tôi đến hội, gặp hắn, tôi kể hết mọi chuyện. Lí Thông mừng quýnh lên, hắn nói cho tôi biết, cô gái bị đại bàng quắp chính là công chúa Quỳnh Nga – con gái yêu của đức vua. Hắn còn khoe rằng: vua tin hắn, sai hắn đi tìm công chúa. Hắn mở hội để nghe ngóng tình hình. Hắn thúc tôi đưa đến chỗ công chúa. Tôi liền dẫn hắn và cả một đội lính vào rừng, đến nơi ở của con đại bàng.

Mong bạn tích choa ^6

10 tháng 5 2019

    Sinh ra và lớn lên ở làng chài nghèo khó ven biển của xã Bình Dương- mảnh đất anh hùng thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông Nguyễn Văn Bảy hội tụ những phẩm chất thật thà, chất phát và đầy nghị lực của người dân nơi đây. Năm 1977, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc người thanh niên Nguyễn Văn Bảy lên đường tham gia nghĩa vụ quân sự và đi làm nghĩa vụ quốc tế tại nước bạn Campuchia. Đến năm 1981, sau khi hoàn thành nghĩa vụ hành trang trở về chỉ với chiếc ba lô bạc màu với bộn bề những khó khăn thiếu thốn của gia đình, quê hương trong nền kinh tế bao cấp. Nhưng được học tập và rèn luyện trong quân ngũ, ông quyết tâm lao động sản xuất, tiếp tục cùng với bà con ngư dân ra khơi bám biển bằng nghề truyền thống để xóa cái nghèo cái khó của gia đình, xây dựng quê hương.


Ảnh: Ông Nguyễn Văn Bảy đang phơi cá bò tại xưởng chế biến hải sản của mình 
ở thôn 6, xã Bình Dương.

     Kể về câu chuyện buổi đầu lập nghiệp của người lính khi rời quân ngũ, ông Bảy chia sẻ: Năm 1983 tôi lập gia đình, hoàn cảnh khó khăn, nhưng ông bà có câu “Trong cái khó ló cái khôn”. Trăn trở với ước mơ làm giàu trên chính quê hương mình, nhận thấy nghề đánh bắt khai thác hải sản nếu phát triển mở rộng thì đòi hỏi phải có công tác hậu cần chế biến, thu mua để giải quyết số lao động dư thừa chưa có công ăn việc làm tại địa phương. Năm 2004, vợ chồng tôi quyết định vay mượn 100 triệu đồng để xây dựng phân xưởng chế biến hải sản, trong đó có chế biến cá bò xuất khẩu với diện tích hơn 1.000m2,sử dụng từ 30- 50 lao động chế biến cá mỗi ngày, từ đó, đời sống kinh tế gia đình từng bước ổn định và phát triển.
     Để có điều kiện giải quyết việc làm cho nhiều lao động dư thừa của làng quê ven biển, thôi thúc ông tiếp tục đầu tư mở rộng phân xưởng lớn hơn. Năm 2008, ông mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư thêm 500 triệu, mở rộng quy mô diện tích 3.000 m2, giải quyết việc làm thường xuyên cho 120-150 lao động, thu nhập mỗi lao động từ 3 triệu đến 3,5 triệu đồng/tháng. Xưởng chế biến cá bò của ông ngoài việc nhận hàng gia công chế biến cá bò xuất khẩu cho doanh nghiệp ở Vũng Tàu, xưởng còn thu mua cá cơm, cá nục của địa phương để hấp, sấy và đóng thùng cung ứng thị trường trong nước và xuất khẩu. Mỗi năm chi phí xong vợ chồng ông lãi khoảng từ 200-300 triệu đồng/năm. Hiện nay, ông đang đầu tư xây dựng thêm kho đông lạnh để bảo quản hàng xuất khẩu. Kinh tế gia đình ông giờ thuộc hộ khá giả của xã, nhà cửa khang trang, con cái ăn học thành tài.
     Trách nhiệm người lính Cụ Hồ
     Không quên trách nhiệm của một Cựu chiến binh nên ông luôn giành thời gian tham gia công tác Hội, công tác địa phương, vận động gia đình bà con hàng xóm, hội viên tham gia lao động sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo. Phát huy vai trò gương mẫu CCB, ông tích cực tham gia có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào ở địa phương, nhất là việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong cộng đồng dân cư và trong thực hiện nhiệm vụ công tác Hội. Ở phân xưởng của ông, hầu hết người lao động tại xưởng là vợ, con của hội viên Hội Cựu chiến binh trong thôn, xóm. “Tôi luôn động viên chị em trong phân xưởng thi đua sản xuất, tăng thêm thu nhập để nâng cao đời sống kinh tế gia đình. Trước đây hầu hết vợ con ngư dân chỉ trông chờ vào thu nhập trên biển, cuộc sống bấp bênh. Từ khi có phân xưởng chế biến hải sản này đời sống các hộ gia đình ổn định, con cái có điều kiện học hành đến nơi đến chốn”- ông Bảy nói. Bản thân ông cũng là người tích cực với công tác từ thiện giúp đỡ người nghèo, người già yếu ốm đau bệnh tật. “Vợ chồng tôi vốn xuất thân từ nghèo khó đi lên nên thấu hiểu cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ kịp thời những trường hợp khó khăn”- ông Bảy tâm sự. Vào dịp giáp Tết, ông còn mua 500kg gạo để hỗ trợ cho 50 hộ nghèo, hộ neo đơn của địa phương để bà con có điều kiện ăn Tết tươm tất.


