Bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo - Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học
Câu 5: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?
A. Đọc kỉ nội quy và thực hiện theo nội Quy phòng thực hành.
B. Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.
C Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 6: Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành?
A. Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.
B. Làm theo các thí nghiệm xem trên Internet.
C. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm với hoá chất.
D. Rửa sạch tay sau khi làm thí nghiệm.
Câu 7: Dụng cụ ở hình bên tên gọi là gì và thường dùng để làm gì?
A. Ống pipette, dùng lấy hoá chất.
B. Ống bơm tiêm, dùng chuyền hoá chất cho cây trồng.
C. Ống bơm hoá chất, dùng để làm thí nghiệm.
D. Ống bơm khí dùng để bơm không khí vào ống nghiệm.
Câu 8: Biển báo ở hình bên cho chúng ta biết điều gì?
A. Chất dễ cháy.
B. Chất gây nổ
C. Chất ăn mòn.
D. Phải đeo găng tay thường xuyên.
Câu 9: Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào?
A. Kính có độ.
B. Kính lúp.
C. Kính hiển vị.
D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được.
Câu 10: Khi không may bị hoá chất ăn da bám lên tay thì bước đầu tiên và cần thiết nhất là phải làm gì?
A. Đưa ra trung tâm y tế cấp cứu,
B. Hô hấp nhân tạo.
C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép vào.
D. Cởi bỏ phần quần áo dính hoá chất, xả tay dưới vòi nước sạch ngay lập tức.
Câu 11: Khi dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng, bạn Nguyên đặt mắt để quan sát và đọc số đo theo 3 cách như trong hình bên. Theo em, bạn Nguyên đặt mắt quan sát theo cách nào là đúng?
A. Cách (a).
B. Cách (b).
C. Cách (c).
D. Cách nào cũng được.
Tham khảo:
Những điều phải làm trong phòng thực hành là:
Để cặp, túi, balo đúng nơi quy định. Đầu tóc gọn gàng.Sử dụng dụng cụ bảo hộ (như găng tay, khẩu trang) khi làm thí nghiệm.Làm thí nghiệm khi có hướng dẫn và giám sát của giáo viên.Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.Thu gom xếp dọn lại các hóa chất, rác thải sau khi thực hành;...
Những điều không được làm trong phòng thực hành là:
Ăn uống, làm mất trật tự trong phòng thực hànhĐể cặp, túi, ba lô lộn xộn, đầu tóc không gọn gàng.Đi giày dép cao gót.Không dùng các dụng cụ bảo hộ khi làm thí nghiệm, tự ý làm thí nghiệm.Không thực hiện các nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.Vứt hóa chất và rác bừa bãi sau khi thực hành,...
Giải thích: Những điều phải làm, không được làm trong phòng thực hành để giữ an toàn tuyệt đối khi học tập trong phòng thực hành, vì phòng thực hành là nơi chứa rất nhiều thiết bị, dụng cụ, mẫu vật, hóa chất,... chính là các nguồn gây nguy cơ mất an toàn cho giáo viên và học sinh. Nếu thực hiện những điều không được làm trong phòng thực hành có thể dẫn đến một số sự cố gây mất an toàn như: hóa chất bắn vào mắt, bỏng hóa chất, bỏng nhiệt, đổ hóa chất, vỡ dụng cụ thủy tinh, cháy nổ, chập điện,...
THAM KHẢO
-Những việc nên làm
1.Thực hiện các quy định của phòng thực hành
2.Làm theo hướng dẫn của thầy cô giáo
3.Giữ phòng thực hành ngăn nắp,sạch sẽ
4.Đeo găng tay và kính bảo hộ khi làm thí nghiệm với hóa chất và lửa
5.Thận trọng khi dùng lửa bằng đèn cồn để phòng tránh cháy nổ
6. Thông báo ngay với thầy cô giáo và các bạn khi gặp sự cố như đánh đổi đất làm, vỡ ống nghiệm,...
7. Thu gom hóa chất thải, rác thải sau khi thực hành và để vào nơi quy định
8. Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng khi kết thúc buổi thực hành
-Những vược không được làm
1. Tự ý vào phòng thực hành, tiến hành thí nghiệm khi chưa được thầy cô giáo cho phép
2. Ngửi, niếm các hóa chất
3.Tự ý đổ các hóa chất vào nhau
4. Đổ hóa chất ở cống thoát nước hoặc là môi trường
5. Ăn,uống trong phòng thực hành
6.Chạy nhảy, làm mất trật tự