K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 9 2018

Giai thích vì sao cách mạng công nghiệp diễn ra đầu ở Anh

Cách mạng tư sản giữa thế kỷ 17 gạt bỏ những trở ngại về chính trị, xã hội, tạo điều kiện CM trong sản xuất

- CM công nghiệp Anh phát triển mạnh, nhiều tiến bộ về kĩ thuật thuật

- Sự tích lũy tư bản ở Anh diễn ra sớm, dựa vào sự bốc lột trong nước, kết hợp buôn bán, cướp bộc thuộc địa, có nhiều nhân công, phát minh kĩ thuật

Cho biết những phát minh lớn nào có ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp ở nước Anh. Phát minh nào có ý nghĩa quyết định nhât? Vì sao

Những phát minh lớn có ảnh hưởng tới sản xuất công nghiệp ở Anh là:

- Máy kéo sợi Gien - ni được Giêm Ha-gri-vơ phát minh năm 1764

- Máy ké sợi bằng sức nước được Ác - crai- tơ phát minh năm 1769

-Máy dệt được Ét - mơn Các - rai chế tạo năm 1785

Và phát minh có ý nghĩa quyết định nhất là mày hơi nước được Giêm Oát phát minh năm 1784.

Vì :

- Việc phát minh ra máy hơi nước giúp các nhà máy có thể xây dựng ở bất cứ nơi nào thuận tiện.

- Góp phần thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.

- Giúp việc chuyển từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn

Giai thích vì sao cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX, nuosc Anh được gọi là "công sưởng của thế giới"

- Cuối TK XVIII - đầu TK XIX nước Anh được gọi là "công xưởng của thế giới" vì:

+ CM công nghiệp làm thay đổi bộ mặt của nước Anh

+ Năng suất cao , nhiều khu công nghiệp, thành phố lớn

+ Sản xuất tư bản chủ nghĩa tăng nhanh.

=> Anh trờ thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới.

3 tháng 9 2018

1. Cách mạng công nghiệp ở Anh

Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp do cách mạng tư sản nổ ra sớm, tạo những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất : tư bản, nhân công và sự phát triển kĩ thuật. Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XVIII và kết thúc vào những năm 40 của thế kỉ XIX. Những phát minh kĩ thuật đầu tiên xuất hiện trong công nghiệp dệt vải bông - ngành công nghiệp phát đạt thời bấy giờ.

Năm 1764, người thợ dệt Giêm Ha-gri-vơ đã sáng chế ra máy kéo sợi và lấy tên con gái mình đặt cho máy - “máy Gien-ni". Khác với xa quay tay, người thợ chỉ dùng được một cọc suốt, máy Gien-ni đã sử dụng từ 16-18 cọc suốt và chỉ do một công nhân điều khiển. 

Năm 1769, Ác-crai-tơ chế ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước. Hai năm sau, ông cho xây dựng xưởng dệt đầu tiên của nước Anh trên bờ sông nước chảy xiết ở Man-chét-xtơ.

Máy Gien-ni kéo được sợi nhỏ nhưng không bền ; máy của Ác-crai-tơ sản xuất được sợi chắc hơn, song lại thô. Tận dụng ưu điểm của hai máy này, năm 1779, Crôm-tơn đã cải tiến máy với kĩ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ lại chắc, vải dệt ra vừa đẹp lại vừa bền.

Nhờ những phát minh trên, năng suất lao động trong ngành kéo sợi tăng lên rất nhiều. Năm 1785, kĩ sư Ét-mơn Các-rai đã chế tạo được máy dệt chạy bằng sức nước, đưa năng suất tăng gần 40 lần so với dệt tay. Cùng với những cải tiến về máy móc, kĩ thuật nhuộm màu và in hoa cũng có bước tiến lớn, thúc đẩy ngành dệt phát triển.

Do máy móc chạy bằng sức nước nên các nhà máy phải xây dựng gần bờ sông, xa trung tâm dân cư và về mùa đông, nước bị đóng băng, nhà máy phải ngừng hoạt động.

Năm 1784, máy hơi nước do Giêm Oát phát minh được đưa vào sử dụng. Nhờ đó, các nhà máy có thể xây dựng ở những nơi thuận tiện. Đến đầu thế kỉ XIX, ở Anh, việc sử dụng máy hơi nước đã trở thành phổ biến, do vậy tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng lên rõ rệt. Máy hơi nước đã tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người. Lao động bằng tay dần được thay thế bằng máy móc, khởi đầu quá trình công nghiệp hoá ở nước Anh.

