K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 3 2020

1/ Giải thích ý kiến:
- Quê hương: Là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi có dòng họ và gia đình, là nơi ta được nuôi nấng, yêu thương chở che. Mở rộng ra, quê hương là đất nước, Tổ quốc thân yêu.
- Câu nói đưa ra hai vế tưởng như đối lập nhưng lại có quan hệ bổ sung ý nghĩa cho nhau:
+ Vế thứ nhất “học vấn không có quê hương” nghĩa là tri thức, các thành tựu khoa học là của chung nhân loại, con người có thể học tập, lĩnh hội mà không cần phân biệt nó là của quốc gia nào...
+ Vế thứ hai “người có học vấn phải có Tổ quốc” hàm ý người có học, có tri thức phải biết yêu và có trách nhiệm với Tổ quốc mình.
=> Câu nói của nhà bác học L. Pasteur nhằm khẳng định vai trò của quê hương đối với những người có học vấn, những người trí thức trong xã hội. Càng được tiếp xúc với tri thức, với những thành tựu của thế giới, của nhân loại thì càng phải biết trân trọng, biết ơn quê hương và có ý thức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước mình.

2/ Phân tích, chứng minh, bình luận:
- Tại sao có thể nói học vấn không có quê hương? Học vấn có thể đến từ nhiều nơi, nhưng đó là tài sản chung của nhân loại. Không ai “đăng kí bản quyền” học vấn. Đặc biệt, trong thời đại bùng nổ thông tin ngày hôm nay, học vấn, tri thức là những thứ luôn có sẵn. Tất cả mọi con người đều có thể đến với mọi loại tri thức, trong mọi thời điểm, ở mọi không gian.
- Tại sao người có học vấn phải có Tổ quốc trong lòng?
+ Tổ quốc có vai trò quan trọng trong mỗi con người. Dòng máu chảy trong ta là dòng máu của Tổ quốc, tiếng nói của ta cũng là tiếng nói của Tổ quốc, những thói quen về ăn, mặc, ở.. của ta cũng đều có cơ sở từ văn hóa của Tổ quốc. Tổ quốc ban tặng cho mỗi con người nhiều điều quý giá, cho ta nền tảng đầu tiên để ta bay cao, bay xa cùng với nhân loại. Càng những người có học vấn, càng những người có tri thức thì càng nhận thức được điều đó.
+ Chỉ khi biết yêu thương, trân trọng nơi mình xuất phát, nguồn cội của mình, con người mới có đủ tự tin để để đứng trước người khác.
+ Những người biết yêu Tố quốc cũng là những con người có đạo đức tốt, có những phẩm chất tốt đẹp. Và chỉ có những con người như thế mới có thể sử dụng tri thức một cách có ích lợi nhất, đúng đắn nhất, hiệu quả nhất.
- Thể hiện tình yêu Tổ quốc, người có học vấn phải biết sử dụng học vấn một cách có ý nghĩa, phục vụ lợi ích cho đồng bào, cho dân tộc mình. Học vấn của những người có học vấn phải được sử dụng nhằm xây dựng cho đất nước ngày càng hùng mạnh hơn hơn, phát triển hơn. Người có học vấn, được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau nhưng cần phải giữ được văn hóa gốc của mình, không bị hòa tan, bị phai nhòa.
- Phê phán căn bệnh chảy máu chất xám. Đó là căn bệnh của những kẻ có học vấn, có tri thức, được Tổ quốc tạo những điều kiện thuận lợi để đến với tri thức nhưng cuối cùng lại sử dụng tri thức đó vào những mục đích cá nhân, làm lợi cho bản thân mình. Đó là biểu hiện đi ngược lại với truyền thống dân tộc.
(Mỗi luận điểm cần đưa vào những dẫn chứng đời sống phù hợp).

3/ Bài học và liên hệ bản thân:
- Mỗi công dân cần tích cực trau dồi đạo đức và tri thức, tích cực học tập và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại để cống hiến cho Tổ quốc. Sự cống hiến của con người chính là một trong những yếu tố tiên quyết cho sự phát triển của đất nước.
- Cần thể hiện thái độ yêu quí và thái độ trân trọng với những người có học vấn.
- Đất nước cần tạo điều kiện và cơ hội cho người có học vấn cống hiến.
- Bản thân đã làm gì để trau dồi học vấn và góp phần xây dựng đất nước?

