K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2021

tham khảo ạ

Mùa xuân từ lâu đã là đề tài muôn thơủ, một đề tài quen thuộc trong thi ca. Mõi thi nhân lại có những cảm xúc riêng, những ấn tượng riêng về mùa xuân tuyệt đpẹ này. Nếu như những nhà thơ khác say đắm trong vẻ đẹp của thiên nhiên của đất trời thì Thanh Hải lại có những cảm nhận rất riêng qua bài 'Mùa xuân nho nhỏ". Nhận xét về tác phẩm, có ý kiến cho rằng ''bài thơ mùa xuân nho nhỏ thể hiện ước nguyện chân thành được cống hiến cho đất nước góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.'

Bài thơ ra đời tháng 11/1980, khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh và một tháng sau ông qua đời. Lúc này, đất nước đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới với muôn ngàn khó khăn, thử thách. Như vậy điều này càng làm bộc lộ ước nguyện chân thành mà tha thiết của nhà thơ.

Khổ đầu của bài thơ : Mùa xuân nho nhỏ" đã miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước đồng thời bộc lộ cảm xúc của tác giả. 

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc.Đó là mùa xuân rất qune thuộc với hình ảnh của " dòng sông xanh, bông hoa tím biếc và tiếng hót chim chiền chiện". Nghệ thuật đảo ngữ trong câu thơ thứ hai đã làm nổi bật vẻ đpẹ của bông hoa mọc lên từ giữa dòng sông như tâm điểm của 1 bức tranh đầy ấn tượng. Bông hoa ấy như phát sinh, khởi nguồn từ cái sức sống dồi dào của dòng sông xanh để vươn lên bất tử. Một bức tranh xuân tuyệt đẹpm vui tươi, rộn ràng mang đặc trưng của xứ Huệ được hiện lên qua nhiều chi tiết. Có thể nói chỉ qua vài nét phác họa nhưng tác giả đã vẽ lên một không gian cao rộng của bầu trời, dòng sông, màu sắc xanh hài hòa của sông cùng màu tím- màu tím đặc trưng của xứ Huế. Làm sống động cho bức tranh là âm thanh cao vọng của tiéng chim chiền chiện, một loài chim tiêu biểu của mùa xuân. Tất cả đã cho ta thấy một bức tranh hết sức sống động, tuyệt đẹp. Trước cảnh sắc ấy,  thi nhân chắc chắn  không thể ngừng rung động, ông đã hòa mình vào để thấy hết vẻ đẹp của đất trời. Từ ' hứng' đã thể hiện rõ nhất thái độ, tình cảm của nhà thơ. Hứng " giọt long lanh", giọt mưa xuân, giotk sương, giọt của tiếng chim. Hứng là cảm giác say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời lúc vào xuân. Tác giả đã cảm nhận mùa xuân bẳng cả thị giác, xúc giác dến cả thính giác. Nghệ thuật ẩn dụ sáng tạo qua từ " hứng" , ch thấy môtị tình yêu nồng nàn, tha thiết trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

Từ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao

Trong nhịp sống đi lên của đất nước, nhà thơ chọn lọc hai hình ảnh tiêu biểu “ Người cầm súng - Người ra đồng”. Nếu như người cầm súng là người chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc thì người ra đồng lại là những người lao động để xây dựng đất nước. Lộc không chỉ là chồi non, lá non mà  lộc còn có nghĩa là mùa xuân - tượng trưng cho sự sống, sự sống này thể hiện trong nhịp điệu hối hả. Ở đây hình ảnh  lộc gắn với người cầm súng giắt lộc để nguỵ trang như mang theo sức xuân vào trận địa, người ra đồng như gieo mùa xuân trên từng nương mạ. Từ đó, nhà thơ miêu tả cả dân tộc cùng bước vào mùa xuân với khí thế khẩn trương tưng bừng nhộn nhịp " như hối hả, xôn xao". Những từ gợi tả “hối hả”, “xôn xao” cùng với điệp ngữ “ tất cả như” làm cho câu thơ vang lên nhạc điệu vui tươi mạnh mẽ khác thường.

Từ đó, tác giả liên tưởng đến hình ảnh đất nước.

Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

 Nhà thơ dường như đang đứng trên trục thời gian để nhìn lại quá khứ bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước.  Suốt chặng hành trình ấy, lịch sử đã có không ít những trang vàng và những điểm son chói lọi, cũng không phải không có những giai đoạn tăm tối đến tột cùng. Đó cũng là  niềm tự hào thật sâu sắc của tác giả về truyền thống dựng nước, giữ nước cùng truyền thống văn hóa thật lâu đời trên quê hương đất nước thân yêu này. Nhịp thơ hào hứng vui say trở lại khi tác giả nhìn thấy tương lai huy hoàng của Tổ quốc "Đất nước như vì sao/Cứ đi lên phía trước". Sử dụng nghệ thuật so sánh, tác giả đã cụ thể hóa đất nước như một vì sao tỏa sáng trên bầu trời, cứ tiến mãi về phía trước. Sao là nguồn sáng bất diệt của thiên hà, là vẻ đẹp lung linh của bầu trời đêm, là hiện thân của sự vĩnh hằng trong vũ trụ. Thật là một tình yêu đất nước tha thiết của nhà thơ.

Từ mạch cảm xúc về mùa xuân ở khổ thơ trước, mạch thơ đó chuyển một cách tự nhiên để bày tỏ suy ngẫm, ước nguyện của mình.

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Để bày tỏ lẽ sống của mình, ngay từ những câu thơ mở đầuđoạn, Thanh Hải đã đem đến cho người đọc cái giai điệu ngọt ngào, êm ái củanhững thanh bằng liên tiếp “ta”-“hoa”-“ca”.Những hình ảnh đẹp của thiên nhiên,của cuộc sống  được nhà thơ lựa chọn để bày tỏ ước nguyện: con chim, một cành hoa, một nốt trầm. Khát vọng của ông là được làm con chim hót, một cành hoa để hoà nhập vào “mùa xuân lớn” của đất nước, góp một nốt trầm vào bản hoà ca bất tận của cuộc đời. Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên,của cuộc sống để bày tỏ ước nguyện: conchim, một cành hoa, một nốt trầm. Còn gì đẹp hơn khi làm một cành hoa đemsắc hương tô điểm cho mùa xuân đất mẹ! Còn gì vui hơn khi được làm con chim nhỏcất tiếng hót rộn rã làm vui cho đời! Cái “tôi”của thi nhân trong phần đầu bài thơ giờ chuyểnhoá thành cái “ta”. Có cả cái riêng và chung trong cái “ta” ấy. Với cách sửdụng đại từ này, nhà thơ đã khẳng định giữa cá nhân và cộng đồng, giữa cái riêng và cái chung.

 Giữa bản hòa ca tươi vui, đầy sức sống của cuộc đời nhà thơ xin làm “một nốt trầm xao xuyến” đã diễn tả sự ít ỏi, nhỏ bé và rồi dồn nén vào hình ảnh “nho nhỏ – Lặng lẽ – tuổi hai mươi – tóc bạc”. Đó là những hình ảnh ẩn dụ mang vẻ dẹp giản dị, khiêm nhường thể hiện thật xúc động điều tâm niệm chân thành tha thiết của nhà thơ. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vàocông cuộc đổi mới và đi lên của đất nước. “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, biểu lộ mộtcuộc đời đáng yêu, một khát vọng sống cao đẹp.Mỗi người hãy làm một mùa xuân,hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vàolàm đẹp cho mùa xuân đất nước. Cặp từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ” cho thấy một thái độ chânthành, khiêm nhường, lấy tình thương làm chuẩn mực cho lẽ sống đẹp, sống đểcống hiến đem tài năng phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân.

Đến cuối tác giả nhắc đến những làn điệu dân ca Nam ai, Nam bình của xứ Huế: 

Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế...

Trong khổ thơ cuối có nhắc đến câu Nam ai, Nam bình -đây là tên những làn điệu dân ca xứ Huế gợi nhớ đến những câu “chiều chiều trên bến Văn Lâuai ngồi ai câu ai sầu ai thảm lại có nhịp phách tiền- một loại nhạc cụ khi hát gõ nhịp đệm vào nghe giòn vang xa. Đây chính là cái hồn âm nhạc dân gian xứ Huế, và ta hiểu khi nhà thơ vào thời điểm lâm bệnh nặng vẫn muốn hát khúc dân ca mang âm điệu quê hương phải là người yêu quê hươngtha thiết, gắn bó sâu nặng với quê hương. Mở đầu tác giả  đón nhận Mùa xuân thiên nhiên vào lòng mình ,cuối bài lại ôm trọn tinh hoa văn hoá của quê hương rồi đi vào cõi vĩnh hằng.

