K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 1 2016

* Giải thích:
- Cơ cấu công nghiệp theo ngành là tỉ trọng của từng ngành tính theo giá trị sản lượng so với tổng giá trị sản lượng của toàn
bộ ngành công nghiệp cả nước. Ví dụ minh hoạ cơ cấu công nghiệp theo ngành nước ta (1990).
       . Ngành công nghiệp nhiên liệu chiếm 7% so với tổng giá trị sản lượng công nghiệp cả nước.
       . Ngành điện năng chiếm 10%
       . Ngành hóa chất chiếm 11%
       . Ngành Vật liệu xây dựng chiếm 12%
       . Ngành luyện kim chiếm 9%
       . Chế biến lương thực thực phẩm 30%
       . Sản xuất hàng tiêu dùng 15%
       . Các ngành khác 16%

- Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ là sự phân bố sắp xếp các xí nghiệp công nghiệp 1 cách khác nhau giữa các vùng. Đồng
thời sự phát triển công nghiệp ở mỗi vùng đó cũng được tính = tỉ trọng theo giá trị sản lượng của các ngành công nghiệp trong mỗi
vùng so với cả nước. Ví dụ minh hoạ.
Cơ cấu lãnh thổ công nghiệp của nước ta (1992-1995)
        - Trung du miền Núi phía Bắc 7,4%
        - Đồng bằng sông Hồng 15,6%
        - Bắc Trung Bộ 4,2%
        - Duyên hải Nam TB 5,7%
        - Tây Nguyên 1,4%
        - ĐNBộ 51,9%
        - ĐBSCL 12,9%

* Mối quan hệ giữa cơ cấu công nghiệp theo ngành và theo lãnh thổ.
- Khi cơ cấu công nghiệp theo ngành mà phát triển có nghĩa là trong cơ cấu công nghiệp sẽ hình thành thêm nhiều ngành
mới dẫn đến cơ cấu ngành công nghiệp ngày càng đa dạng nhưng sự hình thành thêm các ngành công nghiệp mới cần thiết phải
được phân bố cụ thể các nhà máy, xí nghiệp trên những vùng lãnh thổ nào đó. Vì vậy khi cơ cấu công nghiệp theo ngành mà phát
triển thì kéo theo cơ cấu công nghiệp lãnh thổ cũng phát triển.

- Khi cơ cấu công nghiệp lãnh thổ mà phát triển có nghĩa là các nhà máy, xí nghiệp được phân bố hợp lý trên những vùng
lãnh thổ nào đó. Sự phân bố hợp lý đó sẽ tạo điều kiện thúc đẩy cho cơ cấu công nghiệp theo ngành ngày càng phát triển mạnh mẽ
hơn nữa. Tạo thành thêm nhiều nhà máy hơn nữa và làm cho cơ cấu ngành ngày càng đa dạng hơn.

- Qua đó ta thấy cơ cấu công nghiệp theo ngành và cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ chỉ là 2 mặt của 1 vấn đề thống nhất
vấn đề đó là cơ cấu công nghiệp mà chúng luôn luôn quan hệ qua lại ràng buộc lẫn nhau, tác động lẫn nhau không thể thiếu nhau
được.

28 tháng 1 2016

- Cơ cấu kt theo ngành là tỉ trọng của từng ngành tính = % theo đơn vị GNP hoặc GDP so với tổng giá trị sản lượng của nền
kt cả nước.
Thí dụ: Cơ cấu kt theo ngành của nước ta trong CN năm 1990 là:
          + CN nhiên liệu chiếm 7%
          + CN năng lượng 10%
          + CN hoá chất 6%
          + CN vật liệu xây dựng 10%
          + CN chế biến thực phẩm 30%
          + CN sản xuất hàng tiêu dùng 15%
          + Các ngành khác 22%
- Cơ cấu kt lãnh thổ là sự phân bố sắp xếp các xí nghiệp kt nói chung trên từng vùng lãnh thổ của cả nước và sự phát triển kt
của mỗi vùng đó cũng được tính bằng % so với tổng giá trị sản lượng cuả nền kt ở cả nước.
Thí dụ: Cơ cấu ngành CN phân theo vùng ở nước ta vào năm 1995 là:
         + Trung du miền núi phía Bắc 7,4%
         + ĐBSH 16,5%
         + Bắc Trung Bộ 4,2%
         + Duyên hải Nam Trung Bộ 5,7%
         + Tây Nguyên 1,4%
         + Đông Nam Bộ 51,9%
         + ĐBSCL 12,9%
* Mối quan hệ:

- Khi cơ cấu kt theo ngành mà phát triển mạnh thì có nghĩa là trong cơ cấu kt đã hình thành nhiều ngành mới, nhiều nhà
mày, xí nghiệp mới làm cho cơ cấu kt ngày càng đa dạng hơn. Nhưng sự hình thành các nhà máy xí nghiệp đó cần thiết phải được
phân bố trên những vùng lãnh thổ cụ thể nào đó. Cho nên cơ cấu kt theo ngành phát triển thì sẽ kéo theo cơ cấu kt lãnh thổ phát
triển theo.

