Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1 SỐT RÉT LÀ GÌ?
Sốt rét là căn bệnh do ký sinh trùng gây ra. Triệu chứng của bệnh này gồm sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi, nhức đầu, cơ thể nhức mỏi, buồn nôn và ói mửa. Đôi khi triệu chứng này tái phát mỗi 48 đến 72 giờ, tùy theo loại ký sinh trùng và thời gian nhiễm bệnh.
2 SỐT RÉT LÂY LAN THẾ NÀO?
Ký sinh trùng sốt rét là động vật nguyên sinh, do muỗi cáiAnopheles chích vào máu người.
Ký sinh trùng tìm đường vào tế bào gan của người nhiễm bệnh và sinh sôi nảy nở ở đấy.
Khi một tế bào gan bị vỡ, ký sinh trùng thoát ra, xâm nhập tế bào hồng cầu và tiếp tục sinh sôi nảy nở ở đấy.
Khi một tế bào hồng cầu bị vỡ, ký sinh trùng thoát ra và tiếp tục xâm nhập vào các tế bào hồng cầu khác.
Chu kỳ xâm nhập vào hồng cầu, rồi hồng cầu bị vỡ cứ tiếp diễn liên tục. Mỗi khi hồng cầu vỡ, thường thì người bệnh có những triệu chứng sốt.
3 LÀM SAO BẠN CÓ THỂ TRÁNH ĐƯỢC BỆNH?
Nếu bệnh sốt rét phổ biến trong vùng bạn sống...
Khi dùng mùng chống muỗi, bạn nên
xịt thuốc chống côn trùng.
may lại những chỗ mùng bị rách.
nhét mùng dưới nệm.
Phun tồn lưu trong nhà để diệt muỗi.
Nếu có thể, lắp lưới chống muỗi nơi cửa ra vào và cửa sổ. Dùng máy lạnh hoặc quạt để không cho muỗi trú ngụ.
Mặc trang phục màu sáng và che kín da.
Nếu có thể, hãy tránh những nơi có bụi rậm, là nơi muỗi tụ tập, dọn dẹp những nơi ứ đọng nước, là nơi muỗi đẻ trứng.
Nếu bạn bị nhiễm bệnh, hãy chữa trị ngay.
Khi bị muỗi mang mầm bệnh chích, một người có thể bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét. Ngược lại, muỗi không mang mầm bệnh nhưng chích một người bị bệnh sốt rét thì muỗi cũng bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét. Rồi con muỗi mang mầm bệnh này có thể truyền ký sinh trùng sang người khác
Nếu bạn định đến một nơi mà bệnh sốt rét phổ biến...
Hãy thu thập thông tin mới nhất trước khi khởi hành. Loại ký sinh trùng sốt rét phổ biến ở vùng này có thể khác với vùng kia. Qua đó, có thể biết được loại thuốc nào là hiệu quả nhất. Cũng nên thảo luận với bác sĩ về những điều bạn cần đề phòng trước căn bệnh tiền sử nào đó của mình.
Khi đến nơi ấy, hãy làm theo sự hướng dẫn được đề cập trong bài này.
Nếu bị mắc bệnh, hãy chữa trị ngay. Hãy nhận ra các triệu chứng diễn ra từ một đến bốn tuần sau khi nhiễm bệnh.
BẠN CÓ THỂ LÀM THÊM ĐIỀU GÌ?
Tận dụng các chương trình chăm sóc sức khỏe của chính phủ hoặc địa phương.
Chỉ mua thuốc từ các công ty uy tín. (Thuốc kém chất lượng hoặc thuốc giả có thể kéo dài căn bệnh hoặc tăng nguy cơ tử vong.)
Dọn dẹp những nơi muỗi đẻ trứng ở xung quanh nhà.
Nếu bạn sống trong vùng có bệnh sốt rét hoặc từng đến vùng bị nhiễm bệnh, đừng lơ là các triệu chứng sau của căn bệnh này...
Sốt cao
Vã mồ hôi
Run vì ớn lạnh
Nhức đầu
Đau cơ
Mệt mỏi
Buồn nôn
Ói mửa
Tiêu chảy
Nếu không điều trị, bệnh sốt rét có thể gây thiếu máu trầm trọng và nhanh chóng đe dọa mạng sống. Hãy điều trị ngay trước khi những triệu chứng trở nên ngày càng nặng, đặc biệt đối với trẻ em và thai phụ. *
BẠN CÓ BIẾT?
Riêng ở châu Phi, mỗi phút có một trẻ tử vong vì sốt rét
Đặc biệt trẻ con và thai phụ có nguy cơ mắc bệnh nặng khi bị sốt rét.
Riêng ở châu Phi, mỗi phút có một trẻ tử vong vì sốt rét.
Trong số những trường hợp hiếm thấy, người ta mắc bệnh sốt rét qua việc truyền máu.