Như vậy, với thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, thiết tha mang âm hưởng gần gũi với dân ca, kết hợp hài hòa giữa hình ảnh thơ tự nhiên giản dị, với những hình ảnh giàu ý ngĩa biểu trưng khái quát. Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ, sử dụng từ xưng hô.... Bài thơ Có cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ luôn có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn. Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước cho cuộc đời. -

Đây là một vấn đề nhân sinh quannhưng đã được chuyển tải bằng những hình ảnh thơ sáng đẹp, bằng giọng thơ nhẹnhàng, thủ thỉ, thiết tha. Vì vậy, mà sức lan tỏa của nó thật lớn. Như vậy, với những ước nguyện chân thành mà tha thiết ấy, tác phẩm đã vượt lên sự băng hoại của  thời gian và trường tồn cùng năm tháng. 

20 tháng 3 2022

Cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, khao khát hòa mình với thiên nhiên đất trời.Những biện pháp tu từ ẩn dụ được tác giả sử dụng nói về giọt long lanh và tiếng chim thực chất là nói về những điều tinh túy, đẹp đẽ của cuộc sống con người.Với nghệ thuật điệp cấu trúc, từ láy. Nhà thơ như reo vui trước tinh thần lao động khẩn trương của con người làm nên mùa xuân của đất nước.Nhà thơ nhắc lại về lịch sử bốn nghìn năm “vất vả và gian lao” của đất nước đầy tự hào, đồng thời tin tưởng vào tương lai tươi đẹp của đất nước mai sau bằng hình ảnh so sánh đẹp mang nhiều ý nghĩa “Đất nước như vì sao…phía trước”. Bài thơ thể hiện lòng yêu thiên nhiên, đất nước con người, sự cống hiến thầm lặng, mối quan hệ cá nhân và cộng đồng.

20 tháng 3 2022

Bạn có thể chú thích gạch chân rõ cho mình 1 câu bị động và 1 phép nối được không ?! 

21 tháng 5 2022

Bưng bài văn hay lập dàn chi tiết cho e hẻ?

16 tháng 1 2022

Tham khảo:

Trong kho tàng tục ngữ dân gian ta ,có biết bao nhiêu là những câu tục ngữ vàng ,ngọc được trân quý cho tới tận ngyà nay.Không thể ko kể đến câu tục ngữ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".Trước hết ,để có thể hiểu câu tục ngữ này một cách đúng đắn thì cần phải có một khái niệm chính xác về nó đã."Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" nếu xét theo nghĩa đen thì có thể hiểu rằng khi ta ăn quả ta phải nhớ đến công sức của người trồng .Vì nếu ko có người trồng thì làm sao có quả để chúng ta ăn?Qua cái nghĩa đen ,qua cái hình ảnh" ăn quả "đó ta lại suy ra cái nghĩa bóng :Quả ở đây ko còn là trái ngọt nữa mà chính là thành quả lao động còn người trồng cây kia thì tượng trưng cho những người tạo ra thành quả lao động ấy.Với công sức ,mồ hôi nước mắt những người lao động đã làm ra cho ta "những trái ngọt"thì ta phải biết trân trọng ,quý mến nó hơn nữa cũng cần phải biết ơn lấy người làm ra cái "quả "cho mình hưởng .Đấy mới là cái thông điệp ,lời răn dạy sâu sắc mà ông cha ta nhắm tới .Nó thực sự là lời răn dạy ý nghĩa mà ta cần luôn mang theo bên mình.Được lưu truyền từ thời này sang thời khác. Vào các thời phong kiến xưa kia thì người ta tổ chức cúng bái để cảm tạ trời đất hay các phong tục thờ cúng tổ tiên.Còn đối với con người ngày nay ,chúng ta vẫn thấy xuất hiện các dịp lễ tết tưởng nhớ công ơn những con người có công với đất nước và tiêu biểu là "dỗ tổ Hùng Vương"và còn rất nhiều ngày đặc biệt :thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày thầy thuốc,…để thể hiện lòng biết ơn với những người có công lớn trong việc xây dựng đất nước ngày càng phát triển.Qua đây ,ta cần phải khắc ghi câu tục ngữ :"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" vào sâu trong tim ,trong trí óc và làm theo cho đúng với lễ nghĩa ,phong tục Việt Nam mà có thể ngẩng đầu với Tổ Quốc