K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hãy điền thời gian cho phù hợp với các sự kiện lịch sử trong bảng dưới đây:

Thời gian

Sự kiện lịch sử

Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập

Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời

Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập

Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương

Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời

Đại hội đại biếu lần thứ II của Đảng

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân

Cuộc Tiến công chiến lược trên toàn miền Nam

Hiệp định Pari vế Việt Nam được kí kết

Miền Nam được hoàn toàn giải phóng

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng - mở đầu giai đoạn cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng - mở đầu công cuộc đổi mới đất nước

Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

Việt Nam được bầu làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

2
11 tháng 7 2018

Hãy điền thời gian cho phù hợp với các sự kiện lịch sử trong bảng dưới đây:

Thời gian

Sự kiện lịch sử

1911

Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam

1925

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập

1929

Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời

1930

Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập

1935

Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương

1944

Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập

1945

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời

1951

Đại hội đại biếu lần thứ II của Đảng

1954

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi

1960

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng

1968

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân

1972

Cuộc Tiến công chiến lược trên toàn miền Nam

1973

Hiệp định Pari vế Việt Nam được kí kết

1975

Miền Nam được hoàn toàn giải phóng

1976

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng - mở đầu giai đoạn cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

1977

Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc

1986

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng - mở đầu công cuộc đổi mới đất nước

1995

Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

2007

Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

2009

Việt Nam được bầu làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Thời gian

Sự kiện lịch sử

Giữa 1920

Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam

6/1925

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập

1929

Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời

2/1930

Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập

3/1935

Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương

22/12/1994

Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập

2/9/1945

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời

2/1959

Đại hội đại biếu lần thứ II của Đảng

7/1954

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi

9/1960

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng

1968

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân

1975

Cuộc Tiến công chiến lược trên toàn miền Nam

1973

Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết

1975

Miền Nam được hoàn toàn giải phóng

12/1976

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng - mở đầu giai đoạn cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

9/1977

Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc

12/1986

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng - mở đầu công cuộc đổi mới đất nước

7/1995

Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

2006

Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

10/2017

Việt Nam được bầu làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

18 tháng 7 2018

Đáp án B

Các đáp án sắp xếp theo trình tự như sau:

(1) Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam (1919)

(4) Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (1920)

(2) Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari (1921)

(3) Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (1925)

23 tháng 5 2021

Từ việc đổi tên Đảng tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2 - 1951), thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (5 - 1941), chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc năm 1979, tình hình Biển Đông hiện nay, giúp Việt Nam thấm nhuần sâu sắc quan điểm nào sau đây? *

A. Cách mạng là sự nghiệp của quân chúng nhân dân.

B. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.

C. Không có đồng minh và bạn bè vĩnh viễn, chỉ có lợi ích dân tộc là vĩnh viễn.

D. Phải luôn coi trọng và đặt quan hệ với các nước láng giềng là trên hết.

28 tháng 12 2018

Đáp án A
Ở Đông Dương có 3 quốc gia - dân tộc cùng đoàn kết với nhau để chống lại thực dân Pháp, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Tuy nhiên, do mỗi nước lại có một đặc điểm lịch sử riêng, nên cần phải giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ Đông Dương. Do vậy, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần II (1951) đã quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương và thành lập ở 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác- Lênin riêng

8 tháng 10 2018

Đáp án C

1. Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước thay thế cho tiền Đông Dương của Pháp (23-11-1946)

2. diễn ra tổng tuyển cử khoá đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà (6-1-1946)

3. Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán (11-111945)

4. chủ tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện chính phủ Pháp hiệp định Sơ bộ (6-3-1946)

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình vận động chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Dựa vào mục 2 phần Kiến thức cơ bản để nêu và phân tích rõ các ý:

-Từ năm 1921 đến năm 1924: tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị.

-Nă 1925: thành lập tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng- Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

-Từ năm 1925 đến năm 1927: Mở lớp huấn luyện cán bộ cách mạng.

-Chỉ đạo việc đưa thanh niên qua lớp huấn luyện chính trị thực hiện “vô sản hóa” để giúp thanh niên có thực tiễn đấu tranh cách mạng.

-Trở về Hương Cảng-Trung Quốc để hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

29 tháng 2 2016

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam :

 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.

Từ khi Đảng ra đời, giai cấp công nhân Việt Nam nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối cách mạng Việt Nam thông qua  đội tiên phong là Đảng Cộng sản.

Đảng ta ra đời đã đề ra đường lối cách mạng khoa học, sáng tạo. Đó là phương pháp cách mạng bằng bạo lực của quần chúng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin...

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. 

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.

- Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam :

Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản.

Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6-1925), tổ chức tiền thân của Đảng, trực tiếp huấn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt của Đảng.

Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng.

Soạn thảo Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (Chính cương Vắn tắt, Sách lược Vắn tắt), thể hiện sự đúng đắn, sáng tạo trong điều kiện Việt Nam.

