K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 2 2019


- Người ta là hoa đất: là một câu tục ngữ nói tới giá trị cao quý của con người. Ngày xưa, đất là vốn quý của người nông dân vì có đất thì mới có thể làm ăn sinh sống. "hoa đất" là những gì đệp đẽ, cao quý được kết tinh từ đất.

- Người sống, đống vàng: là câu tục ngữ mang ý nghĩa trong thế giới này thì con người là quý giá nhất, cần phải trân trọng cuộc sống này, người còn là còn tất cả. Con người quý như vàng.

- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo có nghĩa đen là đừng thấy sóng lớn mà buông cây dầm.Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo có nghĩa bóng là đừng thấy khó khăn mà nản chí, bỏ cuộc.

- Chiếc gối: là một hình ảnh ẩn dụ cho giấc ngủ ngon, sự êm ái và đó là 1 thứ ko thể thiếu trong giấc ngủ của mỗi con người. 
Gối giúp con ngừoi ta có 1 giác nhủ ngon hơn, đem đến 1 cảm giác dễ chịu.
- Lương tâm trong sáng: đó chính là cái đẹp trong chuẩn mực con người, lương tâm trong sáng có được khi con người ta luôn làm những điều tốt, có ích và ko làm trái vói những chuẩn mực xã hội và ko làm trái với lương tâm.
- "Không một chiếc gối nào hơn một lương tâm trong sáng": không có 1 giấc ngủ nào yên bình bằng việc lương tâm trong sáng, tâm hồn thanh thản, nó sẽ giúp con ngừoi ta luôn nhẹ nhõm để sống, ko vướng bận bất cứ điều gì, lúc đó dù có ở bất cứ điều keiẹn nào cũng có thể tìm được cho mình giấc ngủ ngon. Tức là sẽ luôn tìm được cho mình 1 cuộc sống thanh mình trong tâm hồn khi có 1 lương tâm trong sáng.

1 tháng 2 2019


a) Con người quý hơn đất đai, của cải
b) Tính mạng con người là trên hết
c) Muốn giỏi nghề thì không ngại khó khăn mà học hỏi
d) Chớ thấy khó khăn mà nản lòng bỏ cuộc
e) Thà chết trong danh dự còn hơn là sống trong nhục nhã, hèn hạ
 

 Ý cả câuChớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo cónghĩa đen là đừng thấy sóng lớn mà thấy e ngại, vội buông chèo phó mặc tất cảNghĩa bóng: Sóng cả có nghãi ẩn dụ chỉ những điều khó khăn  chúng ta phải đương đầu trong cuộc sống. Ngã tay chèo nghĩa là buông bỏ, từ bỏ, nản lòng.

17 tháng 3 2018

Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo: Sóng cả là sóng lớn, ý nói lúc sông biển gặp cơn giông bão, sóng gió nổi lên. Ngã tay chèo là ngã mà không quả quyết, không chắc chắn, ráo riết, không giữ chặt lấy, buông rời ra. Ngã lòng là lòng không quả quyết, chắc chắn lòng muốn buông rời cái ý chỉ, đầu tiên. Ngã tay chèo là tay chèo không quả quyết, chắc chắn, ráo riết, tay chèo không cứng, tay muốn buông rời mái chèo ra. 
Cũng có người nói là, chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo, và giảng ngã là ngả nghiêng là hạ xuống, như ngả cây, ngả lưng. Ngả tay chèo là tay chèo hạ xuống, tức thôi không chèo thuyền nữa. 
Chớ thấy sóng cả mà ngã (tay ngã) tay chèo nghĩa đen là: chớ thấy sóng gió mà non tay chèo thuyền, phải cứng tay chèo để thuyền vượt qua cơn sóng gió. Nghĩa bóng là: chớ thấy khó khăn nguy hiểm mà ngã lòng, nản chí, phải kiên quyết phấn đấu để vượt khỏi nguy hiểm, khó khăn.

17 tháng 3 2018

1. Nghĩa đen: 

- Sóng cả: sóng lớn. 

- Ngã tay chèo: buông tay chèo (buông cây dầm, mái đẩy...). 

- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo có nghĩa đen là đừng thấy sóng lớn mà buông cây dầm. 

2. Nghĩa bóng: 

- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo có nghĩa bóng là đừng thấy khó khăn mà nản chí, bỏ cuộc. 

27 tháng 4 2023

Xã hội ngày nay ngày càng tiến bộ, đòi hỏi con người phải nỗ lực không ngừng để không bị tụt hậu. Vậy nên những khó khăn, thử thách là điều không thể thiếu trong quá trình này và việc chúng ta cần làm là phải vượt qua nó. Điều này thật đúng với câu tục ngữ “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”.
 

