K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4 2017

Anh hùng Kim Đồng (tên thật là Nông Văn Dền) sinh năm 1928, dân tộc Nùng, tại bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Khi hy sinh, Kim Đồng là đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc (Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngày nay).

Sinh ra và lớn lên trong chiếc nôi của chiến khu cách mạng, khi còn nhỏ Kim Đồng đã sớm được cán bộ Việt Minh giáo dục, giác ngộ. Anh đã vận động các bạn cùng lứa tuổi trong bản làm nhiệm vụ liên lạc, chuyển công văn, tài liệu, đưa đón cán bộ, trinh sát nắm tình hình địch để cung cấp cho cán bộ.

Tháng 5 năm 1941, Trung ương Đảng quyết định thành lập Đội Nhi đồng Cứu quốc. Kim Đồng là một trong số năm đội viên đầu tiên và được bầu làm đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc. Được rèn luyện thử thách, Kim Đồng luôn thể hiện trí thông minh, lòng dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Rạng sáng ngày 15 tháng 2 năm 1943, Kim Đồng được giao nhiệm vụ canh gác, bảo vệ cuộc họp bí mật của Trung ương Đảng. Địch phát hiện và cho một lực lượng khá lớn bao vây hòng bắt sống các đồng chí lãnh đạo của Đảng. Trước tình thế nguy hiểm, Kim Đồng đã mưu trí đánh lạc hướng, lừa địch tập trung lực lượng và hoả lực về phía mình, đồng thời phát tín hiệu cho các đồng chí cán bộ rút lui an toàn. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh khi anh vừa tròn 15 tuổi, anh đã nêu tấm gương sáng chói cho các thế hệ thanh, thiếu niên và mọi người Việt Nam noi theo.

Ngày 23 tháng 9 năm 1997, Nông Văn Dền (tức Kim Đồng) được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Hình ảnh anh Kim Đồng, một chiến sỹ giao liên cách mạng được giới thiệu trên tem Bưu chính Việt Nam thông qua bộ tem "Kỷ niệm 35 năm truyền thống ngành Bưu điện" (MS 367 - Phát hành ngày 15/8/1980.

23 tháng 4 2017

 

Câu hỏi và đáp án cuộc thi tìm hiểu tem bưu chính

Anh hùng Kim Đồng (tên thật là Nông Văn Dền) sinh năm 1928, dân tộc Nùng, tại bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Khi hy sinh, Kim Đồng là đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc (Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngày nay).
Sinh ra và lớn lên trong chiếc nôi của chiến khu cách mạng, khi còn nhỏ Kim Đồng đã sớm được cán bộ Việt Minh giáo dục, giác ngộ. Anh đã vận động các bạn cùng lứa tuổi trong bản làm nhiệm vụ liên lạc, chuyển công văn, tài liệu, đưa đón cán bộ, trinh sát nắm tình hình địch để cung cấp cho cán bộ.

Tháng 5 năm 1941, Trung ương Đảng quyết định thành lập Đội Nhi đồng Cứu quốc. Kim Đồng là một trong số năm đội viên đầu tiên và được bầu làm đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc. Được rèn luyện thử thách, Kim Đồng luôn thể hiện trí thông minh, lòng dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Rạng sáng ngày 15 tháng 2 năm 1943, Kim Đồng được giao nhiệm vụ canh gác, bảo vệ cuộc họp bí mật của Trung ương Đảng. Địch phát hiện và cho một lực lượng khá lớn bao vây hòng bắt sống các đồng chí lãnh đạo của Đảng. Trước tình thế nguy hiểm, Kim Đồng đã mưu trí đánh lạc hướng, lừa địch tập trung lực lượng và hoả lực về phía mình, đồng thời phát tín hiệu cho các đồng chí cán bộ rút lui an toàn. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh khi anh vừa tròn 15 tuổi, anh đã nêu tấm gương sáng chói cho các thế hệ thanh, thiếu niên và mọi người Việt Nam noi theo.

Ngày 23 tháng 9 năm 1997, Nông Văn Dền (tức Kim Đồng) được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Hình ảnh anh Kim Đồng, một chiến sỹ giao liên cách mạng được giới thiệu trên tem Bưu chính Việt Nam thông qua bộ tem "Kỷ niệm 35 năm truyền thống ngành Bưu điện".

