K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2021

Câu trả lời:Thủy Tinh

26 tháng 10 2021

thủy triều

24 tháng 6 2018

Theo em nghĩ thì câu này có nghĩa là :

- Không cần chỉ trách bản thân là ngu với xấu bởi vì ngoài đường còn nhiều người ngu và xấu hơn mk nhiều . Nói chung là cứ coi mk là 1 người hoàn hảo đi ko cần chỉ trách bản thân đâu.Ngoài kia vẫn còn đầy người ko bằng mk . 

~ Em nghĩ như vậy đấy chị ạ ! Thấy em ngu hông ! ~

23 tháng 6 2018

khó quá à mn , sao đén b h vẫn ko ai trl zậy ( có quà hẳn hoi mà )

~ HOK TỐT ~

19 tháng 12 2016

Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam bao đời nay. Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước.

Theo nghĩa đen, “nguồn” là nơi bất đầu cùa dòng nước. Theo nghĩa bóng, “nguồn” là ẩn dụ chỉ công lao tạo lập nên những thành quả của con người đi trước dành cho các thế hệ sau. “Nước có nguồn” nên “uống nước” hiểu theo nghĩa bóng là thừa hưởng thành quả mà người đi trước, thế hệ trước để lại. Câu tục ngữ mượn mối quan hệ khăng khít giữa “nguồn” và “nước” trong tự nhiên để nói với chúng ta một cách thấm thía về triết lí sống: Khi hưởng thụ một thành quả nào đó, người ta phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đã đem lại thành quả mà mình đang được hưởng.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” là hoàn toàn đúng đắn. Lẽ thường, khi hưởng thụ một thành quả, người ta thường quên đi sự khó nhọc của những người đã làm nên thành quả ấy. Chính vì thế, người lao động xưa đã chọn thời điểm “bưng bát cơm đầy” thời điểm của sự hưởng thụ - để cất lên riếng nhắn nhủ thật thấm thía:

“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.

Thì ra cái “dẻo thơm” của giờ phút hưởng thụ lại bắt nguồn từ giọt mồ hôi của:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.

Mở rộng ra, mọi thành quả mà chúng ta có được hôm nay đều có nguồn gốc từ công sức của bao người. Đất nước Việt Nam hôm nay là thành quả của tổ tiên ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, ta lớn lên trong bao sự tích: sự tích bánh chưng, bánh giầy, sự tích tre đằng ngà với chiến công của người anh hùng làng Gióng, sự tích trầu cau, sự tích hòn Trống Mái... Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy có... tất cả đều ẩn chứa một sự tích, nguồn gốc đều là kết tinh từ công sức của bao người. Bản thân sự trương thành của mỗi chúng ta cũng nhờ thầy cô, cha mẹ.

 

Như vậy, trong cuộc sống, không có ,thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên. Chính vì thế, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam luôn có những lời thấm thía nhắc nhở ta về lòng biết ơn với người nghệ sĩ và công lao của những người đi trước:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Và:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Hoặc:

Không thầy đố mày làm nên.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” đã hóa thân thành nhừng lập tục đẹp đẽ của người Việt Nam. Biết ơn các vua Hùng dựng nước, dân ta có ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Biết ơn các thương binh, liệt sĩ đã đổ xương máu để giữ hòa bình, chúng ta có ngày 27-7. Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn" đã trở thành bản lĩnh sống, là một nét nhân cách đẹp đẽ. Nguyền Trãi ăn "lộc" vua nhưng lại tâm niệm “đền ơn kẻ cấy cày”. Trần Đăng Khoa biết từ những khó nhọc của cha mẹ để thấy rõ hơn trách nhiệm của mình:

“Áo mẹ mưa bạc màu

Đầu mẹ nắng cháy tóc

Mẹ ngày đêm khó nhọc

Con chưa ngoan chưa ngoan”

(Khi mẹ vắng nhà)

Trong thực tế, không phải không có những kẻ vô ơn, thậm chí quay lưng phản bội lại những người đã có công lao đối với mình. Đó là những kẻ ích kỉ, giả dốì, như nhân vật Lí Thông trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”. Những kẻ vô ơn đó bị xã hội khinh ghét và sớm muộn cũng sẽ phải trả giá cho sự vô ơn của mình.

 

Dạy cho con người lòng biết ơn, câu tục ngữ “uổng nước nhớ nguồn” có một giá trị nhân vãn đẹp đẽ. Lòng biết ơn khiến con người biết sống thủy chung, ân nghĩa. Nhờ lòng biết ơn mà các thế hệ kết nối với nhau bởi tình người. Lòng biết ơn khi hóa thân thành hành động cụ thể là động lực đề giữ gìn, xây dựng cuộc sống ngày một đẹp hơn. Bác Hồ nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói ấy đã thể hiện cao nhất hành động “nhớ nguồn”. “Nhớ nguồn” là phải giữ gìn, bảo vệ thành quả của những người đi trước, khiến nó trở nên phóng phú, đẹp đẽ hơn. Chúng ta là thành quả của cha mẹ, thầy cô. Đến lượt mình, chúng ta phải đi xa hơn nữa, vươn tới những chân trời mới. Có như thế mới thật sự đền đáp công ơn dưỡng dục, sinh thành của thầy cô, cha mẹ. “Nhớ nguồn”, ở đây cũng đồng thời là lối sống có trách nhiệm, vị tha. Biết vì thế hệ sau - đó là biểu hiện đẹp nhất của “nhớ nguồn”. Có như thế, chúng ta chẳng những tỏ lòng biết ơn mà còn xứng đáng với nhân cách, tấm lòng của thế hệ đi trước. Một điều rất quan trọng nữa là phải biết tự tạo lập cho mình những thành quả cho thế hệ sau.

