Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vai trò của ngành nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam:
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, mọi lĩnh vực đều bị tác động nặng nề bởi đại dịch, nhưng ngành Nông nghiệp vẫn giữ được vai trò là “trụ đỡ” quan trọng cho nền kinh tế, với việc an ninh lương thực bảo đảm, tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 2,74% và đóng góp 23,54% vào mức tăng chung của toàn nền kinh tế.
Số liệu năm 2021:
+ Sản lượng lúa đạt khoảng 43,52 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2020; sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 5,67 triệu tấn, tăng 5,3%; sản lượng thủy sản đạt khoảng 8,6 triệu tấn, tăng 2,4%.
+ Các mặt hàng nông, lâm, thủy sản tăng cả về số lượng và giá trị xuất khẩu. 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2020.
=> Trong mọi biến cố của nền kinh tế, thì nông nghiệp đều phát huy vai trò “trụ đỡ”, bởi nhu cầu ăn uống, tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp thì bối cảnh nào cũng cần. Sự thay đổi của ngành ảnh hưởng lớn đến việc làm, thu nhập, nâng cao mức sống về mọi mặt của hàng chục triệu nông dân và bộ mặt nông thôn.
Ví dụ về các nguồn lực ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ở Nhật Bản:
* Về kinh tế xã hội:
Dân cư Nhật Bản đang có xu hướng già hóa. Nếu như người già chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân số và tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên đang giảm dần sẽ làm cho quốc gia này mất nhiều chi phí trong an sinh xã hội (nhiều vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho người già), thiếu hụt nguồn lao động và suy giảm dân số. Nhiều trường học của Nhật Bản phải đóng cửa vì số trẻ em ở đây giảm đi. Một trong những giải pháp để giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động là Nhật Bản nhập khẩu lao động từ các quốc gia có dân số đông, có nguồn lao động dồi dào.
* Về vị trí địa lí:
Với một quốc đảo bốn xung quanh tiếp giáp với biển, Nhật Bản rất thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển. Nhật Bản nằm trong vùng kinh tế phát triển rất năng động nên rất dễ dàng giao lưu, buôn bán, trao đổi hàng hóa với các quốc gia khác trong khu vực thông qua giao thông vận tải đường biển.
Nhật Bản nằm trong vài đai động đất, núi lửa trên thế giới, vì vậy hàng năm quốc gia này phải hứng chịu rất nhiều hậu quả nặng nề do thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần,…. Bên cạnh đó, với địa hình chủ yếu là đồi núi sẽ thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp và ngành du lịch mạo hiểm. Tuy nhiên, nó lại tạo nên những khó khăn trong giao thông vận tải cũng như sự kết nối, liên kết giữa các vùng với nhau.
* Về điều kiện tự nhiên:
Nhật Bản là một quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản, chỉ bao gồm một lượng nhỏ các loại khoáng sản như than đá, đồng, sắt, dầu khi và một vài loại khoáng sản khác. Đây chính là nguyên nhân gây ra sự khó khăn trong việc phát triển ngành công nghiệp ở quốc gia này. Để phát triển công nghiệp thì bắt buộc Nhật Bản phải nhập khẩu khoáng sản từ các quốc gia khác ở trên thế giới.
Vai trò:
+ Thúc đẩy hoạt động sản xuất và là cầu nối giúp các ngành kinh tế phát triển
+ Phục vụ nhu cầu đi lại của toàn xã hội, là cầu nối giữa các địa phương; Tạo ra sự liên kết ...
- Đặc điểm: Đối tượng chính là con người và những sản phẩm vật chất do con người tạo ra
+ Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác;…
- Tình hình phát triển và phân bố: GTVT và bưu chính viễn thông phân bố rộng khắp ở các nước trên thế giới và ngày càng được hiện đại hóa, cơ giới hóa,…
- Vai trò: Thúc đẩy hoạt động sản xuất và là cầu nối giúp các ngành kinh tế phát triển; Phục vụ nhu cầu đi lại của toàn xã hội, là cầu nối giữa các địa phương; Tạo ra sự liên kết; Góp phần thực hiện giao lưu giữa các vùng lãnh thổ, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế;…
- Đặc điểm: Đối tượng chính là con người và những sản phẩm vật chất do con người tạo ra; Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác;…
- Tình hình phát triển và phân bố: GTVT và bưu chính viễn thông phân bố rộng khắp ở các nước trên thế giới và ngày càng được hiện đại hóa, cơ giới hóa,…
Vai trò của biển và đại dương đối cới sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta:
- Đối với kinh tế:
+ Cung cấp nguồn tài nguyên khoáng sản (dầu khí) và hải sản phong phú.
+ Không gian phát triển các ngành kinh tế: khai thác và nuôi trồng hải sản trên biển, du lịch, xây dựng cảng biển,…
- Đối với xã hội:
+ Nước ta có 28/63 tỉnh/thành phố giáp biển => biển là nguồn sinh kế quan trọng cho người dân ven biển.
+ Thuận lợi để giao lưu kinh tế, xã hội với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.
- Vai trò:
+ Là phương thức vận tải hàng hóa chủ yếu trên các tuyến đường biển nội địa và quốc tế.
+ Góp phần mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng, các nước, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
- Tình hình phát triển:
+ Đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa của tất cả các phương tiện vận tải trên thế giới, trong đó có dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ.
+ Hiện nay trên thế giới đang phát triển mạnh việc chuyên chở bằng tàu container, đảm bảo an toàn hơn và bốc dỡ hàng hóa nhanh hơn
.- Phân bố: Các cảng lớn phân bố chủ yếu ở hai bờ Đại Tây Dương.
Vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế - xã hội :
- Cung cấp nguồn tài nguyên quý giá: sinh vật, khoáng sản, năng lượng,…
- Môi trường cho các hoạt động kinh tế - xã hội: đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, GTVT, du lịch,…
- Góp phần điều hòa khí hậu, đảm bảo sự đa dạng sinh học.
Vai trò của kênh đào đối với sự phát triển của giao thông đường biển trên thế giới:
- Các kênh đào là đường huyết mạch lưu thông hàng hóa từ châu lục này sang châu lục khác, là con đường duy nhất kết nối trực tiếp vùng biển. Góp phần thúc đẩy giao thông đường biển phát triển mạnh hơn nữa.
- Giúp tiết kiệm được năng lượng, rút ngắn khoảng cách và thời gian vận chuyển, bảo đảm được an toàn hàng hải.
- Mang lại nhiều lợi ích cho các nước, đặc biệt là những nước có kênh đào. Đồng thời, làm tăng mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các nước, giữa các châu lục,…