Ảnh: Ông Bảy (thứ 6 từ trái qua) được khen thưởng tại Đại hội thi đua 
Cựu chiến binh gương mẫu huyện Thăng Bình lần thứ V

     Với những phấn đấu không mệt mỏi và sự cống hiến của bản thân, ông đã được bầu chọn là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh, gia đình văn hóa 5 năm liền, và mới đây tại Đại hội thi đua Cựu chiến binh gương mẫu huyện Thăng Bình, ông đã được UBND huyện tặng giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Cựu chiến bình gương mẫu” của địa phương trong 5 năm qua.
     Tin rằng với bản lĩnh từ những ngày trong quân ngũ, cùng với sự nhạy bén, năng động của mình, ông sẽ tiếp tục lập nhiều thành tích hơn nữa trong thời gian đến, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của cán bộ, hội viên và bà con nông dân thôn 6, xã Bình Dương.

16 tháng 8 2016

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhôm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhi?

Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:  

– Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

 

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

– Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi năm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lám dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:

– Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!

Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:

– Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?

Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam – Vì Bác là Hồ Chí Minh.

16 tháng 8 2016

Cứ vào những mùa thu lá rụng , ở nước Pháp xa xôi tôi lại nhớ về Việt Nam ngày còn kháng chiến, nhớ về đứa cháu thân yêu đã hi sinh mà tôi thường gọi bằng cái tên trìu mến : ‘ Lượm’ !

Hai chú cháu tôi quen nhau tình cờ như một sự sắp đặt thú vị ở phố Hàng Bè, Thành phố Huế. Thoạt nhìn cái dáng loắt choắt, gầy gầy, đôi chân thoăn thoắt như nhún nhẩy, cái đầu nghênh nghênh, tự cao, kiêu hãnh, tôi đoán ngay, đây là một cậu bé nhanh nhẹn, hoạt bát liền bắt chuyện làm quen như công việc thường nhật của một nhà Cách mạng. Chú bé cởi mở dẫn tôi đi trên cánh đồng thơm mùa lúa chin vừa huýt sáo vừa nhảy nhót như chú chim chích hồn nhiên và vô tư. Khẽ khàng đến mức độ cẩn trọng, từ tốn, cậu bé nắm tay tôi đi nhè nhẹ: ‘Chú Tố Hữu biết không, con đường hai chú cháu mình đang đi chính là con đường tắt tới đồn Mang Cá – nơi cháu đang làm việc. Cháu thường xuyên đi lien lac qua con đường này nên cứ chiều chiều lại được nghe tiếng chim đa đa hót vui ơi là vui ! Còn thích hơn cả ở nhà ấy chứ !’

