Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Chép lại chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
b. Câu thơ trên được trích từ tác phẩm Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Nội dung chính của bài thơ đó là niềm xúc động thành kính của nhà thơ và mọi người đối với Bác khi vào viếng lăng Bác.
c. Viết một đoạn văn ngắn từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phương tiện liên kết câu lặp và nối.
- HS viết được đoạn văn từ 7 – 10 dòng, sử dụng phương tiên liên kết câu lặp và nối.
- Lời giới thiệu mộc mạc, chân tình của tác giả: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
→ Xưng con thể hiện tấm lòng đầy trân trọng của tác giả.
→ Miền Nam: vừa báo niềm vui chiến thắng, vừa khơi gợi nỗi niềm. Bắc nam nay đã sum họp một nhà sau đằng đẵng 30 năm dài chia cắt.
→ Thăm: thể hiện sự gần gũi, thân thương.
- Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng sâu sắc với tác giả chính là cây tre. Hàng tre hiện lên mênh mông qua từ láy “bát ngát”. Biện pháp tu từ nhân hóa giúp cây tre hiện lên sinh động, kiên cường, bất khuất, không chịu cúi đầu.
1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt
2. Trong những câu thơ trên, tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ:
- Điệp ngữ: một bếp lửa (2 lần)
- Ẩn dụ: “Bếp lửa ấp iu nồng đượm”. Bếp lửa, ngọn lửa là biểu tượng của lòng bà, tình yêu thương che chở, niềm tin bà truyền cho cháu.
3.
* Từ láy trong dòng thơ đầu: “Chờn vờn”
* Tác dụng:
- Gợi tả được hình ảnh ngọn lửa lúc to, lúc nhỏ, lúc cao, lúc thấp; soi tỏ hình ảnh của người và vật chung quanh.
- Gợi lên một hình ảnh gần gũi, quen thuộc từ bao đời nay trong các gia đình Việt Nam, nhất là nông thôn trước đây.
- Bếp lửa là hình tượng khơi nguồn cảm xúc của người cháu hồi tưởng về hình ảnh người bà kính yêu.
1. Đoạn thơ nằm trong tác phẩm bếp lửa
– Của nhà thơ Bằng Việt
1. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận.
2. Đó là khúc ca lao động và tác giả thay lời những người ngư dân.
Câu thơ có từ hát được dùng nghệ thuật ẩn dụ: “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”:
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm” -> tái hiện vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui lao động của người dân chài.
-> Đoàn thuyền ra khơi trong niềm vui, tình yêu lao động và mang trong đó mang theo khát vọng về những khoang cá đầy ắp, bội thu.
Ở CÁI SÃ HỘI LÀY, TRỈ KÓ NÀM, CHỊU KHỐ CẦN CÙ BÙ THỀ PÙ XIÊNG LĂN. TRỈ KÓ NÀM THÌ MỐI CÓ ĂNG
Tham khảo:
Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào.(Câu ghép) Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Có lẽ, bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù (Câu thành phần biệt lập). Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đấùt Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.
Em tham khảo:
Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Chắc hẳn, ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, những con người lao động cần cù, chịu khó. Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đất Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động giúp người đọc hình dung rõ về tình cảm của tác giả với quê hương.
Câu ghép + TPBL: In đậm nghiêng
a. Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
b. Trong chương trình ngữ văn 9 cũng có một bài thơ thể hiện ước muốn cống hiến của tác giả với quê hương, đất nước. Đó là bài thơ mùa xuân nho nhỏ.
c. Cảm nhận về đoạn thơ trên.
- Tình cảm của tác giả khi đứng giữa lăng Bác mà nghĩ đến cảnh ngày mai phải xa lìa mà bịn rịn, trào dâng niềm xúc động khôn nguôi “thương trào nước mắt”.
- Lời nói tha thiết, chân thành, nỗi đau thương không nói thành lời.