27 tháng 9 2017

Đáp án D

1. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thành lập (25/6/1925).

2. Đông Dương Cộng sản liên đoàn chính thức thành lập (9/1929).

3. An Nam Cộng sản Đảng được thành lập (8/1929).

4. Đông Dương cộng sản Đảng được thành lập (6/1929).

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:NGÀY VIỆT NAM GIA NHẬP LIÊN HỢP QUỐCTrong phiên họp ngày 20 - 9 - 1977, vào lúc 18 giờ 30 phút, Chủ tịch khóa họp 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư Lada Môixốp trịnh trọng nói: “Tôi tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

NGÀY VIỆT NAM GIA NHẬP LIÊN HỢP QUỐC

Trong phiên họp ngày 20 - 9 - 1977, vào lúc 18 giờ 30 phút, Chủ tịch khóa họp 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư Lada Môixốp trịnh trọng nói: “Tôi tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc”.

Cả phòng họp lớn của Đại hội đồng vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh Việt Nam, thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

Sáng ngày 21 - 9, tại trụ sở Liên hợp quốc đã trọng thể diễn ra lễ kéo cờ đỏ sao vàng của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong buổi lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc, Tổng thư kí Cuốc Vanhai phát biểu: “Ngày 20 - 9 - 1977, ngày mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết kết nạp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày có ý nghĩa trọng đại không những đối với nhân Việt Nam mà còn đối với cả Liên hợp quốc. Sau cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ giành độc lập, tự do, nhân dân Việt Nam sẽ tham gia vào những cố gắng của Liên hợp quốc nhằm thiết lập hòa bình và công lí trên toàn thế giới”. Ông nhấn mạnh: “Liên hợp quốc sẽ làm hết sức mình để giúp Việt Nam về mọi mặt trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng lại đất nước”.

Trong lời phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh nói: “Mấy chục năm qua, tuy chưa tham gia Liên hợp quốc, nước Việt Nam, bằng xương máu, đã góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành viên khác của Liên hợp quốc phấn đấu không mỏi mệt nhằm thực hiện các mục tiêu cao cả đó”.

(Nguyễn Quốc Hùng, Liên hợp quốc,

NXB Thông tin lí luận, H., 1992, tr. 54 - 57)

Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, trở thành thành viên thứ

A. 194.

B. 149.

C. 195.

D. 159.

1
7 tháng 2 2019

Đáp án B

Ngày 20 - 9 - 1977, Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, trở thành thành viên thứ 149

5 tháng 2 2016

* Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên :

- Xác định lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức; còn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc tập trung.

- Nhận xét :    

   + Hội nghĩ đã thấy rõ thái độ chính trị và khả năng cách mạng của mỗi giai cấp trong xã hội Việt Nan thuộc địa, xác định đúng vai trò, vị trí của từng giai cấp tầng lớp.

   + Phát huy sức mạnh dân tộc, phân hóa và cô lập kẻ thù để thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

* Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng cộng sản Đông Dương với bản Luận Cương chính trị tháng 10/1930

- Xác định động lực của cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân

- Nhận xét : 

    + Đã xác định được động lực cách mạng, nhưng không đánh giá đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và phong kiến ở mức độ nhất định của tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và phong kiến.

    + Đây là điểm khác với Cương lĩnh chính trị đầu tiên và cũng là hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930

* Hội nghị lần thứ  Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương :

- Chủ trương thành lập Mựt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh, đổi tên các hội phản đế thành hội cứu quốc, nhằm tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp, giai cấp và cá nhân yêu nước.

- Nhận xét : 

   + Chủ trương trên đã huy động đến mức cao nhất lực lượng toàn dân tộc thực hiện nhiệm vụ số một là giải phòng dân tộc, giành độc lập, tự do.

    + Khắc phục hạn chế của Luận Cương chính trị 10/1930 và khẳng định chủ trương đúng đắn trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, góp phần trực tiếp đưa Cách mạng tháng Tám đến thành công.

16 tháng 1 2017

Đáp án D

Mặc dù là hội nghị chủ yếu gồm các đảng viên cộng sản ưu tú của các tổ chức cộng sản Việt Nam lúc đó nhưng đó là đại biểu ưu tú của các tổ chức cộng sản ở cả 3 miền Bắc-Trung-Nam.

- Kết quả của hội nghị đã đi đến thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Hội nghị cũng thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, có giá trị lí luận và thực tiễn lâu dài đối với cách mạng Việt Nam.

- Hội nghị vạch ra kế hoạch hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước và thành lập Ban chấp hành trung ương lâm thời để tao cơ sở cho sư thành lập của ban chấp hành chính thức.

=> Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản mang tầm vóc và ý nghĩa như một đại hội thành lập đảng quy định bởi nội dung thông qua Chính cương văn tắt, Sách lược vắn tắt, nêu lên đường lối của cách mạng Việt Nam.