Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sông núi nước Nam là bài thơ thiên về biểu ý:
- Hai câu thơ đầu: Khẳng định chủ quyền độc lập, tự chủ của dân tộc
+ Nước Nam có lãnh thổ riêng, bởi đất Nam có vua Nam ở
+ Giới phận lãnh thổ của người Nam được quy định ở sách trời, điều này trở thành chân lý không thể chối cãi được (với người Việt và người Trung tôn thờ thế giới tâm linh, thì trời chính là chân lý)
- Hai câu thơ cuối: Khẳng định quyết tâm bảo vệ dân tộc trước kẻ thù ngoại bang
+ Tác giả chỉ rõ, những kẻ xâm lược là trái đạo trời, đạo làm người- “nghịch lỗ”
+ Cảnh cáo bọn giặc dã tất sẽ thất bại vì dân tộc ta sẽ quyết tâm đánh đuổi, bảo vệ chủ quyền đất nước đến cùng.
Dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, luôn sẵn sàng đứng lên chống giặc, sẵn sàng hi sinh vì đất nước. Vì thế lịch sử nước ta thấm đẫm những cuộc chiến tranh đau thương, tàn khốc nhưng cũng đầy hào hùng, vẻ vang với những chiến thắng vinh quang in đậm dấu vết của biết bao anh hùng dân tộc trên từng trang lịch sử vàng. Một trong những vị anh hùng đó là Trần Quang Khải, một vị tướng tài ba dưới thời nhà Trần, là con trai thứ ba của vua Trần Nhân Tông, lập công lớn tại Chương Dương Độ, lừng danh muôn đời. Ông không chỉ là một vị tướng kiệt xuất mà còn là một văn nhân có những vần thơ sâu xa, lý thú. Bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư” (Phò giá về kinh)) là một bài thơ do Trần Quang Khải viết sau khi quân dân nhà Trần chiến thắng quân Nguyên lần thứ hai. Bài thơ nói về cảm xúc người tướng khi theo xa giá vua trở về kinh đô khải hoàn được thể hiện qua những câu thơ như sau:
“Đoạt sáo Chương Dương độ,Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu trí lực,
Vạn cổ thử giang san.”
(Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu. )
Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt hàm súc đã vẽ lên một khung cảnh hoành tráng với khí thế chiến đấu và thắng lợi vẻ vang của quân ta. Lúc bấy giờ đại binh của Thoát Hoan đóng tại Thăng Long, còn chiến thuyền thì đóng ở bến Chương Dương, thuộc địa phận huyện Thượng Phúc. Trần Quang Khải được lệnh vua, cùng Trần Quốc Toản và Phạm Ngũ Lão dem quân từ Thanh Hóa đi thuyền vòng đường biển ra đến bến Chương Dương tấn công chiến thuyền của quân Nguyên. Quân giặc địch không nổi phải bỏ thuyền lên bờ chạy.
Còn Hàm Tử hay Hàm Tử quan là địa danh nổi tiếng, nơi xảy ra trận Hàm Tử trong cuộc Kháng chiến chống quân Nguyên 1285 của quân dân Đại Việt. Cửa Hàm Tử xưa thuộc xã Hàm Tử bên tả ngạn sông Hồng, gần bãi Màn Trù. Trận quyết chiến tại cửa Hàm Tử diễn ra vào cuối tháng 5 năm 1285, 5 vạn quân do Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật chỉ huy, đã nhanh chóng giành thắng lợi. Cùng với các trận Tây Kết, Chương Dương, Vạn Kiếp, chiến thắng Hàm Tử dã góp phần tiêu diệt và quét sạch 50 vạn quân Nguyên ra khỏi bờ cõi, giải phóng hoàn toàn Đại Việt.
Nghệ thuật đảo ngữ đưa hai cụm từ “đoạt sáo”, “cầm Hồ” lên trên đầu câu đã thể hiện được khí thế dũng mãnh của quân ta, đồng thời cũng diễn tả được sự thất bại nhục nhã của quân giặc. Nhịp điệu bài thơ nhanh, gấp kết hợp với các động từ biểu thị động tác mạnh mẽ, dứt khoát tạo nên nhịp dộ dồn dập, sôi động, quyết liệt của không khí chiến trận. Nhà thơ không nói nhiều về những chiến công và cũng không tỏ ra say sưa với chiến thắng nhưng người đọc vẫn có thể cảm nhận được niềm phấn khởi, kiêu hãnh vô bờ toát lên từ âm hưởng của bài thơ.