13 tháng 12 2018

- Văn bản 1: Viết báo cáo là không phù hợp, trong tình huống này phải viết đơn để trình bày hoàn cảnh gia đình và để đạt nguyện vọng của mình

- Văn bản 2: Viết văn bản đề nghị là không đúng trong trường hợp này phải viết báo cáo vì cô giáo chủ nhiệm muốn biết tình hình và kết quả của lớp trong việc giúp đỡ gia đình thương bình liệt sĩ và bà mẹ Việt Nam anh hùng

- Văn bản 3: Trường hợp này không thể viết đơn mà phải viết văn bản đề nghị Ban Giám hiệu nhà trường biểu dương khen thưởng cho bạn H.

26 tháng 4 2017

Kim Đồng - người Đội trưởng đầu tiên của Đội, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam.

Tên thật của Kim Đồng là Nông Văn Dền, dân tộc Nùng, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Anh là người đội viên đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Từ nhỏ, Kim Đồng giúp mẹ làm đủ việc trong nhà, ở rừng, ở rẫy. Khi nhận công tác giao liên, Kim Đồng luôn hoàn thành nhiệm vụ. Kim Đồng vừa gan dạ, vừa mưu trí, luôn có sáng kiến bảo vệ tài liệu mật và mọi cuộc họp của cán bộ. Lần cuối cùng canh gác để cán bộ họp bất thường, Kim Đồng thấy lính bao vây, chỉ còn cách nhờ bạn lẻn lối khác về báo cấp tốc, còn mình đánh động để lính chú ý đến mình. Quả nhiên, tên lính bị lừa, tên gần nhất đã thẳng tay nhắm bắn anh. Tiếng súng cũng là tiếng báo động để các cán bộ đang họp thoát nạn. Nhưng chính Kim Đồng gục ngã bên bờ suối ở tuổi 15, hôm ấy là ngày 15/2/1943.

Anh đã nêu một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

k nha

2 tháng 5 2017

Thanks bạn

4. Đọc hai đoạn văn sau:- Đoạn 1:Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả...
Đọc tiếp

4. Đọc hai đoạn văn sau:

- Đoạn 1:

Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả chúng ta hãy nghĩ đến người vất vả chăm bón, vun xới để cho chúng ta quả ngọt đó. Tuy nhiên, câu tục ngữ còn có lớp nghĩa sâu xa khác. Từ “ăn quả” ngầm ý muốn nói đến người được sử dụng, hưởng thụ thành quả của người khác, còn “kẻ trồng cây” ý chỉ đến người tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván. Vậy tại sao lại phải có lòng biết ơn trong cuộc sống này? Có thể thấy trong đời sống tự nhiên và xã hội không có một điều gì là không có nguồn gốc. Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn như cây mọc được nhờ đất, đất lại cần có cây tô điểm... Bởi vậy, biết ơn là cách chúng ta giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Biết ơn chính là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết, lưu truyền từ bao đời nay. Lòng biết ơn là tình cảm xuất phát từ lòng trân trọng công sức lao động của người khác. Nó cũng là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết. Nếu không có lòng biết ơn, sống vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, sống thù hằn, cơ hội, ăn bám vào gia đình và xã hội.

-            Đoạn 2:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cụ kị. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc, hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20- 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam… Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.

trong hai đoạn văn trên, đoạn nào sử dụng phép lập luận chứng minh? Đoạn nào dùng phép lập luận giả thích? Vì sao?

2
20 tháng 3 2020

Đoạn 1 sử dụng phép lập luận giải thích - vì đưa ra những lí lẽ để thuyết phục.

Đoạn 2 sử dụng phép lập luận chứng minh vì đưa ra các dẫn chứng thể hiện truyền thống biết ơn của dân tộc.

21 tháng 3 2020

Đoạn 1: Luận giải thích vì nó dùng những lí lẽ để thuyết phục: VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là bài học sâu sắc về lòng bt ơn. Nghĩa đen, nghĩa trắng,...

Đoạn 2: Luận chứng minh vì đưa ra những dẫn chứng thể hiện truyền thống dân tộc: VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là đạo lý bt ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của n.dân VN.....

