K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 12 2021

C1: PTBĐ chính: Nghị luận

C2: Theo tác giả, ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời mất hết ý nghĩa.

C3: Lời dẫn trong đoạn hai là lời dẫn gián tiếp "Việc mơ những giấc mơ diệu kỳ là điều tốt nhất một người có thể làm"

25 tháng 3 2022

tham khảo

Ngày nay, vấn đề học tập của học sinh rất quan trọng và cần được quan tâm bởi nó chính là nền tảng của một đất nước phát triển. Nhưng thực trạng học tập của nước ta hiện nay là chất lượng dạy và học của học sinh có chiều hướng giảm sút rất nhiều, một trong những nguyên nhân đó là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả, thi giả.

Vậy thế nào là thiếu trung thực? Thiếu trung thực là làm không đúng, là không ngay thẳng, thật thà đối với một vấn đề được giao. Thiếu trung thực trong học tập chính là sự gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ quên kiến thức thực.

Nhưng nguyên nhân nào dẫn tới việc học sinh lại thiếu trung thực trong học tập? Nguyên nhân chủ yếu ở đây chính là ý thức của mỗi học sinh. Nhiều học sinh lười học quá chú trọng về hình thức bên ngoài nên dẫn đến việc học kém, học yếu nhưng khi kiểm tra lại muốn được điểm cao thì bắt buộc phải quay cóp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp học sinh có kiến thức nhưng đến lúc thi cử, kiểm tra do mất bình tĩnh, thiếu tự tin vào bản thân luôn nghĩ rằng mình không làm được bài nên đành nhờ sự “trợ giúp” của sách vở hay bè bạn xung quanh.

Chúng ta cũng không thể phủ nhận những nguyên nhân khách quan đã dần tới việc học sinh phải gian dối. Một trong những nguyên nhân khách quan ở đây chính là áp lực mà bố mẹ gây ra cho con mình. Đa số học sinh hiện nay đều phải đi học thêm, không những phải học toán, học văn, học tiếng Anh… mà còn phải học những môn nghệ thuật như nhạc, họa,… khiến học sinh không đủ thời gian để làm bài trên lớp, học thuộc bài dẫn đến việc học đối phó. Chính áp lực mà bố mẹ tạo ra đã khiến nhiều học sinh phải oằn mình ra gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ mặc dù không phải ai cũng “thông minh vốn sẵn tính trời”. Ngoài ra một số người lại ưa thành tích, ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đành phải thiếu trung thực để được số lượng như mong muốn.

Nhưng việc học đối phó, thiếu trung thực của học sinh ngày càng tràn lan, một phần cũng do nền giáo dục nước nhà còn lạc hậu, học thì nhiều mà thực hành thì ít. Chương trình học hiện nay quá nặng, không những đối với học sinh mà đối với cả các giáo viên. Do lượng kiến thức trong một buổi giảng quá nhiều mà thời gian giảng dạy bốn mươi lăm phút là quá ít đối với một giáo viên để có thể truyền tải được hết kiến thức, điều đó khiến cho nhiều học sinh không thể tiếp thu hết kiến thức nên dần dần những kiến thức mà học trò nhận được rất mơ hồ, không rõ. Vì vậy mà học sinh phải học đối phó, việc mở sách, quay cóp bài dường như đã trở thành sở thích của một số trò. Kiến thức nặng và nhiều là một phần nhưng bệnh thành tích của ngành Giáo dục và của một số giáo viên cũng là nguyên nhân dẫn tới việc học sinh học không thực chất. Có lẽ thực trạng học sinh giỏi “ảo” cũng xuất phát từ “căn bệnh thành tích” này.

Việc học sinh học không trung thực là vấn đề rất nguy hiểm, nó gây ra những tác hại khôn lường. Học sinh sẽ không có kiến thức khi bước vào đời. Hơn nữa việc học đối phó sẽ ảnh hưởng tới sự trung thực của con người, học sinh sẽ dần đánh mất những nhân cách tốt. Cách học không trung thực này sẽ dẫn tới những tệ nạn xã hội như hiện nay là: “ngồi nhầm lớp”, “bằng cấp giả”... nếu tình trạng này vẫn tiếp tục, về lâu dài làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.

Chính vì vậy chúng ta cần đề ra những biện pháp khắc phục cụ thể.

