Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những câu sau đây câu nào không phải là tục ngữ?
A. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen. B.Một nắng hai sương
C. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa. D.Nhanh như chớp
Em tham khảo nhé !
Từ bao đời nay dân tộc Việt Nam ta luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Truyền thông tương thân tương ái, bao bọc lấy nhau đúng như câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.
Vậy trước tiên ta phải hiểu thế nào là’’ Lá lành đùm lá rách’’. Lá lành là những người có cuộc sống đầy đủ còn lá rách là những con người nghèo khổ có hoàn cảnh kém may mắn hơn những người khác. Từ đó ông cha ta đã nói về tình thương giữa con người, đưa ra một hình ảnh tự nhiên để nhắn nhủ chúng ta phải biết che chở, nhường cơm sẻ áo với những người có hoàn cảnh khó khăn.
Trong cuộc sống ai cũng muốn có một cuộc sống đầy đủ, no ấm nhưng không phải ai trong số họ cũng đều có được cuộc sống như vậy. Họ phải chật vật kiếm từng bữa cơm qua ngày, họ lo lắng phải chống chọi với nắng, mưa, bão bùng, lo lắng cho cả cuộc sống tương lai của họ, hay cũng có những người ngày ngày lo lắng về căn bệnh luôn rình rập bản thân mình, giành giật giữa sự sống và cái chết, chính vì vậy mà chúng ta phải biết giúp đỡ, giúp họ vượt qua khó khăn mà họ đang phải gánh chịu. Nói về tinh thần đoàn kết, tấm lòng tương sinh tương ái ông cha ta đã có câu:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hay:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Tất cả đều nói lên truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Để phát huy truyền thống đó rất nhiều chương trình được tổ chức với ước muốn có thể giúp đỡ, chia sẻ với người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn như chương trình “Lục Lạc Vàng”, tặng trâu cho những gia đình hộ nghèo, tuy là hành động nhỏ nhưng cũng phần nào sẻ chia phần nào về nỗi lo cơm áo. Các chương trình tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung để chia sẻ những mất mát mà bà con phải gánh chịu, đặc biệt các chương trình hỗ trợ học bổng cho các bạn nhỏ không có cơ hội đến trường như bao bạn cùng trang lứa, đó cũng là trao cho các em cơ hội đến trường, cơ hội để bước đến những thành công.
“Của ít mà lòng nhiều” đó là tất cả để nói về những người biết nhường cơm sẻ áo, biết lấy cái có của mình để san sẻ cho những người cần nó. Với những người có tấm lòng như vậy là cơ sở để xây dựng một xã hội tốt đẹp, là cơ sở tạo dựng nên sức mạnh đoàn kết dân tộc đẩy lùi được bao cuộc tấn công xâm lược của kẻ thù.
Tuy nhiên cũng có những người vì lợi ích của bản thân mới giúp đỡ người khác hoặc thậm chí còn có những kẻ lợi dụng sự thương cảm của người khác để kiếm lợi cho bản thân mình, luôn ỷ lại, không chịu vươn lên trước những khó khăn. Mỗi việc làm nhỏ, mỗi lời động viên thăm hỏi đều sẽ trở thành những động lực để họ cố gắng, mỗi lần trao đi yêu thương là giúp họ bước gần đến một cuộc sống tốt đẹp.
Tục ngữ dân tộc Mông
1. "Bạc vàng trên đỉnh núi
Muốn ăn đủ thì hỏi đôi tay"
-Nội dung: Câu tục ngữ nói về sự làm lụng, chịu thương, chịu khó làm ăn của con người. "Bạc vàng" là của cải, là miếng cơm, manh áo, là sự ấm no, đủ đầy. Nhưng để có được những thứ tốt đẹp ấy đòi hỏi con người phải tự mình làm lụng, cố gắng, phấn đấu không ngừng. No hay đói là phụ thuộc vào sự cố gắng từ đôi bàn tay của chúng ta.
-Ý nghĩa: Khuyên con người phải chăm chỉ, cố gắng làm việc khi ấy mới có cuộc sống tốt hơn. Chớ lười biếng mà "há miệng chờ sung".
2. "Gốc cây nào mọc lá ấy
Gốc cây gỗ không thể mọc tre pheo."
-Nội dung: Câu tục ngữ bàn về bản chất của sự vật, sự việc là không thể thay đổi. Ví như "gốc cây gỗ" không thể "mọc tre pheo". Bản chất của cái thiện là cái thiện, ngược lại cái ác vẫn chính là cái ác.
-Ý nghĩa: Câu tục ngữ khẳng định bản chất của mọi sự việc trên đời này là không thay đổi.
Đồng nghĩa:
-Uống nước nhớ nguồn.
-Ăn cây nào, rào cây ấy.
Trái nghĩa:
-Qua cầu rút ván.
-Aưn cháo đá bát.
1.đồng nghĩa:Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng 2.trái nghĩa:Ăn cháo đá bát
1 Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
Nghĩa là: Nhìn về phía đông trên bầu trời, nếu thấy chớp giật kèm theo tiếng gà gáy, thì biết rằng trời sắp mưa.
2 Chuối sau cau trước
Nghĩa là:
Nghĩa đen: chuối thì trồng sau nhà, còn cau thì trồng trước nhà.
Nghĩa bóng: Cau tượng trưng cho văn hoá, lễ nghĩa, tính cao thượng ... Chuối - nguồn thực phẩm nhưng mang ý nghĩa thấp kém, quê kệch, thô thiển ...
1 Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa: Chớp ở phía đông lúc sáng rồi vụt tắt, lặp lại nhiều lần ( nhay nháy ) lúc gà gáy thì trời sẽ mưa ( kinh nghiệm xem thời tiết ).
2 Chuối sau cau trước:
Phía trước, phía sau ngôi nhà, cau và chuối đều có thân tròn ngay thẳng khỏe mạnh sẽ thanh lọc khí rất tốt. ... Buồng cau, buồng chuối đều sai quả, biểu tượng cho sự sung túc, tán lá như những cánh tay trải rộng bao bọc gợi liên tưởng mang lại sự may mắn cho gia chủ.
4 Cây chạm lá cá chạm vây: là hai điều bất lợi đối với cây trồng, vật nuôi. Bởi cây quang hợp bằng lá, và hút dinh dưỡng bằng bộ rễ. Nếu cây luôn bị động chạm đến lá, dập gẫy lá (đồng nghĩa với gốc cũng bị lung lay) sẽ ốm yếu, còi cọc, không sinh trưởng được.
5 Con trâu là đầu cơ nghiệp: thường được hiểu là con trâu gần gũi và quan trọng hàng đầu đối với cuộc sống của người nông dân. Hiểu như vậy chưa rõ thâm ý của dân gian. ... Câu tục ngữ nói về tầm quan trọng của việc tạo duyên và giữ duyên trong định hướng nghề nghiệp và xây dựng cơ nghiệp.