K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CM
29 tháng 12 2022

a. Câu ghép: Tôi bậm tay ghì thật chặt,nhưng một quyển vở cũng chệch ra và chênh đầu chúi xuống đất.

b. Vì tôi/ chăm chỉ học tập // nên tôi / đạt được kết quả cao trong kì thi cuối kì.

c. Gợi ý:

- Nguyên nhân cô bé chết:

+ Vì đói, rét

+ Vì sự thờ ơ, vô tâm của người cha và toàn xã hội

- Ý nghĩa cái chết thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác giả:

+ Miêu tả cái chết nhẹ nhàng, thanh thản

+ Giúp cô bé được giải thoát khỏi trần gian đau khổ

- Cái chết ngầm lên án, tố cáo xã hội cạn khô tình người:

+ Lên án người cha tàn ác

+ Lên án xã hội vô tâm

19 tháng 9 2021

a. Tôi đi học - Thanh Tịnh.

b. 2 trường từ vựng:

- Trường từ vựng chỉ đồ dùng học tập: quyển vở, sách vở, bút thước.

- Trường từ vựng chỉ hoạt động: bặm tay ghì, xóc lên, nắm lại, ôm.

9 tháng 11 2021

giúp mình với ạ

 

 

 

9 tháng 11 2021

a, Tôi đi học của Lý Lan

PTBĐ: Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm

b,  Trường từ vựng đồ dùng học tập : sách vở , quyển vở , bút thước

c, Đoạn trích nói về cảnh nhân vật trên đường cùng mẹ đến trường

d, Đặt câu:

Mới học lớp 6 mà bạn ấy cao lênh khênh

Hôm nay trời không lạnh lắm, gió thổi lao xao

3 tháng 7 2017

Chọn đáp án: C

18 tháng 10 2021

tham khảo:

 Cô bé chết vì đói và lạnh. Đây là một cái chết không đáng có, một cái chết hết sức đáng thương của một em bé bất hạnh. Em bé chết nhưng đôi má vẫn hồng và đôi môi như đang mĩm cười là hình ảnh thật đẹp. Dường như em không chết mà đi vào cõi bất tử, nơi có tình yêu thương bao la của bà. Hình ảnh em bé chết rét ngoài đường phố, trong đêm giao thừa đã gợi lên bao xót xa trong lòng người đọc. Chúng ta phải  thương xót, đồng cảm, có trách nhiệm với cuộc sống đáng thương của cô bé.2 

Chúng ta cso thể nói cụ Bơ-men là một nghệ sĩ vĩ đại là bởi vì
+Cụ Bơ-men đã hi sinh cả mạng sống của mik để cứu lấy một cô hạo sĩ

+Cụ đã dỗ hết sức lực còn lại để hoàn thành bức vẽ trong đêm mưa bão

+Chính kiệt tác của cụ Bơ-men đã giúp cho Giôn-xi ko còn thấy bi quan nữa

+Ông đã vẽ một bức tranh mà ngay cả người họa sĩ cũng ko nhận ra

+Ông có nột tấm lòng thương người,giúp người khác hết sức có thể

18 tháng 10 2021

cảm ơn bạn

 

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trong nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại...
Đọc tiếp

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trong nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

a. Hãy tìm các từ láy có trong đoạn trích

b.Tìm câu ghéptrong đoạn trích và xác định mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép đó. Các vế trong câu ghép đó được nối với nhau bằng cách nào?

c. Chỉ ra một trường từ vựng có trong đoạn trích?

d. Cho câu chủ đề : Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người. Viết đoạn văn trình bày theo cách tổng phân hợp (khoảng 10 câu)

1
2 tháng 3 2020

a. Các từ láy có trong đoạn trích là: xơ xác, còm cõi, sung sướng, ấm áp, mơn man, xinh xắn, thơm tho.

b. Câu ghép:

- Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.

-> Quan hệ song hành.

Hai vế được nối vơi nhau bởi dấu phẩy.

c. Trường từ vựng cảm giác của con người: sung sướng, ấm áp, mơn man

23 tháng 1 2022

TK:

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

  Bài 1 : Những câu sau xét theo hình thức và cấu tạo thì nó thuộc kiểu câu gì? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết?1. Tôi bặm tay ghì thật chặt, (nhưng) một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chui xuống đất.                                               (Thanh Tịnh)2. Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã.                                           (Nguyễn Thái Vận)3. Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát...
Đọc tiếp

 

 Bài 1 : Những câu sau xét theo hình thức và cấu tạo thì nó thuộc kiểu câu gì? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết?
1. Tôi bặm tay ghì thật chặt, (nhưng) một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chui xuống đất.
                                               (Thanh Tịnh)
2. Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã.
                                           (Nguyễn Thái Vận)
3. Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát mặt đất.
                                           (Nguyễn Thái Vận)
4. Tôi nói “nghe đâu” vì tôi thấy người ta bắn tin rằng mẹ và em tôi xoay ra sống bằng cách đó.
                                            (Nguyên Hồng)
5. Làng mất vé sợi, nghề vải đành phải bỏ.
                                              (Nam Cao)
6. Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mỏi mệt lắm.
7. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau.
                                            (Ai-ma-tốp)
Bài 2 . Xét về hình thức, các câu sau thuộc câu gì? Nêu tác dụng của nó?
1. Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.
                                                                             (Lao xao)
2. Chiều ngày 3-4-2002, trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba với chủ đề “Ấn tượng Huế - Việt Nam 2002” đã khai mạc tại Công viên 3-2, mở đầu các hoạt động nghệ thuật của Festival Huế 2002. Tham gia trại lần này có 27 tác giả quốc tế từ 18 nước của 4 châu lục và 11 tác giả Việt Nam.

(Theo Báo thanh niên)
3. Ngày xưa, ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con.
                                                                        (Thạch Sanh)
4. Bấy giờ, ở Trung Quốc, nhà Tần vừa thành lập (năm 221 tr. CN)
                                                                         (Lịch sử 6)
5. Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên Lê Thận.
                                                                  (Sự tích Hồ Gươm)
6. Ngày xưa, có một em bé rất thông minh tên là Mã Lương.

Bài 3. Dựa vào kiến thức Tiểu học, các câu dưới đây câu nào là câu nghi vấn (câu hỏi) và chỉ ra dấu hiệu nhận biết về đặc điểm hình thức nào của nó?
1. Tôi hỏi cho có chuyện:
- Thế nó cho bắt à?
                             (Nam Cao)
2. – Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!
                                                       (Nguyên Hồng)
3. Vua hỏi: “Còn nàng út đâu?”. Nàng bẽn lẽn dâng lên vua mâm bánh nhỏ.
                                                                  (Truyền thuyết Hùng Vương)
4. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không?
                                               (Tạ Duy Anh)
5. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
                                            (Nam Cao)
6. Những câu thơ ấy tả cảnh hay tả tình?
7. “Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì.
- Thầy nó ngủ rồi à?
                                                (Kim Lân)

0