FIGHTING#

4. Đọc hai đoạn văn sau:- Đoạn 1:Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả...
Đọc tiếp

4. Đọc hai đoạn văn sau:

- Đoạn 1:

Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả chúng ta hãy nghĩ đến người vất vả chăm bón, vun xới để cho chúng ta quả ngọt đó. Tuy nhiên, câu tục ngữ còn có lớp nghĩa sâu xa khác. Từ “ăn quả” ngầm ý muốn nói đến người được sử dụng, hưởng thụ thành quả của người khác, còn “kẻ trồng cây” ý chỉ đến người tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván. Vậy tại sao lại phải có lòng biết ơn trong cuộc sống này? Có thể thấy trong đời sống tự nhiên và xã hội không có một điều gì là không có nguồn gốc. Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn như cây mọc được nhờ đất, đất lại cần có cây tô điểm... Bởi vậy, biết ơn là cách chúng ta giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Biết ơn chính là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết, lưu truyền từ bao đời nay. Lòng biết ơn là tình cảm xuất phát từ lòng trân trọng công sức lao động của người khác. Nó cũng là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết. Nếu không có lòng biết ơn, sống vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, sống thù hằn, cơ hội, ăn bám vào gia đình và xã hội.

-            Đoạn 2:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cụ kị. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc, hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20- 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam… Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.

trong hai đoạn văn trên, đoạn nào sử dụng phép lập luận chứng minh? Đoạn nào dùng phép lập luận giả thích? Vì sao?

1
19 tháng 3 2020

Đoạn 1 phép lập luận giải thích.

Đoạn 2 phép lập luận chứng minh.

1, viết bài văn ngắn nêu cảm nghĩ về tình cảm gia đình của người lao động , qua chùm các bài ca dao về tình cảm gia đình2,viết bài văn ngắn nêu cảm nghĩ về tình yêu quê hương đất nước con người qua chùm các bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước con người 4, trong ca dao than thân , tác giả dân gian thường sử dụng các hình ảnh ẩn dụ . hãy nêu ý nghĩa  giá trị của các hình ảnh ẩn...
Đọc tiếp

1, viết bài văn ngắn nêu cảm nghĩ về tình cảm gia đình của người lao động , qua chùm các bài ca dao về tình cảm gia đình

2,viết bài văn ngắn nêu cảm nghĩ về tình yêu quê hương đất nước con người qua chùm các bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước con người 

4, trong ca dao than thân , tác giả dân gian thường sử dụng các hình ảnh ẩn dụ . hãy nêu ý nghĩa  giá trị của các hình ảnh ẩn dụ ấy

3,liệt kê những nét tính cách đáng phê phán những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân lao động được đề cập tới trong bài ca dao châm biếm . nhận sét về giá trị của nhũng bài ca dao thuộc đề tài này.

5, chọn 1 bài ca dao châm biếm và phân tích giá trị nghệ thuật gây cười đặc sắc mà tác giả dân giân sử dụng trong bài

6, viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong 1 bài ca dao mở đầu bằng cụm từ thân em

4
5 tháng 10 2018

làm hộ tui tui k cho ahihih, tui cần gấp , pls

5 tháng 10 2018

huhu làm đfi mà

25 tháng 11 2018

Đồng chí Tô Hiệu sinh năm 1912 tại xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hải Dương ( nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Là con trai út trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống yêu nước, ông giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn nhỏ ( 14 tuổi).

Đồng chí Tô Hiệu sinh năm 1912 tại xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hải Dương ( nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Là con trai út trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống yêu nước, ông giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn nhỏ ( 14 tuổi).

Năm 1927, ông lên Hà Nội ở với người anh cả là Tô Tu. Tại đây, ông vừa đi học, vừa tham gia các hoạt động cách mạng trong các tổ chức yêu nước. Cuối năm 1929, Tô Hiệu vào Sài Gòn hoạt động với anh trai là Tô Chấn. Hai anh em bị bắt trong một cuộc họp và bị đầy ra nhà tù Côn Đảo. Tại nhà tù Côn Đảo, Tô Hiệu bị thực dân Pháp giam cầm và tra tấn rất dã man. Ông tham gia tổ chức vượt ngục nhưng không thành và bị địch phạt giam ở hầm xay lúa cùng với đồng chí Tôn Đức Thắng. Chế dộ nhà tù hà khắc đã làm Tô Hiệu bị lao phổi nặng, dù vậy ông vẫn kiên cường tham gia đấu tranh và tiếp tục học tập lý luận cách mạng. Ông được chi bộ Nhà tù Côn Đảo bồi dưỡng trỏ thành đang viên ưu tú, giàu nhiệt huyết, có bản lình chính trị vững vàng.