11 tháng 9 2017

Gợi ý:

- “Học cách viết nỗi đau buồn, thù hận trên cát” nghĩa là học cách tha thứ cho những ai đó đã gây ra cho ta những đau buồn, tai họa, bất hạnh trong cuộc đời.
- “Học cách khắc ghi những ân nghĩa trên đá” nghĩa là luôn biết trân trọng là khắc sâu mãi mãi lòng biết ơn đối với những ai đã giúp đỡ ta, nhất là trong những hoàn cảnh éo le.
Bàn luận
a. Phân tích – chứng minh
- Đau buồn, thù hận là những điều không may, nỗi bất hạnh xảy ra không ai muốn. Đối với mỗi con người, trong cuộc đời ít nhiều cũng trải qua đau buồn, gặp những xung đột, mâu thuẫn có khi dẫn đến thù hận.
- Không tha thứ, bỏ qua, quên đi những chuyện đau buồn, oán hận, lỗi lầm người khác gây ra cho mình thì sẽ mãi gây ra mâu thuẫn, luôn sống trong thù hận, và gây thù hận cho nhau không chỉ ở thế hệ này mà còn ở cả các thế hệ sau.
- Ân nghĩa là những điều tốt, những điều luôn cần có trong mỗi con người. Ghi nhớ, không quên ân nghĩa là truyền thống đạo lí của dân tộc, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.
- Dân tộc ta sống vốn trọng tình nghĩa, có lòng vị tha (“Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, “mình vì mọi người”)

b. Đánh giá – mở rộng
- Lời khuyên trên đúng với mỗi con người và luôn phù hợp với mỗi thời đại. Đây là một lời khuyên mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
- Phê phán lối sống vô ơn, cũng như những kẻ nuôi dưỡng mầm mống của thù hận.
- Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đối với cái xấu, cái ác lộng hành, chúng ta không nên bàng quan, xem thường mà cần phải đấu tranh không khoan nhượng, có thế mới góp phần cái thiện tồn tại để phát triển và mới tạo điều kiện tốt cho những điều tốt đẹp, cho ân nghĩa trường tồn.
Bài học nhận thức và hành động
a. Nhận thức
- Sống ân nghĩa và biết tha thứ là cách tốt nhất để nuôi dưỡng tâm hồn và làm cho cuộc sống của ta trở nên đẹp đẽ, thực sự có ý nghĩa.

b. Hành động
- Bản thân mỗi người cần nỗ lực vượt lên lòng thù hận, sống nhân ái, vị tha, biết trọng ân nghĩa, … Đó là nét đẹp trong nhân cách làm người.
- Ứng xử cao thượng trong cuộc sống thường ngày, từ những điều nhỏ nhất.

13 tháng 9 2017

1. Giải thích
-“Viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát”: Cách nói hình ảnh để chỉ thái độ khoan dung với những lỗi lầm, biết buông bỏ những điều buồn đau, thù hận.
- “Khắc ghi những ân nghĩa lên đá”: cách nói hình ảnh để chỉ thái độ sống biết ơn với những gì ta được trao tặng trong cuộc sống.
=> Câu nói đề nghị chúng ta hướng tới một thái độ sống, một lối sống tích cực: khoan dung và tri ân.
- Tại sao con người cần biết sống khoan dung (Viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát )?
+ Vì khoan dung đem lại niềm hạnh phúc, sự thanh thản, nhẹ nhõm cho tâm hồn chính chúng ta (VD: câu chuyện “Cậu bé và bao khoai”…)
+ “Nhân vô thập toàn” => Khoan dung đem lại cơ hội sửa chữa lỗi lầm cho người mắc lỗi, hướng họ tới những điều tốt đẹp. Nhiều người nhờ được khoan dung mà trở thành người có ích. “Sự khoan dung là vị thuốc duy nhất để chữa những lỗi lầm đang làm bại hoại con người khắp vũ trụ” (Vôn-te)
(Dẫn chứng: trong VH: “Lỗi lầm và sự biết ơn”, nhân vật Giăng Van-giăng; trong đời sống: những tù nhân được hoàn lương…)
- Tại sao con người cần biết sống tri ân (Khắc ghi những ân nghĩa lên đá)?
+ Vì “cây có cội, nước có nguồn”; mỗi con người được sinh ra, được khôn lớn trưởng thành đều do cha mẹ, gia đình, nhà trường, xã hội… nuôi dưỡng, dạy dỗ, vun trồng, tạo điều kiện để họ phát triển. Do đó, phải biết ơn những người, những gì mà cuộc đời đã ban tặng cho ta.
+ Biết “Khắc ghi những ân nghĩa lên đá” không chỉ là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là một lối sống cần có, phải có ở mỗi người. Bởi nếu không có lòng biết ơn, chúng ta sẽ trở thành những kẻ vô tâm, chỉ biết thụ hưởng thành quả mà không biết đến cội nguồn.
+ Biết tri ân, chúng ta không chỉ trân trọng hơn những giá trị đời sống mà còn có những hành động tích cực, làm đẹp hơn cho cuộc sống.
2. Chứng minh:
Nêu các biểu hiện của lối sống khoan dung và tri ân, dẫn chứng trong VH, thực tế, từ bản thân trải nghiệm của mỗi người.
3. Bình luận:
- Khẳng định ý kiến đúng đắn.
- Mở rộng vấn đề: Khoan dung cũng phải đúng lúc, đúng chỗ; tri ân không chỉ trong suy nghĩ mà phải qua hành động cụ thể…
- Liên hệ thực tế: Còn có những người sống ích kỉ, cố chấp, vô ơn, bội bạc…
- Rút ra bài học cho bản thân.