 

“Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí làm người được đúc kết từ bao đời nay. Đó cũng là “nguồn nước” trong trẻo mà cha ông ta đã bao đời gạn đục, khơi trong để truyền lại cho chúng ta hôm nay. Chúng ta phải biết giữ gìn “nguồn nước" ấy và biến nó thành hiện thực trong nhân cách sống và lối sống của mỗi con người. Đối với học sinh chúng ta, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi là cách đền ơn thiết thực nhất với công lao của cha mẹ, thầy cô và xã hội.

11 tháng 3 2020

Cuộc sống của mỗi người luôn có những biến đổi, có những lúc thăng nhưng bên cạnh đó cũng có những nốt trầm. Trước sự thay đổi của cuộc sống chúng ta cần giữa vững ý chí, niềm tin và hơn hết là giữ gìn phẩm giá của bản thân. Để nói về điều này, ông cha ta đã gửi gắm qua câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm.

   Câu tục ngữ được chia làm hai vế, cân đối, nhịp nhàng. Trước hết chúng ta cần hiểu nghĩa đen của câu tục ngữ này là gì. Dù có bị đói chúng ta cũng phải ăn miếng ăn sạch sẽ, dù có nghèo quần áo cũng phải gọn gàng, thơm tho, không được ăn mặc lôi thôi, luộm thuộm. Đằng sau lớp nghĩa bề mặt đó, ông cha ta còn gửi gắm đến thế hệ sau một thông điệp vô cùng sâu sắc, ý nghĩa. Đói và rách ở đây chỉ cuộc sống khó khăn, túng quẫn; sạch, thơm không chỉ dùng chỉ hình thức bề ngoài mà còn thể hiện phẩm chất, tính cách bên trong mỗi con người: sự trong sạch, trung thực, không tham lam, lừa dối. Câu tục ngữ khuyên nhủ mỗi người dù cuộc sống có khó khăn, vất vả, phải chịu nhiều khổ cực cũng phải luôn giữ gìn nhân cách, phẩm chất của bản thân. Không bởi vì hoàn cảnh thay đổi mà bán rẻ nhân phẩm, lương tâm, đạo đức của chính mình.

   Trong cuộc sống, khi gặp những khó khăn người ta thường dễ dàng suy sụp, nản chí, có những hành động không đúng với chuẩn mực đạo đức, “đói ăn vụng, túng làm càn”. Đồng thời đây cũng là lúc thử thách bản lĩnh của mỗi con người. Nếu là người có ý chí, có bản lĩnh vững vàng sẽ không bị sa ngã trước những cám dỗ của cuộc sống, sẽ giữ được lương tâm, phẩm giá, nhân cách của bản thân. Ngược lại, bị cám dỗ sẽ trở thành kẻ xấu, tha hóa về đạo đức. Với xã hội hiện đại đây là câu nói răn mình mà mỗi người cần phải ghi nhớ để không sa đà vào những tệ nạn khi gặp khó khăn, vất vả.

   Từ cổ chí kim có rất nhiều tấm gương sáng về tinh thần, thái độ sống đúng đắn, đúng mực, không bị cám dỗ trước những sa hoa của cuộc sống. Khổng Tử người có phẩm hạnh, đạo đức cao thượng, dù cả đời ông sống trong nghèo túng, nhưng chưa bao giờ ông bị những lời dụ dỗ làm cho mất đi những nét phẩm cách của một bậc thánh nhân. Gần hơn là cụ Phan Bội Châu, vị anh hùng của dân tộc, là một người tài giỏi, lãnh đạo nhân dân cứu nước theo con đường dân chủ, mặc dù nhiều lần bị thực dân Pháp dụ dỗ, đe dọa nhưng ông vẫn kiên trinh tấm lòng cứu nước, cứu dân. Và còn rất nhiều tấm gương khác trong cuộc sống thể hiện đức tính tốt đẹp, không bán rẻ lương tâm, nhân cách của bản thân trước những cám dỗ của cuộc sống.

   Bên cạnh đó vẫn còn những con người coi thường những giá trị tốt đẹp của dân tộc, bán rẻ nhân phẩm của mình vì những lợi ích trước mắt như: buôn bán ma túy, ăn trộm, ăn cắp,… Những hành động này thật đáng lên án và những kẻ đó cần có những hình phạt thích đáng.

   Đói cho sạch, rách cho thơm từ xưa đến nay đã là lời răn dạy, là lẽ sống mà mỗi con người phải hướng đến. Là một học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường chúng ta phải kiên định, trung thực, không vì những lợi ích trước mắt mà bán rẻ nhân cách của mình. Chỉ có tu dưỡng, rèn luyện đạo đức ngay từ bây giờ thì sau này ta mới trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Câu tục ngữ trên có 2 nghĩa 

Thứ nhất, “Đói cho sạch” nhắc nhở con người ta là dù có đói đến mức độ nào cũng nên chú ý sạch sẽ. Ăn uống nên đảm bảo vệ sinh để có lợi cho sức khỏe cũng như tạo thói quen tốt về sau. Còn “Rách cho thơm” ý là dù trong cảnh khó khăn, quần áo có rách nát cũng phải giữ cho nó không bẩn. Người ăn mặc tuy rách rưới nhưng vẫn giữ quần áo sạch sẽ, thơm tho thì không một ai kì thị và khó chịu.

Thứ hai, nói về hàm ý sâu xa của nó. “Đói cho sạch, rách cho thơm” là lời răn của ông bà ta về đạo lý sống ở đời. Cuộc sống thật sự có rất nhiều khó khăn và mỗi chúng ta phải học cách vượt qua nó. Nếu chẳng may, bạn lâm vào hoàn cảnh khốn cùng, nghèo đói đeo bám thì cũng đừng quá nản lòng. Đừng vì thế mà đánh mất đi giá trị của bản thân. Hãy sống giống như những đóa hoa sen, dù bị bùn vùi lấp vẫn thơm ngát và tỏa sắc kiêu hãnh. Như chúng ta, nghèo vật chất chứ đừng nghèo nhân nghĩa.

