Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Kế tục sự nghiệp dựng nước của 18 vị Hùng vương, An Dương Vương Thục Phán đã đánh tan năm mươi vạn quân Tần xâm lược, đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc và dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh, Phong Châu xuống vùng Phong Khê, hay còn gọi vùng Kẻ Chủ, nay là cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội.
Sau khi dời đô, An Dương vương bắt tay ngay vào việc xây thành nhưng ngặt nỗi cứ ngày xây lên đêm lại đổ xuống, mãi không xong. Nhà vua bèn sai các quan lập đàn để cầu đảo bách thần, xin thần linh phù trợ. Ngày mồng bảy tháng ba năm ấy, bỗng thấy có một cụ già từ thong thả từ phía Đông đi tới, vua lập tức mời vào và hỏi chuyện. Cụ già nói rằng sẽ có sứ Thanh Giang tới giúp nhà vua xây thành rồi ra về.
Sáng hôm sau, có một con rùa lớn nổi lên mặt nước, tự xưng là sứ Thanh Giang, bảo với An Dương Vương rằng muốn xây được thành thì phải diệt trừ hết lũ yêu quái thường hay quấy nhiễu. Nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng mà chỉ trong vòng nửa tháng, thành đã được xây xong. Thành có hình trôn ốc nên được gọi là Loa thành. Sau ba năm, Rùa Vàng từ biệt ra về. An Dương Vương suy nghĩ về việc giữ nước nên chia tay, ông cảm tạ nói: “Nhờ ơn Thần mà thành đã xây xong. Nay nếu có giặc ngoài đến thì lấy gì mà chống?”. Rùa Vàng nghe vậy, tháo một chiếc vuốt trao cho An Dương Vương, dặn hãy lấy làm lẫy nỏ. Giặc đến, cứ nhằm mà bắn thì sẽ không lo gì nữa. Dứt lời, Rùa Vàng trở về biển Đông. Nhà vua sai một tướng tài là Cao Lỗ chế ra chiếc nỏ lớn lấy vuốt của Rùa Vàng làm lẫy. Đó là nỏ thần Kim Quy.
Ít lâu sau, Triệu Đà đem quân sang xâm lược Âu Lạc. An Dương Vương lấy nỏ thần ra bắn, mỗi phát chết hàng vạn tên giặc. Quân Triệu Đà thất bại thảm hại. Chúng hoảng sợ quay đầu chạy về đến núi Trâu, cầm cự được vài ngày rồi rút về nước. Dân chúng Âu Lạc hân hoan mừng chiến thắng vẻ vang.
Thấy không xâm lược được Âu Lạc bằng cách tấn công, Triệu Đà nghĩ ra âm mưu thâm hiểm khác. Hắn cho con trai Trọng Thủy sang Âu Lạc. Trọng Thủy gặp Mị Châu – con gái yêu của An Dương Vương, hai người đem lòng yêu mến nhau rồi Trọng Thủy cầu hôn. Không chút nghi ngờ, An Dương Vương vui lòng gả con gái cho Trọng Thủy, cho phép hắn được ở rể ngay trong cung.
Trọng Thủy vờ ngạc nhiên như không biết đến nỏ thần, ngỏ ý muốn xem với Mị Châu. Mị Châu nhẹ dạ, lại thực lòng yêu thương, tin tưởng chồng, ngây thơ lấy nỏ cho hắn xem, còn giảng giải cho hắn cấu tạo và cách sử dụng nỏ thần. trở về nước, làm một cái nỏ y hệt rồi quay lại Âu Lạc, nhân lúc An Dương Vương và Mị Châu đã say, lẻn vào đánh tráo.
Một hôm sau đó, Trọng Thủy nói với Mị Châu:
- Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta trở lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?
Mị Châu ngây thơ đáp:
- Thiếp có cái áo lông ngỗng thường mặc, khi gặp biến, đi đến đâu sẽ rắc lông ngỗng ở ngã ba đường làm dấu mà tìm nhau.
