K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 12 2018
Trên thực tế tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có bao nhiêu sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông? Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh. Một trong những việc làm để thực hiện an toàn giao thông là hãy ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. Để hình thành và duy trì nếp văn hóa giao thông rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan liên quan, đặc biệt trước hết là người tham gia giao thông. Vậy tuổi trẻ học đường phải suy nghĩ và hành động thế nào để góp phần làm giảm tai nạn giao thông cho xã hội, và thể hiện mình là người có văn hóa khi tham gia giao thông. Trước hết chúng ta hiểu như thế nào về “ Văn hóa giao thông ”? Khái niệm Văn hoá giao thông là một biểu hiện cụ thể của khái niệm Văn hoá nói chung.Văn hoá giao thông là một khái niệm khá mơí mẻ với nhiều cách hiểu khác nhau Theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia: “ Văn hoá giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng Văn hoá giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông”. Cũng theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia trong Văn hoá giao thông có ba tiêu chí: một là, về nhận thức và hành động, hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông; hai là: có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác; ba là, có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần thượng tôn pháp luậtTheo báo Văn hoá: “ Văn hoá giao thông là tự giác chấp hành trật tự an toàn giao thông, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, tôn trọng, nhường nhịn người khác, tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông gặp hoạn nạn, giúp đỡ người tàn tật, trẻ em, người cao tuổi để hướng tới một xã hội giao thông an toàn, thân thiện" Văn hoá giao thông là văn hoá của người trực tiếp tham gia giao thông và văn hoá của các thành viên khác trong xã hội có tác động, ảnh hưởng đến quá trình hình thành Văn hoá giao thông.Trong các yếu tố khác nhau, thì người trực tiếp tham gia giao thông đóng một vai trò quan trọng tạo nên Văn hoá giao thông. Văn hoá của người trực tiếp tham gia giao thông biểu hiện cụ thể như: trước tiên là phải hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông; hai là phải có tính cộng đồng khi tham gia giao thông, khi lưu thông trên đường phải biết không chỉ vì lợi ích bản thân mình mà còn phải đảm bảo an toàn cho những người khác. Gặp trường hợp người bị nạn cần giúp đỡ phải chia sẻ kịp thời; ba là cư xử có văn hoá khi lưu thông trên đường như tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt... Như chúng ta biết mỗi cử chỉ “văn hóa giao thông” làm nên nét nhân cách của mỗi người.Văn hóa : văn minh, lịch sự, khi tham gia giao thông, thực hiện đúng luật, đúng cách cư xử nghĩa tình của người Việt Tuy nhiên khi nhìn vào thực trạngchúng ta có thể thấy cách thực hiện của một bộ phận học sinh, thanh niên có “văn hóa giao thông ” hay không: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, ….Một số học sinh còn đi xe mô tô, đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, dùng ô khi điều khiển xe đạp, xe máy...Khi tan trường, học sinh “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng. Vừa điểu khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại… thậm trí khi có sự va quệt thì thoái thác trách nhiêm, chưa cần biết người va quẹt có bị sao không đã văng những câu chửi… Học sinh, thanh niên là một lực lượng đông đảo có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã - hội của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu, một phần là do thanh niên”. Vậy là những học sinh các em hãy đóng một vai trò to lớn trong việc xây dựng “Văn hoá giao thông” ở nước ta bằng những việc làm cụ thể như: + Chúng ta hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất như đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe moto, xe gắn máy, dừng, đỗ đúng phần đường quy định, nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu giao thông. Không dàn hàng, dùng ô che khi điều khiển phương tiện giao thông ….Góp phần xây dựng nhiều tuyến phố, nhiều con đường xanh – sạch - đẹp; xây dựng nhiều con đường giao thông nông thôn; bảo vệ giữ gìn và xây dựng nhiều công trình giao thông công cộng + Hãy là những tuyên truyền viên tích cực về văn hoá giao thông.Lực lượng học sinh, sinh viên, thanh niên hãy dương cao khẩu hiệu: “ Văn hoá giao thông, đồng hành tuổi trẻ”, “ Văn hoá giao thông là không tai nạn”, “ Một ý thức giao thông, triệu nụ cười hạnh phúc”, “ Xây dựng xã hội giao thông văn minh, đầy tình người và không tai nạn” + Học sinh, thanh niên cũng là lực lượng xung kích, lực lượng chủ chốt tham gia vào công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông, tham gia các hoạt động khác như Hội diễn văn hoá văn nghệ; hội thi về an toàn giao thông. Khi văn hóa giao thông đã trở thành ý thức thường trực trong mỗi con người thì sẽ hình thành được phong cách và nhân cách của con người đó Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri thức….cần có những suy nghĩ và hành động đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần góp phần giẩm thiểu tai nạn giao thông, chúc các em tham gia giao thông an toàn. Phải khẳng định ngay lực lượng tham gia giao thông đông đảo nhất chính là giới trẻ. Nhìn lại từ các vụ TNGT thời gian qua chúng ta đều thấy rõ đối tượng gây tai nạn và nạn nhân TNGT là giới trẻ chiếm tỷ lệ rất cao (độ tuổi từ 18 đến 30). Bên cạnh đó, bộ phận thiếu ý thức khi tham gia giao thông chiếm số lượng đông đảo nhất cũng chính là giới trẻ. Để hạn chế việc vi phạm khi tham gia giao thông trong thanh, thiếu niên, cần áp dụng nhiều giải pháp một cách đồng bộ. Về giải pháp chiều sâu, cần tổ chức tuyên truyền, giáo dục ý thức về văn hóa giao thông ngay từ nhỏ, từ chính trong mỗi gia đình tới nhà trường. Bên cạnh đó, cần luật hóa các hình thức xử phạt, nâng thật cao mức phạt tương ứng với mỗi hành vi vi phạm của người tham gia giao thông. Tức là một mặt vừa vận động tuyên truyền, giáo dục; một mặt khác phải xử lý bằng pháp luật để mang tính răn đe nhằm tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông. Một trong những việc cấp thiết nhất hiện nay là phải đặt vị trí giới trẻ làm trọng tâm của chiến dịch tuyên truyền ATGT. Trước hết, phải xác định giới trẻ ở đây bao gồm toàn bộ các thành phần xã hội, từ học sinh các trường phổ thông tới sinh viên cao đẳng, đại học. Từ thanh niên đang làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, từ thành thị, nông thôn cho đến các khu công nghiệp – nơi tập trung đa số lực lượng lao động là thanh niên. Trên cơ sở đó, tổ chức chiến dịch tuyên truyền có độ phủ sóng trên diện rộng, bao quát toàn bộ giới trẻ mới là điều cần thiết. Việc tuyên truyền bằng hình thức nào, nội dung gì để thu hút sự quan tâm, hấp dẫn của giới trẻ... cũng rất cần được cân nhắc kỹ. Bởi vì trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà có quá nhiều sự lựa chọn và nhiều hình thức vui chơi giải trí cuốn hút giới trẻ thì không dễ để họ có thể tham gia tích cực trong một hoạt động mang tính tuyên truyền. Mặt khác, cần phải xây dựng nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với từng đối tượng. Chẳng hạn nội dung phục vụ học sinh, sinh viên sẽ khác với giới trẻ đang làm việc ở các khu công nghiệp hay đối với thanh niên nông thôn... Để thay đổi thực trạng này, cần sự vào cuộc của tất cả các cơ quan, tổ chức một cách đồng bộ, nhịp nhàng nhằm từng bước xây dựng thói quen ứng xử có văn hóa trong giao thông, bắt đầu từ những hành vi nhỏ nhất thường ngày. Đó chính là nền móng để dần hình thành văn hóa giao thông-giải pháp bền vững giúp đẩy lùi hiểm họa TNGT. Học tốt!!!thanghoa
19 tháng 9 2019
Xin chào tất cả các bạn!
Ngày nay có rất nhiều vấn đề nóng hổi đang được toàn xã hội hết sức quan tâm như giáo dục, an toàn vệ sinh thực phẩm, các tệ nạn liên tiếp hoành hành và đặc biệt là vấn đề an toàn giao thông. Bài thuyết trình ngày hôm nay sẽ đem đến cho các bạn sự hiểu biết về lĩnh vực này.