24 tháng 11 2021

c) Nó thường đến trường với xe đạp
Sửa lại: Nó thường đến trường bằng xe đạp
Chị cũng không chắc nữa, lấu rồi chưa ôn lại lớp 7 

4 tháng 5 2022

chứng minh 2 câu tục ngữ ạ 

4 tháng 5 2022

mọi người giúp trl với ạ

 

4 tháng 5 2018

                                                                            BÀI LÀM

Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi mặt của đời sống xã hội. Người cũng rất quan tâm đến môi trường và hiểu được ý nghĩa thiết thực của môi trường sống nên Bác đã động viên toàn thể quần chúng nhân dân tích cực trồng cây làm cho đất nước thêm xanh, thêm đẹp, thêm giàu sức sống:

"Mùa xuân là tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân"

Hai câu thơ của Bác đã khẳng định việc trồng cây đã trở thành một phong tục mới trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta. Việc trồng cây thực sự đã trở thành ngày hội náo nức, một việc làm có ý nghĩa để cho môi trường ngày càng xanh tươi, "làm cho đất nước càng ngày càng xuân". Từ "xuân" Bác dùng ở câu thơ này được hiểu với những hàm ý khác nhau. Trước hết, ta thấy từ "xuân" ở dòng thứ nhất chỉ mùa bắt đầu của một năm. Từ "xuân" thứ hai với nghĩa tượng trưng là nói về sức sống, vẻ tươi đẹp. Với câu nói đầy hình ảnh đó, Bác khuyên mọi người khi mùa xuân tới hãy tích cực trồng cây. Việc trồng cây sẽ góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.

Chúng ta đã hiểu lời khuyên của Bác, vậy thì vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước? Đó là vì, mùa xuân có tiết trời ấm áp, khí hậu ôn hoà rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cối. Tết trồng cây đầu năm có ý nghĩa hết sức to lớn, nó tạo nên một môi trường sống trong sạch và tốt đẹp hơn; con người được sống trong bầu không khí trong lành, thoải mái. Việc trồng cây phủ xanh đồi núi trọc hay những vùng ven biển đang bị cát lấn có tác dụng ngăn được bão lũ, chống xói mòn, giảm bớt những hậu quả do thiên tai mang lại, góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước. Trồng cây cho chúng ta một nguồn tài nguyên phong phú để phát triển ngành công nghiệp gỗ, sản xuất ra những đồ vật hữu dụng trong gia đình,.. Trồng cây sẽ tạo ra được những quang cảnh đẹp hơn, tạo nên cảnh quan kiến trúc thơ mộng, tôn thêm vẻ đẹp của nơi ở. Hơn nữa, cây xanh còn có tác dụng điều hoà không khí, chống lũ, bảo vệ đất đai và góp phần mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế xã hội.

Không có cây xanh, chúng ta khó có thể tồn tại một cách bình yên và khoẻ mạnh được. Trồng cây, làm cho cây xanh tươi và nơi nào cũng có cây xanh thì đất nước sẽ xanh tươi, khắp nơi sẽ tràn đầy sự sống. Như thế, việc trồng cây thực sự đã và sẽ góp phần làm cho đất nước "càng ngày càng xuân" .

Qua lời thơ, ta thấy rằng, tết trồng cây là một việc làm ý nghĩa, trở thành một thuần phong mĩ tục tốt đẹp trong xã hội chúng ta. Là một học sinh, chúng ta phải làm theo lời Bác dạy. Chúng ta trồng một cây xanh nghĩa là chúng ta đã thắp một nén hương thơm để tưởng nhớ tới Bác Hồ kính yêu.

20 tháng 5 2018

Tokyo Ghoul (Japanese: 東京喰種トーキョーグール Hepburn: Tōkyō Gūru) is a Japanese dark fantasy manga series written and illustrated by Sui Ishida. It was serialized in Shueisha's seinen manga magazine Weekly Young Jump between September 2011 and September 2014 and has been collected in fourteen tankōbon volumes as of August 2014. A sequel titled Tokyo Ghoul:re began serialization in the same magazine in October 2014 and a prequel titled Tokyo Ghoul [Jack] ran online on Jump Live.

A 12-episode anime television series adaptation by studio Pierrot aired on Tokyo MX between July and September 2014. A 12-episode second season, Tokyo Ghoul √A (pronounced Tokyo Ghoul Root A), which follows an original story, began airing on January 8, 2015, and concluded on March 26, 2015. In North America, Viz Media is publishing the manga while Funimation has licensed the anime series for streaming and home video distribution. The anime was obtained by Madman Entertainment for digital distribution in Australia.

A live-action film based on the manga was released in Japan on July 29, 2017. An anime adaptation based on the sequel manga Tokyo Ghoul:re was released on 3 April 2018.