Trước hết ta có 2 cách hiểu cho câu tục ngữ này. Một là nghĩa đen, chúng ta có thể hiểu rằng câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta khi chèo thuyền, đừng có vì sóng qua to mà ngã tay chèo. Hai là nghĩa bóng, sóng cả có thể hiểu là những khó khăn, thử thách trong cuộc sống thực, ngã tay chèo là ẩn dụ cho sự nạn chí, từ bỏ, phó mặc cho số phận trước những khó khăn. Như vậy, ta có thể hiểu một cách đầy đủ rằng câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta trong cuộc sống khó khăn, thử thách là điều không thể thiếu trong quá trình đi đến thành công của mỗi người, chúng ta không nên dễ dàng bỏ cuộc với những lí do vì nó quá khó, không thể làm được… Mọi nỗ lực đều sẽ nhận được đền đáp xứng đáng, điều quan trọng là chúng ta không bỏ cuộc.
 

Không như một số câu tục ngữ khác không còn phù hợp với xã hội hiện nay, câu tục ngữ này của ông cha ta vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Đặc biệt khi con người trong xã hội đều đang không ngừng tiến lên phía trước như đang chạy đua. Đó chính là đường đua đi đến thành công. Có biết bao người đã bỏ cuộc trên con đường đi đến thành công của mình và hối hận. Nhưng có những người không hề bỏ cuộc, họ chính là những tay đua thực sự. Không hề ngã tay chèo, lơ là, mất cảnh giác trước những thử thách. Họ vẫn tiến về phía trước và tin vào thành quả cuối cùng sẽ là xứng đáng.
 

Mọi thứ trên đời đều có cái giá của nó, câu tục ngữ “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ bỏ cuộc và bạn sẽ nhận được những thứ thuộc về mình. Vậy nên, mỗi người chúng ta thay vì chạy trốn, từ bỏ khi gặp khó khăn, chúng ta hay đương đầu với nó để tìm ra thành công cho riêng mình.

4 tháng 4 2019

Trên bước đường đời có lắm chông gai, cạm bẫy chứ không phải bằng phẳng như ta tưởng. Nếu ta dễ nản lòng, thiếu ý chí khi bắt tay vào việc , nhất là những việc khó khăn, chắc chắn ta sẽ thất bại. Nhằm khuyên ta phải rèn luyện ý chí, lòng quyết tâm để đương đầu với những khó khăn gian khổ, ông cha ta dạy:

“Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”

Ta hiểu lời khuyên trên như thế nào cho đúng?

Qua câu tục ngữ trước mắt ta hiện lên là những đợt sóng to giữa một dòng sông rộng lớn mênh mông mà trên dòng sông đó một chiếc thuyền bé nhỏ, đơn đọc đang chơi vơi. Quả nhiên trước sóng cả này, ai không lo sợ,không e ngại cho số phận con thuyền, cho những người trên con thuyền ấy. Thườngthì những làn sóng to này là nguyên nhân gây chìm ghe, chết choc. Nhưng con người có thể chinh phục được thiên nhiên thì cũng có thể vượt qua được sóng cả này. Nếu người chèo thuyền vừa vững tay lái, tay chèo, bình tĩnh vượt qua con sóng cả thì ta tin chắc rằng con người sẽ chiến thắng. Trước những con sóng to như nuốt chửng và phá nát tan tất cả, con người trở nên bé nhỏ. Thế nhưng con người thông minh, bình tĩnh, gan dạ, biết luồn lách theo lượn sóng thì rồi sẽ vượt qua. Chẳng hạn, trong môn thể thao trượt nước.

Trong câu tục ngữ này, hình ảnh sóng cả gợi ra những việc khó khăn, lớn lao. Đứng trước những trở ngại này, ta đừng vội nản lòng, đừng vội ngã chí, đừng vội “ ngã tay chèo”. Cần vững lòng,quyết tam, ta sẽ vượt qua,đi đến thắng lợi. Như bài học vượt khó, kiên trì nhẫn nại trước mọi gian khổ được Bác Hồ dạy cho thanh niên:

“không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

Trong hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân ta cũng gặp nhiều khó khăn, gian khổ tưởng chừng không vượt qua khỏi, có những lúc trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”, phải chiến đấu chống giặc dốt, giặc đói, giặc ngoại xâm. Nếu không nhờ ý chí quyết tâm, nhờ nghị lực phấn đấu, nhờ “vững tay chèo” thì đau có được thắng lợi và đất nước độc lập, thống nhất như ngày hôm nay.

Đây là một bài học giáo dục về ý chí, nghị lực của ông cha ta từ ngàn xưa nhằm dạy dỗ lớp cháu con sau này. Lời dạy trên là kim chỉ nam cho mọi hành động của chúng ta, là phương châm nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí, nghị lực để sau này vào đời bình tĩnh, sáng suốt khi gặp sóng cả thì sẽ không ngã tay chèo.