Giao thông là việc di chuyển giữa các phương tiện như xe máy, ô tô, tàu, máy bay… trên các quãng đường, loại đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không… Việc tham gia cũng như điều tiết giao thông là việc không hề dễ dàng vì lượng xe cộ ngày càng đông, đặc biệt là đường bộ.

Tình trạng giao thông hiện nay đang gióng lên một hồi chuông thống thiết về ý thức của con người. Một ngày, trên đất nước Việt Nam phải xảy ra hàng chục vụ tai nạn, thậm chí là tai nạn rất nghiêm trọng, đặc biệt là vào các dịp cao điểm như lễ hội hay tết nguyên đán. Gần đây, dư luận đang rất xót thương cho vụ đoàn xe rước dâu với mười một người thiệt mạng. Niềm vui của cả gia đình dòng họ bỗng chốc biến thành nỗi đau xót, tai họa ập đến khiến ai cũng bàng hoàng. Một sự việc đang khiến chúng ta rất phẫn nộ chính là vụ container đã gây ra vụ tai nạn thảm khốc cho những người dừng đèn đỏ. Điều đặc biệt là người lái xe được xác nhận có dương tính với ma túy. Mọi sự ra đi của ai đó vì tai nạn giao thông suy cho cùng đều xuất phát từ sự vô trách nhiệm, vô cảm, coi thường mạng người của những kẻ như thế.

Tai nạn giao thông không chỉ cướp đi sinh mạng của một con người, nỗi mất mát lớn nhất mà gây ra sự thiệt hại lớn về của cải vật chất. Điều này làm tổn hại đến nền kinh tế, mất trật tự xã hội, làm lòng dân lo lắng bất an và kìm hãm sự phát triển của đất nước ta. Hơn hết, những người thân của các nạn nhân xấu số sẽ phải chịu những tổn thương lâu dài, mãi mãi là vết sẹo không bao giờ biến mất đi được.

Bởi vậy việc đảm bảo an toàn giao thông là hết sức quan trọng và cấp bách. Mọi thứ chỉ có hiệu quả khi nó xuất phát từ chính ý thức của mỗi người. Chúng ta hãy tuân thủ luật khi tham gia giao thông từ những hành động nhỏ nhất như đội mũ bảo hiểm, dừng đèn đỏ, không vượt quá tốc độ… Điều này sẽ giúp bạn tránh phần lớn nguy cơ gặp phải sự cố đáng tiếc. Tuy nhiên, các bạn cũng nên nhớ mũ bảo hiểm phải là loại mũ đạt chất lượng, phải cài quai thì mới phát huy được tác dụng của nó. Dừng đèn đỏ thì phải chờ hẳn đèn xanh rồi đi chứ không phải “nhanh một giây, chậm cả đời”... Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền hướng dẫn mọi người tham gia giao thông đúng cách, đặc biệt là với lứa tuổi học sinh sinh viên. Các chính quyền có liên quan, đặc biệt là các lực lượng cảnh sát giao thông phải liên tục tuần tra, kiểm soát, thẳng thắn xử lý các tình huống vi phạm để làm gương.

An toàn giao thông chính là cách để bạn đóng góp cho xã hội. Không phải lúc nào cũng là sự ủng hộ về kinh tế hay quyên góp từ thiện mới là giúp cho đất nước phát triển. Trước hết, bạn hãy có ý thức bảo vệ tính mạng của mình khi tham gia giao thông. Đó là cách bạn yêu bản thân mình và khiến người khác không phải lo nghĩ về bạn. Còn người thì còn tất cả. Cơ thể còn lành lạnh, sức khỏe còn dồi dào thì bạn có thể làm việc, kiếm thật nhiều tiền và thực hiện mơ ước của mình.
Hy vọng qua bài thuyết trình này, các bạn sẽ ý thức hơn về tầm quan trọng của việc an toàn khi tham gia giao thông!
Cảm ơn các bạn đã lắng nghe!
-Phan-vforum.vn-

An toàn giao thông là một trong những vấn đề khá quan trọng hiện nay ở nước ta, trong khi chờ đọi sự thay đổi về hệ tầng cũng như các phương tiện giao thông phát triển hơn thì mỗi chúng ta đều cần phải chung tay góp phần vào mạng lưới giao thông bằng cách tuân thủ đúng các luật lệ giao thông và có ý thức hơn. Chủ đề về an toàn giao thông cũng rất được chọn làm đề tải của các buổi thuyết trình ở trường học cũng như nhiều nơi khác
19 tháng 1 2022

:) thi an toàn giao thông đk

19 tháng 1 2022
4 tháng 1 2022

Câu 2:

. Đối với những bạn đi bộ đến trường:

Khi đi ở đường làng, ngõ xóm, các bạn cần phải đi vào lề đường bên phải. Khi trời mưa to, tuyệt đối không được đi một mình, tránh đi vào khu vực ngập nước, mà chọn phần đường khô ráo để đi. Hạn chế tối đa việc đi lại khi trời đang mưa to.