Năm 1934, ông mãn hạn tù trở về quê hương. Mặc dù bị quản thúc chặt chẽ, nhưng ông vẫn tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng tại Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng; tham gia lãnh đạo phong trào Mặt trận Dân chủ Dông Dương và được bầu vào Thượng vụ Xứ ủy Bắc Kỳ.

Trong hai năm 1936 – 1937, ông tham gia chỉ đạo phong trào cách mạng tại Hà Nội và một số tỉnh khác.

Năm 1938 – 1939, ông được điều vè đặc trách Bí thư Liên khi B ( bao gồm các tỉnh Duyên hải Bắc Bộ, Hải Dương, Hưng Yên và kiêm Bí thư Thành ủy Hải Phòng ).

Cuối năm 1939, ông bị bắt và bị giam tại nhà tù Hải Phòng, nhà tù Hỏa Lò rồi bị kết án 5 năm khổ sai và bị đày lên nhà tù Sơn La vào cuối năm 1940.

Con người cộng sản của Tô Hiệu càng tôi luyện và thể hiện nổi bật trong 4 năm bị giam cầm ở Nhà tù Sơn La, tên tuổi của ông được gắn liền với chi bộ nhà tù. Tại đây, ông bị thực dân Pháp coi là nhân vật cực kỳ nguy hiểm, lấy cớ ông bị lao phổi nặng lên biệt giam ở xà lim hình tam giác, diện tích chưa đầy 4m2 và cách ly hoàn toàn với các tù nhân khác. Mặc dù trong hoàn cảnh đó, nhưng kinh nghiệm hoạt động cách mạng và từng trải qua các lao tù, ông đã tìm cách liên lạc với các tù nhân chính trị và tham gia lãnh đạo đấu tranh. Ông đã cùng các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và một số đồng chí khác thành lập chi bộ nhà tù để đưa ra đường lối và nhiệm vụ cụ thể lãnh đạo của hoạt động của tù nhân chống lại chế độ nhà tù hà khắc, bảo toàn lực lượng cách mạng.

Tháng 5 – 1940, ông được làm Bí thư Chi bộ Nhà tù Sơn La. Nhưng vì sức khỏe yếu, đến tháng 10 – 1941, đồng chí Trần Huy Liệu thay giữ chức Bí thư Chi bộ nhà tù. Trong cuốn " Tinh thần Tô Hiệu '' Đại Tướng Văn Tiến Dũng – người bạn tù của Tô Hiệu – kể lại: Tuy thể xác bị bệnh lao phổi tàn phá, nhưng đồng chí vẫn vượt lên bệnh tật, tổ chức công tác tuyên truyền cách mạng. Biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, mở các lớp học văn hóa, chính trị, quân sự, bồi dưỡng giảng viên, hướng dẫn các cuộc đấu tranh. Tinh thần hi sinh tận tụy vì Đảng, vì dân của anh có sức cuốn hút, thuyết phục cám hóa rất lớn. Đồng chí là người thấy, người anh được mọi người tin yêu cảm phục.

 Có thể nói, Tô Hiệu chính là linh hồn của Chi bộ Nhà tù Sơn La. Từ khi chi bộ ra đời, các hoạt dộng cách mạng trong nhà tù đã có sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, có phương hướng rõ ràng, có tổ chức và phương pháp lãnh đạo đúng đắn. Vì thế, đời sống của tù nhân được cải thiện rõ rệt, tổ chức được nhiều cuộc đấu tranh thắng lợi. Tuyên truyền cho binh lính và đồng bào địa phương hiểu về người cộng sản, từ đó yêu quý và bả vệ những người cộng sản, bồi dưỡng nhiều cán bộ cho Đảng, đóng góp gieo mầm phong trào cách mạng cho tỉnh Sơn La. Đồng chí Nguyễn Văn Trân – cựu tù chính trị tại Nhà tù Sơn La – kể lại: Những thành công to lớn của Chi bộ Nhà tù Sơn La có sự đóng góp công đầu của dồng chí Tô Hiệu. Với bản lĩnh chính trị kiên cường, tinh thần trách nhiệm cao, rất nhạy cảm với cái đúng, cái sai, giải quyết công việc thận trong, chính xác, phẩm chất trong sáng, chí công vô tư, tận tụy hy sinh vì cách mạng. Đồng chí Tô Hiệu đúng là người con cộng sản mẫu mực, người lãnh đạo xuất sắc hiếm có.