- Khi cơ cấu kt lãnh thổ phát triển có nghĩa là các nhà máy, xí nghiệp được phân bố hợp lý và sự phân bố hợp lý đó sẽ kích
thích các xí nghiệp đó hoạt động có hiệu quả cao thu được nhiều lợi nhuận hơn. Đồng thời khi các nhà máy hoạt động có hiệu quả
cao thì sẽ tác động ngược lại làm cho cơ cấu kt theo ngành ngày càng phát triển mạnh hơn sẽ hình thành thêm nhiều nhà máy, xí
nghiệp mới nữa.
Qua phân tích trên ta thấy cơ cấu kt theo ngành và theo lãnh thổ chỉ là hai mặt của một vấn đề thống nhất vấn đề đó là cơ
cấu kt luôn luôn có mối qua lại ràng buộc với nhau, tác động lẫn nhau không thể thiếu nhau được.

15 tháng 11 2019

   Nhận xét:

   – Do sự khác nhau về nguồn lực nên cơ cấu giá trị sản xuất CN không đều giữa các vùng:

      + Vùng có tỉ trọng lớn nhất là: Đông Nam Bộ (55,6%- 2005)

      + Vùng có tỉ trọng nhỏ nhất là: Tây Nguyên (0,7% – 2005)

   – Có sự thay đổi tỉ trọng giữa năm 1996 và 2005 đối với từng vùng:

      + Các vùng có tỉ trọng tăng là: Đông Nam Bộ tăng 6%, Đồng bằng sông Hồng tăng 2%

      + Các vùng còn lại đều giảm tỉ trọng trong đó giảm mạnh là ĐBSCL từ 11,8% còn 8,8%

29 tháng 1 2016

Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là tăng cường đầu tư thêm về KHKT về thiết bị công nghệ hiện đại, về vốn, để tăng năng
suất sản lượng, chất lượng công nông nghiệp trên một đơn vị diện tích đồng thời phải gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường để nền
kinh tế phát triển bền vững.
 

*ĐNB phải đặt vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vì:

-Trước hết vùng này có diện tích tự nhiên hẹp 2,3 triệu ha mà dân số khá đông, gần 9 triệu người.

-Tài nguyên thiên nhiên cũng không phải là phong phú đa dạng, đặc biệt là khoáng sản trên đất liền rất nghèo nàn mà
khoáng sản dưới biển thì rất khó khai thác, cần phải có trí tuệ cao, công nghệ hiện đại.

-ĐNB hiện nay là vùng rất hấp dẫn với đầu tư hợp tác nước ngoài và các xí nghiệp liên doanh đầu tư hợp tác nước ngoài
đang làm việc trong vùng, cho nên cần phải có lao động với trình độ tay nghề giỏi, thợ bậc cao để có thể đối tác với chuyên gia kinh
tế nước ngoài.

-ĐNB hiện nay đã và đang hình thành cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp hoàn chỉnh bậc nhất, với nhiều ngành mũi nhọn nhất
cả nước và đang có khả năng đạt những chỉ tiêu phát triển công nghiệp cao nhất cả nước cho nên lại càng phải có nguồn lao động
với trình độ, chuyên môn tay nghề cao.

-ĐNB hiện đang diễn ra nhiều quá trình khai thác tài nguyên phát triển công nghiệp như khai thác dầu khí, đánh bắt hải sản,
du lịch biển, phát triển cây công nghiệp, điện năng mà yêu cầu phải có môi trường trong sạch, không gây ô nhiễm cạn kiệt tài
nguyên. Cho nên muốn đạt được mục tiêu đó phải có sự đầu tư cao về chất xám với phương tiện KHKT hiện đại và tinh xaỏ, phải
có nhiều vốn ngoại tệ mạnh để khai thác và sử dụng thật tiết kiệm các nguồn tài nguyên để cho năng suất hiệu quả cao nhất và khai
thác phát triển bền vững nhất. Chính đó là khai thác lãnh thổ theo chiều sâu của ĐNB.

*Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu để phát triển công nghiệp:
-Trước hết ĐNB : Trước tiên phải đầu tư phát triển năng lượng điện hiện đại cùng với các nhà máy thuỷ điện đã được xây dựng như Trị An
400.000kw, Đanhim 160.000kw, Thác Mơ 150.000kw. Xây dựng mới nhiều nhà máy thuỷ điện nặng khác, điển hình là nhà máy
thuỷ điện Tuốc Bin khí Phú Mỹ với tổng công suất 3.000.000kw, tiếp tục hoàn chỉnh nhanh nhiều nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận
trên sông La Ngà. Mặt khác phải tiếp thu sử dung nguồn điện từ Hoà Bình qua đường dây cao áp 500KV, mới có khả năng tiến
hành công nghiệp hoá trong vùng.

-Phải hình thành một cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng với nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn yêu cầu có công nghệ cao
như: luyện kim, cơ khí, điện tử, hoá chất, sản xuất đồ chơi trẻ em và đặc biệt phải hiện đại nhanh công nghiệp khai thác, chế biến
dầu khí, vì những ngành này có khả năng thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài nhất.

-Phải đấy mạnh, hình thành tam giác công nghiệp tăng trưởng đó là Biên Hoà, Vũng Tàu, chính tam giác công nghiệp này
đã hình thành nên nhiều vùng công nghiệp năng động ĐNB và vùng kinh tế tăng trưởng phía Nam và cực kinh tế phía Nam có sức
thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

-Việc phát triển công nghiệp ĐNB phải biết tận dụng khai thác hết các thế mạnh của nội lực, mà đặc biệt đó là khai thác các
trình độ lao động tay nghề cao với cơ sở hạ tầng vững mạnh, với các nguồn tài nguyên chất lượng cao, đồng thời phải dựa vào
nguồn lực bên ngoài, đó là các nguồn vốn dự án hợp tác quốc tế mà điển hình là cho phép hình thành nhiều xí nghiệp liên doanh
nước ngoài trên địa bàn của vùng.

-Trong vùng phải nghiên cứu tiến hành đầu tư xây dựng nhiều nhà máy lọc dầu cùng với nhà máy lọc dầu Dung Quất số 1
để tiếp tục hình thành cơ cấu ngành đa dạng hơn.

-Sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ.

-Việc phát triển công nghiệp ở ĐNB theo chiều sâu phải gắn với các quá trình bảo vệ tài nguyên môi trường và coi phương
án bảo vệ môi trường ,chống ô nhiễm nước biển, ô nhiễm không khí, phải là một chỉ tiêu để khẳng định tính khả thi của các dự án
phát triển công nghiệp.

-Việc phát triển công nghiệp theo chiều sâu trong ĐNB không thể tách rời với việc mở rộng hợp tác liên doanh quốc tế, có
như vậy mới tạo tiền đề cho sự hội nhập nhanh chóng của nền công nghiệp trong vùng với thế giới.

*Việc phát triển và khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp:
cũng như trong công nghiệp, việc phát riển nông nghiệp ở ĐNB cũng cần thiết phải đầu tư lớn về KHKT, về vốn... để tăng
năng suất và sản lượng trên 1 đơn vị diện tích, vì đất ở ĐNB không lớn, dân số, lao động khá đông, đồng thời đất đai không phải chỉ
được sử dụng để phát triển nông nghiệp mà còn sử dung cho nhiều mục đích khác...chính vì vậy, việc phát triển nông nghiệp theo
chiều sâu của ĐNB cần phải được tiến hành theo những hướng chính sau đây:

Cần thiết phải đầu tư để hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn chuyên môn hoá sâu, đó là
chuyên canh cao su, cà phê, tiêu, điều, lạc, mía, đậu tương. Các vùng chuyên canh nông nghiệp phải được phát triển gắn chặt với
các nhà máy chế biến tạo thành liên hợp nông-công nghiệp có mối quan hệ khăng khít giữa sản xuất nguyên liệu với công nghiệp
chế biến và tiêu dùng.

-Để tăng năng suất sản lượng cây công nghiệp, cần phải đầu tư phát triển mạnh thủy lợi, nâng cấp hiện đại Hồ Dầu tiếng
(hiện nay có khả năng chứa 1,5 tỷ m3 nước) cung cấp nước tưới cho 170.000ha ở một số huyện thuộc tỉnh Tây Ninh và Củ Chithành
phố Hồ Chí Minh). Phải mở rộng diện tích tăng thêm công suất tưới tiêu cho hồ chứa nước này.