Học sinh chúng ta cần phải thay đổi từ ngày hôm nay, phải biết học cho mình và cần chủ động tìm hiểu, tiếp thu kiến thức. Giáo viên cũng cần nghiêm túc hơn trong các giờ kiểm tra, coi thi. Ngành Giáo dục cũng nên giảm tải chương trình học cho học sinh và nên tích cực tạo điều kiện cho học sinh học đi đôi với hành. Cũng như ở nước ngoài, nhiều nước như Anh, Pháp, Mĩ,… rất chú trọng tới việc cho học sinh thực hành và tiếp xúc với xã hội bên ngoài, điều đó không những hỗ trợ việc học cho các em mà còn giúp các em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Ngoài ra cần phải lên án, cương quyết xóa bỏ “bệnh thành tích” bởi giáo dục góp phần xây dựng nên nhân cách con người mà ngành Giáo dục lại nhiễm phải căn bệnh trầm trọng này thì tất yếu họ sẽ tạo ra những con người, thậm chí là cả một thế hệ sẽ bị nhiễm “bệnh thành tích”. Như vậy quả là một gánh nặng cho xã hội.

Học sinh chúng ta hãy có ý thức phấn đấu bằng chính khả năng và thực lực của mình. Chỉ khi học sinh nào có ý thức trung thực trong học tập và thi cử thì mới trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn.

26 tháng 3 2022

Cuộc sống hiện nay phát triển nhanh chóng và hiện đại dường như đã làm cho con người ta sống vội vã hơn bao giờ hết .

Dường như áp lực cuộc sống , áp lực học hành ,... đã khiến ta quên sự quan sát và yêu thương mọi người nhiều hơn . Ta bận quay cuồng với cuộc sống , đi tìm hạnh phúc nhưng đâu ai biết rằng hạnh phúc đang ở kế bên ta . Đó là: sự yêu thương và biết quan sát.

Biết quan sát giúp là một bài tập sử dụng đa giác quan, không chỉ phải nghe những gì người khác nói mà còn chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của họ từ ánh mắt, cử chỉ, giọng điệu… . Sự quan sát giúp ta trở nên tinh tế , giúp ta biết cách nhìn nhận sự việc theo nhiều chiều hướng , từ đấy ta bỗng nhiên sẽ có lòng yêu thương . Ví dụ như bạn đi chơi , bạn quan sát thấy một bà cụ đi qua đường , bạn liền chạy lại giúp đỡ bà ấy . Đó gọi là sự yêu thương , khi chúng ta giúp đỡ một người nào đó bằng chính tấm lòng , niềm mong muốn giúp đỡ mà không cần sự báo đáp thì chúng ta đã biết yêu thương rồi . Câu hỏi được đặt ra: " Liệu bạn  , chúng ta có đang biết quan sát để yêu thương nhiều hơn không?.Có lẽ trong xã hội vẫn còn một số người nhưng theo tôi thấy thì giới trẻ hiện nay , hay cả những người lớn tuổi vẫn còn đang sống quá vô tâm . Họ thản nhiên mặc kệ người đang gặp khó khăn mà lướt qua như người vô hình , hay thậm chí tệ hại hơn nữa họ còn vô tâm đến mức lấy điện thoại ra quay người đang có ý định kết thúc cuộc đời mình đăng lên mạng xã hội . Sự vô tâm này chính là điều mà chúng ta đáng lên án , sự vô tâm đấy là sự vô tâm tệ nạn , là sự ô nhiễm ý thức tinh thần suy nghĩ của con người.Có lẽ , ai cũng muốn giàu nhưng nếu giàu mà không có tình thương liệu chúng ta có hạnh phúc , con người hơn vật ở chỗ tư duy cao và sự yêu thương mà con vật không nào có được . Vậy bạn hãy tự hỏi chính mình , mình đã có một tấm lòng yêu thương chưa , mình đã biết quan sát người khác để yêu thương nhiều hơn chưa . Trong xã hội hiện nay, những hoạt động vì tình thương luôn nhận được nhiều sự đồng tình và ủng hộ như Chương trình vì người nghèo, Ngôi nhà mơ ước, Lục lạc vàng … Điều đó tuổi trẻ hôm nay không thiếu những con người có trái tim giàu lòng nhân hậu. Đó là những trường hợp như chàng trai Nguyễn Hữu An nghèo khó, không chỉ hết lòng chăm sóc mẹ mà còn nhận một người phụ nữ khác làm mẹ nuôi và chăm sóc bà cũng rất tận tình, chu đáo khi bà cũng mắc bệnh ung thư như mẹ mình nhưng lại không có người thân cận để chăm sóc. Hay như đóa hoa hướng dương Lê Thanh Thúy, tuy mắc bệnh ung thư xương khi mới 16 tuổi nhưng Thúy lại là một tấm gương về nghị lực sống phi thường. Từ nỗi đau của mình, Thúy dễ dàng đồng cảm với sự đau đớn của các bệnh nhi bị bệnh ung thư và đã có ý tưởng được cùng với mọi người chăm sóc các bé, giúp các em xoa dịu bớt những nỗi đau về thể xác. Ý tưởng ấy đã được mọi người hưởng ứng và chương trình “Ước mơ của Thúy” đã ra đời với mục đích chăm sóc, hỗ trợ cho các bệnh nhi ung thư và được duy trì tốt đẹp cho đến ngày nay do báo Tuổi trẻ thực hiện. Giờ đây, tuy Thúy đã mất nhưng mọi người ở Bệnh viện Ung bướu Tp.HCM vẫn luôn nhớ mãi hình ảnh một cô bé nhỏ nhắn chống gậy đi khắp các giường bệnh để động viên các bé đáng bị bệnh giống mình. Con người ta sống có sự yêu thương thì chúng ta có một giá trị con người , bản thân khác hẳn so với người khác . 