 Biết không thể qua khỏi vì lâm trọng bệnh, nhưng ông vẫn cố gắng, một tay ôm ngực một tay biết tài liệu huấn luyện cho Chi bộ Nhà tù, đồng chí nói với anh em: Mình biết chắc sẽ chết sớm hơn mọi người. Vì vậy, mình phải tranh thủ thời gian để chiến đấu, phục vụ cho Đảng, cho cách mạng.

 Chế độ lao tù hà khắc của thực dân Pháp và bệnh tật hiểm nghèo đã cướp đi sinh mạng đồng chí Tô Hiệu ngày 07-03-1944. Ông đã trút hơi thở cuối cùng tại Nhà tù Sơn La khi mới 32 tuổi. Sự ra đi của ông là mất mát lớn, tổn thất nặng nề cho Chi bộ Nhà tù Sơn La và phong trào cách mạng Việt Nam. Ông mất đi để lại niềm tiếc thương vô hạn, sự khâm phục kính trọng cua những đồng chí, bạn tù và dồng bào các dân tộc Sơn La. Cuộc đời tuy ngắn ngủi với 18 năm hoạt động cách mạng, nhưng những cống hiến của ông cho phong trao cách mạng Việt Nam nói chung và phong trào cách mạng Sơn La nói riêng  thì thật là to lớn.

Đại tướng Nguyễn Văn Dũng đã nói: Trong số trăm ngàn liệt sỹ đã hi sinh vì nước, vì dân, đồng chí Tô Hiệu nổi lên như một người mà chính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù thực dân, đế quốc chẳng những không đè bẹp được ý chí cách mạng mà trái lại, nó trở lên như một thứ lửa vàng, hun đúc để trở thành gang thép.

Đồng chí Tô Hiệu mất đi, nhưng tấm gương về tinh thần và ý chí cách mạng vẫn chói sáng. Trong vách tường đá của nhà tù, cây đào mang tên Tô Hiệu vẫn mãi xanh tươi, đó là biêu tượng cho tinh thần bất khuất của những người tù cộng sản, cho sức sống mãnh liệt của cách mạng Việt Nam. Đó cũng là lời nhắc nhở hậu thế rằng: mùa xuân nhân loại – chủ nghĩa cộng sản nhất định sẽ khai hoa hết trái trên đất nước Việt Nam thân yêu. Để ghi nhớ công lao to lớn của ông, sau khi cách mạng thành công, nhiều địa danh tại Sơn La cũng như trong nước được mang tên người anh hùng liệt sỹ Tô Hiệu./.

Việt ✪Kimihiro Watanuki✪ Hoàng  ơi, bạn chép trên mạng mất rồi, không đc z nhé, mik tham khảo hết trên mạng r nhá, nên k qua mắt mik đc đâu

Hãy rút ra bài học từ câu chuyện này Nhà nghèo, bố và mẹ đều mắc bệnh tật nhưng em Nguyễn Thị Mai Thuyên đã có một nghị lực đáng nể phục trong học tập và là tấm gương nghèo vượt khó để các học sinh khác noi gương. Em Thuyên hiện đang là học sinh lớp 7A trường THCS xã Quang Minh (Bắc Quang), con gái đầu của gia đình anh Nguyễn Ngọc Huyến và chị Nguyễn Thị Chiên, trú tại thôn Tân...
Đọc tiếp

Hãy rút ra bài học từ câu chuyện này

 Nhà nghèo, bố và mẹ đều mắc bệnh tật nhưng em Nguyễn Thị Mai Thuyên đã có một nghị lực đáng nể phục trong học tập và là tấm gương nghèo vượt khó để các học sinh khác noi gương. Em Thuyên hiện đang là học sinh lớp 7A trường THCS xã Quang Minh (Bắc Quang), con gái đầu của gia đình anh Nguyễn Ngọc Huyến và chị Nguyễn Thị Chiên, trú tại thôn Tân Lâm, xã Quang Minh.