15 tháng 2 2019

Học tập là công việc suốt đời đối với mỗi một con người. Lê-nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Nhưng phải học như thế nào cho đúng? Dân gian ta đã từng nhắc nhở: "Học đi đôi với hành". Chúng ta cần hiểu như thế nào về phương pháp học này?Học là quá trình chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại. Nội dung học là các kiến thức nhân loại được chọn lọc (được phân loại thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) cùng với đó là các kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Quá trình này nhằm đến một cái đích là làm phong phú những hiểu biết của con người, giúp phát triển vẹn toàn nhân cách và đặc biệt việc học trang bị cho mỗi chúng ta những kiến thức, những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp để từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước. Như vậy, “học” ở đây được hiểu là gắn với vấn đề lí thuyết. Người học giỏi thường được hiểu là người nắm được nhiều nội dung lí thuyết.................................................................

15 tháng 2 2019

– Trung thực là một đức tính cần phải có, quan trọng đối với tất cả mọi người
– Đối với học sinh thì đó là một đức tính càng quan trọng và phải được đặt lên hàng đầu.
– Tuy nhiên, ngày nay một bộ phận học sinh đang mất đi đức tính này trong học tập và thi cử.
– Sự trung thực trong học tập và thi cử của học sinh ngày nay là một vấn đề cần được bàn luận và nhìn nhận một cách nghiêm túc.
– Trung thực trong học tập và thi cử mới có thể để học sinh nhìn nhận đúng năng lực, phản ánh đúng kết quả học tập của mình và có hướng phấn đấu thích hợp.
– Cùng với xu thế hội nhập và hiện đại hóa, học sinh ngày nay trở nên năng động, tự tin và có kiến thức rộng hơn, có điều kiện học tập tốt hơn.
– Tuy nhiên, mặt trái của nó, một số bộ phận học sinh, do thiếu sự quan tâm đúng mức của gia đình, do sự lôi cuốn của xã hội hiện đại đã trở nên xao lãng việc học tập và để đối phó với kiến thức hạn hẹp của mình ở nhà trường, họ phải gian lận trong học tập và thi cử.
– Gian lận trong học tập và thi cử là một việc làm không thể chấp nhận được, vấn đề sẽ như thế nào nếu một học sinh rời ghế nhà trường với một kiến thức hạn hẹp nhưng một kết quả cũng không đến nỗi tệ?
– Khẳng định lại vấn đề đã bàn luận.
– Xã hội và đặc biệt là ngành giáo dục cần có những biện pháp nghiêm túc hơn trong học tập và thi cử của học sinh, đánh giá đúng, chính xác năng lực của từng học sinh, luôn lấy câu “bác sĩ chữa sai thì chết một người, nhưng thầy cô giáo chữa sai thì chết một thế hệ” de giao duc hoc sinh.