Khép lại bài văn này , em muốn nói với mọi người rằng : ta hãy sống với một tinh thần yêu thương , sống có sự đồng cảm , biết quan sát để biết yêu thương mọi người nhiều hơn , đặc biệt là ông bà , cha mẹ người thân xung quanh mình . Sống có giá trị , sống giàu tấm lòng yêu thương vì trao yêu thương thì chắc chắn bạn sẽ được nhận lại  . Không gì vui hơn và ý nghĩa hơn việc người ta nhìn mình với một ánh mắt cảm ơn khi mình giúp họ một điều gì đó . Thật ý nghĩa!

Tham khảo:

 

Yêu biết mấy hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ cứu nước: cần cù trong lao động, anh hùng trong chiến đấu. Văn thơ thời kỳ kháng chiến chống Mĩ đã dựng lại cả một thời kỳ máu lửa, đi sâu tìm tòi khám phá, ngợi ca vẻ đẹp của thế hệ thanh niên trong chiến đấu cũng như trong lao động. Tôi nhớ mãi mãi Thao, Nho, Phương Định trong "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê ; Anh thanh niên, cô kĩ sư trong "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long; và những người lính lái xe dũng cảm trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Họ là hiện thân của vẻ đẹp con người Việt Nam, của sức sống dân tộc. Những con người yêu nước thiết tha, quên mình vì tổ quốc ấy lại rất đỗi giản dị, sáng trong. Một tập thể anh hùng giữa hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, trong đó mỗi một nhân vật đều có một vẻ đẹp riêng, một tâm hồn, một cái "tôi' riêng hoà chung với cái "ta" rộng lớn.

4 tháng 7 2021

Đây là bài NLVH ạ, nhưng cũng cảm ơn bạn!

15 tháng 10 2021

Tham khảo nha em:

Cái này có 3 PCHT:

A: Cậu thấy thời tiết hôm nay thế nào ?

B: Tớ vẫn chưa học bài xong cậu ạ => vi phạm phương châm quan hệ

A: Thế à mang bài tập đây tớ chỉ cho

B: Bọn mình sang nhà Lan rủ bạn ấy ra công viên chơi đi => vi phạm phương châm quan hệ

A: Nhưng cậu vẫn chưa làm bài tập xong mà

B: Mày oai làm bài tập xong thể hiện với người khác chứ gì, tao chưa làm xong thì mặc tao không cần mày quan tâm => vi phạm phương châm lịch sự

A: Không phải như thế đâu tớ muốn giúp thật mà

B: Mày đừng có giả vờ mày đang nói móc tao chứ gì chê tao học ngu, lười biếng còn mày thì học hành giỏi giang chứ gì => vi phạm phương châm lịch sự

A: Sao mày lại nghĩ tao như thế, mày bị điên thật rồi =>vi phạm phương châm lịch sự

29 tháng 3 2021
- Về nội dung:

+ Liên kết chủ đề

+ Liên kết lôgic

- Về hình thức:

+ Phép lặp 

+  Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng

+ Phép nối

+ Phép thế

- Phép liên kết sử dụng trong đoạn: phép thế (Ông - Họa sĩ)