Nhìn cái cách Lượm kể lể mới đáng yêu làm sao, chẳng khác gì một đứa trẻ lần đầu tập đọc, hai má đỏ ửng như trái bồ quân , híp mí cười ngộ nghĩnh :’ Thôi ! Chào đồng chí ‘

Cậu bé mãi lúc một xa theo cái bong nhỏ tung tăng chiếc xắc và mũ ca lô đội lệch bên đầu. Cách cái ngày tôi gặp Lượm không xa thì khoảng đầu tháng sáu, dưới chiến khu có gửi lên cho tôi một bức thư mà mới thoáng qua dòng đầu tôi đã không kìm được nước mắt : ‘Lượm ! Cháu tôi !’. Trong một lần đưa thư khẩn cấp, mọi người đều ra chiến dịch, Lượm đành phải nhận trách nhiệm của một chiến sĩ đưa thư nhỏ tuổi. Cậu bé bỏ thư vào bao và mỉm cười hạnh phúc như niềm tự hào được đi đánh trận. Mặc bom, mặc đạn, cứ thế đường ta đi, sợ chi cái chết. Cậu bé chạy như bay trên con đường quê một màu lúa chin tay giữ chặt chiếc xắc bên mình. Thế rồi….’Lượm !’ Tôi nghẹn ngào không nói nên lời : Lượm đã hi sinh !

Ngay cả khi lìa khỏi trần đời, tay em vẫn nắm chặt bức thư như hình ảnh một chiến sĩ quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập của dân tộc. Trên cánh đồng dường như vẫn phảng phất trong hương sữa lời cậu bé nói với tôi như lần đầu gặp mặt : hồn nhiên, vô tư, nhí nhảnh. Giờ đâu còn hình ảnh Lượm của ngày xưa, đâu còn chú chim chích như ngày nào vừa huýt sáo, vừa nhảy nhót trên đồng.

Cái chết của Lượm như một ngòi sung thúc dục nhân dân ta chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Lượm mãi mãi khắc sâu trong tâm trí tôi về một chiến sĩ nhỏ tuổi gan dạ, dũng cảm, quên đi cái ‘tôi’ của mình để bảo vệ cái ‘tôi’ lớn hơn. Đó là cái ‘tôi’ của Việt Nam trước bạn bè thế giới.

Câu 1:50 năm

Câu 2:.........................

3:.....

9 tháng 4 2019

https://vndoc.com/cuoc-thi-suu-tap-va-tim-hieu-tem-buu-chinh/download

22 tháng 8 2020

Bài 1: 

Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh (đội viên) chiến sĩ: Từ cách nhìn của anh chiến sĩ, người chứng kiến một đêm không ngủ của Bác và trực tiếp nói chuyện với Bác câu chuyện được kể lại một cách tự nhiên, sinh động làm cho hình ảnh Bác Hồ trở nên gần gũi, chân thực lại vừa khách quan. Điều này còn thể hiện được tấm lòng anh bộ đội với Bác và tình yêu thương mênh mông của Bác với con cháu mình trong kháng chiến.

Bài 2:

Có thể nói hình ảnh tấm gương thiếu nhi anh dũng trong chiến tranh của Lượm đã đem lại cho em lòng biết ơn và cảm phục sâu sắc. Lượm, Kim Đồng, Lê Văn Tám và rất nhiều những bạn nhỏ khác đã dũng cảm tham gia kháng chiến với lòng yêu quê hương, đất nước. Dẫu phải đối mặt với hiểm nguy, gian khổ nhưng các bạn vẫn luôn lạc quan, yêu đời, yêu thích công việc cách mạng. Các bạn ấy đã hi sinh cho đất nước được độc lập, các bạn ấy xứng đáng là những anh hùng nhỏ tuổi. Chính bởi vậy, hình ảnh các bạn luôn sống mãi trong trái tim nhân dân ta . Và vì thế nhiệm vụ của học sinh hôm nay là: Cần phải nỗ lực học tập và rèn luyện để có thể góp công bảo vệ và xây dựng đất nước…