Hoặc em có thể lấy thêm dẫn chứng thêm như sau”
Thi cử vốn là một khâu quan trọng trong giáo dục để đánh giá kiến thức cũng như năng lực của học sinh,tránh những trường hợp không hề hiếm trong xã hội ngày nay :”Ngồi nhầm lớp “,”bằng cấp giả”,…

Gian lận trong thi cử xảy ra ở không ít bộ phận học sinh ,dù cho đó là những học sinh xuất sắc .Hậu quả đó là do tác động từ đâu mà có?Có thể là do bản tính ,cũng có thể là do những tác động từ bên ngoài –>mục đích là kiếm được điểm số cao,điểm phẩy tốt,…cũng có thể do áp lực nào khác…
Tình trạng học sinh giỏi “ảo ” có lẽ cũng xuất phát từ căn bệnh quá cũ của XH:”bệnh thành tích”.
“Xã hội ta nói chung lên án, phê phán tỷ lệ tốt nghiệp THPT là không đúng với thực chất trình độ học sinh. Song, mâu thuẫn lại nảy sinh chính ở yếu tố này. Mỗi gia đình đều mong muốn con em họ thi đỗ tốt nghiệp với số điểm cao nhất. Mỗi đơn vị trường học, ngành giáo dục – đào tạo cho đến cấp tỉnh hy vọng thí sinh trường mình, tỉnh mình đỗ tốt nghiệp với tỷ lệ cao nhất. ”

Trước hết, ta hãy xét đến ở một phòng thi. Về phía thí sinh, việc học sinh đi thi mang theo và sử dụng tài liệu hiện nay trở nên khá phổ biến. Những năm gần đây, nếu ai có dịp đi ngang qua các phòng thi sau các giờ thi, chắc hẳn bắt gặp rất nhiều những mảnh phô tô tài liệu thu nhỏ nằm trắng xóa ở các phòng thi hay các dãy hành lang. Học sinh đi thi mang theo chúng khắp cả người và điều đó đã trở thành một phong trào. Giám thị bắt được bộ này thì lại có một bộ khác. Nhiều học sinh nữ còn táo tợn giấu tài liệu vào trong cơ thể để các thầy giáo coi thi không dám khám xét vì sợ “vi phạm thân thể”. Nhiều học sinh, thậm chí là học sinh giỏi dù đã thuộc bài nhưng cũng thủ sẵn tài liệu bên mình để cho chắc ăn hơn. Vì vậy, mới có những trường hợp những học sinh trung thực lại trở nên khó chịu vì mình bị “thiệt thòi” so với những bạn học sinh có học lực yếu hơn. Bài học trung thực ở trường thi đã mất đi tác dụng.

Về phía giám thị, một tâm lý chung được hình thành “các em đã cất công học tập 12 năm đèn sách, không nỡ làm khó dễ các em làm gì, cuối cùng rồi cũng sẽ đậu hết đó mà”. Thế là nảy sinh tình trạng coi thi dễ dãi, cho qua việc thí sinh mang vào và thậm chí sử dụng tài liệu. Có một số trường hợp, giám thị canh chừng thanh tra để cho thí sinh chép tài liệu, thậm chí còn giải giúp bài thi cho thí sinh.

Nói đi cũng phải nói lại ,về phía các bậc giáo dục con em mình dường như chưa quan tâm đúng mức đến “gian lận” trong thi cử và nhiều khi là “nới tay” bỏ quá cho những hành vi thiếu trung thực khiến tình trạng trên ngày càng diễn ra phổ biến hơn,tinh vi hơn.
“Những giáo viên nghiêm túc thì nhiều khi cũng phải chùn tay trước áp lực xã hội, của địa phương, của ngành hay nể nang cả lãnh đạo Hội đồng; đồng thời giáo viên cũng phải lo đến bảo toàn cuộc sống của mình. Đã có giáo viên có trận đòn nhớ đời vì đã coi thi quá nghiêm túc!Mà nếu như có nghiêm túc thì giám thị cũng chẳng được gì, nhiều khi bị đồng nghiệp nhìn với một con mắt e ngại, dè bỉu. Vậy thì, giám thị không lý do gì mà không chọn một giải pháp an toàn?!”
2 tháng 3 2022

