K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 1 2022

tham khảo 

"Công lao của cha mẹ to lớn như biển cả và nó rất quan trọng đối với chúng ta". Một công đôi việc mà cha mẹ đã hy sinh cho chúng ta. Họ là người đã chăm sóc và dạy dỗ chúng ta nên người. không có người trồng cây, không có quả. Không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ không gì sánh bằng: cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, việc học hành. Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ, người con nào có thể quên. Lúc con ốm đau, bệnh tật, cha mẹ lo lắng thuốc thang. Lòng thành kính của chúng ta tới cha mẹ được biểu hiện trong thực tế đời sống như phải biết kính trọng biết ơn cha mẹ, phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau bệnh tật, khi về già phải biết chia sẻ gánh nặng cuộc sống với cha mẹ. Người con có hiếu là người con luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ, phải làm cho cha mẹ vui lòng và tự hào về những cử chỉ hành động của chúng ta!

Bạn tham khảo nha: Cha mẹ là những người có công lao và ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc sống của con người. Chính vì thế chúng ta cần có trách nhiệm đối với cha mẹ cho tròn đạo làm con. Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ là trách nhiệm yêu thương, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ cha mẹ của mình trong cuộc sống hằng ngày cũng như việc chúng ta nỗ lực vươn lên trong học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành công dân tốt, có điều kiện để phụng dưỡng cha mẹ khi về già cũng như cống hiến được những điều tốt đẹp nhất cho xã hội. Cha mẹ là những người có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục chúng ta nên người, từ đó việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để báo đáp công ơn đó. 

6 tháng 1 2023

hay là tui tự trả lời cho tui nhỉ tại tui lỡ tay bấp vào đăng xuất

bài làm:

hiếu thảo từ xa xưa đến nay là 1 truyền thống tốt đẹp cho xã hội và dân tộc ta . bậc con cái thời xa xưa luôn lấy hiếu làm đầu cha mẹ những người có công loa và hưởng vô cùng lớ lên đến 1 quộc sống của con người .chính vì thế chúng ta sẽ có trách nghiệm đói với cha mẹ hơn cho tròn đạo lý làm con khi bố mẹ về già đi thì cha mẹ làm những điều tốt đẹp cho xã hội và người dân . vì cha mẹ cũng là người sinh ra chúng ta và nuôi nấng chúng ta ăn học và lớn ên từ đó . từ đó việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để đèn đáp công ơn của cha mẹ dành cho cúng ta đó. 

6 tháng 1 2023

TK :

Hiếu thảo từ xưa đến nay luôn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, bậc con cái thời xưa luôn lấy chữ hiếu làm đầu, nếu bất hiếu với cha mẹ thì bị xem là đại tội, bị người đời phỉ báng. Bởi ông bà, cha mẹ là người đã có công sinh thành và nuôi nấng chúng ta nên người, trong cả quá trình đó không biết đã phải chịu bao vất vả thiệt thòi chẳng thể nào kể hết. Vậy nên, hiếu thảo là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi con người, không ai được phép trốn tránh, điều đó là đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức xã hội. Một con người nếu có tấm lòng hiếu thảo vẹn toàn sẽ được nhiều người yêu mến và tôn trọng, trước hết là đến từ các bậc sinh thành sau đó là bạn bè, thầy cô,... Điều đó đồng nghĩa với việc bạn có một mối quan hệ xã hội vô cùng tốt, sẽ góp phần tạo nên thành công cho bạn trong tương lai. Đặc biệt mỗi chúng ta, ai rồi cũng có gia đình riêng, có con cháu, sự hiếu thảo của chúng ta hôm nay chính là tấm gương sáng và rõ nhất cho con cháu của chúng ta noi theo, có như vậy cuộc sống về già của chúng ta mới có thể nhận được sự hiếu kính từ con cháu, âu đây cũng là nhân quả cả. Và cuối cùng, quan trọng nhất, lòng hiếu thảo chính là sợi dây tình cảm tuyệt vời giúp gắn kết các cá thể riêng biệt với nhau bằng tình yêu thương, sự tôn trọng, bằng sự hòa hợp trong một gia đình. Một gia đình có tốt thì xã hội mới có thể phát triển, đất nước mới có thể đi lên sánh ngang với các cường quốc năm châu được.                 

6 tháng 1 2023

Tham Khảo Nha Bạn!
Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

16 tháng 3 2022

tham khảo

Có thể khi còn nhỏ chưa hiểu chuyện ta thấy cha là người nghiêm khắc, cứng rắn chứ không dịu dàng âu yếm như mẹ nên nhiều bạn còn giận và xa lánh ba.nhưng thường khi càng lớn cách nhìn về ba của chúng ta sẽ sáng suốt hơn. Tôi đã hiểu và thương ba nhiều hơn bởi tôi biết lúc nào cha cũng nghĩ cho tôi và tất cả là vì tôi. Giờ tôi đã lớn, cha đã để tôi dần trưởng thành. Ông đã không xét nét từng việc tôi làm như trước mà nói chuyện với tôi như một người lớn. Ông đã để tôi tự quyết định và phải tự làm hết công việc của mình. Tuy nhiên ô cũng luôn đưa ra những lời khuyên,những kinh nghiệm quý báu để hướng tôi tới đường lối đúng đắn. Thật lòng tôi có cảm giác thấy chút e sợ.

 
8 tháng 1 2022

tham khảo ( bài cảm nghĩ phỉa viết dài chứ em )
 

Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:

 

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.

Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khỏe mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.

Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.

Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.

Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.

Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.

Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/phat-bieu-cam-nghi-ve-bai-ca-dao-cong-cha-nhu-nui-thai-son

8 tháng 1 2022

hi

 

18 tháng 12 2021

Thiên nhiên là cội nguồn của sự sống, là ngôi nhà chung của tất cả chúng ta. Thiên nhiên cung cấp cho chúng ta mọi điều kiện sống, giúp con người sinh tồn và phát triển. Thiên nhiên còn mang lại cho con người vẻ đẹp, để con người tận hưởng cuộc sống tốt lành, thơi thả tâm hồn sau những công việc đầy khó nhọc. Bởi thế, từ xã xưa, con người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu lớn. Yêu cuộc sống tự nhiên chính là sự gắn bó, sống hòa hợp với thiên nhiên, yêu quý và giữ gìn thiên nhiên ở xung quanh mình. Con người từ lâu đã dành cho thiên nhiên một tình yêu lớn. Vẻ đẹp của thiên nhiên đi vào nghệ thuật thi ca, hội họa, âm nhạc, nâng đỡ và dìu dắt cảm xúc của con người. Lối sống hòa hợp, tôn trong thiên nhiên của người xưa là một mẫu mực của tình yêu thiên nhiên thiết tha. Thế nhưng, ngày nay, thiên nhiên đang bị hủy hoại nghiêm trọng bởi con người, gây nên những hậu quả nặng nề đến đời sống của toàn nhân loại. Mẹ thiên nhiên đang bị xúc phạm và con người phải gánh lấy hậu quả do những hành động nông nổi của chính mình. hãy nhớ rằng mỗi mầm xanh là một nguồn sống đáng quý, mỗi dòng nước chảy mang theo nguồn năng lượng sinh tồn. Hãy biết bảo vệ lấy nó. Bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống chính mình, bảo vệ sự sống trên trái đất. Hãy tập cách tôn trọng và sống hài hòa với thiên nhiên để cuộc sống ngày càng đẹp tươi.

 
18 tháng 12 2021

tham khảo nữa nha mik quên vt