28 tháng 5 2020

Bài làm :

Không sợ đạn kẻ thù, Lượm đã dũng cảm băng qua mặt trận để làm tốt nhiệm vụ của mình. Hai chữ ''vụt qua'' thể hiện quyết tâm chiến đấu, hành động nhanh nhẹn, quả cảm của người chiến sĩ, coi cái chết tựa như lông hông. Nhưng không may một viên đạn đã bắn trúng vào em và em đã hi sinh ngã xuống như bao chiến sĩ khác trong cuộc khánh chiến. Dòng máu tươi của Lượm đã đổ ra nhuộm thêm thẫm màu cờ tổ quốc. Các từ ''nằm, nắm chặt, bay'' vừa gợi tả lí tưởng chiến đấu cao đẹp, vừa thể hiện sự hi sinh thanh thản của người anh hùng dám xả thân vì đất nước quê hương. ''Lúa thơm mùi sữa'' của quê hương như đang ôm ấp, ru một giấc ngủ ngon cho Lượm. Linh hồn bé nhỏ của người chiến sĩ nhỏ bé này đã hóa thân vào quê hương, đất nước.

28 tháng 5 2020

Nhiệm vụ của Lượm được giao hàng ngày đó là làm liên lạc, đảm bảo thông tin luôn được thông suốt. Hôm nay vẫn như mọi lần em nhận thư và giao đến các đơn vị, con đường đi của Lượm không bình yên khi phải băng qua những những mặt trận ác liệt được diễn tả bằng cảnh “đạn bay vèo vèo” nhưng chú vẫn can đảm “Sợ chi hiểm nghèo”, Chiếc đầu nhỏ nhắn đội mũ ca lô nhấp nhô trên sóng lúa mênh mông của những cánh đồng ruộng vàng, Lượm luôn dặn lòng phải dũng cảm vượt qua mọi hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ. Bỗng từ đâu một viên đạn xuyên qua người, một dòng máu tươi tuôn ra, em đã trúng đạn. Đôi mắt nhắm nghiền, đôi tay vẫn còn nắm chặt những bông lúa thơm mùi sữa, em ngã xuống trên những bông lúa như một chiếc nệm êm đưa em vào giấc ngủ say nồng.

Cậu bé Lượm ngã xuống một sự hi sinh vì độc lập, sự hi sinh khi làm nhiệm vụ. Không còn cậu bé Lượm vui đùa, nhí nhảnh, đáng yêu không còn chú bé lượm với chiếc xắc xinh xinh sẵn sàng băng qua mưa bom bão đạn nữa.

Sự hi sinh cao cả của Lượm khi làm nhiệm vụ đó là tình yêu nước, sự dũng cảm, dù ngã xuống nhưng Lượm sống mãi trong lòng chúng ta.
Tham khảo#

 

8 tháng 6 2016

Hồi thơ ấu của tôi lặng lẽ trôi bên dòng Châu Giang lững lờ, xanh biếc. Với những buổi chiều nằm dài trên thảm cỏ xanh của con đê ngoài làng, thả hồn theo những cánh diều xa và dòng nước mơn man. Có thể đây là những gì tôi có thể tưởng tượng được về thời thơ ấu của mình. Bởi không hiểu thế nào mà tôi không thể nhớ hết hay hình dung được thời thơ ấu của mình trải qua như thế nào.