Contents

  [hide] 

  • 1Synopsis
    • 1.1Setting
    • 1.2Plot
  • 2Media
    • 2.1Manga
    • 2.2Light novels
    • 2.3Anime
    • 2.4Video games
    • 2.5Live action film
  • 3Reception
  • 4References
  • 5External links

Synopsis[edit]

Setting[edit]

Tokyo Ghoul is set in an alternate reality where ghouls, carnivorous monsters who look exactly normal people but can only survive by eating human flesh, live among the human population in secret, hiding their true nature in order to evade pursuit from the authorities. Including enhanced speed, senses, and regenerative ability, a regular ghoul is several times stronger than a normal human, has a skin resistant to ordinary piercing weapons and has at least one special predatory organ called a "Kagune (赫子)", which it can manifest and use as a weapon during combat. Another distinctive trait of ghouls is that when they are excited or hungry, the color of their sclera in both eyes turns black and their irises red. This mutation is known as a "kakugan (赫眼, red eye)." In the case of a half-ghoul, only one of the eyes undergoes the transformation. A half-ghoul can either be born naturally as a ghoul and a human's offspring, or artificially created by transplanting some ghoul organs into a human. In both cases, a half-ghoul is usually much stronger than a pure-blood ghoul. There is also the case of half-humans, hybrids of ghouls and humans that can feed normal humans and lack a Kagune while possessing enhanced abilities, increased speed and reaction speed, but shortened lifespans. To hunt down the ghouls, several government-sponsored organizations around the world were created.

Plot[edit]

See also: List of Tokyo Ghoul characters

The story follows Ken Kaneki, a college student who barely survives a deadly encounter with Rize Kamishiro, his date who reveals herself as a ghoul. He is taken to the hospital in crial condition. After recovering, Kaneki discovers that he underwent a surgery that transformed him into a half-ghoul. This was accomplished because some of Rize's organs were transferred into his body, and now, normal ghouls, he must consume human flesh to survive. The ghouls who manage the coffee shop "Anteiku" take him in and teach him to deal with his new life as a half-ghoul. Some of his daily struggles include fitting into the ghoul society, as well as keeping his identity hidden from his human companions.

The prequel series Tokyo Ghoul [Jack] follows the youths of Kishō Arima and Taishi Fura, two characters from the main series who become acquainted when they join forces to investigate the death of Taishi's friend by the hands of a ghoul, leading to Taishi eventually following Arima's path and joining the CCG (Commission of Counter Ghoul), the federal agency tasked into dealing with crimes related to ghouls as well.

The sequel series Tokyo Ghoul:re follows an amnesiac Kaneki under the new identity of Haise Sasaki (the result of horrific brain damage sustained from Kishō Arima). He is the leader of a special team of CCG investigators called "Quinx Squad" that underwent a similar procedure as his, allowing them to obtain the special abilities of Ghouls in order to fight them, but still being able to live as normal humans.

Media[edit]

Manga[edit]

See also: List of Tokyo Ghoul chapters

Tokyo Ghoul started as a manga series, written and drawn by Sui Ishida. It began serialization in 2011's 41st issue of Weekly Young Jump, published by Shueisha on September 8, 2011,[5] and the final chapter appeared in 2014's 42nd issue, released on September 18, 2014.[6][7] The series has been collected in fourteen tankōbon volumes, released under Shueisha's Young Jump Comics imprint between February 17, 2012,[8] and October 17, 2014.[9] The series has been licensed for an English release by Viz Media and the first volume was released on June 16, 2015.[10]

In August 2013, a prequel spin-off manga titled Tokyo Ghoul [Jack] was released on Jump Live digital manga. The story spans 7 chapters and focuses on Arima Kishō and Taishi Fura 10 years before the events of Tokyo Ghoul. The manga features several characters from the main series including the above stated Kishō Arima, Taishi Fura, and future key characters Itsuki Marude and Yakumo "Yamori" Ōmori.

On October 17, 2014, a full-color illustration book known as Tokyo Ghoul Zakkiwas released along with the 14th and final volume of the manga. Zakki includes all promotional images, Volume covers and unreleased concept art with commentary by the creator Sui Ishida.

A sequel titled Tokyo Ghoul:re began serialization in 2014's 46th issue of Weekly Young Jump, published on October 16, 2014.[11] The series is set 2 years after the end of the original series and introduces a new set of characters.[12]

Light novels[edit]

Three light novels have been released thus far and all are written by Shin Towada, with illustrations done by series creator Sui Ishida.

On June 19, 2013, Tokyo Ghoul: Days (東京喰種トーキョーグール[日々]Tōkyō Gūru[Hibi]) was released, Illustrations were done by the series creator Sui Ishida and written by Shin Towada and serves as sidestory/spin off that focuses on the daily lives of characters from the Tokyo Ghoul series.

Tokyo Ghoul: Void (東京喰種トーキョーグール[空白] Tōkyō Gūru[Kūhaku]) was released on June 19, 2014, and fills in the 6 month time gap between volumes 8 and 9 of the first series.

The third novel Tokyo Ghoul: Past (東京喰種トーキョーグール[昔日] Tōkyō Gūru[Sekijitsu]) was released on December 19, 2014. Past takes place before the events of the main series and focuses on further backstory of certain Tokyo Ghoul characters, including Touka Kirishima, Ayato Kirishima, and series protagonist Ken Kaneki.

Anime[edit]

See also: List of Tokyo Ghoul episodes

A 12-episode anime television series adaptation by Pierrot aired on Tokyo MXbetween July 4 and September 19, 2014.[1][7][13][14] It also aired on TVA, TVQ, TVO, AT-X, and Dlife. The opening theme song is "unravel" by "TK from Ling Tosite Sigure", and the ending theme is "Saints" (聖者たち Seijatachi) performed by People In The Box. Funimation has licensed the anime series for streaming and home video distribution in North America.[15] A second season, titled Tokyo Ghoul √A (root A) aired in Japan between January 9, 2015, and March 27, 2015.[16][17] The opening theme song is "Incompetence" (無能 Munō) by österreich, while the ending theme is "The Seasons Die Out, One After Another" (季節は次々死んでいく Kisetsu wa Tsugitsugi Shindeiku) by Amazarashi. On March 10, 2017, it was announced that the anime will premiere on Adult Swim's Saturday late-night action programming block, Toonami starting on March 25.[18] Anime Limited announced during MCM London Comic-Con that the series will be broadcast on VICELAND UK.