- Ước nguyện thành kính, tự nguyện của tác giả qua điệp từ “muốn làm”. Tác giả mong muốn hóa thân thành những vật xung quanh để quây quần bên Người, giữ cho Người giấc ngủ yên bình giữa dòng đời biến động: “con chim”, “đóa hoa” , “cây tre”. Hình ảnh cây tre xuất hiện cuối bài là phẩm chất bao đời của con dân nước Việt.
- Lời thơ mang cảm xúc chân thành, ước muốn giản dị.
a, Thể thơ: Tự do
PTBD: Biểu cảm
b, Thuộc kiểu câu cảm thán. Chức năng chính là bộc lộ cảm xúc
c, Từ láy: lượn lờ, vương vương, mặn mà, đong đưa, thong thả.
Trường từ vựng: Quê hương
d, Những hình ảnh đặc trưng: dòng sông, khói bếp, cánh cò, cánh đồng, mái lá, cánh diều, đàn trâu...
Những hình ảnh này gợi lên cho em khung cảnh bình yên, mọi thứ đẹp đẽ và nhẹ nhàng
e, BPTT: Ẩn dụ
g, Đoạn thơ cho em hiểu được tình yêu quê hương, yêu từng cảnh vật và mọi thứ ở quê... (cái này em tự phát triển tiếp nhé ^^)
e, Đoạn thơ giúp em nhận ra tình cảm của mình dành cho quê hương, giúp em nhận ra phải cố gắng học tập và xây dựng quê hương giàu mạnh
a)
- Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do.
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
- Nội dung: Đây là những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Tác giả đã miêu tả bằng những hình ảnh "dòng sông con đò", "cánh cò", "cánh đồng mùa gặt",...Khiến bức tranh thôn quê hiện lên đầy gẫn gũi, có sự hòa hợp giữa nét đẹp của con người và thiên nhiên, đó là những nét đẹp bình dị mà thân thương.
b)
- Xét về mục đích nói, câu "Em yêu câu hát à ơi!" thuộc kiểu câu cảm thán.
- Chức năng bộc lộ cảm xúc của nhân vật "em", tình yêu tha thiết với câu hát ru à ơi trong kí ức tuổi thơ.
c)
- Từ láy: lượn lờ, mặn mà, thong thả, đong đưa, vương vương.
- Trường từ vựng:
+ Con vật: cò, trâu.
+ Thiên nhiên: nắng, mưa, mây, gió, lá, cỏ lau, cầu vồng.
(Bạn tìm thêm nha, mình nghĩ là còn nữa)
d)
- Những hình ảnh đẹp đặc trưng của quê hương: dòng sông con đò, cánh cò, cánh đồng lúa, khói bếp, mái lá, cánh võng, cánh diều, đàn trâu, mồ hôi cha mẹ mặn mà.
- Những hình ảnh đẹp và rất đỗi bình dị ấy gợi cho tôi cảm giác yêu quê hương chính mình biết bao. Yêu cánh đồng, yêu cánh cò, yêu dòng sông, yêu con đò... và yêu cả con người đôn hậu, chân chất ở làng quê. Đó cũng chính là cảm xúc của chính tác giả. Tất cả những vẻ đẹp giản dị, mộc mạc ấy sẽ luôn là lí do níu kéo chân của những đứa con quê hương.
e)
- Phép tu từ chính được sử dụng trong đoạn trích: phép điệp từ "em yêu".
- Tác dụng: Phép điệp từ "em yêu" được lặp đi lặp lại đã nhấn mạnh làm nổi bật tình cảm thiết tha của tác giả đối với quê hương của mình, đằng sau mỗi từ điệp "em yêu" là hình ảnh khiến nhân vật "em" yêu lấy quê hương. Đồng thời phép điệp còn tạo nhịp điệu cho đoạn thơ, gợi liên tưởng như một bản nhạc về làng quê bình dị.
Để biết cách tìm và nêu tác dụng của phép tu từ em có thể trao thể với chị nhé. Chúc em học tốt!