Hơn nữa, nhà thơ đã sử dụng thủ pháp liệt kê và phép đối để làm nổi bật hai sự kiện lịch sử mang tầm chiến lược. Hai chiến công oanh liệt này dã làm ‘thay đổi thế trận của quân ta: mở đầu và tiếp thêm sức mạnh, niềm tin đến quân và dân ta đập tan âm mưu xâm lược, đánh bại được kẻ thù hung bạo nhất thế giới thời bấy giờ, giành lại kinh thành Thăng Long. Ở đây có một điểm nổi bật là Trần Quang Khải là nhà thơ dầu tiên đã đưa địa danh sông núi Đại Việt vào thơ ca.
Đất nước sạch bóng quân thù, được hưởng thái bình yên ổn là một điều rất khó nhưng để giữ gìn non nước mãi hoà bình, thịnh trị lại là điều càng khó hơn. Phải chăng vì thế mà Trần Quang Khải đã nhắn nhủ:
“Thái hình tu trí lực,
Vạn cổ thủ giang san.”
(Thải bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu. )
Nếu muốn đất nước không bị hoạ xâm lược thì dân phải giàu, nước phải mạnh. Cho nên Trần quang Khải đã khuyên nhủ mọi người không nên ngủ trên chiến thắng mà phải bắt tay ngay vào xây dựng đất nước, củng cố lực lượng cả về kinh tế và chính trị thì mới có thể giữ vững nền độc lập, dập tắt mọi tham vọng ngông cuồng của bọn ngoại xâm. Chỉ hai câu thơ ngắn gọn mà đã thể hiện dược tấm lòng và tài trí của một danh tướng với tầm nhìn xa, hiểu biết rộng, suy xét sự việc một cách sâu sắc kết hợp với lòng yêu nước thương dân, có trách nhiệm với Tổ quốc luôn đặt Đất nước lên hàng đầu.
Bằng thể thơ ngữ ngôn tứ tuyệt, lời thơ cô đọng, ý thơ hàm súc, Trần Quang Khải đã dựng lên trước mắt người dọc bức tranh sinh động về khí thế chiến đấu hào hùng của quân dân ta, về quyết tâm hoà bình, độc lập, giữ vững chủ quyền, nhất là khẳng định nước Nam là của người dân Đại Việt, đó là định luật muôn đời không thể thay đổi.
Dầu đã trải qua bao thế hệ, với bao lớp bụi thời gian nhưng bài thơ vần còn mang ý nghĩa lớn lao, không chỉ vào thời xưa mà cả ở thời nay. Lớp trẻ chúng ta muốn dất nước hùng mạnh, độc lập chủ quyền thì phải mở mang kiến thức, rèn luyện phẩm chất xứng đáng với những người làm chủ tương lai của đất nước.
"Sông núi nước Nam" vang trên sông Như Nguyệt được coi như một bài thơ thần có giá trị to lớn trong việc răn đe, đánh đuổi kẻ thù. Qua bài thơ ta cũng cảm nhận được lòng nồng nàn yêu nước, lòng tự tôn và tinh thần đoàn kết dân tộc trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc.
bài 1: Theo em, văn bản “Sông núi nước Nam” là bài thơ có tính chất biểu ý nhiều hơn biểu cảm.
bài 2: Nhiều người cho rằng, Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Em đồng ý với ý kiến này. Vì bài thơ đã khảng định nền độc lập nền độc lập và tự chủ của nước ta. Ngoài Sông núi nước Nam, những tác phẩm nào sau này cũng được coi là bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta: Bình Ngô đại cáo,...
1.
Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến)
2.
Em tham khảo:
Bài thơ sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta vì bài thơ tuyên bố chủ quyền độc lập của đất nước và không một thế lực nào có thể xâm phạm quyền độc lập tự do của dân tộc. Bài thơ cũng khích lệ tinh thần nhân dân đấu tranh giành độc lập và cũng đã đánh vào tâm lý của giặc khiến giặc e sợ.