2. Đối với những bạn đi bằng xe đạp đến trường:

Phải tuân thủ đúng luật giao thông, đúng quy định dành cho người đi xe đạp khi tham gia giao thông. Đi đúng phần đường quy định, đi về phía bên tay phải, không được đi hàng ngang, không đánh võng, không cười đùa, không được buông thả cả hai tay khi đang điều khiển xe. Không đèo quá một người, tức là chỉ được đi tối đa hai người trên một xe đạp. Khi đến các con đường có dốc cao, không được ngồi trên xe để lên dốc hoặc lao xuống dốc mà phải xuống xe dắt bộ cho tới hết đoạn dốc mới được lên xe để tiếp tục đi. Khi muốn rẽ sang đường, phải phanh giảm tốc độ, quan sát kĩ trước sau, khi thấy đảm bảo an toàn mới được rẽ sang. Không được đi xe đạp trên sân trường, phải sắp xếp xe ngay ngắn, đúng quy định tại lán xe.

3. Đối với những bạn được bố mẹ đưa đến trường bằng xe máy, xe đạp điện:

Phải thực hiện đúng luật giao thông dành cho người đi xe máy, xe đạp điện. Cả người điều khiển và người ngồi sau xe máy, xe đạp điện đều phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn, có cài quai đúng quy cách. Người điều khiển xe máy không được uống rượu bia trước khi tham gia giao thông. Nên đi với vận tốc bình thường là 40 km/giờ, không phóng nhanh vượt ẩu, đánh võng, luồn lách. Các bạn nhớ nhắc bố mẹ dừng xe ở ngoài cổng, không được đi xe vào trong sân trường.

Tất cả các nguyên nhân gây ra tai nạn, đều bắt nguồn từ ý thức của mỗi người khi tham gia giao thông. Nếu như ai cũng biết tuân thủ luật lệ giao thông, biết nghĩ đến sự an toàn cho những người lưu thông, thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc xảy ra. Riêng về phần HS chúng ta, ngay từ bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Liên đội và nhà trường tổ chức, để tuyên truyền luật giao thông cho gia đình và mọi người.

Đặc biệt khi các bạn đã kí cam kết thực hiện ATGT, thì không nên thực hiện theo cách đối phó, mà hãy thực hiện vì chính sự an toàn của bản thân mình. Ở trường ta, đa số các bạn đã thực hiện tốt luật ATGT đường bộ. Tuy nhiên, vẫn còn một số bạn chưa thực hiện tốt. Cuối mỗi buổi học, các bạn còn tập trung ở dưới lán xe, hoặc trước cổng trường, gây ùn tắc giao thông. Khi đi xe đạp trên đường,còn có bạn đánh võng, đi hàng hai, hàng ba, thậm chí còn bỏ cả hai tay khi đang đi xe.Đối với những bạn được bố mẹ đưa đến trường bằng xe máy hay xe đạp điện vẫn còn nhiều bạn không đội mũ bảo hiểm. Tôi mong rằng, qua buổi tuyên truyền hôm nay, chúng ta hãy loại bỏ ngay những hành vi không đúng trên. Và thông điệp tôi muốn gửi tới các bạn sau bài viết này là: “ATGT là hạnh phúc của mọi người. Bạn và tôi hày thực hiện tốt luật ATGT nhé!”

Câu 1:

 

Hình 1: Đi dàn hàng 4, hàng 5, và cười đùa khi tham gia giao thông.

Hình 2: Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác.

Việc bạn đi xe đạp điện để chân lên xe đạp và đẩy bạn đi là sai. Hành vi kéo, đẩy xe gây nguy hiểm cho người lưu thông và vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Nếu chẳng may xe hư, hoặc hết xăng thì người tham gia giao thông nên tìm biện pháp khác thích hợp hơn để đảm bảo an toàn và giữ gìn văn hóa giao thông.

4 tháng 1 2022

Lỗi vi phạm của các bạn học sinh trong hình ảnh trên là:

- Đi dàn hàng 4, hàng 5, và cười đùa khi tham gia giao thông. 

- Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác.

Quy định của pháp luật về việc tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện để đảm bảo an toàn:

- Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định

- Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước

-  Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường

- Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép

- Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường

- Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ

- Xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ ba xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ hai xe trở lên

- Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô, điện thoại di động; người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô

- Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu

- Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy

- Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông

- Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.

- Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô;

2 tháng 3 2022

https://download.vn/nghi-luan-ve-loi-song-gian-di-41430#mcetoc_1frmnj2kt0

Kính thưa các thầy, cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến! Em tên là....,hôm nay em xin đại diện cho tổ 3 trình bày một số nội dung về đức tính giản dị của Bác Hồ. Cụ thể như sau:

Trong cuộc sống của mỗi người, đức tính giản gị là vô cùng quan trọng. Lối sống giản dị là điều chúng ta cần học hỏi và noi theo. Đây là một lối sống lành mạnh, chuẩn mực. Nhưng chúng ta cũng cần phải phân biệt rõ giữa những hành vi thể hiện lối sống giản dị với những hành vi khác. Như việc sống luộm thuộm, cẩu thả hay sơ sài, chúng ta không thể coi đó là sống giản dị được. Hay việc nói cộc lốc, trống không đây là những hành vi trái ngược với lối sống giản dị. Mỗi chúng ta cần phải có ý thức rèn luyện để tạo dựng cho mình một lối sống tiết kiệm, thực hành tiết kiệm. Bên cạnh đó phải lên án, phê phán những hành vi sống không lành mạnh, xa hoa, lãng phí. Cần lắm những hành động sống và làm việc theo Bác Hồ. Một vị lãnh tụ không chỉ giản dị trong cách sống mà còn giản dị cả trong lời nói. Chúng ta sẽ mãi không quên những hình ảnh chiếc áo bộ đội sờn màu, đôi dép cao su mòn vẹt nhưng vẫn đi khắp các chiến trường, các con núi, con sông. Bữa ăn chỉ là cháo be, với rau măng, bữa cơm quá đỗi thanh đạm. Một cuộc đời của vị lãnh tụ chính là một bài học cho chúng ta về đức tính giản dị.

Bài phát biểu của em đến đây là hết, cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe! 

(Đoạn giữa bạn TK# nhé!)

9 tháng 1 2017

1)Thực trạng: -Lạng lách , đánh võng.

-Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

-Cố tình trêu chọc lúc bạn bè đang lưu thông phương tiện trên đường.

-Uống rượu bia khi lái xe.

2)Giải pháp;

-Nhà trường, tập thể đưa ra quy định trừng phạt nặng những đối tượng mắc lỗi trên.

-Mở lớp giáo dục vấn đè an toàn giao thông cho học sinh vào giờ ngoại khóa.

-Tuyên truyền về hậu quả của những hành động không tích cực khi tham gia giao thông không đúng luật.

CHÚC BẠN HỌC TỐT.

23 tháng 10 2022

học sinh thì uống thế nào dc rựu bia

 

Học sinh tiểu học với khát khao hòa bình bằng tranh vẽ - Tin tức

Đã có bao giờ các bạn thắc mắc hòa bình là gì chưa nào, hôm nay chúng mình cùng tìm hiểu nghĩa của 2 tiếng ấy nhé!!!

Trong bức tranh các bạn có thể thấy một xã hội tươi đẹp không có chiến tranh tất cả chỉ còn là hòa bình với những cánh chim bồ câu trao liệng trong gió gửi đi vô vàn ước mơ của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới. Hòa bình là vậy đó nó chính là sự vắng bóng chiến tranh chỉ còn tiếng cười và niềm hạnh phúc, nhìn vào bức tranh ta có thể thấy rằng các tầng lớp dù là gì đi nữa trong xã hội đều được hưởng sự hòa bình và hạnh phúc.

