Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết kỉ Dậu vì:
- Lợi dụng sự chủ quan,kiêu ngạo của địch,khi chúng chiếm được Thăng Long một cách dễ dàng.
- Đánh đòn bất ngờ lớn đối với quân địch khi đang vào dịp Tết Kỷ Dậu,chúng đang vui vẻ đón Tết. Quang Trung cũng phán đoán : quân Thanh sẽ nghĩ quân ta cũng phải ăn Tết nên cứ thanh thản không phòng thủ .Từ đó mà quân thừa cơ ra đòn chớp nhoáng tấn công toàn diện vào dịp Tết Kỉ Dậu.
Đây là quyết sách sáng suốt của vua QUANG TRUNG vì:
-Lợi dụng sự chủ quan,kiêu ngạo của địch,khi chúng chiếm được Thăng Long một cách dễ dàng.
-Đánh đòn bất ngờ lớn đối với quân địch khi đang vào dịp Tết Kỷ Dậu,chúng đang vui vẻ đón Tết. Quang Trung cũng phán đoán : quân Thanh sẽ nghĩ quân ta cũng phải ăn Tết nên cứ thanh thản không phòng thủ .Từ đó mà quân thừa cơ ra đòn chớp nhoáng tấn công toàn diện vào dịp Tết Kỉ Dậu.
- Vua Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh kéo sang nước ta.
- Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (25 - 11 - 1788.), lấy niên hiệu là Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc.
- Trên đường đi đã dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hoá để tuyển thêm quân .
- Đêm 30 Tết (25-1-1789) quân ta tiến công với khí thế từ lời Hiểu dụ của Vua Quang Trung.
- Đánh cho để dài tóc
- Đánh cho để đen răng
- Đánh cho nó chích luân bất phản
- Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
- Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ. (Thể hiện tinh thần dân tộc cao cả, ý thức quyết tâm bảo vệ độc lập).
- Bài hiểu dụ đã cổ vũ, tạo khí thế quyết tâm chiến đấu của nghĩa quân Tây Sơn
- Sau 5 ngày tiến quân thần tốc, mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi - Đống Đa tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược.
- Phong trào nông dân Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc.
* Vua Quang Trung chuẩn bị đại phá quân Thanh:
- Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, rồi tiến quân ra Bắc, chiêu mộ thêm quân ở Nghệ An.
- Tới Thanh Hóa tuyển thêm quân, làm lễ Thệ Sư và đọc bài Hiểu dụ tướng sĩ.
- Đến Tam Điệp - Ninh Bình, cho binh sĩ ăn Tết trước rồi đánh quân Thanh trong Tết Kỷ Dậu, với tinh thần quyết tâm đánh tan quân địch.
* Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa:
- Từ Tam Điệp, nghĩa quân Tây Sơn chia ra làm 3 đạo tiến ra Bắc:
+ Đạo chủ lực do trực tiếp Quang Trung chỉ huy tiến đến Thăng Long.
+Đạo thứ hai và ba đánh vào Tây Nam Thăng Long để yểm trợ cho đội đạo chủ lực.
+ Đạo thứ tư tiến ra Hải Dương và đạo thứ ăm tiến đến Lạng Giang để chặn đường rút lui của địch.
- Đêm 30 Tết ta vượt sông Gián Khẩu, tiêu diệt đồn ngụy.
- Đêm mồng 3 Tết ta vây đồn Hà Hồi, địch hạ khí giới.
- Rạng sáng mồng 5 ta vây đánh đồn Ngọc Hồi.
- Trưa mồng 5, Quang Trung và đô đốc Nguyễn Tăng Long tiến vào Thăng Long. Tôn Sĩ Nghĩ và bè lũ rút chạy. Bị quân ta chặn đánh ở Phượng Nhãn.
=> Đất nước hoàn toàn giải phóng.
- Đạo I: tiến quân, giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam
- Đạo II: giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị và chặn đường rút quân của giặc từ Nghệ An về Đông Quan, ngăn chặn viện binh từ Quảng Tây
- Đạo III: tiến thẳng ra Đông Quan
-lợi dụng địa hình, nhử địch vào trận địa rồi tấn công bất ngờ
- Đầu năm 981, quân Tống theo 2 đường thủy bộ tiến đánh nước ta
- Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy và lãnh đạo cuộc kháng chiến
- Nhiều trận chiến ác liệt diễn ra trên sông Bạch Đằng
- Trên bộ, quân ta chặn đánh quân địch quyết liệt
=> Quân Tống đại bại
1.Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến
Như ta đã thấy, xã hội phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ đại. Nó được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Nhưng ta lại được biết rằng : quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.
Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á). Tuy nhiên, xã hội phong kiến phương Đông lại phát triển rất chậm chạp. Ở Trung Quốc - tới thời Đường (khoảng thế kỉ VII - VIII), còn ở một số nước Đông Nam Á - từ sau thế kỉ X, các quốc gia phong kiến mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. Quá trình khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến ở đây cũng kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
Ở châu Âu, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, khoảng thế kỉ V, và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV là thời kì phát triển toàn thịnh, thế kỉ XV - XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu. Chủ nghĩa tư bản đã dần được hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn.
2.Phong kiến tập quyền : là chế độ quân chủ tập quyền, mọi quyền hành đều tập trung ở nhà vua, vua toàn quyền quyết định tất cả mọi việc.
Phong kiến phân quyền : là chế độ phong kiến ở giai đoạn mà quyền lực trong một nước bị phân tán do các lãnh chúa cát cứ ở các địa phương. Đôi khi nhà vua chỉ có danh chứ không có thực quyền cai trị toàn quốc. Phong kiến phân quyền là giai đoạn đầu của thời kỳ phong kiến.
Giải thích vì sao cuộc kháng chiến của nhà hồ bị thất bại nhanh chóng
- Do nhà Hồ đã cướp ngôi của nhà Trần => Không được lòng dân.
- Khi chiến tranh không tận dụng được sức mạnh của nhân dân (mặc dù cũng bắt nhân dân thực hiện "vườn không nhà trống" giống nhà Trần nhưng còn bắt nhân dân nhổ lúa để quân Minh không có lương thực, đồng thời nhân dân cũng không có lương thực)
- Khi lên ngôi chưa ổn định được đất nước nhưng nhà Hồ đã tiến hành một loạt cải cách. Những cải cách ấy tuy tiến bộ nhưng nhân dân chưa kịp thích nghi thì nhà Hồ đã sử dụng những biện pháp hà khắc, cưỡng chế nên nhân dân oán than
Diến biến quá trình quân Minh xâm lược nước ta và cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ :
- Tháng 11 - 1406 , quân Minh tiến vào biên giới nước ta . Quân Minh lần lượt đánh bại quân nhà Hồ ở một số địa điểm ở Lạng Sơn .
- Hồ Quý Ly phải lui về đóng ở bờ Nam sông Nhị , lấy thành Đa Bang , làm trung tâm phòng ngự .
- Ngày 22-1-1407 , sau khi đánh bại quân nhà Hồ ở thành Đa Bang , quân Minh chiếm Đông Đô ( Thăng Long ) . Quân nhà Hồ phải lui về cố thủ ở thành Tây Đô ( Thanh Hóa )
- Tháng 4-1407 , quân Minh tấn công vào Tây Đô , Hồ Quý Ly chạy vào Hà Tĩnh và bị bắt vào cuối tháng 6-1407 .
Cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng vì :
- Do đường lối chống giặc sai lầm của nhà Hồ , đã không biết dựa vào nhân dân , đoàn kết tập hợp nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc , không kế thừa được bài học kinh nghiệm quý giá mà trước đó nhà Trần đã thành công trong ba lần kháng chiến chống Mông-Nguyên . Trong lúc đó , quân Minh đang mạnh mà quân nhà Hồ chỉ còn biết dựa vào các thành chống giặc ,
- Thêm vào đó , những hạn chế trong các chính sách của Hồ Quý Ly làm cho đông đảo quẩn chúng nhân dân thiếu tin tưởng nên không ủng hộ nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh .
- 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hòang đế , lấy hiệu là Quang Trung , rồi tiến quân ra Bắc ,mộ thêm quân ở Nghệ An .
- Tới Thanh Hóa tuyển thêm quân , làm Lễ Thệ Sư và đọc bài Hiểu dụ tướng sĩ .
- Đến Tam Điệp(Ninh Bình), cho binh sĩ ăn tết trước rồi đánh quân Thanh trong tết Kỷ Dậu, với tinh thần quyết đánh tan quân giặc .
Trình bày cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân Thanh... Sử dụng SGK và lược đồ H.59 để trình bày diễn biến trận đại phá quân Thanh của vua Quang Trung. Cần thấy được tính thần tốc trong cuộc tiến công này để chớp thời cơ tiêu diệt quân Thanh trong dịp Tết Kỉ Dậu (1789).