Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phần đất liền của Đông Nam Á mang tên bán đảo Trung Ấn vì nằm giữa hai nước Trung Quốc và Ấn Độ. Phần hải đảo có tên chung là quần đảo Mã Lai với trên một vạn đảo lớn nhỏ. Ca-li-man-tan là đảo lớn nhất trong khu vực và lớn thứ ba trên thế giới. Xu-ma-tơ-ra, Gia-va, Xu-la-vê-di, Lu-xôn cũng là những đảo lớn. Ngoài ra còn nhiều biển xen kẽ các đảo.
Vị trí cầu nối của khu vực ngày càng trở nên quan trọng hơn khi các nước trong vùng châu Á - Thái Bình Dương phát triển mạnh mẽ và có nhiều nước trên thế giới đến khu vực để đầu tư phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa.
* Thuận lợi
- 3/4 diện tích đồi núi phát triển các ngành nông và công nghiệp như:
+ Khai thác và chế biến gỗ
+ Trồng cây công nghiệp lâu năm
+ Trồng chè trên các cao nguyên , đồi.
+ Chăn nuối gia súc
* Khó khăn
- Giao thông vận tải khó phát triển
- Khi thiên tai đến sẽ gây nguy hiểm ở các khu vực núi cao.
Những thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội mà miến núi nước ta đem lại là :
- Nhiều tài nguyên khoáng sản, nhiều phong cảnh đẹp
- Tài nguyên rừng phong phú, có nhiều loài quý hiếm (lim, táu, sến,...)
- Có các cao nguyên rộng lớn, bằng phẳng (Mộc Châu, Lâm Viên...) tạo điều kiện thuận lợi để hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc…..
- Có nhiều tiềm năng sức nước để phát triển công ngiệp điện ( thủy điện Hòa Bình, Thủy điện Sơn La,...)
- Có nhiều danh lam thắng cảnh tạo điều kiện để phát triển du lịch, tahm quan, nghỉ dưỡng. (vườn quốc gia Ba Vì, vườn quốc gia Cúc Phương, Phong Nha Kẻ Bàng...)
Tình hình chính trị ở Tây Nam Á không ổn định vì rất nhiều nguyên nhân, có thể dẫn ra một số nguyên nhân chính như sau:
- Vị trí địa lý của Tây Nam Á : Tây Nam Á nằm trên đường giao thông quốc tế ( ngã ba của 3 châu lục Á - Âu - Phi ) và giáp các biển: Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Biển Đen, Biển Ca-xpi, vịnh Pec-xich. --> Vị trí chiến lược quan trọng.
- Giàu khoáng sản, nhất là dầu mỏ, tài nguyên thiên nhiên giàu có
- Lịch sử Tây Nam Á phức tạp: từng bị Thực dân Anh đô họ hơn 200 năm.
- Tình hình kinh tế - xã hội bị chi phối nhiều bởi các tôn giáo của các dân tộc khác nhau cùng sống trên lãnh thổ Tây Nam Á --> mất ổn định, thường xuyên diễn ra mâu thuẫn nặng nề.
Câu 1:
Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:
*Đồi núi phần lớn chiếm diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp :
-Đồi núi chiếm tới \(\frac{3}{4}\)diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm \(\frac{1}{4}\)diện tích.
-Trên phạm vi cả nước địa hình đồng bằng và đồi núi thấp(dưới 1000m) chiếm 85%, địa hình cao(trên 2000m) chỉ chiếm 1%.
*Cấu trúc địa hình khá đa dạng:
-Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.
-Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
+Hướng Tây Bắc-Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
+Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam.
*Địa hình của cùng nhiệt đới ẩm gió mùa:
-Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: trong điều kiện lớp vỏ phong hóa dày, thấm nước tốt, vụn bở, trên các sườn đất dốc, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá, hiện tượng trượt đất, đá lở.
-Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: hệ quả của quá trình xâm thực là sự mở mang nhanh chóng, đồng bằng hạ lưu sông( đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long).
*Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:
-Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường(hầm đèo Hải Vân).
-Đắp đê ngăn lũ.
-Phá rừng đầu nguồn gây nên hiện tượng đất trượt đá lở, xây dựng nhà máy thủy điện,..
Câu 2:
Đặc điểm chung của biển Đông:
-Chế độ gió: gió hướng Đông Bắc chiếm ưu thế trong 7 tháng(tháng 10-tháng 4). Các tháng còn lại trong năm ưu thế thuộc về gió tây nam, riêng ở Vịnh Bắc Bộ là hướng nam.
+Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió đạt từ 5-6m/s và cực đại là 50m/s. Tạo nên sóng nước cao tới 10m hoặc hơn.
-Chế độ nhiệt: mùa hạ mạt, mùa đông ấm hơn đất liền. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ, nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là 230C.
-Chế độ mưa: lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền. Đạt từ 1100-1300mm/năm. Sương mùa thường hay xuất hiện vào cuối mùa đông đầu mùa hạ.
-Chế độ triều: chế độ Nhật triều của Vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới, mỗi ngày chỉ có 1 lần nước lên và 1 lần nước xuống rất đều đặn.
-Độ muối của biển Đông là 30-33%.
