Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong bài thơ Quê hương, nhà thơ Tế Hanh đã miêu tả rất thành công và chân thực hình ảnh của những người dân làng chài quê ông. Thật vậy, qua hình ảnh của những người dân lao động, nhà thơ Tế Hanh còn đồng thời bộc lộ những tình cảm của mình đối với người dân cũng như làng chài quê hương. Đầu tiên, nhà thơ đã mở đầu bài thơ bằng khung cảnh ra khơi đánh cá người dân làng chài:"Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng. Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá". Người đọc cũng thấy được tình yêu quê hương của nhà thơ đã được gửi gắm vào những vần thơ miêu tả con người và cánh buồm trong bài. Những người dân khỏe khoắn yêu lao động :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang". Những từ như "phăng, mạnh mẽ, vượt" thể hiện được sức vóc phi thường của những người dân chài bình dị, siêng năng và yêu lao động. Thứ hai, hình ảnh những người dân làng chài lại một lần nữa được thể hiện ở những câu thơ miêu tả cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập. Những câu thơ chính là bài ca về lao động, bài ca về khát vọng no ấm của những người dân làng chài. Trong khung cảnh bình dị, no ấm của người dân, hình ảnh những người dân chài bình dị hiện lên. Hình ảnh gợi tả giàu sức biểu cảm "làn da ngăm rám nắng", "thân hình nồng thở vị xa xăm". Người đọc dường như thấy được sự chăm chỉ làm lụng cũng như tình yêu biển, tình yêu lao động của những người dân bám biển siêng năng. Xen lẫn những sự vất vả, họ hàng ngày vẫn bám biển vì miếng cơm manh áo và vì những thứ "xa xăm" trong đời sống tinh thần của họ. Chao ôi, những thứ xa xăm đó chính là tình yêu của họ dành cho biển cả, gia đình và quê hương! Tóm lại, qua bài thơ Quê hương, tác giả Tế Hanh đã miêu tả rất thành công hình ảnh của những người dân làng chài chăm chỉ làm lụng và có tình yêu lao động đáng khâm phục.
Gợi ý :
1. Nội dung
- Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
2. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn hào hùng
- Hình ảnh thơ phong phú, giàu ý nghĩa
- Nhiềuphép tu từ được sử dụng đạt hiệu quả nghệ thuật.
<>Câu phủ định: Ta không thể không ca ngợi tình yêu quê hương tha thiết tình yêu quê hương của tác giả Tế Hanh.
TK:
Nhắc đến thơ Tế Hanh, người đọc sẽ nghĩ ngay tới một hồn thơ tràn ngập tình yêu quê hương, đất nước. Một trong những bài thơ tiêu biểu của Tế Hanh chính là bài "Quê Hương". Một trong những yếu tố góp phần làm nên cái hay của bài là việc thể hiện tình cảm của tác giả trong khổ thơ cuối bài :
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
.......
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
Với cụm từ "luôn tưởng nhớ", ta có thể cảm nhận được quê hương luôn nằm trong tâm hồn , trái tim của tác giả. Tác giả "tưởng nhớ' đến con thuyền, cánh buồm, nhớ những con cá và đặc biệt hơn cả là tác giả nhớ cả cái ''Mùi nồng mặn". Tế Hanh nhớ quê thông qua những hình ảnh hết sức gần gũi , quen thuộc đối với người dân vạn chài và hơn thế, chúng là biểu tượng của làng quê tác giả. Câu thơ cuối cùng với nghê thuật ẩn dụ đã rât thành công trong việc diễn tả nỗi nhớ quê da diết của tác giả. Khổ thơ cuối bài đã thể hiện một cách sâu sắc tình yêu quê và nỗi nhớ quê da diết của Tees Hanh.
Bài thơ được tác giá chia thành 5 đoạn :
- Đoạn 1 (từ đấu đến “Với cặp báo chuổng bốn vô tư lự”) : Lòng uất hận, căm hờn, ngao ngán vì bị giam cấm.
- Đoạn 2 (từ “Ta sông mãi trong tình thương nỗi nhớ” đến “Giữa chôn thảo hoa không tên, không tuổi”): Nỗi nhớ núi rừng.
- Đoạn 3 (từ “Nào đâu những đêm vùng bên bờ suối” đến Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu ?”): Nỗi nhớ vể một thời oanh liệt, tự do.
- Đoạn 4 (từ “Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu” đến “Của chốn ngàn năm cao cả, âm u”): Sự căm ghét khu vườn nhỏ hẹp, giả dối.
- Đoạn 5 (còn lại): Giấc mơ và niềm khao khát được trở lại vùng vẫy chốn rừng xưa.
- Bài tập phần Luyện tập : Mục C.2 ( SHD / Trang 49,50)
- Bài tập Vận dụng :
Bài 1: Đặt câu có dùng 3 trợ từ: “ chính, đích, ngay, ” và nêu t/ dụng của việc dùng 3 trợ từ đó.
Bài 2 : Viết lại 1 -> 2 câu văn có sử dụng trợ từ trong văn bản " Tôi đi học" (Thanh Tịnh)
- Quê hương là nơi gắn bó máu thịt với chúng ta --> xây dựng tình yêu với quê hương --> tiền đề cho tình yêu nước.
- Quê hương đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và hình thành nhân cách của con người ( tạo môi trường cho chúng ta trưởng thành )
- Quê hương khơi dậy những ước mơ, dạy cho chúng ta cách mạnh mẽ đối diện với khó khăn --> tinh thần cống hiến cho cộng đồng xã hội
... ( bạn bổ sung thêm một vài ý nữa để tạo thành đoạn văn nhé )
- Hình ảnh con thuyền cùng trai tráng trong làng ra khơi được miêu tả trong một buổi sớm mai hồng, gió nhẹ, trời trong
⇒ Với biện pháp so sánh, sử dụng một số động từ, tính từ, nhà thơ diễn tả thật ấn tượng, khí thế của con thuyền khi ra khơi