A third season, titled Tokyo Ghoul:re was announced on October 5, 2017, and started airing on April 3, 2018.[19] Odahiro Watanabe will replace Shuhei Morita as the director, while Chūji Mikasano will return to write scripts. Pierrot will animate the series, while Pierrot+ is credited for animation assistance. Atsuko Nakajima will replace Kazuhiro Miwa as the character designer.[20] The series will air 12 episodes.[4]

Video games[edit]

A video game titled Tokyo Ghoul: Carnaval by Bandai Namco Games was released in Japan for Android smartphones on February 6, 2015,[21] and on February 9 for iOS.[22] The player can build his or her team from a number of ghoul and investigator characters and explore a 3D map.[23] Another video game titled Tokyo Ghoul: Jail for the PlayStation Vita console was released on October 1, 2015. It is set to introduce a new protagonist by the name of Rio, who will interact with characters from the manga/anime. The game was developed by Bandai Namco Games as well and is categorized as an adventure RPG where players will be able to explore Tokyo's 23 wards.[24] The mobile game Tokyo Ghoul: Dark War focuses on the conflict between ghouls and the CCG that terrorizes the city of Tokyo.[25]

Live action film[edit]

Main arle: Tokyo Ghoul (film)

A live-action film based on the manga was released in Japan on July 29, 2017. Kentarō Hagiwara directed the film. The cast included Masataka Kubota for the role of protagonist Ken Kaneki and Fumika Shimizu for the role of Touka Kirishima.[26] Yū Aoi was cast as Rize Kamishiro, Nobuyuki Suzuki played Kotaro Amon and Yo Oizumi played Kureo Mado.[27]

Reception[edit]

Tokyo Ghoul was the 27th best-selling manga series in Japan in 2013, with 1.6 million estimated sales. As of January 2014, the manga had sold around 2.6 million copies.[28] It was the fourth best-selling manga series in Japan in 2014, with 6.9 million copies sold.[29] The whole original series sold over 12 million copies.[30]

The sequel series, Tokyo Ghoul:re sold over 3.7 million copies in Japan during its debut year in 2015,[31] and 4.3 million copies in 2016.[32] It was the fifth best-selling manga series in 2017 with sales of over 5.3 million copies.[33] Both series combined for over 24 million copies in circulation by June 2017,[34] and they had 34 million copies in print worldwide as of January 2018.[35]

References[edit]

  1. ^ Jump up to:a b "Oscar Nominee Morita Helms Tokyo Ghoul Anime at Pierrot". Anime News Network. February 22, 2014. Archived from the original on February 28, 2014. Retrieved February 22, 2014.
  2. Jump up^ "The Official Website for Tokyo Ghoul". Viz Media. Retrieved October 27, 2017.
  3. Jump up^ "@Clarknova1: @Zonic505 Both seasons". twitter.com. March 10, 2017. Retrieved March 24, 2017.
  4. ^ Jump up to:a b "Tokyo Ghoul:re Anime Listed With 12 Episodes". Anime News Network. April 3, 2018. Retrieved April 3, 2018.
  5. Jump up^ 人を捕食する怪人描く新連載「東京喰種」がヤンジャンで (in Japanese). Natalie.mu. September 8, 2011. Retrieved September 12, 2014.
  6. Jump up^ "Tokyo Ghoul Manga to End This Month". Anime News Network. September 12, 2014. Retrieved September 12,2014.
  7. ^ Jump up to:a b 石田スイ「東京喰種」完結、最終巻は10月に (in Japanese). Natalie.mu. September 18, 2014. Retrieved September 18, 2014.
  8. Jump up^ 東京喰種 1―トーキョーグール (ヤングジャンプコミックス) (in Japanese). Amazon.co.jp. Retrieved September 12,2014.
  9. Jump up^ 東京喰種トーキョーグール 14 (in Japanese). Shueisha. Retrieved 2015-01-13.
  10. Jump up^ "Tokyo Ghoul, Vol. 1". Amazon.com. October 9, 2014. Retrieved 2015-01-13.
  11. Jump up^ 石田スイ新連載は喰種の新章、アニメ2期も (in Japanese). Natalie.mu. October 11, 2014. Retrieved October 13, 2014.
  12. Jump up^ "Tokyo Ghoul:re Manga Changes Main Character". Anime News Network. October 11, 2014. Retrieved October 13,2014.
  13. Jump up^ "Natsuki Hanae, Sora Amamiya, Kana Hanazawa LeadTokyo Ghoul Anime's Cast". Anime News Network. March 15, 2014. Archived from the original on April 14, 2014. Retrieved March 15, 2014.
  14. Jump up^ 東京喰種 トーキョーグール (in Japanese). Agency for Cultural Affairs. Retrieved March 21, 2015.
  15. Jump up^ "Funimation Acquires Tokyo Ghoul, Street Fighter:Assassin Fist". Anime News Network. June 8, 2014. Archived from the original on July 25, 2014.
  16. Jump up^ "Tokyo Ghoul TV Anime's 2nd Season to Premiere in January". Anime News Network. October 10, 2014. Retrieved October 13, 2014.
  17. Jump up^ "東京喰種 トーキョーグール √A". Media Arts Database (in Japanese). Agency for Cultural Affairs. Retrieved July 17,2016.
  18. Jump up^ "Toonami's bummed to see One Piece go, but excited to announce our newest show, Tokyo Ghoul! Premiering Saturday, 3/25!". Facebook. March 10, 2017.
  19. Jump up^ "Tokyo Ghoul:re Anime Reveals Season 3 Premiere Date". Gojinshi. February 20, 2018. Retrieved February 20,2018.
  20. Jump up^ "Tokyo Ghoul:re Anime's Main Staff Revealed". Anime News Network. October 30, 2017. Retrieved October 30,2017.
  21. Jump up^ "東京喰種 carnaval" (in Japanese). Google Play. 2014-02-06. Retrieved 2015-02-09.
  22. Jump up^ "iOS version of the Tokyo Ghoul carnaval released today in Japan". senpaigamer.com. 2015-02-09. Archived from the original on 7 March 2016. Retrieved 19 October 2016.
  23. Jump up^ "Tokyo Ghoul carnaval Smartphone Game Teased in Video". Anime News Network. December 24, 2014. Retrieved February 7, 2015.
  24. Jump up^ ""Tokyo Ghoul" video game to come on PS Vita; April Fool's Prank by manga creator affects launching confirmation?". VENTURE CAPITAL POST. January 21, 2015. Retrieved February 7, 2015.
  25. Jump up^ "'Tokyo Ghoul: Dark War' Mobile RPG Out Now For Android In Select Countries, US Release ly In Late 2018". The Inquisitr. 2018-01-11. Retrieved 2018-03-07.
  26. Jump up^ "Live-Action Tokyo Ghoul Film Casts Masataka Kubota, Fumika Shimizu". Anime News Network. June 23, 2016. Retrieved June 23, 2016.
  27. Jump up^ "Live-Action "Tokyo Ghoul" Adds Cast". Crunchyroll. August 9, 2016. Retrieved August 17, 2016.
  28. Jump up^ "Sui Ishida's Suspense Horror Manga Tokyo Ghoul Gets Anime". Anime News Network. January 16, 2014. Archived from the original on January 30, 2014. Retrieved January 16, 2014.
  29. Jump up^ "Top-Selling Manga in Japan by Series: 2014". Anime News Network. November 30, 2014. Retrieved March 8,2015.
  30. Jump up^ "Tokyo Ghoul Horror Manga Gets Stage Play". Anime News Network. March 20, 2015. Retrieved December 14,2015.
  31. Jump up^ "Top-Selling Manga in Japan by Series: 2015". Anime News Network. November 30, 2015. Retrieved December 14,2015.
  32. Jump up^ "Top-Selling Manga in Japan by Series: 2016". Anime News Network. Retrieved 2018-02-04.
  33. Jump up^ Ashcraft, Brian. "The Best-Selling Manga Of 2017 In Japan". Kotaku. Retrieved 2018-02-04.
  34. Jump up^ "Tokyo Ghoul, Tokyo Ghoul:re Have 24 Million Copies in Print". Anime News Network. June 19, 2017. Retrieved June 19, 2017.
  35. Jump up^ "Tokyo Ghoul Manga Franchise Has 34 Million Copies in Print Worldwide". Anime News Network. January 18, 2018. Retrieved January
17 tháng 5 2021