Nhu cầu dùng máy tăng lên đã thúc đẩy ngành chế tạo máy ra đời và phát triển, đồng thời đòi hỏi số lượng và chất lượng kim loại nhiều và cao hơn. Phát minh về phương pháp nấu than cốc năm 1735 là một đóng góp quan trọng cho việc luyện gang thép. Lò luyện gang đầu tiên được xây dựng năm 1784 làm tăng gấp nhiều lần khả năng sản xuất đồ kim loại, dẫn đến việc các cầu gỗ ở Anh dần được thay thế bằng các cầu sắt.

Ngành giao thông vận tải cũng có những bước tiến lớn. Trước đó, phương tiện vận chuyển chủ yếu dựa vào sức kéo của súc vật (xe ngựa, xe bò...) hoặc là thuyền bè nhờ sức gió và sức đẩy của nước. Đầu thế kỉ XIX, tàu thủy và xe lửa đã xuất hiện với đầu máy chạy bằng hơi nước.

Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên. Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên nối trung tâm công nghiệp Man-chét-xtơ với cảng Li-vơ-pun, và đến giữa thế kỉ XIX đã có 10000 km đường sắt.

Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới". Luân Đôn trở thành một trung tâm thương mại với 80 vạn dân và là thủ đô đầu tiên của châu Âu tiến lên con đường công nghiệp hoá.

3 tháng 9 2018

- Cuối TK XVIII - đầu TK XIX nước Anh được gọi là "công xưởng của thế giới" vì:

+ CM công nghiệp làm thay đổi bộ mặt của nước Anh

+ Năng suất cao , nhiều khu công nghiệp, thành phố lớn

+ Sản xuất tư bản chủ nghĩa tăng nhanh.

=> Anh trờ thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới.

7 tháng 10 2016

câu 2 vì phụ nữ và trẻ em 

-trả lương thấp hơn đàn ông 

11 tháng 10 2016

1. Vì phải 8 người dệt mới đủ cho 1 người may

2.vì pn và te trả lương thấp

3. trong sgk 8

4.đqcn khi nó là tên gọi của đế quốc

  cnđq khi là tên gọi chủa chủ ngĩa

Câu 1. Giêm- Oát phát minh ra máy hơi nước vào năm nào?     A. 1769 B. 1764     C. 1784 D. 1785Câu 2. Cuối thế kỉ XIX, nước Anh dẫn đầu thế giới về?     A. Sản xuất lương thực B. Sản xuất công nghiệp nặng     C. Sản xuất công nghiệp nhẹ D. Xuất khẩu tư bản, thương mạiCâu 3. Hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân chống lại tư sản là?      A. Đập phá máy móc, đốt công xưởng. B. Mít tinh, biểu tình      C....
Đọc tiếp

Câu 1. Giêm- Oát phát minh ra máy hơi nước vào năm nào?

     A. 1769 B. 1764

     C. 1784 D. 1785

Câu 2. Cuối thế kỉ XIX, nước Anh dẫn đầu thế giới về?

     A. Sản xuất lương thực B. Sản xuất công nghiệp nặng

     C. Sản xuất công nghiệp nhẹ D. Xuất khẩu tư bản, thương mại

Câu 3. Hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân chống lại tư sản là?

      A. Đập phá máy móc, đốt công xưởng. B. Mít tinh, biểu tình

      C. Khởi nghĩa vũ trang. D. Bãi công

Câu 4. Công xã Pari là nhà nước kiểu mới vì?

     A. Đây là bộ máy nhà nước tiến bộ đầu tiên trên thế giới do nhân dân lao động Pari bầu ra.

     B. Hội đồng công xã Pari vừa là cơ lập pháp vừa là cơ quan hành pháp, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.

     C. Công xã Pari ban hành nhiều chính sách xã hội tiến bộ.

     D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 5. Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ cũng là cuộc cách mạng tư sản vì:

    A. Cho ra đời một quốc gia mới/Hợp chủng quốc Hoa Kì.

    B. Mĩ là nước cộng hòa liên bang theo chế độ tổng thống.

    C. Giải phóng nhân dân Bắc Mĩ khỏi ách đô hộ của thực dân Anh, mở đường cho kinh tế tư bản Mĩ phát triển.

    D. Có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước.

Câu 6. Cách mạng tư sản Anh (giữa thế kỉ XVII) đem lại quyền lợi cho :

A. Nhân dân lao động Anh B. Quí tộc cũ

B. Giai cấp tư sản và quý tộc mới D. Vua nước Anh

  Câu 7 . Cách mạng Tân Hợi (1911).

