K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 1 2019

Địa đạo Củ Chi là cách gọi chung của các hệ thống địa đạo khác nhau, được hình thành từ khoảng thời gian 1946-1948, trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương. Thời gian này, quân dân hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An đã đào những đoạn hầm ngắn, cấu trúc đơn giản dùng để ẩn nấp, cất giấu tài liệu, vũ khí. Cũng có ý kiến cho rằng việc đào địa đạo khởi đầu do dân cư khu vực này tự phát thực hiện vào năm 1948.

Cư dân khu vực đã đào các hầm, địa đạo riêng lẻ để tránh các cuộc bố ráp càn quét của quân đội Pháp và để cung cấp nơi trú ẩn cho quân Việt Minh. Mỗi làng xây một địa đạo riêng, sau đó do nhu cầu đi lại giữa địa đạo các làng xã, hệ thống địa đạo đã được nối liền nhau tạo thành một hệ thống địa đạo liên hoàn, phức tạp, về sau phát triển rộng ra nhiều nơi, nhất là 6 xã phía Bắc Củ Chi và cấu trúc các đoạn hầm, địa đạo được cải tiến trở thành nơi che giấu lực lượng, khi chiến đấu có thể liên lạc, hỗ trợ nhau.

Trong thời gian 1961–1965, các xã phía Bắc Củ Chi đã hoàn thành tuyến địa đạo trục gọi là "xương sống", sau đó các đoàn thể, cơ quan, đơn vị phát triển địa đạo nhánh ăn thông với tuyến trục hình thành những địa đạo liên hoàn giữa các ấp, các xã và các vùng. Bên trên mặt đất, quân dân Củ Chi còn đào cả một vành đai giao thông hào chằng chịt nối kết với địa đạo, lúc này địa đạo chiến đấu cũng được đào chia thành nhiều tầng, nhiều ngõ ngách. Ngoài ra, bên trên địa đạo còn có rất nhiều ụ chiến đấu, bãi mìn, hố đinh, hầm chông... được bố trí thành các cụm liên hoàn tạo ra trận địa vững chắc trong thế trận chiến tranh du kích, gọi là xã chiến đấu.

Đến năm 1965, có khoảng 200 km địa đạo đã được đào. Về quy mô, hệ thống địa đạo có tổng chiều dài toàn tuyến là trên 200 km, với 3 tầng sâu khác nhau, tầng trên cách mặt đất khoảng 3 m, tầng giữa cách mặt đất khoảng 6 m, tầng dưới cùng sâu hơn 12 m. Lúc này, địa đạo không chỉ còn là nơi trú ẩn mà đã trở thành nơi sinh sống, cứu thương, hội họp, kho chứa vũ khí,...

Kế hoạch

I. Chuẩn bị
- Phổ biến chương trình cho lớp.
- Phân công nhiệm vụ cho các nhóm.
+ Nhóm 1: Mang chổi, hhót rác
+ Nhóm 2: Mang xô, chậu để đựng nước.
+ Nhóm 3: Mang giẻ lau, chổi phất.
- Thống nhất chương trình.
II. Thực hiện
1. Sáng (7h-11h)
- 7h-8h: Tập trung tại trường và di chuyển tới khu di tích.
- 8h-11h: Thực hiện dọn dẹp khu di tích theo sự phân công của các bác quản lý khi di tích.
+ Nhóm 1+ 2: Quét dọn,...
+ Nhóm 3: Lau trùi...
2. Trưa-chiều (11h-14h)
- 12h-13h: Ăn trưa
- 13h-14h: Nghỉ trưa tại chỗ
- 14h-15h30: Tham quan và nghe giới thiệu về khu di tích theo sự hướng dẫn của các bác quản lý.
-15h30-17h: Tổ chức trò chơi nhỏ cho lớp.
- 17h- 17h45: Liên hoan ăn nhẹ+ tổng kết chương trình.

19 tháng 2 2022

TK

Ví dụ di sản văn hóa Vịnh Hạ Long:

Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo vì nó chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng; nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí.

Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng.

Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan. Năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị độc đáo về địa chất, địa mạo.

19 tháng 2 2022

Tham khảo: 

Ví dụ di sản văn hóa Vịnh Hạ Long:

Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo vì nó chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng; nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí.

Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng.

Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan. Năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị độc đáo về địa chất, địa mạo.

31 tháng 8 2017

Em hãy tìm hiểu những di sản văn hóa vật thể hoặc di sản văn hóa phi vật thể của địa phương nơi mình sinh sống. Có thể hỏi bác trưởng làng, trưởng thôn hoặc có thể tìm trên sách, báo.