tham khảo:
Câu này có nghĩa là: Trong một tập thể, phải có sự đoàn kết, che chở lẫn nhau. Nhưng không vì sự đoàn kết đó mà bao che, che giấu khuyết điểm cho nhau. Dù có đoàn kết đến mấy nhưng trong đó phải có sự kỉ luật.

17 tháng 5 2021

viếtbài văn dài ạ

9 tháng 5 2016

            Kho tàng tục ngữ Việt Nam chứa đựng rất nhiều bài học sâu sắc cùng với những đạo lí làm người được đúc kết từ biết bao kinh nghiệm quý giá của ông cha ta từ ngàn đời xưa để lại cho con cháu, trong đó có câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Câu tục ngữ này nói về lòng biết ơn của con người trong đời sống xã hội – một truyền thống tốt đẹp trong tâm hồn của người Việt Nam.

            Trong các câu tục ngữ quý báu của ông bà ta, đều có những hình ảnh so sánh, ẩn dụ vô cùng độc đáo và sâu sắc để từ đó làm nổi bật lên những lời khuyên, lời dạy bảo về đạo lí làm người và về những bài học trong cuộc sống. “Ăn quả” là hành động thể hiện sự hưởng thụ. “Nhớ” là trạng thái của lòng biết ơn, sự tưởng nhớ. “Kẻ trồng cây” là người đã tạo ra thành quả để cho ta hưởng thụ. Khi ăn một quả chín thơm, ta phải nhớ đến công lao vun trồng, chăm sóc của người trồng cây. Từ hình ảnh ấy, ông cha ta đã khuyên nhủ con cháu về một vấn đề đạo đức sâu xa hơn trong cuộc sống: “Ta phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.”

            Thực tế, lòng biết ơn đã được thể hiện rõ ở trong mỗi gia đình. Chúng ta được lớn lên trong vòng tay ấm áp của bà, trong tiếng hát ru ầu ơi của mẹ và trong sự che chở vững chắc của cha. Ông bà, cha mẹ là người đã cho ta sinh ra trên thế giới này, lo cho ta từng bữa ăn đến giấc ngủ, dành cho ta biết bao tình thương yêu, chăm sóc từ đó ta khôn lớn, trưởng thành. Vì thế, chúng ta phải kính trọng và biết ơn đối với những người đã có công sinh thành và dưỡng dục mình. Một nén hương thơm trên bàn thờ tổ tiên cùng với sự thành kính trong tâm hồn đã thể hiện được sự tưởng nhớ, hướng về cội nguồn vì “chim có tổ, người có tông”. Vào những ngày lễ Tết, con cháu thường đoàn tụ, quây quần bên nhau và dành những lời chúc tốt đẹp nhất dành cho ông bà, cha mẹ. Chính sự ấm cúng, đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình đã làm ấm lòng biết mấy những người là bậc làm cha, làm mẹ. Nhiều gia đình còn tổ chức lễ mừng thọ cho cha mẹ mình để cầu mong thật nhiều sức khoẻ, niềm  cho ông bà, cha mẹ để sống lâu, sống khoẻ với con cháu. Ai mà chẳng mong con cái mình khi lớn lên được hạnh phúc, sung sướng. Vì vậy, chỉ cần những hành động nhỏ thôi cũng đã thể hiện được sự báo hiếu về công lao sinh thành và dưỡng dục. Anh em trong nhà phải biết hoà thuận, bảo ban nhau, con cháu phải vâng lời, lễ phép với người lớn để trở thành con ngoan, trò giỏi, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi về già. Chúng ta phải sống làm sao để xứng đáng với tình thương yêu vô bờ bến cha mẹ dành cho ta, sống làm sao “cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con”.