Sinh ra trong gia đình khó khăn (hộ nghèo từ năm 2009 đến nay), nhà có 2 chị em, cả bố và mẹ đều bị bệnh, nguồn thu nhập chính đều phụ thuộc vào sào ruộng của gia đình... Tự nhận thức được những khó khăn của gia đình, ngoài những giờ học trên lớp em giúp đỡ gia đình làm việc nhà, những công việc phù hợp với sức em, dẫu gia đình khó khăn nhưng thay vì mặc cảm về bản thân, em càng lấy đó làm động lực để phấn đấu vươn lên, kết quả nhiều năm liền em đều đạt học sinh khá và giỏi. Là một trong những tấm gương vượt khó tiêu biểu để nhiều bạn học sinh trong trường noi theo.

Tâm sự về những cố gắng, Thuyên bộc bạch: “Ngoài thời gian học trên lớp, em về nhà cũng chỉ học thêm và xem bài mới trước thôi, thời gian còn lại phụ giúp bố mẹ làm những công việc nhà; mỗi khi em được nghỉ, cứ việc gì em làm được em đều giúp bố mẹ. Với em, chỉ cố gắng học thật tốt thì mới không phụ lòng bố mẹ và thầy cô, ước mơ của em là sau này trở thành cô giáo để dạy chữ cho các bạn có hoàn cảnh giống em”. Với sự cố gắng vươn lên trong học tập, em luôn đạt thành tích cao: Từ lớp 1 đến lớp 3 em đạt học sinh giỏi và từ lớp 4 đến lớp 6 em đều đạt học sinh tiên tiến, đó cũng là thành quả, chứng minh nghị lực vượt khó trong học tập của em trong suốt những năm qua... Chị Nguyễn Thị Sang - một hàng xóm của Thuyên chia sẻ: “Cháu Thuyên rất ngoan ngoãn, chăm chỉ, tuy gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ bệnh tật nhưng không vì thế mà cháu bỏ bê việc học hành, trên lớp cháu học giỏi là trò ngoan của thầy cô, về nhà cháu cũng là một đứa con hiếu thảo của gia đình và mọi người xung quanh”. Không chỉ học giỏi cho bản thân mà Thuyên rất nhiệt tình giúp đỡ các bạn trong lớp, những bài nào các bạn không hiểu rõ em đều giải thích cặn kẽ từng chi tiết cho các bạn hiểu rõ và nắm vững, em cũng được các bạn trong lớp rất quý mến. Nguyễn Thị Kim Thu - một bạn học cùng lớp nhận xét: “Bạn Thuyên trong lớp là người rất hoà đồng, học giỏi, bạn còn hay giúp đỡ em và các bạn trong học tập. Những bài nào em không hiểu em đều hỏi bạn và được bạn ấy giải thích rất nhiệt tình, em rất vui khi có được một người bạn học cùng lớp như bạn ấy”. 

Những thành tích tiêu biểu và nghị lực phi thường vượt khó, học giỏi, em Nguyễn Thị Mai Thuyên xứng đáng là tấm gương để nhiều bạn cùng trang lứa noi theo. Với những nỗ lực cố gắng, hy vọng một ngày không xa những ước mơ hoài bão của em sẽ sớm trở thành hiện thực. 

Thanks nhé

 

1
19 tháng 12 2021

ko hỉu?!~

Nhận xét bài này:Chứng minh nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống trong đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.                                                                                             Bài làm:           Nhân dân Việt Nam ta không chỉ là một dân tộc anh hung, mà còn là một dân tộc có đầy đủ lễ nghĩa, gia giáo mà tất cả mọi người trên thế giới đều nể...
Đọc tiếp

Nhận xét bài này:

Chứng minh nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống trong đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.