23 tháng 2 2021

Hội Gióng là một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân. Ngày 16.11.2010 UNESCO đã công nhận lễ hội Gióng ở đền Phù Đổng (Gia Lâm) và đền Sóc (huyện Sóc Sơn) là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

29 tháng 4 2017

Ở địa phương em có một số di sản văn hoá phi vật thể,ví dụ như:

- Đờn ca tài tử Nam Bộ: Đờn ca tài tử Nam Bộ được Unesco công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm 2013. Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ, được bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Nhạc cụ thường là đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò, đàn tam, sáo và đàn guitar phím lõm. Nghệ thuật đờn ca tài tử hiện đang được phát triển ở 21 tỉnh.

Ở đất nước em có rất nhiều di sản văn hoá vật thể, ví dụ như:

- Danh lam thắng cảnh "Động Phong Nha-Kẻ Bàng" ở tỉnh Quảng Bình: Động Phong Nha-Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm 2003. Động được giới chuyên môn cho điểm cao với 7 cái nhất: sông ngầm đẹp nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát - đá ngầm đẹp nhất, hồ nước ngầm đẹp nhất, hang khô rộng và đẹp nhất, thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệ nhất, hang nước dài nhất.

3 tháng 4 2017

Trả lời

Em có thể tìm hiểu những di sản văn hóa vật thể hoặc di sản văn hóa phi vật thể của địa phương nơi mình sinh sống. Có thể hỏi bác trưởng làng, trưởng thôn hoặc có thể tìm trên sách, báo.


22 tháng 11 2019

Học sinh tự xây dựng kế hoạch một buổi tham gia dọn vệ sinh tại các di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh ở địa phương: rủ các bạn mang đồ dùng khăn lau, xô chậu, chổi dễ...

3 tháng 4 2017

Học sinh tự xây dựng kế hoạch một buổi tham gia dọn vệ sinh tại các di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh ở địa phương: rủ các bạn mang đồ dùng khăn lau, xô chậu, chổi dễ...

21 tháng 4 2017

Kế hoạch một buổi tham gia dọn vệ sinh tại một ngôi chùa cổ ở địa phương là:

I.Chuẩn bị:

-Mỗi tổ chuẩn bị 1 thùng rác.

-Mỗi thành viên trong lớp mang 1 cái chổi, 1 giẻ lau, 1 xô nước, 1 túi ni-lông sạch để đựng rác, 1 khẩu trang và 1 cái mũ đề phòng trời nắng.

II.Kế hoạch:

-Buổi sáng:

+Vệ sinh khu trong cùng của chùa, như:quét sân, lau tượng, chăm sóc cây,...

-Buổi trưa:

+Ăn cơm trưa cùng nhà chùa.

+Nghỉ ngơi.

-Buổi chiều:

+Vệ sinh tất cả sân gạch trong chùa.

+Vệ sinh các khu còn lại.

+Tham quan chùa.

+Trở về trường và kết thúc buổi tham gia dọn vệ sinh.

13 tháng 4 2020

1.Hãy tìm hiểu một vài việc làm của những người xung quanh mà em cho đó là những hành vi bảo vệ hoặc xâm hại đến di sản văn hoá.

Hành vi bảo vệ di sản văn hóa:

  • Không đập phá di sản văn hóa
  • giữ gìn về sinh sạch sẽ khu di sản văn hóa
  • Có ý thức bảo vệ các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể

Hành vi phá hoại di sản văn hóa:

  • Đập phá di sản văn hóa không có ý thức bảo vệ
  • Vứt rác bữa bãi tại các khu di sản văn hóa lịch sử

2.Hãy xây dựng kế hoạch một buổi tham gia dọn vệ sinh tại các di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh ở địa phương.

Kế hoạch một buổi tham gia dọn vệ sinh tại một ngôi chùa cổ ở địa phương là:

I.Chuẩn bị:

-Mỗi tổ chuẩn bị 1 thùng rác.

-Mỗi thành viên trong lớp mang 1 cái chổi, 1 giẻ lau, 1 xô nước, 1 túi ni-lông sạch để đựng rác, 1 khẩu trang và 1 cái mũ đề phòng trời nắng.

II.Kế hoạch:

-Buổi sáng:

+Vệ sinh khu trong cùng của chùa, như:quét sân, lau tượng, chăm sóc cây,...

-Buổi trưa:

+Ăn cơm trưa cùng nhà chùa.

+Nghỉ ngơi.

-Buổi chiều:

+Vệ sinh tất cả sân gạch trong chùa.