Câu 3: Ý nghĩa vị trí:
-Tự nhiên:
+Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt ẩm gió mùa.
+Tính nhiệt đới: do nước ta nằm trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên nhận được lượng nhiệt lớn.
+Tính ẩm: do tiếp giáp biển Đông-nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa và độ ẩm lớn, thiên nhiên giàu sức sống.
+Gió mùa: thiên nhiên nước ta nằm trong vùng hoạt động của gió Tín Phong và gió mùa Châu Á điển hình nên có 2 mùa rõ rệt.
+Tài nguyên khoáng sản, sinh vật phong phú.
+Nước ta nằm trong vùng chịu nhiều thiên tai(bão lũ, hạn hán,..)
-Kinh tế:
+Thuận lợi giao lưu với các nước trong khu vực, trên thế giới.
+Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Cam-pu-chia, Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.
+Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ,..với các nước.
-Văn hóa-xã hội:
+Có nhiều nét tương đồng về văn hóa-xã hội với các quốc gia trong khu vực=> tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị, cùng phát triển với các nước láng giềng, các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Câu 4:
*Giống nhau:
-Đều có các khối núi trên 2000m.
-Hướng nghiêng: cao ở Tây Bắc thấp dần xuống Đông Nam.
-Đều có dãy núi hướng Tây Bắc-Đông Nam(Con Voi, Tao Đảo, Hoàng Liên Sơn,...)
*Khác nhau:
Tây Bắc | Đông Bắc | |
Độ cao |
-Cao hơn Đông Bắc. -Tây Bắc là vùng núi cao nhất nước ta, núi cao và núi trung bình chiếm ưu thế. -Cao trung bình >1000m. -Dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước ta. |
-Chủ yếu là núi trung bình và núi thấp <1000m. -Núi cao tập trung ở thượng nguồn sông Chảy với các đỉnh cao trên 2000m:Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti. |
Hướng núi-Hướng sông |
-Hướng chính là hướng Tây Bắc-Đông Nam. -Sông ngòi chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. |
-Hướng chủ đạo là hướng vòng cung. -Sông ngòi chya3 theo hướng vòng cung. |
Hình thái | -Núi cao, đồ sộ, đỉnh nhọn, sườn dốc,. | -Vùng đồi trung du: đỉnh tròn, sườn thoải |
1, Đặc điểm khí hậu châu Á:
- Khí hậu Châu Á phân hóa đa dạng: có nhiều đới và nhiều kiểu khí hậu.
- Kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa là 2 kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á
+ Kiểu khí hậu gió mùa : -Mùa đông lạnh, khô, ít mưa
-Mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều
+Kiểu khí hậu lục địa:- Mùa đông khô- rất lạnh
- Mùa hè khô- rất nóng
2 Vì:
-Là nơi tập trung cư trú, phát triển văn hóa lâu đời ven các con sông ( văn minh Lưỡng Hà ở Tây Nam Á ven sông Tigris và Euphrates, văn minh sông Ấn sông Hằng ở Ấn Độ, văn minh Trung Quốc sông Trường Giang, Hoàng Hà)
-Khí hậu dễ chịu, có mưa, có sông để phát triển nông nghiệp,
-Địa hình bằng phẳng nên giao thông thuận lợi trên đất liền, dễ xây dựng đô thị
-Ven biển, xây dựng cảng biển trao đổi thương mại, hàng hóa, truyền bá văn hóa
Thành ra cho dù ven biển hay gặp bão và thiên tai nhưng người dân vẫn cứ đua nhau ra ở gần biển cho sướng. Tổng kết chung lại thì thành phố tập trung thành cụm ở Đông Á ( nhật, Trung quốc, Hàn quốc), Đông Nam Á ( Philippin, Malay, Indo, Thái Lan, Việt Nam), Nam Á ( Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh)., Tây Nam Á.
Khu vực đồi núi
-Các thế mạnh:
+Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram…và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
+Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.
Miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.
+Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.
+Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng….nhất là du lịch sinh thái.
-Các mặt hạn chế:
Ở nhiều vùng núi, địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại….thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.
khu vực đồi núi
-thế mạnh
+khoáng sản: các loại khoáng sản nhất là các khoáng sản quý cần thiết cho phát triển công nghiệp hầu hết tập trung ở miền núi(....)
+thủy điện:có nhiều sông ngòi, độ dốc địa hình lớn giúp cho xây dựng các nhà máy thủy điện, điển hình là khu vực Tây bắc
+rừng:3/4 diện tích là đồi núi nên có điều kiện phát triển lâm nghiệp, trong rừng có nhiều lầm sản quý, thành phần loài phong phú.. tạo cơ sở phát triển kinh tế nông lâm kết hợp
+du lịch: nhiều nơi có phong cảnh đẹp, có khí hậu trong lành mát mể thích hợp cho phát triển du lịch-ngành"công nghiệp không khói" đem lại lợi nhuận cao
-hạn chế
+giao thông:địa hình bị chia cắt mạnh nhiều sông suối hẻm vực , độ dốc lớn gây khó khăn cho giao thông đi lại, từ đó kìm hãm sự phát triển kinh tế
+thiên tai: lũ nguồn, lũ quét, sạt lở đấy, động đất, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại