Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Trong truyện Thánh gióng, chi tiết cái vươn vai thần kỳ của Thánh gióng đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Đó chính là cái vươn vai chớp mắt mà từ cậu bé đặt đâu ngồi đấu, bỗng trở thành tráng sĩ đánh đuổi giặc Ân, sức mạnh vô song. Chi tiết vươn vai thần kỳ ấy vừa đem đến sắc màu thần kỳ của truyện truyền thuyết, vừa có ý nghĩa truyền tải, gửi gắm ước mơ của nhân dân ta về sự chuyển hóa mạnh mẽ, nhanh như thổi của sức khỏe con người và sức mạnh công lý. Cái vươn vai đó đại diện cho sức mạnh của truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc trỗi dậy mạnh mẽ khi giặc Ân tràn sang,và cũng chính là sức mạnh đại đoàn kết của nhân dân ta không hề sợ hãi trước vó ngựa quân giặc. Sau cái vươn vai thần kỳ đó, cậu bé đã trở thành tráng sĩ khỏe mạnh, đánh đuổi sạch bóng giặc Ân trên lãnh thổ của đất nước.
Tham khảo :
Trong truyện Thánh gióng, chi tiết cái vươn vai thần kỳ của Thánh gióng đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Đó chính là cái vươn vai chớp mắt mà từ cậu bé đặt đâu ngồi đấu, bỗng trở thành tráng sĩ đánh đuổi giặc Ân, sức mạnh vô song. Chi tiết vươn vai thần kỳ ấy vừa đem đến sắc màu thần kỳ của truyện truyền thuyết, vừa có ý nghĩa truyền tải, gửi gắm ước mơ của nhân dân ta về sự chuyển hóa mạnh mẽ, nhanh như thổi của sức khỏe con người và sức mạnh công lý. Cái vươn vai đó đại diện cho sức mạnh của truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc trỗi dậy mạnh mẽ khi giặc Ân tràn sang,và cũng chính là sức mạnh đại đoàn kết của nhân dân ta không hề sợ hãi trước vó ngựa quân giặc. Sau cái vươn vai thần kỳ đó, cậu bé đã trở thành tráng sĩ khỏe mạnh, đánh đuổi sạch bóng giặc Ân trên lãnh thổ của đất nước.
1Thánh Gióng hình tượng người anh hùng đánh giặc ngoại xâm tiêu biểu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước. Thánh Gióng được sinh ra rất kỳ lạ từ một người mẹ nghèo được mẹ và nhân dân nuôi dưỡng. Gióng chiến đấu chống lại giặc ngoại xâm bằng tất cả lòng yêu nước và mong muốn bảo vệ làng quê, đất nước.
Hình tượng Thánh Gióng mang trong mình sức mạnh của cả thiên nhiên và con người, của sự hiện đại lẫn thô sơ, sức mạnh đó như dung hòa và kết tinh lại tạo thành sức mạnh to lớn đủ sức quật ngã mọi kẻ thù to lớn.
Từ thực tế trong công cuộc đánh giặc bảo vệ đất nước của cha ông ta, hình tượng Thánh Gióng được thần thánh hóa và trở thành nhân vật anh hùng, với tinh thần ý chí quật khởi trong cuộc chiến chống giặc ngoại bang xâm lược. Bên cạnh đó hình tượng Thánh Gióng cũng nói lên một thời đại lịch sử của đất nước – Vua Hùng với nền nông nghiệp trồng lúa nước phát triển, người dân luôn phải chống giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước.
2.
Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Vua rất thương con và muốn tìm cho Mị Nương một người chồng xứng đáng.
Mị Nương càng lớn càng đẹp. Đến tuổi trăng rằm, không biết bao nhiêu chàng trai dòng dõi mong được lấy nàng làm vợ. Tiếng tăm về người con gái đẹp người đẹp nết vang xa tới tận núi Tản Viên, nơi Sơn Tinh – vị thần của núi và đất sinh sống. Một buổi sáng, Sơn Tinh quyết định cưỡi hổ trắng oai phong lẫm liệt đến cầu hôn Mị Nương. Cũng ngày hôm đó, một chàng trai cưỡi rồng nước uy nghi to lớn, tự xưng là Thuỷ Tinh cũng đến cầu hôn Mị Nương. Vua Hùng băn khoăn, ai cũng tài giỏi, biết gả con gái yêu cho ai bây giờ ? Cuối cùng, vua quyết định, hai người so tài, ai thắng sẽ được lấy Mị Nương. Lập tức, Thuỷ Tinh hô mưa gọi gió, sấm chớp nổ đùng đùng, cả thành Phong Châu như muốn nổ tung vì lũ quét, khiến cho không chỉ các lạc hầu lạc tướng kinh hãi mà đến ngay cả vua Hùng cũng phải run sợ. Sơn Tinh cũng chẳng thua kém, chàng chỉ tay vể phía Đông, phía Đông mọc núi đồi, chàng chỉ tay về phía Tây, phía Tây nổi cồn bãi. Ai ai cũng đều thán phục. Vua Hùng muốn gả Mị Nương cho Sơn Tinh nhưng lại sợ Thuỷ Tinh nổi giận. Sau một hồi bàn bạc với các lạc hầu lạc tướng, vua phán: "Cả hai chàng đều tài giỏi nhưng ta chỉ có một mụn con, vì vậy, ngày mai, ai đến sớm, mang được đầy đủ một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà. gà chín cựa, ngựa chín hồng mao sẽ được đón Mị Nương về làm vợ".
Sáng hôm sau, khi tia nắng đầu tiên của ngày mới chưa xuất hiện, khi bầu trời còn đang đắm chìm trong màn sương đêm thì Sơn Tinh cùng đoàn tuỳ tùng đã đến rước Mị Nương về núi Tản. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ liền đùng đùng nổi giận, sai đoàn thuỷ quái đánh đuổi Sơn Tinh. Sơn Tinh gọi một đoàn quân hùng dũng gồm hùm beo gấu rắn.., lên đánh lại Thuỷ Tinh. Trời đất tối sầm, những tia sét ngang dọc lượn trên bầu trời như những con rắn khổng lồ đang uốn lượn như muốn xé tan bầu trời. Sơn Tinh cùng quân lính liên tục ném đá vào lũ thuỷ quái. Sau một hồi giao chiến, Thuỷ Tinh bèn dâng nước lên cao, nhấn chìm mọi nhà cửa ruộng đồng cây cối,… chẳng bao lâu, cả thành Phong Châu ngập chìm trong biển nước. Nhân dân cùng muông thú vội chạy lên núi cao trú ẩn. Sơn Tinh hoá phép cho đồi núi luôn cao hơn nước của Thuỷ Tinh. Thuý Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại dâng núi cao bấy nhiêu. Trận chiến diễn ra hết ngày này sang ngày khác. Thuỷ Tinh dần kiệt sức, đành phải rút quân về. Mọi người xuống núi dựng lại nhà cửa, vỡ ruộng khai hoang.
Từ đó, năm nào Thuỷ Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua trận. Ngày nay, nhân dân ta vẫn đắp đê, trồng rừng, hằng năm vẫn chung sức chống lại lũ lụt, như xưa kia, ông cha ta và Sơn Tinh đã chống lại Thuỷ Tinh.
Ngày nay, nhân dân ta vẫn đắp đê, trồng rừng, hằng năm vẫn chung sức chống lại lũ lụt
Thế mới biết, nếu đồng sức đồng lòng, không có việc gì chúng ta không làm được.
3.Trong kho tàng truyện dân gian truyện cổ tích thì không thiếu nhưng câu chuyện về những cô bé cậu bé từ nhỏ đã được biết đến la rất thông minh. Trong đó có câu chuyện em bé thông minh là một câu chuyện khá nổi tiếng nói về một em bé rất thông minh đề cao trí khôn dân gian từ đó tạo ra tiếng cười vui vẻ hồn nhiên nhưng không kém phần thâm thúy. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí. Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.
Cách đây đã lâu, vào thời vua Hùng Vương thứ XVII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na.
Khi nàng đến tuổi lấy chồng Hùng Vương đã truyền tin kén rể. Tin loan truyền đi khắp nơi một cách nhanh chóng.
Tất cả các chàng trai tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua chẳng vừa ý ai cả. Ta liền chọn một ngày đẹp trời xin cầu hôn. Hôm đó, ta tưởng như chỉ có mình ta nhưng lại có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Tài của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Nhưng tài của ta cũng không kém. Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và phán:
- Cả hai người đều ngang sức, ngang tài và đều vừa ý ta, nhưng ta chi có một đứa con gái mà thôi. Cho nên ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước thì ta gả con gái cho.
Sính lễ gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Sáng hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật. Sau đó ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ hắn tức giận sai quân đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương. Trận đấu giữa ta và hắn rất quyết liệt. Hắn hô mưa, gọi gió, lẩm thành giông bão rung chuyển đất trời, nước dâng cao mãi tràn ngập cả nhà cửa, ruộng nương. Nước lên đến lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ nổi lềnh trên một biển nước.
Sau đó ta mới dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì ta lại biến phép cho đồi núi cao bấy nhiêu. Cuộc đọ sức giữa ta và hắn kéo dài mấy tháng liền. Sau đó Thuỷ Tinh thua cuộc đành rút quân về. Từ đó trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh ta. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta.
Tham khảo:
Thủy Tinh là đại diện cho sức mạnh của mưa gió, bão lụt khủng khiếp hàng năm xảy ra ở lưu vực sông Hồng, gây phá hoại mùa màng và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Sơn Tinh phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta hàng ngàn năm nay kiên trì đắp đê chế ngự nạn lũ lụt ở lưu vực sông Hồng hàng năm, đồng thời nói lên ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa để bảo vệ cuộc sống và mùa màng.
=> Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
Cre: LAZI
Trong câu chuyện Sơn Tinh,Thủy Tinh nhân vật Sơn Tinh để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Sơn Tinh sống ở núi cao Tản Viên, có tài năng rất kì lạ:vẫy tay về phía đông,phía đông nổi cồn bãi,vẫy tay về phía tây thì liền mọc lên từng dãy núi đồi.Anh thật tài giỏi,đã nhanh chóng tìm được lễ vật quý báu mà nhà vua chọn làm sính lễ.Anh đã chiến đấu kiên cường,bất khuất với chàng Thủy Tinh có tính hung hăng,không giữ lời. Dù Thủy Tinh hô mưa, gọi gió,dâng nước ngập lên đến thành Phong Châu nhưng Sơn Tinh không hề nao núng kiên trì bốc núi,dời đồi suốt mấy tháng trời để ngăn dòng nước lũ .Sơn Tinh đã cứu nhân nhân ta thoát khỏi bão lũ em rất khâm phục.Em mong Sơn Tinh luôn vững vàng để người dân không rơi và cảnh mưa gió,lũ lụt hằng năm.
Trong truyện Thánh gióng, chi tiết cái vươn vai thần kỳ của Thánh gióng đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Đó chính là cái vươn vai chớp mắt mà từ cậu bé đặt đâu ngồi đấu, bỗng trở thành tráng sĩ đánh đuổi giặc Ân, sức mạnh vô song. Chi tiết vươn vai thần kỳ ấy vừa đem đến sắc màu thần kỳ của truyện truyền thuyết, vừa có ý nghĩa truyền tải, gửi gắm ước mơ của nhân dân ta về sự chuyển hóa mạnh mẽ, nhanh như thổi của sức khỏe con người và sức mạnh công lý. Cái vươn vai đó đại diện cho sức mạnh của truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc trỗi dậy mạnh mẽ khi giặc Ân tràn sang,và cũng chính là sức mạnh đại đoàn kết của nhân dân ta không hề sợ hãi trước vó ngựa quân giặc. Sau cái vươn vai thần kỳ đó, cậu bé đã trở thành tráng sĩ khỏe mạnh, đánh đuổi sạch bóng giặc Ân trên lãnh thổ của đất nước.
I. Mở bài
- Vua Hùng Vương thứ 18 có con gái là Mị Nương.
- Vua muốn kén rể xứng đáng.
II. Thân bài
1. Hai người tài cùng đến cầu hôn
a. Sơn Tinh
- Người vùng Tản Viên.
- Có tài lại: Làm nổi lên cồn bãi, núi đồi.
b. Thủy Tinh
- Người ở miền biển.
- Tài năng: Gọi gió, hô mưa.
c. Hùng Vương băn khoăn
- Vua Hùng thấy hai người đều tài giỏi.
- Quyết định: Ai đưa lễ vật đến sớm thì cưới Mị Nương làm vợ.
- Lễ vật: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
2. Cuộc giao tranh dữ dội.
a. Nguyên nhân
- Sơn Tinh đến sớm, đón dâu về núi.
- Thủy Tinh đến trễ, tức giận, quyết cướp lại Mị Nương.
b. Diễn biến cuộc giao tranh.
- Thủy Tinh tấn công: Làm dông bão, dâng nước sông.
- Sơn Tinh phản công: Dời núi, dựng thành lũy, nước cao bao nhiêu, thì núi cao bấy nhiêu.
- Đánh nhau mấy tháng. Thủy Tinh đành rút quân.
III. Kết bài
Hàng năm, Thủy Tinh nhớ mối hờn cũ, dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vẫn không thắng nổi, đành phải rút quân.