+Vệ sinh các khu còn lại.

+Tham quan chùa.

+Trở về trường và kết thúc buổi tham gia dọn vệ sinh

9 tháng 3 2018

* Ở Việt Nam :

+ Di sản văn hóa

     - Cố đô Huế

     - Phố cổ Hội An

     - Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam )

     - Văn miếu Quôc Tử Giám (Hà Nội)

     - Nhã nhạc cung đình Huế

     - Chữ Nôm...

+ Di sản lịch sử

     - Hang Pắc Bó (Cao Bằng)

     - Gò Đống Đa (Hà Nội)

     - Côn Đảo

     - Bến Nhà Rồng (TP. HCM) Trường Quốc Học (Huế)

     - Đền Hùng (Phú Thọ)

     - Dốc Miếu (Quảng Trị)

QUẢNG CÁO

     - Địa đạo Củ Chi

     - Địa Đạo Vĩnh Mốc (Quảng Trị)

*Danh lam thắng cảnh

     - Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)

     - Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng)

     - Động Phong Nha (Quảng Bình)

     - Mũi Né (Phú Yên)

     - Rừng Quốc Gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế)

     - Rừng Cúc Phương

     - Chùa Thiên Mụ (Huế)

* Trên thế giới:

Di sản văn hóa trên thế giới

     - Lễ hội Dano (Gangreug, tỉnh Ganguon Hàn Quổc)

     - Nhà hát Opera Sydney (Australia)

     - Khu pháo đài Đỏ tại Ấn Độ

     - Thành phố cổ Coriu (Hi Lạp)

     - Đảo núi lửa JeJu (Hàn Quốc)

     - Mỏ bạc Iwami Ginzan, Nhật Bản

     - Các pháo đài tại Nisa, Turkmenistan

     - Thành phố khảo cổ Samarra, Iraq

     - Kênh Rideau, Canada

     - Công viên quôc gia Teide, Tây Ban Nha

     - Các khu rừng sồi Primeval, Ukraine

     - Khu bảo tồn Lope-Okanda, Gabin

     - Phong cảnh văn hoá và thực vật Richteisveld (Nam Phi)

     - Vùng đất nghệ thuật đá Twyfelfontein (Namibia)

     - Các ngôi làng Diaolou ở Kaiping (Trung Quốc)

     - Thành phố Xtalingrat (Nga)

     - Cung điện mùa Đông (Nga)

     - Thành phố pháo đài Carcassone (Pháp) - xây dựng thế kỉ XIII

     - Động Vân Cương (TP Đại Đông tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc)

     - Vạn lý trường Thành (Trung Quốc)

     - Pháo đài Ba - Xti (Pháp)

     - Trân Châu Cảng (Hawai)

     - Thành phô" Damascus (Ả Rập)

     - HangJenolan, Australia.

     - Công viên Bakken cổ nhất (Klampenborg, ĐanMạch)

     - Nhà thờ StBasil (Matxcơva, Nga)

     - Thác nước Thiên thần cao nhất thế giới Kerepakupaimerús (vùng Sabana, bang Bolivar, Venezuela)

     - Núi Fuji (Nhật Bản)

     - Ngôi chùa cổ nhất Nhật Bản-horiju

     - Thung lũng sông Loire-vương qucíc của những lâu đài (Pháp)

     - Thác nước Niagara (nằm giữa ranh giới tự nhiên giữa Canada và Mĩ)

     - Cung điện xưa nhất của nước Pháp-Versailles

     - Khách sạn cổ nhất thế giới-Hoshi Ryokan (ở làng Awazu, Nhật Bản)

     - Thành phố Agra (Ấn Độ)....

25 tháng 5 2021

Di sản văn hóa vật thể: Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn.

Di sản văn hóa phi vật thể: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, dân ca quan họ, ca Huế, ca trù

Di tích lịch sử: Cố đô Hoa Lư, Đền Hùng, Đền Ngọc Sơn, Chiến khu Tân Trào.

Danh lam thắng cảnh: Vịnh Hạ Long, Hồ Hoàn Kiếm, Sapa, Đảo Phú Quốc.

Di sản văn hóa vật thể: Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn.

Di sản văn hóa phi vật thể: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, dân ca quan họ, ca Huế, ca trù

Di tích lịch sử: Cố đô Hoa Lư, Đền Hùng, Đền Ngọc Sơn, Chiến khu Tân Trào.

Danh lam thắng cảnh: Vịnh Hạ Long, Hồ Hoàn Kiếm, Sapa, Đảo Phú Quốc.