Trọng Thủy về, Triệu Đà lập tức cất binh sang đánh Âu Lạc. Nghe tin báo quân giặc tấn công, cậy có nỏ thần, An Dương vương vẫn ngồi ung dung đánh cờ. Khi quân Đà tiến sát cổng thành, vua mới sai lấy nỏ thần ra bắn nhưng không linh nghiệm nữa.
Hai cha con vội lên ngựa, nhằm hướng phương Nam mà chạy, nhưng cứ chạy đến đâu quân giặc lại theo dấu lông ngỗng mà đuổi theo đến đó. Ra tới sát bờ biển, An Dương Vương cùng đường bèn kêu lớn: “Sứ Thanh Giang ở đâu mau đến cứu ta!”. Ngay lập tức, Rùa Vàng hiện lên, chỉ tay vào Mị Châu mả nói với An Dương Vương rằng: “Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!”.
Hiểu ra cơ sự, An Dương Vương nổi giận, tuốt gươm định chém Mị Châu. Nhưng ngay lúc ấy, Trọng Thủy cũng đuổi tới nơi. Thấy Mị Châu gặp nguy hiểm, hắn vội giương cung. Mũi tên xé gió lao đến làm thanh gươm sắp chạm vào cổ Mị Châu rơi xuống đất. An Dương Vương tức giận nhìn Trọng Thủy rồi theo Rùa Vàng rẽ nước xuống biển. Mị Châu khuỵu chân, lặng nhìn theo cha, nước mắt rơi lã chã. Lòng nàng ngập tràn hối hận về sai lầm của mình. Trọng Thủy xuống ngựa, toan đỡ nàng đứng lên. Nhưng Mị Châu bất ngờ cầm lấy thanh gươm dưới chân mình, chĩa thẳng về phía hắn.
Nàng đau đớn chất vấn:
- Tại sao lại dối gạt ta, dối gạt cha, dối gạt bách tính Âu Lạc? Là ta phụ chàng? Hay là cha đối xử tệ bạc với chàng? Cha và ta đều tin tưởng chàng như vậy, cớ sao lại lợi dụng chúng ta? Chàng là hoàng tử một nước, ta cũng là công chúa Âu Lạc. Tại sao phải tìm mọi thủ đoạn xâm chiếm Âu Lạc? Chàng hại ta nước mất nhà tan, biến ta thành kẻ tội đồ của Âu Lạc. Chàng còn muốn đuổi giết tới cùng cha con ta. Tình nghĩa vợ chồng bao lâu hóa ra bạc bẽo đến vậy.
Trọng Thủy nhìn nàng cười chua xót, một chữ cũng không cách nào giải thích. Nàng đối xử với hắn tốt như vậy, hắn lại khiến nàng đau khổ. Hắn nói:
- Mị Châu, giờ nàng đã không còn nơi nào để đi. Theo ta trở về, ta sẽ bù đắp cho nàng mọi lỗi lầm ta gây ra...
- Trở về? Trở về đâu? Mị Châu ta không phải nữ trung hào kiệt, nhưng khí tiết công chúa của một nước ta vẫn có. Âu Lạc đã mất, dân chúng đã nhà tan cửa nát, cha ta còn không rõ sẽ sống như thế nào, ta sao có thể làm như không có chuyện gì mà hưởng thụ? – Nàng ngắt lời Trọng Thủy
Mị Châu lặng người đứng đó, trong mắt nàng lóe lên sự đau đớn nhưng kiên định. Nàng dùng gươm đâm thẳng vào Trọng Thủy đang đứng trước mặt.
- Thù mất nước không thể bỏ qua. Trọng Thủy, nhân duyên hai ta từ nay chấm dứt. Mị Châu là phản đồ, không thể sống. Chàng khiến trăm nghìn bách tính rơi vào cảnh khốn cùng chiến tranh, thù này ta nhất định phải báo. Kiếp sau, hẹn không gặp lại.