-Bên cạnh việc sử dụng các dòng sông để phát triển nhà máy thuỷ điện thì cần phải kết hợp chặt chẽ giữa thủy điện với thuỷ
lợi, nghĩa là các nhà máy thuỷ điện được xây dựng ngoài chức năng cho điện còn chức năng điều tiết nước tưới và nuôi trồng thuỷ
sản.

-Phải đầu tư thâm canh cao, xen canh, tăng vụ, gối vụ để nâng cao hệ số sử dụng đất.

- Phải mạnh dạn nhập ngoại các giống cây công nghiệp năng suất cao chất lượng cao thay thế cho các giống cây công
nghiệp năng suất thấp như giống cao su từ Malaisia có năng suất cao gấp 2 Việt Nam, và nhiều giống cây công nghiệp đặc sản khác
như: cọ dầu, điều, thanh long...

-Trong phát triển nông nghiệp ở ĐNB cần phải gắn chặt với những biện pháp bảo vệ vốn rừng đặc biệt là rừng đầu nguồn
của sông La Ngà, sông Đanhim, Đồng Nai cùng với củng cố mở rộng vườn quốc gia Cát Tiên để điều tiết nước ngầm, giữ cân bằng
hệ sinh thái.

-Trong phát triển công nghiệp cũng như nông nghiệp ở ĐNB cần phải đấu tư phát triển mạnh các ngành dịch vụ như công
nghiệp chế biến, thương nghiệp, du lịch tạo thành một hệ thống kinh tế hoàn chỉnh hỗ trợ cho nhau cùng phát triển và khai thác hết
tiềm năng về tài nguyên, kinh tế xã hội, về nhân văn trong vùng

23 tháng 2 2016

a) Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ nước ta :

- Ở Bắc Bộ :

  + Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước.

   + Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa theo nhiều hướng dọc các tuyến giao thông huyết mạch .

           # Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả ( cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng

           # Đáp Cầu - Bắc Giang ( vật liệu xây dựng, phân hóa học)

           # Đông Anh - Thái Nguyên ( cơ khí, luyện kim)

           # Việt Trì - Lâm Thao ( hóa chất, giấy)

           # Hòa Bình - Sơn La ( thủy điện)

          # Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa (dệt - may, điện, vật liệu xây dựng)

- Nam Bộ 

   + Hình thành một dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như tp Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một

   + Hướng chuyên môn hóa đa dạng, có một vài ngành non trẻ, nhưng phát triển nhanh (khai thác dầu khí, sản xuất điện, phân đạm từ khí)

- Duyên hải Miền Trung : Có các trung tâm công nghiệp như Đà Nẵng, Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang,...

 - Những khu vực còn lại, nhất là vùng núi, công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc.

b) Công nghiệp lại phân bố thưa thới ở trung du và miền núi , vì

- Có nhiều khó khăn về giao thông vận tải

- Có nhiều hạn chế về nguồn lao động có tay nghề, thị trường, thu hút đầu tư, địa hình núi cao,..

2 tháng 4 2018

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) phân theo ngành của nước ta năm 2000 và năm 2010

          (Đơn vị: %)

- Tính bán kính đường tròn r 2000 , r 2010 :

+ Cho r 2000 = 1 , 0  đvbk

+ r 2010 = 2963499 , 7 336100 , 3 = 2 , 97  đvbk

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta năm 2000 và năm 2010

b) Nhận xét và giải thích

Từ năm 2000 đến năm 2010, cơ cu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta có sự thay đổi theo hướng:

- Tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm, từ 15,8% (năm 2000) xuống còn 8,5% (năm 2010), giảm 7,3%, do chính sách của Nhà nước giảm khai thác tài nguyên, đưa các thành phẩm khai thác vào sản xuất để có sản phẩm tinh.

- Tỉ trọng công nghiệp chế biến tăng, từ 78,7% (năm 2000) lên 86,5% (năm 2010), tăng 7,8%, vì có nhiều ngành, lại có nhiều sản phẩm tinh nên có hiệu quả kinh tế cao hơn, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Tỉ trọng công nghiệp sn xuất và phân phối điện, khí đốt, nước giảm, từ 5,5% (năm 2000) xuống còn 5,0% (năm 2010), giảm 0,5%, vì có ít ngành và chưa khai thác hết những thế mạnh vốn có

27 tháng 5 2017

Đáp án C

18 tháng 12 2019

Giải thích: Mục 1, SGK/113 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: A

5 tháng 1 2017

Đáp án D

9 tháng 5 2019

Đáp án C