#Hỏi đáp chuyên môn GDCD

14 tháng 3 2022

Lần đầu em vi phạm giao thông là vào buổi chiều chủ nhật, khi em cùng với những người bạn đi chơi, lỗi mà em mắc phải là đi hàng 2 hàng 3 . Ngay sau khi đi hàng 2 hàng 3 thì em bị mấy chú cảnh sát giao thông nhắc nhở và phải gọi bố mẹ lên giải quyết. Thế là, khi bị bố mẹ mắng một trận em mới nhận ra rằng " không nên đi hàng 2 hàng 3 , làm như vậy rất nguy hiểm, may mà em vẫn còn may mắn, nếu không may xui xẻo thì em đã bị tai nạn giao thông, hay chính bạn bè em cũng gặp phải, em nên thay đổi lại, không nên đi hàng 2 hàng 3. Thực hiện an toàn giao thông nghiêm túc ". Kể từ ngày hôm đó, em đã thực hiện an toàn giao thông một cách cẩn thận. Và em còn nhớ, khi em nghiêm túc thực hiện thì có 1 chú cảnh sát đã khen em , tuyên dương trước các bạn của em. Lúc đó, em cảm giác như là mình đang là một người cực vĩ đại, từ vi phạm giao thông đã trở thành người thực hiện an toàn giao thông cẩn thân và đảm bảo được an toàn. 

14 tháng 3 2022

Em đã quên chưa đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy và đã được các chú cảnh sát giao thông nhắc nhở. Từ sau lần đó, em đã tuân thủ và luôn đeo mũ bảo hiểm, để những chỗ dễ nhớ để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và mọi người khi tham gia giao thông

19 tháng 11 2021

Trong cuộc sống người khéo ăn, khéo nói luôn được lòng người đối diện. Cách ứng xử thông minh không chỉ tạo ra thiện cảm của mọi người, còn tạo ra không khí vui vẻ, cởi mở, công việc hay cuộc sống cũng vì thế thoải mái hơn, dễ dàng hơn. Ứng xử khéo léo trước hết được thể hiện ở lời nói dịu dàng, biết thưa gửi, lịch sự, khi nói chuyện biết lắng nghe và lắng nghe những gì người khác nói chính là một phần của văn hóa ứng xử. Bạn sẽ nhận lại được cái nhìn thiện cảm và ấn tượng tốt từ người đối diện.Còn bn này thì trái ngược với những gì em đã nói trên.

19 tháng 11 2021

Khi ứng xử với người xung quanh, chúng ta phải lựa chọn câu từ phù hợp với vai vế, tuổi tác và tùy theo mức độ thân thiết hoặc xã giao. Một số các thanh thiếu niên đang ở độ tuổi phản nghịch thường thích hành động, nói những lời nói theo cảm tính, mục đích của các em là để gây sự chú ý với người lớn. Các em nghĩ đó là hay, là ngầu nhưng thực tế lại là những hành động không hợp với thuần phong mỹ tục và văn hóa của Việt Nam ta. Là người lớn từng trải, các cô chú không nên xem nhẹ thái độ của các em, hãy nghiêm khắc trách phạt nếu cần, vì đây là giai đoạn rèn giũa tính cách, nhân phẩm của thanh thiếu niên, giúp các em có hành vi, thái độ cư xử chuẩn mực đạo đức xã hội.

 

Để gây ấn tượng tốt với những người xung quanh, cần phải chú ý cử chỉ, thái độ lời nói.

 

Nếu như mối quan hệ không quá thân thiết thì yêu cầu cư xử lịch sự, nói chuyện dễ nghe, để khiến cho người đối diện có ấn tượng tốt, không cần phải một hai thể hiện sự ngầu lòi, ưu điểm của bản thân, lấy đó mà khoe mẽ trước mặt người khác. Như vậy sẽ tạo cho người khác một cảm giác khó gần, kiêu ngạo, không coi ai ra gì. Chú ý câu từ khi nhắn tin với người mình không thân thiết, nên sử dụng "ngôn ngữ mạng" với đúng người, đúng chỗ, đúng thời điểm. Khi đã nói chuyện thoải mái với nhau thì cần lựa chọn chủ đề nói chuyện cho phù hợp, tránh đào sâu về những chuyện người khác không tiện nói và trách từ ngữ thô bỉ. Trước khi nói nên nghĩ lại xem người đối diện sẽ nghĩ gì, thái độ lịch cần thiệp, tao nhã.

 

(Mình mới lớp 8, cũng đang ở độ tuổi nổi loạn, nhưng mình được bố mẹ "giáo dục tư tưởng" từ bé nên mình rất lý trí, những bạn cùng độ tuổi cũng như mình nhé... Haizz, mình cũng không biết xưng hô như thế nào cho phù hợp nên nếu sai sót xin góp ý ạ)