    A. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.

    B. Là cuộc khởi nghĩa nông dân C. Là cuộc cách mạng vô sản

 D. Là cuộc biểu tình của công nhân, trí thức

Câu 8. Trong cách mạng công nghiệp máy móc được phát minh và sử dụng đầu tiên trong ngành:

    A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp khai khoáng.

   C. Công nghiệp dệt . D. Giao thông vận tải.

Câu 9. Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga do Lê-nin thành lập là Đảng của :

A.Phong kiến

B-Tư sản

C-Nông dân

D-Vô sản

 

 

6
25 tháng 11 2021

câu 1 1784

25 tháng 11 2021

Câu 1:A

28 tháng 10 2021

Câu 24:D

Câu 25:C

6 tháng 10 2016

1.CHẾ ĐỘ QUÂN CHỦ CHUYÊN CHẾ: 
Chế độ chính trị của nhà nước phong kiến thời kì trung đại ở Tây Âu nhằm tập trung quyền lực tối cao và không hạn chế vào tay nhà vua, không bị luật pháp ràng buộc. Công cụ chính là bộ máy quan liêu, toà án, nhà tù, quân đội và cảnh sát. Thường xuyên đàn áp mọi lực lượng đối lập, ngăn chặn mọi quyền tự do dân chủ. Ở Châu Âu, CĐQCCC có từ thế kỉ 15 đến 18. Cách mạng tư sản đã thủ tiêu CĐQCCC thay bằng chế độ quân chủ lập hiến tư sản, thiết lập nhà nước tư sản trên nguyên tắc tam quyền phân lập: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Trong các quốc gia phong kiến phương Đông, CĐQCCC cũng đã tồn tại ở những mức độ khác nhau, hình thành sớm và tan rã muộn hơn so với Tây Âu.

2.Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế từng thống trị nước Pháp trong nhiều thế kỉ, hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản : lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. những cản trở đối với công thương nghiệp bị xoá bỏ, thị trường dân tộc thống nhất được hình thành. Giai cấp tư sản lãnh đạo cách mạng, song quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển, đưa cách mạng đến thành công.
Do ảnh hưởng của cách mạng và do hậu quả khách quan của những cuộc chiến tranh thôn tính các nước châu Âu, chế độ phong kiến đã bị lung lay ở khắp châu Âu. Cách mạng tư sản Pháp đã mở ra thời đại mới - thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến thời bấy giờ.

3.Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn. Tên gọi "Cách mạng công nghiệp" thường dùng để chỉ giai đoạn thứ nhất của nó diễn ra ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Giai đoạn hai hay còn gọi làCách mạng công nghiệp lần thứ hai tiếp tục ngay sau đó từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.

Anh la nuoc tien hanh cach mang tu san som, giai cap tu san len cam quyen nen co dieu kien tien hanh cach mang cong nghiep 
Anh co day du von, nhan cong va ki thuat hon han cac nuoc khac

23 tháng 10 2016

1. Quân chủ chuyên chế là chính thể mà quân chủ nắm quyền , hiến pháp không tồn tại ở chế độ này. Chế độ quân chủ chuyên chế thường xuất hiện ở các quốc gia chủ nô hoặc quốc gia phong kiến.

2. _ Đây là cuộc đại cách mạng vì :

+ Đã lật đổ được chế độ phong kiến.

+ Đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền.

+ Mở đường cho Chủ nghĩa tư bản phát triển.

+ Có ảnh hưởng lớn tới phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.

+ Quàn chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu, đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao là nền chuyên chính dân chủ Gia - cô - banh.

3. _ Cách mạng công nghiệp là cách mạng trong lĩnh vực sản xuất, là sự thay đổi về điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóakỹ thuật.

_ Cách mạng công nghiệp diễn ra sớm vì điều kiện thuận lợi, Anh có đầy đủ vốn, nhân công và nhu cầu muốn cải tiến kĩ thuật.

23 tháng 10 2021

Đó là Anh

CHIẾM ưu thế về ý d nhá