                                                                                             Bài làm:

           Nhân dân Việt Nam ta không chỉ là một dân tộc anh hung, mà còn là một dân tộc có đầy đủ lễ nghĩa, gia giáo mà tất cả mọi người trên thế giới đều nể phục. Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn sống trong nhưng tình cảm cao quý của con người. Một trong số đó là lòng biết ơn. Và để cho mọi thế hệ sau này đều có lòng biết ơn, nhân dân ta đã đúc kết thành kinh nghiệm qua những câu tục ngữ truyền miệng. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Uống nước nhớ nguồn”. Tuy có khác nhau về con chữ song cả hai câu tục ngữ đều diễn đạt một chân lí – đó là lòng biết ơn. Khi ta ăn một quả ngon ngọt, ta phải ghi nhớ công ơn của người đã trồng nên nó, người đã bỏ mồ hôi công sức, tiền bạc và thời gian của mình để làm ra những quả ấy. Tương tự như vậy, khi ta uống nước, ta phải biết nó từ đâu mà có, tức là phải biết được cội nguồn dòng nước, biết ơn vì đã góp phần nuôi sống chúng ta. Khi ta hình tượng hoá những câu tục ngữ ấy lên, dễ dàng ta thấy được ý nghĩa to lớn của nó. Vì thế, người Việt Nam ta thường tổ chức các lễ hội để tưởng nhớ công ơn của các vị vua Hùng, các vị tướng, những người có công với cách mạng… Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Dù cho có đi đâu về đâu, cứ đến ngày mùng mười tháng ba âm lịch, hàng triệu người Việt Nam lại đi về Đền Hùng ở Phú Thọ để viếng và tưởng nhớ công ơn của các vị vua Hùng – những người đã có công dựng nước. Lòng biết ơn đó được hiện thực hoá bằng cách chung tay xây dựng Tổ quốc, Bác Hồ từng nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Những đền thờ, miếu mạo thờ các vị tướng có công đánh đuổi giặc ngoại xâm cũng được xây dựng khắp nơi trên đất nước. Lòng biết ơn của người dân ta lại thể hiện ở một khía cạnh khác, đó không chỉ là vật chất mang đi lễ, mà còn là tấm lòng biết ơn vô bờ đến những người đã gìn giữ và bảo vệ tổ quốc thân yêu. Đến ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2, mọi người đều gửi những lời chúc hay những món quà lưu niệm coi như tưởng nhớ công ơn của những người được coi là “thiên thần áo trắng” – những người đã chữa bệnh cho mọi người. Hay ngày 27/7, ngày thương binh liệt sĩ, ngày mà tất cả mọi người đều tưởng nhớ công ơn các anh hung liệt sĩ. Bằng những hành động thiết thực như thăm hỏi thương binh, Mẹ Việt Nam Anh hùng, viếng mộ liệt sĩ… tất cả mọi người đều bày tỏ được lòng biết ơn của mình. Không nói chi xa vời, ngay những ngày giỗ hay dịp Tết hằng năm, người Việt Nam ta cũng thể hiện lòng biết ơn đối với những người lớn trong dòng họ của mình bằng cách tổ chức giỗ, đi tảo mộ, thắp nén hương cho ông bà cũng đủ để thể hiện lòng tôn kính, biết ơn đối với những thế hệ đi trước. Gần nhất với học sinh là ngày 20/11. Như mọi người cũng thấy,vào ngày 20/11,cả nước ta lại rộn ràng trong không khí hân hoan mừng ngày nhà giáo. Những bó hoa tươi thắm,những lời chúc hay những nụ hôn đến từ người học trò, là 1 biểu hiện vô cùng rõ ràng về lòng biết ơn những người lái đò đã đưa thế hệ trẻ vươn xa,sánh vai các cường quốc năm châu mà rộng ra là thể hiện truyền thống nhớ ơn ,biết ơn của dân tộc ta.Những nghĩa cử cao quý trên,tuy khác nhau nơi việc làm,nhưng đều thể hiện rõ dân tộc Việt Nam là 1 dân tộc luôn có lòng biết ơn. Những phong tục, lễ hội truyền thống ấy đã góp phần làm nên một truyền thống tốt đẹp mà nhân dân Việt Nam ta đã gìn giữ từ ngàn đời nay – lòng biết ơn. Vì thế, chúng ta phải ra sức giữ gìn, bảo vệ và phát huy truyền thống ấy. Hiện thực hoá những điều ấy lên để đất nước ngày càng chan hoà, giàu đẹp và văn minh.

8
27 tháng 2 2018

Hay đấy. Cậu tự làm ak

27 tháng 2 2018

Hay lắm.Cắn vú tớ ko?