Chín tuổi, tôi đã phải rời quê theo bố mẹ vào Nam, nói đúng hơn là vào miền Trung nhưng vì lý do nào đó nên đã chuyển vào Lâm Đồng (quê hương thứ hai của tôi có thể khẳng định như vậy). Tôi không còn được thấy những hình ảnh thân quen ngày nào, không được gặp bạn bè, thầy cô, đi học trên con đường làng mát rượi. Tất cả đã trở thành kí ức, kỉ niệm trong tôi nhưng về bản thân tôi - về thời thơ ấu của tôi - như thế nào, đó là cả một thách thức lớn đối với tôi. Tôi thường nghe về một thời thơ ấu rất là đẹp - thời thơ ấu với những kỉ niệm và xúc cảm mãnh liệt. Còn thời thơ ấu của tôi, tôi đang cố gắng tìm cho mình một cái gì để nhớ, một kỉ niệm và những xúc cảm sâu sắc - thời gian gắn bó với quê không đủ cho tôi có những cảm xúc sâu sắc và mãnh liệt nhưng cũng đủ để tôi viết lên cho mình những kí ức đẹp về một thời thơ ấu - thời của những xúc cảm đầu đời.

Có thể tôi là một con người cầu toàn, mong muốn mọi thứ đều phải đẹp, đều phải như ý muốn nhưng đó chỉ là mong muốn và khi viết ra điều này thì tôi vẫn cho tôi, tự nhận tôi là một con người cầu toàn - điều đó là không thể phủ nhận - tôi cầu toàn khi mong muốn mình có được một thời thơ ấu đẹp nhưng... điều đó là không thể, vì những gì đã thuộc về quá khứ thì hãy để nó là quá khứ - không thể thay đổi - không thể biến nó thành tương lai một cách mơ muội mà hãy giữ lại những gì có thể khi không còn bên cạnh mình.
Tro ve thoi au tho...


Thời thơ ấu - thời thơ ấu của tôi - tôi muốn viết về nó lâu rồi nhưng sao thật là khó khăn. Cái gì đó đang buộc chặt lòng tôi, đang cố kìm nén trong tôi những cảm xúc dâng trào về những kỉ ức đầu đời - giống như một sợi dây vô hình tự buộc lòng mình.

Mười năm - một khoảng thời gian không nói là quá dài nhưng cũng không thể nói là ngắn để ta còn nhớ một cách rõ nét và sâu sắc những gì đã xảy ra trong đời chứ chưa nói là quên - tôi trở lại thăm quê.

Những cảm xúc dâng trào trong tôi, một chút ngậm ngùi, một chút xúc động, một chút vui mừng, một chút ngỡ ngàng, một chút xa lạ, một chút... một chút... tất cả đan xen làm cho tôi có những cảm giác thật lạ. Quê tôi ngày nào đây ư, con đê ngày nào tôi thả diều đây ư... con đường làng, con sông, lũy tre, ao cá, mảnh ruộng, cái ngõ kia... sao bỗng quen thuộc mà là lạ, những hình ảnh đó hiện lên trong tôi thật to lớn khi trên đường về nhưng sao bây giờ nó không còn to như thế, có phải tôi đã lớn hơn nó nhiều lần hay nó tự bé lại - điều đó là không thể - có thể những kí ức trong tôi quá lớn, mong muốn gặp lại quá lớn, sự cầu toàn thể hiện rõ ở đây. Trước mặt tôi là tất cả những gì mà tôi đã trải qua thời thơ ấu nhưng không còn như ngày nào và không còn giống như những gì tôi nghĩ.

Con đê vĩ đại ngày nào giờ chỉ là một dải đất nhô cao. Con sông xanh biếc với những buổi chiều tắm sông bên bạn bè giờ cũng trở nên nhỏ bé và nâu xạm... tất cả đã thay đổi - tôi lại viết lại trong đầu tôi những kí ức về thời thơ ấu của mình hay sao, những hình ảnh đã trở nên lẫn lộn, tôi trở về quê mà lòng buồn biết bao.

Bạn bè của tôi - những người đã cùng tôi trải qua những năm tháng đầu đời - bây giờ cũng đã lớn, tôi vẫn nhớ mang máng khuôn mặt, dáng người nhưng khi gặp lại thì cũng đã thay đổi quá nhiều.