tham khảo

Hiện nay, có một loại dịch bệnh rất nguy hiểm đó là dịch bệnh covid 19 .Vậy dịch covid 19 là gì? Nó có nguy hiểm không? Nguy hiểm đến như thế nào? Đó là bệnh viêm đường hô hấp cấp covid 19. Covid 19 là 1 đại dịch dẫn đến nhiều hiểm họa đe dọa đến tính mạng của nhân dân Việt Nam và cả thế giới. Nó đã gây ra hàng triệu bệnh nhân bị nhiễm bệnh, hàng chục ngàn người tử vong thậm chí là những bệnh nhân đã được chữa khỏi rồi mà vẫn có nguy cơ tái phát lại. Mặc dù đã có loại thuốc chữa giúp chữa loại bệnh này nhưng nó lây lan quá nhanh và sự tái phát lại bệnh khiến các bác sĩ phải đau đầu.Ngoài ra vấn nạn về thực phẩm cũng là một vấn đề rất lớn. Thu hoạch mùa màng thất kém nên lợi dụng từ những việc đó, một số người đã cố tình vi phạm bán các thực phẩm bẩn, gây ô nhiễm. Họ thờ ơ bán những thứ như vậy mà không nghĩ đến những tác hại mà người sử dụng mắc phải. Nếu họ đặt vị trí của mình vào đó, chắc chắn họ sẽ biết bản thân họ độc ác thế nào. Tuy vậy vẫn có một số cá nhân có ý thức tốt, họ lập ra cây ATM gạo, phát cơm miễn phí. Nước Mỹ chịu ảnh hưởng rất lớn từ dịch bệnh này, họ đang đứng trước thảm họa của dịch bệnh. Việt Nam đã xuất khẩu hàng ngàn chiếc khẩu trang qua Mỹ để giúp nước bạn chống dịch tốt hơn, từ đó sự thân thiết giữa hai nước sẽ được gắn kết hơn. Qua bài học xương máu của Trung Quốc đã cho ta thấy rằng không nên xem thường loại dịch bệnh này và hãy biết thương yêu nhau hơn trong hoàn cảnh khó khăn này và hãy cùng nhau chống dịch như chống giặc.

3 tháng 8 2021

Tham khảo:

Đã có một thời gian xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản rằng quê hương chỉ gắn với tình cảm công dân. Thế nhưng có thật như thế không khi quê hương còn là sự gắn bó thân thương, máu thịt; là hình ảnh đọng mãi trong tim mỗi con người khi xa quê. Bấy giờ, chúng ta mới thật sự nhận ra quê hương còn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc sống tâm hồn con người. Vậy chúng ta hiểu quê hương có vai trò quan trọng như thế nào?

Quả đúng như vậy, quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi mà ta có nhiều kỉ niệm gắn liền với kí ức và tâm hồn của mỗi con người, là một thứ vô hình, vô dạng nhưng đã in sâu vào trong tâm trí chúng ta để khi đi xa ta vẫn nhớ về nó. Cho nên quê hương là một cái gì đó không thể thiếu trong cuộc sống tâm hồn mỗi con người.

Vậy quê hương có vai trò quan trọng như thế nào đối với cuộc sống tâm hồn mỗi con người? Ta phải hiểu rằng yêu quê hương trước hết phải yêu thương gắn bó với mảnh đất, con người quê hương, biết rung động trước những vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. Quê hương còn bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm đôi lứa, sự gắn bó gia đình, làng quê, đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần thanh lọc tâm hồn con người. Tôi sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt, một thành phố của những bông hoa thơm ngào ngạt. Khi tôi học cấp 2, gia đình chuyển lên sống ở Tp. Hồ Chí Minh. Những hình ảnh về quê hương Đà Lạt sương mù vẫn khắc sâu vào tâm hồn của tôi.

Ngược lại với những điều đó, có những kẻ hô hào khẩu hiệu, nhưng thực tế lại sống giả tạo. Không thể yêu quê hương mà không xuất phát từ tình cảm, gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, gia đình, làng xóm, yêu những con người gần gũi quanh ta với những kẻ không nhớ về quê hương, cuội nguồn thì đó là những kẻ vô tâm, vô cảm, không một chút quan tâm về sự thay đổi của chính nơi mình sinh ra.

Bản thân mỗi học sinh chúng ta phải luôn xác định quan niệm đúng đắn về vai trò của quê hương, đất nước, bằng cách trau dồi tu dưỡng những tình cảm nhân văn, phải biết rung động trước cái đẹp của cuộc sống quanh ta. Khi còn là học sinh ta phải biết yêu mến con người và mảnh đất mà ta đang sống, tiếp xúc hàng ngày, biến tình cảm ấy thành mục đích, hoài bảo để sau này cống hiến cho đất nước

28 tháng 10 2021

bạn tham khảo nhe 

4. Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí - mẫu 3

Vẻ đẹp của tình đồng chí là một đề tài nổi bật trong thơ cơ Việt Nam, đặc biệt là thơ ca kháng chiến. Viết về đề tài này, mỗi nhà thơ chọn cho mình một cách khai thác khác nhau góp phần làm phong phú thêm mảng thơ ca này. Nhắc đến đây, ta không thể bỏ qua bài " Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu. Bài thơ được đánh giá là tiêu biểu của thơ ca kháng chiến giai đoạn 1946-1954, nó đã làm sang trọng một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu mà đoạn trích sau là tiêu biểu:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Đồng chí!