4 tháng 4 2019

A,MB: dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận(gt câu tục ngữ)

B,TB

1,giải thích câu tục ngữ

-sóng cả:sóng lớn ,mạnh và có thể nhấn chìm 

-ngã tay chèo:buông bỏ ,đầu hàng

=> nghĩa cả câu :đừng có vì nhưng gian khổ khó khăn trước mắt mà đânhs mất lí trí ,gục ngã quyết tâm

2,chứng minh

* chứng minh bằng lí lẽ;

 -câu tục ngữ là lời khuyên của ông cha ta thời xưa

-cuộc sống của con người ko bao giờ là bình lặng mà luôn có những khó khăn và thử thách,vì vậy mỗi chúng ta phải cố gắng vượt qua

-vượt qua khó khăn ko phải là điều dễ dàng .song,chúng ta cần phải dũng cảm để vượt qua 

* chúng minh bằng thực tế

-nhà bác học Thomas Edison ; ông đã thực hiện 1000 lần thí nghiêm trước khi sáng tạo ra dây tóc bóng đèn

-vợ chồng nhà bác học người Pháp Pi-e-Quy-ri và Ma-ri-Quy-ri

3,bàn luận mở rộng

-phê phán những người thiếu ý chí nghị lực,gặp khó là nản

-khi gặp khó khăn ta phải lấy đó làm đọng lực để tiếp tục phấn đấu

C,KB: bài học cho bản thân

26 tháng 2 2023

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu tục ngữ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo? 

A. Nhân hoá

B. Ẩn dụ 

C. So sánh

D. Điệp ngữ

Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo- Không thầy đố mày làm nên- Học thầy không tày học bạn- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây                                                                 (Ngữ văn 7- tập 1,  trang 12 - 14)Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu tục...
Đọc tiếp

Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

- Không thầy đố mày làm nên

- Học thầy không tày học bạn

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

                                                                 (Ngữ văn 7- tập 1,  trang 12 - 14)

Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó.

Câu 3: Câu tục ngữ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã được rút gọn thành phần nào? Việc rút gọn câu như vậy nhằm mục đích gì?

Câu 4 : Em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ: «Ăn quả nhớ kẻ trồng cây», trong đó có sử dụng 1 câu đặc biệt.

0
Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo- Không thầy đố mày làm nên- Học thầy không tày học bạn- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây                                                                 (Ngữ văn 7- tập 1,  trang 12 - 14)Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu tục...
Đọc tiếp

Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

- Không thầy đố mày làm nên

- Học thầy không tày học bạn

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

                                                                 (Ngữ văn 7- tập 1,  trang 12 - 14)

Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó.

Câu 3: Câu tục ngữ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã được rút gọn thành phần nào? Việc rút gọn câu như vậy nhằm mục đích gì?

Câu 4. Ý nghĩa khuyên răn trong hai câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên và  Học thầy không tày học bạn mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau? Vì sao?

Câu 5. Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Phần II: Tập làm văn

     Câu 1 : Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây  khuyên nhủ chúng ta điều gì? Bài học em rút ra được từ câu tục ngữ ấy. Hãy trình bày thành một đoạn văn.

1
18 tháng 2 2022

Câu 1 : Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề : Tục ngữ về học tập, rèn luyện.

Câu 2 : PTBĐ chính : Tự sự 

Câu 3 :

`-` Rút gọn thành phần Chủ ngữ

`-` Mục đích : Để câu tục ngữ không chỉ một người mà là chỉ chung tất cả mọi người

Câu 4 : Hai câu tục ngữ bổ sung cho nhau. Vì  hai câu tục ngữ trên đều nói về vấn đề học tập. Học thầy, cô để họ truyền đạt những kiến thức họ học lại cho chúng ta nhưng như vậy cũng chưa đủ nên cần học hỏi thêm những người bạn xung quanh.

Câu 5 : Câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự là :

`-` Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng

Phần II : 

Tham khảo:

Câu 1 : 

Đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là truyền thống tốt đẹp của ông cha ta về thái độ sống ân nghĩa thủy chung của con người. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây tức là khi chúng ta hưởng thụ một điều gì đó tốt đẹp, chúng ta cần biết ơn và trân trọng những người có công trong việc tạo ra chúng giống như khi hưởng thụ hoa thơm trái ngọt thì phải nhớ đến người đã trồng. Đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Ngày nay, cuộc sống con người được bình yên và no ấm hơn ngày xưa thì mỗi người chúng ta cần biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã có công trong việc gây dựng nền tảng hạnh phúc đó cho thế hệ sau. Là học sinh, chúng ta hãy học tập thật tốt, rèn luyện đạo đức để xây dựng nước nhà.

26 tháng 6 2021

sông sâu nước cả có phải là tục ngữ 

ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa có phải là tục ngữ 

chớ thấy sóng mà ngã tay chèo có phải là tục ngữ 

tấc đất tấc vàng có phải là tục ngữ 

Học tốt :D

Sông sâu nước cả là tục ngữ

Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa là tục ngữ