Chim bồ câu | Thà lằn | Ếch | |
Đời sống | - Sống trên cạn thích nghi với lối sống bay. - Là động vật hằng nhiệt. | - Sống nơi khô ráo. - Kiếm ăn ban ngày. - Cũng trú động và là động vật biến nhiệt như ếch. | - Sống nơi ẩm ướt (vừa ở nước vừa ở cạn). - Kiếm mồi vào ban đêm. - Có hiện tượng trú đông. - Là động vật biến nhiệt. |
Đặc điểm | - Da khô phủ lông vũ, lông vũ bao bọc toàn thân là lông ống, có phiến lông rộng tạo thành cánh dài, đuôi chim làm bánh lái. - Lông vũ mọc áp sát vào thân là lông tơ. Lông tơ chỉ có một chùm lông, sợi lông mảnh gồm một lớp xốp giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ. - Chi sau bàn chân dài, có 3 ngón trước và 1 ngón sau, đều có vuốt giúp chim bám chặt vào cành cây khi chim đậu hoặc duỗi thẳng, xòe rộng ngón khi chim hạ cánh. - Mỏ sừng bao bọc hàm không có răng làm đầu chim nhẹ. - Cổ dài, đầu chim linh hoạt giúp phát huy được tác dụng của giác quan (mắt, tai) tạo điều kiện thuận lợi khi bắt mồi, rỉa lông. - Tuyến phao câu tiết chất nhờn khi chim rỉa lông giúp lông mịn, không thấm nước.
| - Có bốn chi ngắn, yếu với năm ngón chân có vuốt . - Da khô có vảy sừng bao bọc giúp ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể. - Cổ dài có thể quay về các phía giúp phát huy vai trò của các giác quan trên đầu, bắt mồi dễ dàng. - Mắt có mi cử động giúp bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô. - Màng nhĩ nằm trong hốc tai ở hai bên đầu giúp bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động vào màng nhĩ. | - Da trần phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí, thở bằng phổi . - Chi năm phần có ngón chia đốt linh hoạt . - Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông khoang miệng. - Đầu đẹp nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước rẽ nước khi bơi . - Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu . - Chi sau có màng bơi . |
Sinh sản | - Chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối, khi đạp mái (giao phối) xoang huyệt lộn ra ngoài làm thành cơ quan giao phối tạm thời. - Đẻ trứng, thụ tinh trong. | - Thằn lằn đực có 2 cơ quan giao phối. - Đẻ trứng, thụ tinh trong. | - Vào cuối mùa xuân mới sinh sản, ếch đực ôm lưng ếch cái, đẻ ở các bờ nước. - Đẻ trứng, thụ tinh ngoài. |
Câu 1:Đặc điểm hệ hô hấp của lưỡng cư
- Hô hấp bằng mang khi còn là nòng nọc
- Hô hấp bằng phổi và da khi đã trưởng thành hô hấp bằng da là chủ yếu
Câu 2: Đặc điểm về đời sống của lớp bò sát?
+ Da khô, có vảy sừng.
+ Cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai.
+ Chi yếu, có vuốt sắc.
+ Thở hoàn toàn bằng phổi, phổi có nhiều vách ngăn.
+ Có 2 vòng tuần hoàn, tâm thất có vách ngăn hụt, tạm thời chia tâm thất thành hai, máu nuôi cơ thể ít pha hơn.
+ Là động vật biến nhiệt.
+ Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong.
+ Trứng có màng dai hoặc có vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng.
đây nhé bạn! http://d3.violet.vn/uploads/previews/205/1834201/preview.swf
- Sinh sản:
+ Thằn lằn đực có 2 cơ quan giao phối.
+ Trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng của thằn lằn cái (thụ tinh trong)
+ Thằn lằn cái đẻ trứng (5 – 10 quả) vào các hốc đất khô ráo. Trứng có vỏ dai và nhiều noãn hoàng.
+ Thằn lằn mới nở đã biết đi tìm mồi.
- Thụ tinh trong
- Phát triển trực tiếp
- Trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng
*Tuần hoàn:
- Thằn lằn:
+ Tim 3 ngăn: 2 tâm nhĩ - 1 tâm thất có vách hụt.
+ 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể ít bị pha.
- Chim bồ câu:
+ Tim 4 ngăn, hai nửa riêng biệt, máu không pha trộn
+ Hai vòng tuần hoàn máu nuôi cơ thể giàu oxi (máu đỏ tươi)=> Sự trao đổi chất mạnh.
* Hô hấp:
- Thằn lằn:
+ Phổi có nhiều vách ngăn
+ Sự thông khí nhờ hoạt động của các cơ liên sườn
-Chim bồ câu:
+Phổi gồm 1 hệ thống ống khí dày đặc gồm 9 túi khí => bề mặt trao đổi khí rất rộng.
+Sự thông khí do => sự co giãn của túi khí (khi bay)=> sự thay đổi thể tích lồng ngực (khi đậu)
*Bài tiết:
-Thằn lằn: có bóng đái
-Bồ câu: Không có bóng đái
*Tiêu hóa:
-Thằn lằn:Ruột phân thành ruột non và ruột già, dạ dày không phân thành dạ dày cơ và dạ dày tuyến.
-Bồ câu: Ruột không phân thành ruột non và ruột già, dạ dày phân thành dạ dày cơ và dạ dày tuyến.
*Sinh sản:
- Thằn lằn:
+ Thụ tinh trong
+ Đẻ trứng, phôi phát triển phụ thuộc vào nhiệt đô môi trường
- Chim bồ câu:
+ Thụ tinh trong
+ Đẻ trứng, chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng
A
A