Bài thơ sáng tác mùa xuân 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.Bài thơ theo thể tự do, 20 dòng chia làm 3 đoạn. Cả bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội, nhưng ở mỗi đoạn sức nặng của tư tưởng và cảm xúc được dẫn dắt để dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng sâu đậm (các dòng 7, 17 và 20). Bảy câu thơ đầu bài thơ là sự lí giải về cơ sở của tình đồng chí.

Trước hết, ở đoạn đầu, với 7 câu tự do, dài ngắn khác nhau, có thể xem là sự lý giải về cơ sở của tình đồng chí.Mở đầu bằng hai câu đối nhau rất chỉnh :

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Hai câu thơ đầu tiên giới thiệu quê hương "anh" và “tôi” – những người lính xuất thân là nông dân. "Nước mặt đồng chua" là vùng đất ven biển nhiễm phèn khó làm ăn, "đất cày lên sỏi đá" là nơi đồi núi, trung du, đất bị đá ong hoá, khó canh tác. Hai câu chỉ nói về đất đai - mối quan tâm hàng đầu của người nông dân, cho thấy sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó là cơ sở sự đồng cảm giai cấp của những người lính cách mạng.

"Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

Từ “tôi” chỉ 2 người, 2 đối tượng chẳng thể tách rời nhau kết hợp với từ “xa lạ” làm cho ý xa lạ được nhấn mạnh hơn..Tự phương trời tuy chẳng quen nhau nhưng cùng một nhịp đập của trái tim, cùng tham gia chiến đấu, giữa họ đã nảy nở một thứ tình cảm cao đẹp: Tình đồng chí - tình cảm ấy không phải chỉ là cùng cảnh ngộ mà còn là sự gắn kết trọn vẹn cả về lý trí, lẫn lý tưởng và mục đích cao cả: chiến đấu giành độc lập tự do cho tổ quốc.
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”

- Tình đồng chí còn được nảy nở và trở thành bền chặt trong sự chan hoà chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, nỗi buồn. Đó là mối tình tri kỷ của những người bạn chí cốt được biểu hiện bằng hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”. “Chung chăn” có nghĩa là chung cái khắc nghiệt, khó khăn của cuộc đời người lính, nhất là chung hơi ấm để vượt qua cái lạnh, mà sự gắn bó là thành thật với nhau. Câu thơ đầy ắp kỷ niệm và ấm áp tình đồng chí, đồng đội.Cả 7 câu thơ có duy nhất! Từ “chung” nhưng bao hàm nhiều ý: chung cảnh ngộ, chung giai cấp, chung chí hướng, chung một khát vọng…

28 tháng 10 2021

tham khảo:

Những người lính là những người nông dân nghèo, chất phác, đến từ những nơi khác nhau. Nhưng đều có chung một ý chí, khát vọng và tình yêu đối với quê hương, đất nước. " Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau". Ở họ còn toát lên những vẻ đẹp giản dị, đơn sơ, mộc mạc nhưng gần gũi, thân thiết " Ðêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”. Tiếng " đồng chí " được lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ như gợi lên những tiếng nấc nghẹn ngào khiến người đọc cảm thấy xúc động. " Đồng chí ", hai tiếng ấy thôi như làm bừng sáng cả bài thơ, sục sôi tinh thần đoàn kết của những người lính bộ đội cụ Hồ. Tuy phải trải qua nhiều những vất vả, thiếu thốn nơi chiến trường, những trận ốm đau ác liệt, người lính vẫn giữ vững một tinh thần thép, một ý chí sắt đá để đấu tranh chống lại kẻ thù. Vẻ đẹp của người lính trong bài thơ " Đồng chí" được nhà thơ thể hiện vô cùng rõ nét. Họ quả thật là những con người đáng để ngưỡng mộ! 

Câu bị động : Tiếng " đồng chí " được lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ như gợi lên những tiếng nấc nghẹn ngào khiến người đọc cảm thấy xúc động.

Phép thế: người lính - họ