Nói đoạn, Mị Châu rút gươm ra tự sát. Trọng Thủy và Mị Châu cùng ngã xuống, máu chảy xuống lòng đại dương...
Thay vì kết cục cô bé bán diêm chết cóng thì đổi lại cô ấy gặp được một gia đình nghèo khổ cứu sống ( vì tất cả mọi người giàu đều ngoảnh mặt làm ngơ) tuy sống trong gia đình nghèo vất vả nhưng cuộc sống của học rất hạnh phúc và đầm ấm//^_^//
Tham khảo:
1. Truyện Cô bé bán diêm được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.
2. Cô bé bán diêm phải ở ngoài đường phố trong một đêm đông giá rét. Mặc dù có nhà song em không dám về vì nếu về mà không mang được đồng xu nào tất sẽ bị cha em mắng chửi. Người cha vô lương tâm, lời lẽ hành động thiếu tình thương đã khiến cô bé bất hạnh phải ở bên ngoài trong đêm đông giá lạnh, trong gió và mưa tuyết mỗi lúc một nhiều. Trong ngày cuối cùng của năm ai ai cũng được quay quần bên gia đình còn cô bé thì đầu trần, chân đất lang thang ngoài trời đông giá rét, tuyết phủ trắng xóa. Xung quanh em đường phố, nhà cửa đã lên đèn, không gian thật ấm cúng, hạnh phúc, mùi ngỗng sực nức khắp nơi, còn em đã đi cả ngày mà không bán được bao diêm nào.
3. Các chi tiết miêu tả ngoài hình của cô bé bán diêm: Giữa trời mưa tuyết rét mướt lạnh cóng, đôi chân trần của em với đôi giày vải phỏng, rồi em lại đi chân đất, chân em đỏ ửng hết lên rồi bầm tím lại. Tóc em xõa, em đeo chiếc tạp rề cũ kỹ, lê hết các con phố ngõ ngách để bán những bao diêm, cả một ngày em chưa được ăn, phải chống lại cái lạnh, cái đói để bán diêm thế nhưng cũng không bán được bao diêm nào. Càng về đêm trời càng lạnh, cái lạnh và đói đang đày đọa em, dù có vậy em vẫn không dám về nhà, bởi "về nhà mà không bán được bao diêm nào", không có tiền, em sẽ lại phải chịu đòn của cha, hơn nữa căn phòng trên gác mái của cha con em cũng chẳng khác gì ở ngoài trời. Ở lứa tuổi của em, chúng ta đang được quây quần bên ông bà, cha mẹ ăn những bữa tiệc thịnh soạn và chuẩn bị chào đón năm mới, vậy mà em lại phải chịu sự thờ ơ, vô tâm và lạnh lùng đến đáng sợ của những người xung quanh. Họ không hề để ý đến em, chẳng ai quan tâm, đoái hoài đến hoàn cảnh và nỗi khổ của em. Em không nhận được sự yêu thương và đồng cảm từ mọi người, điều đó càng khiến ta cảm thấy xót xa cho tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm.
1. Truyện Cô bé bán diêm được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.
2. Cô bé bán diêm phải ở ngoài đường phố trong một đêm đông giá rét. Mặc dù có nhà song em không dám về vì nếu về mà không mang được đồng xu nào tất sẽ bị cha em mắng chửi. Người cha vô lương tâm, lời lẽ hành động thiếu tình thương đã khiến cô bé bất hạnh phải ở bên ngoài trong đêm đông giá lạnh, trong gió và mưa tuyết mỗi lúc một nhiều. Trong ngày cuối cùng của năm ai ai cũng được quay quần bên gia đình còn cô bé thì đầu trần, chân đất lang thang ngoài trời đông giá rét, tuyết phủ trắng xóa. Xung quanh em đường phố, nhà cửa đã lên đèn, không gian thật ấm cúng, hạnh phúc, mùi ngỗng sực nức khắp nơi, còn em đã đi cả ngày mà không bán được bao diêm nào.