            Lòng biết ơn không chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình, mà còn mở rộng ra cả ngoài xã hội. “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” – Câu nói của Bác như một lời dạy bảo, giáo huấn vô cùng sâu sắc đối với chúng ta về lòng biết ơn đối với các vua Hùng và các chiến sĩ đã anh dũng hi sinh vì độc lập dân tộc. Truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” luôn là niềm tự hào của những người con đất Việt khi nhắc về quê hương, nguồn cội của mình. Chúng ta tự hào vì chúng ta là con của Rồng, cháu của Tiên, cùng mang dòng máu trong Lạc Hồng, cùng khắc sâu trong trái tim mình hai tiếng “Tổ quốc” thiêng liêng. Vì thế, cứ vào mùng mười tháng ba Âm lịch hằng năm, chúng ta thường nhắc nhở nhau: “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”. Hành động cao đẹp này chính là sự biết ơn cùng với sự thành kính trong tâm hồn, hướng về cội nguồn của người Việt Nam. Để có ngày hôm nay, chúng ta đã phải đánh đổi biết bao mồ hôi, xương máu của những người chiến sĩ anh hùng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Đất nước Việt Nam được thống nhất, dân tộc được hoà bình chính là nhờ công lao của Đảng và Bác Hồ, của những con người kiên cường, bất khuất, quyết tâm bảo vệ tự do cho đất nước. Đáp lại công ơn to lớn ấy, Nhà nước ta đã chọn ngày 27/7 làm ngày Thương binh liệt sĩ để tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ đến những anh hùng đã hi sinh tính mạng của mình để đổi lấy cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngày nay, đất nước ta đang ngày càng đổi mới, ngày càng tiến bộ để có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Đó là thành quả của những giọt mồ hôi và nước mắt, của sự cống hiến hết mình của biết bao thế hệ tầng lớp nông dân và công dân trên khắp mọi miền đất nước. Những công lao to lớn ấy đã được Nhà nước ghi nhận qua các ngày lễ lớn ở Việt Nam. Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 là ngày để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với các y bác sĩ luôn tận tụy ngày đêm để chăm lo cho sức khỏe mọi người. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp để các bậc phụ huynh và học sinh gửi lời tri ân đến quý thầy cô giáo – những người lái đò đang âm thầm và lặng lẽ đưa chúng em đến bến bờ tri thức, đến cánh cửa tương lai đang mở rộng. Người Việt Nam ta không thể sống thiếu những lễ hội và phong tục tốt đẹp ấy vì nó chính là nền tảng của nết sống văn minh, mang đậm nét đẹp văn hóa.

            Tóm lại, câu tục ngữ trên đã khẳng định và khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn đối với những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Hôm nay chúng ta là người ăn quả để mai sau chúng ta là người trồng cây. Hãy giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu đó vì nó chính là phẩm chất đạo đức cao quý, nét đẹp trong tâm hồn của người Việt Nam.  

Cái này là mình tự làm 100% banh tìm trên mạng không có đâu haha bạn yên tâm nha cô mình có sửa qua rồi vui

Chúc bạn học tốtok

9 tháng 5 2016

Từ bao đời nay, nhân dân ta luôn sống với những truyền thống tốt đẹp của cha ông, của tổ tiên: lòng yêu thương con người, tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau… Những tình cảm, đạo lí đó đã góp phần tạo nên bề dày truyền thống của nhân dân ta. Một trong những phẩm chất cũng rất đáng tự hào của nhân dân ta chính là lòng biết ơn. Và để nhắc nhở, khuyên nhủ con cháu đời sau học tập và phát huy truyền thống đó, ông cha ta đã có câu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”.

          Hai câu tục ngữ là những lời  khuyên nhủ sâu sắc về đạo lí biết ơn. Câu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có nghĩa là khi “ăn quả”, ta phải nhớ đến công ơn của người đã bỏ công, sức lực để trồng cây, mang đến cho ta những hoa ngọt, trái lành. Cũng như khi uống nước, ta phải nhớ tới “nguồn”, là nơi sản sinh ra dòng nước mát lành cho ta. Nói chung, cả hai câu tục ngữ đều mang một ý nghĩa sâu sắc. “Ăn quả” và “uống nước” là ẩn dụ cho sự hưởng thụ thành quả, còn “kẻ trồng cây” và “nguồn” đều ẩn dụ cho người, nơi tạo ra thành quả. Cả hai câu trên đều nói lên rằng, khi hưởng thụ thành quả, ta phải nhớ đến công ơn những người đã tạo ra thành quả đó.

          Có lẽ ai cũng biết, thành quả không tự nhiên mà có, nó phải trải qua quá trình sức lực của con người, do con người tạo ra. Có bao giờ khi ăn cơm, bạn nhớ tới công ơn của các bác nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo? Khi đi qua những công trình, đường xá, bạn có nhớ đến sự vất vả của cô chú công nhân không? Chúng ta được nuôi dưỡng khôn lớn, có kiến thức là nhờ nghĩa mẹ, ơn thầy. Chúng ta được sinh ra và sống trong một đất nước hòa bình, đó chính là công sức, sự hi sinh xương máu của cha ông… Nói tóm lại, những thành quả chúng ta hưởng thụ hôm nay đều là một phần sức lực do người khác tạo ra và chúng ta phải luôn biết ơn những người đã tạo ra thành quả ấy.