3.Từ ''vương'' và từ ''đế'' đều có 1 ý nghĩa là ''vua''Nhưng từ ''vương'' là tiếng Hán, chỉ vua bên giặcKhi sử dụng từ ''đế'', ta vẫn sẽ hiểu đó là vua nhưng là vua nước Nam.Tham khảo:
Hai câu đầu: khẳng định chủ quyền dân tộc.“Sông núi nước Nam, vua Nam ở” khẳng định rất rõ ràng về việc chủ quyền, đất nào thì vua ấy. Một sự độc lập và có chủ quyền riêng về chính trị, quân sự. Đó là sự thật hiển thiên không ai, không một thế lực nào được xâm phạm vào lãnh thổ chủ quyền của dân tộc ấy. Đó thể hiện một chân lí của cuộc đờiTrong đời sống tinh thần của người Việt Nam và Trung Quốc. Trời là oai linh tối thượng, sắp đặt và định đoạt tất cả mọi việc ở trần gian. Cương vực lãnh thổ của vua Nam, của người Nam đã được định phận tại sách trời – có nghĩa là không ai được phép đi ngược lại đạo trời = > chân lí của đất trời.Như vậy tuyên bố chủ quyền dựa trên chân lí cuộc đời, chân lí đất trời, dựa trên lẽ phải. Chủ quyền nước Nam là không thể chối cãi, không thể phụ nhận.Hai câu cuối: quyến tâm bảo vệ chủ quyền.“Giặc dữ cớ sao phạm đến đây” lời hỏi tội lũ giặc cớ sao sang xâm phạm, làm những điều xấu xa, phi nghĩa và sao lại dám trái với đạo trời, đã làm trái với những gì trời định.“Chúng mày nhất định phải tan vỡ” đó là lời cảnh báo trước những việc mà lũ giặc đã làm – gieo gió thì gặp bão. Điều không thể tránh khỏi đối với những kẻ xấu xa, lũ làm việc bất nhân, tàn bạo mà phải gánh chịu. Không chỉ vậy câu thơ còn khẳng định ý chí quyết tâm sắt đá bảo vệ chủ quyền của đất nước đến cuối cùng mà còn tạo nên được niềm tin tất thắng mai sau.Nhận xét bố cục bài thơ: Bố cục chặt chẽ giống như một bài nghị luận. Hai câu đầu đã nêu ra chân lí khách quan về chủ quyền dân tộc và hai câu sau nếu ra vấn đề có tính hệ quả cho chân lí đã nêu.tham khảo :
Hai câu đầu: khẳng định chủ quyền dân tộc.“Sông núi nước Nam, vua Nam ở” khẳng định rất rõ ràng về việc chủ quyền, đất nào thì vua ấy. Một sự độc lập và có chủ quyền riêng về chính trị, quân sự. Đó là sự thật hiển thiên không ai, không một thế lực nào được xâm phạm vào lãnh thổ chủ quyền của dân tộc ấy. Đó thể hiện một chân lí của cuộc đờiTrong đời sống tinh thần của người Việt Nam và Trung Quốc. Trời là oai linh tối thượng, sắp đặt và định đoạt tất cả mọi việc ở trần gian. Cương vực lãnh thổ của vua Nam, của người Nam đã được định phận tại sách trời – có nghĩa là không ai được phép đi ngược lại đạo trời = > chân lí của đất trời.Như vậy tuyên bố chủ quyền dựa trên chân lí cuộc đời, chân lí đất trời, dựa trên lẽ phải. Chủ quyền nước Nam là không thể chối cãi, không thể phụ nhận.Hai câu cuối: quyến tâm bảo vệ chủ quyền.“Giặc dữ cớ sao phạm đến đây” lời hỏi tội lũ giặc cớ sao sang xâm phạm, làm những điều xấu xa, phi nghĩa và sao lại dám trái với đạo trời, đã làm trái với những gì trời định.“Chúng mày nhất định phải tan vỡ” đó là lời cảnh báo trước những việc mà lũ giặc đã làm – gieo gió thì gặp bão. Điều không thể tránh khỏi đối với những kẻ xấu xa, lũ làm việc bất nhân, tàn bạo mà phải gánh chịu. Không chỉ vậy câu thơ còn khẳng định ý chí quyết tâm sắt đá bảo vệ chủ quyền của đất nước đến cuối cùng mà còn tạo nên được niềm tin tất thắng mai sau.Nhận xét bố cục bài thơ: Bố cục chặt chẽ giống như một bài nghị luận. Hai câu đầu đã nêu ra chân lí khách quan về chủ quyền dân tộc và hai câu sau nếu ra vấn đề có tính hệ quả cho chân lí đã nêu.