Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tuy cùng miêu tả cuộc tháo chạy, các chi tiết đều là tả thực nhưng âm hưởng khác nhau:
● Đoạn văn miêu tả cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh có nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp”, “tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau…”, ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứa tâm trạng hả hê, sung sướng trước sự thảm bại của lũ cướp nước.
● Đoạn văn miêu tả cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống có nhịp điệu chậm rãi hơn, tác giả miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống, cuộc thết đãi thịnh tình “giết gà, làm cơm” của kẻ bề tôi… âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót.
Có sự khác biệt trên là do các tác giả là những cựu thần của nhà Lê, trước sự sụp đổ của một vương triều mình từng phụng thờ nay đã sụp đổ, dù biết đây là kết cục không thể tránh khỏi nhưng cũng không tránh khỏi sự mủi lòng, thương cảm.
Đáp án C
Chiến công của vua Quang Trung và sự thảm bại của quân Thanh cùng số phận bi đát của bọn thống trị nhà Lê.
Bạn tham khảo sườn bài nha:
Viết đoạn văn làm rõ sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống:
* Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh:
- Tướng thì “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp... chuồn trước qua cầu phao”.
- Quân thì lúc lâm trận “ai nấy đều rụng rời sợ hãi” xin ra hàng hoặc “bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết”, “đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa”.
* Số phận thảm bại của bọn vua tôi phản nước hại dân:
- Lê Chiêu Thống phải chịu đựng nỗi sỉ nhục của kẻ đi cầu cạnh van xin, không còn đâu tư cách bậc quân vương.
- Kết cục phải chịu chung số phận bi thảm của kẻ vong quốc: Vội vã cùng mấy bề tôi thân tín “đưa thái hậu ra ngoài”, chạy bán sống bán chết, “luôn mấy ngày không ăn”. Đuổi kịp được Tôn Sĩ Nghị chỉ còn biết “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”.
=> Lối kể chuyện xen miêu tả sinh động, cụ thể, gây ấn tượng mạnh.
éo biết
Sự kiện: quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ nghe tin liền lên ngôi hoàng đế, cầm quân dẹp giặc và đã thắng lợi
Dựa vào câu trả lời này mà làm