          Bên cạnh đó, biết ơn còn làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn. Có ai mà không cảm thấy vui khi được người khác biết ơn? Mỗi khi làm được một việc gì đó, được người khác nhớ đến, tôn trọng mình, mỗi chúng ta luôn cảm thấy vui và hạnh phúc với những gì mình đã cống hiến, mang đến cho người khác. Sẽ chẳng có ai thấy vui khi thấy người ta chỉ dửng dưng, vô tâm trước những việc mình đã làm cho họ. Đó là sự vô ơn, bạc nghĩa, không đúng với đạo lí từ xưa đến nay của nhân dân ta.

          Không những vậy, Từ bao đời nay, sống theo đạo lí biết ơn đã trở thành một điều cần thiết ở mỗi người dân Việt Nam. Điều đó không thể hiện qua lời nói mà đó là những hành động cụ thể, thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Chúng ta luôn tôn trọng và nhớ về công ơn của cha mẹ, ông bà, những người đã sinh ra chúng ta. Đó là lòng biết ơn. Mỗi người học sinh hay đã từng là học sinh đều nhớ về người thầy người cô, những người cho ta tri thức vào đời. Đó cũng là lòng biết ơn. Trong các gia đình luôn có những bàn thờ tổ tiên, những ngày giỗ thờ cúng để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Và gần gũi hơn, mỗi người dân sống trên đất Việt đều hướng về những ngày giỗ tổ, những lễ kỉ niệm để thể hiện lòng biết ơn của mình.

          Biết ơn là một phẩm chất tốt đẹp, làm cho con người trở nên sống đẹp hơn, được mọi người yêu mến, tôn trọng. Nếu mọi người luôn biết ơn đến những người đã mang điều tốt đẹp đến cho mình thì xã hội này sẽ luôn tươi đẹp, đáng sống biết bao.

          Vậy chúng ta phải làm gì để thể hiện lòng biết ơn của mình? Đó không phải là những việc làm khó ngoài khả năng mà đó là việc mà bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể làm được. Sống trong cuộc sống này, hãy luôn nhìn lại và biết ơn những người đã có ơn với chúng ta, gần gũi với chúng ta. Từ đó, ta sẽ có những hành động, những việc làm tốt, xứng đáng với công ơn đó. Để đền đáp công ơn nuôi dưỡng và dạy dỗ của thầy cô, cha mẹ, mỗi học sinh chúng ta nên học cách ngoan ngoãn, vâng lời, luôn chăm ngoan học giỏi để họ vui lòng.

          Biết ơn là phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay. Ông cha ta luôn muốn nhắn nhủ với con cháu đời sau phải học tập và phát huy truyền thống đó. Hai câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn” đã giúp em nhìn lại mình và thấy được rằng, mỗi chúng ta nên sống có trước có sau, phải nhớ và tôn trọng những người đã mang đến những điều tốt lành cho ta.

26 tháng 3 2018

Từ xưa tới nay, tục ngữ đã cho ta bao lời khuyên, bao kinh nghiệm quý giá. Một trong những kinh nghiệm bổ ích đó là mối quan hệ giữa phẩm chất đạo đức con người với hình thức bề ngoài. Điều đó được thể hiện qua câu tục ngữ: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn".

Trước tiên, ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Câu tục ngữ đã đưa ra hai hình ảnh cụ thể "gỗ và nước sơn". Gỗ là vật liệu để làm nên đồ vật. Gỗ tốt sẽ làm nên những vật dụng tốt. Gỗ xấu sẽ làm nên những vật dụng chóng hư hỏng. Nước sơn là vật liệu để quét lên đồ vật làm cho đồ vật thêm đẹp, thêm bền. Câu tục ngữ: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" muốm khẳng định: khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý đến chất lượng gỗ để tạo nên đồ vật ấy, chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài của lớp sơn. Từ ý nghĩa rất thực trong cuộc sống, tác giả dân gian đã đề cao phẩm chất đạo đức của con người là quan trọng hơn tất cả vẻ đẹp của hình thức bên ngoài.

Tại sao ông cha ta lại nói: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn"? Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã đề cao lối sống đạo đức, nhân cách của con người. Một con người có phẩm chất đạo đức tốt thì trong bất kì hoàn cảnh nào, trong bất kì công việc nào họ cũng hoàn thành một cách tốt đẹp. Trái lại, một con người chỉ chú ý đến hình thức bên ngoài mà quên đi nhân cách, đạo đức và lối sống thì con người đó sẽ bị mọi người xa lánh. Vì vậy, một người có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt bao giờ cũng được mọi người quý trọng tin yêu. Ông cha ta đã từng nói: "Cái nết đánh chết cái đẹp", quả không sai. Và nếu, một người nào đó vừa có phẩm chất đạo đức tốt lại có hình thức bề ngoài lịch sự, nhã nhặn thì con người đó càng được tôn trọng hơn. Nội dung quyết định hình thức, và hình thức góp phần nâng cao giá trị của nội dung.

Hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, học sinh chúng ta phải làm gì để có được phẩm chất đạo đức tốt? Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức sao cho tốt. Phải "Học ăn, học nói, học gói, học mở" để hoàn thiện nhân cách của người học trò ....Và trong cuộc sống của mỗi người, ai cũng có thể rèn luyện để làm cho phẩm chất của mình ngày càng tốt hơn góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn.

Câu tục ngữ thực sự là một bài học quý giá để mỗi học sinh chúng ta nhận rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nếp sống văn minh.

26 tháng 3 2018

lên google nha bn!