Khoảng thời gian ngắn ngủi mấy ngày cho tôi có cơ hội hồi tưởng lại một thời thơ ấu của đời mình - một thời để nhớ - một người để nhớ: Nụ - một người bạn - một người hàng xóm - người em gái kém tôi một ngày tuổi. Có thể tôi sẽ nhớ mãi nhưng không thể biết trước được vì chính tôi cũng không biết mình nhớ để làm gì nữa - nhớ về một người bạn thân, nhớ về một người hàng xóm hay nhớ về một người em gái thân thương.
Tro ve thoi au tho...
Hình ảnh: Deviantart


Theo lời mẹ tôi kể thì tôi sinh trước Nụ một ngày, đó là một ngày mà trời mưa nhẹ, còn Nụ sinh hôm sau, vào một ngày nắng nhạt. Điều này có liên quan gì đến tương lai của hai chúng tôi không? Tôi đang cố gắng đừng mê tín để có thể nhận ra một điều - không có liên quan gì hết - nhưng tại sao hai chúng tôi không sinh cùng một ngày? Khi đó sẽ có những thay đổi khác hơn so với bây giờ. Tất cả chỉ là ngụy biện - sự thật không có liên quan gì - tôi nên nhìn nhận nó như một kí ức đáng nhớ - tôi nhớ nhà tôi và nhà Nụ cách nhau một cái hẻm nhỏ nên hai đứa chúng tôi ngày nào cũng chơi chung với nhau, cô bé có má lúm đồng tiền hay thích đóng công chúa, còn tôi... đóng hoàng tử - thật hồn nhiên biết bao - nhưng một ngày kia - bố mẹ tôi báo nhà tôi sẽ chuyển vô trong Nam sống, lúc đó tôi cũng không biết gì hết, chỉ tới ngày sắp đi, tôi mới cảm thấy - một cảm giác thật lạ trong tôi - tôi mua tặng bạn bè những món quà, còn Nụ tôi không nhớ là đã tặng Nụ món quà gì nữa và tôi cũng không có cơ hội để hỏi lại và chắc sau này cũng không.

Một ngày trở về thăm quê, tôi mong muốn gặp lại mọi người - những người bạn của tôi - và Nụ - khi đó Nụ đã trở thành một cô thiếu nữ, nhưng Nụ đã không còn học nữa vì nhà Nụ nghèo, một mình mẹ Nụ không thể nuôi hai chị em Nụ ăn học. Nụ đã phải nghỉ học để đi làm. Tôi chỉ có cơ hội gặp Nụ có một lần khi đi cùng mấy đứa bạn qua nhà Nụ chơi - nhà ngay bên mà sao khó gặp thật - Nụ đi làm trên thị trấn từ sáng sớm tới tối mới về - nhưng đó chưa phải là lý do bởi vì... Nụ sắp lấy chồng - chồng sắp cưới của Nụ là con trai ông chủ xưởng dệt trên thị trấn - tôi muốn gặp lại Nụ, nói chuyện với Nụ để... nhưng tôi không thể

Ngày tôi đi - buổi sáng hôm ấy - tôi nghe mấy đứa em bảo chị Nụ sắp đi làm rồi, sao anh Ng không qua chào, tôi suy nghi miên man, đứng trên hiên nhà nhìn ra ngoài cổng mà lòng buồn rười rượi, tôi đang nuối tiếc điều gì - chợt tôi nhìn thấy một ánh mắt bên kia nhà hàng xóm đang nhìn qua rồi vụt mất - Nụ đứng đó nhìn tôi rồi vào sân dắt xe đạp ra cổng - tôi đoán là Nụ chuẩn bị đi làm - tôi muốn chạy ra và nói với Nụ những suy nghĩ của mình nhưng sao tôi không làm được, bóng Nụ mờ dần trên con đường làng thân thương thủa ấy!

8 tháng 6 2016

Doraemon chắc chắn đj chép mạng