K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Em bé thấy:

 thấy lò sưởi vì rét.

thấy bàn ăn thịnh soạn vì đói.

thấy cây thông Nôel, mong ước được đón giao thừa.

thấy bà hiền hậu hiện ra.

 mong ước hai bà cháu bay lên trời.

Được gọi là những cái kì diệu vì đó là những thứ xảy ra trong tưởng tượng của cô bé, nơi cô bé thấy bình yên và ấm áp, khác xa so với thực tại tàn nhẫn. 

12 tháng 5 2017

Chọn đáp án: D

21 tháng 6 2021

Đáp án: D. Mọi người không hiểu điều kì diệu mà cô bé bán diêm khao khát.

Đọc đv sau:       Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.        Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở 1 xó tường, người ta thấy 1 em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.        Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những...
Đọc tiếp

Đọc đv sau:

       Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. 

       Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở 1 xó tường, người ta thấy 1 em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. 

       Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có 1 bao đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau:" Chắc nó muốn sưởi cho ấm! ", nhưng chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc 2 bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm. "

a, nội dung chính của đv trên

b, những cái kì diệu em đã trông thấy được nói tới trong đv trên là những điều gì ? 

c, qua việc tìm hiểu chuyện em cảm nhận gì về tình cảm của nhà văn ? 

d, trong xã hội hiện đại ngày nay. Đâu đó chúng ta vẫn bắt gặp tiếng rao chào mời của những cô bé bán rong trên các ngả đường. Em hãy tưởng tượng :"cô bé bán diêm" của nhà văn An-đéc-xen là 1 trong số họ và viết 1 đv về điều đó. 

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
20 tháng 12 2018

a. Nội dung: nói về cái chết của cô bé bán diêm

b. Những điều kì diệu em đã trông thấy được là:

- Cơm no áo ấm

- Được sống trong tình thương hạnh phúc cùng với người bà trên trời

c. Tình cảm của tác giả đối với nhân vật: yêu thương, trân trọng, ngợi ca đối với ước mơ, khát vọng của cô bé bán diêm. Bởi vậy mà khi nhà văn viết cái kết đã để nhân vật của mình nở nụ cười trên môi. => em đã được sống hạnh phúc cùng người bà của mình, dù ở trong tâm tưởng.

Trong cuộc đời mình, ai chả có những ước mơ và khát vọng. Với tuổi thơ, tâm hồn đã trong trẻo lại giàu cảm xúc và trí tưởng tượng, nên càng nhiều mơ ước. Cái gì đã làm nên những giấc mơ kì diệu của tuổi thơ vậy? Có lẽ cũng như tôi, bạn phải thừa nhận rằng: văn học đã thắp hồng ngọn lửa mơ ước trong tim ta! Có ý kiến cho rằng: “Văn học đã chắp cánh cho tuổi thơ bao ước mơ và tình thương yêu”....
Đọc tiếp

Trong cuộc đời mình, ai chả có những ước mơ và khát vọng. Với tuổi thơ, tâm hồn đã trong trẻo lại giàu cảm xúc và trí tưởng tượng, nên càng nhiều mơ ước. Cái gì đã làm nên những giấc mơ kì diệu của tuổi thơ vậy? Có lẽ cũng như tôi, bạn phải thừa nhận rằng: văn học đã thắp hồng ngọn lửa mơ ước trong tim ta! Có ý kiến cho rằng: “Văn học đã chắp cánh cho tuổi thơ bao ước mơ và tình thương yêu”. Văn học là một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của đời sống xã hội và con người. Phương thức sáng tạo của văn học được thông qua sự hư cấu, cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua ngôn ngữ. Các tác phẩm văn học đều mang đến những giá trị nhân văn đến cho độc giả. Văn học chính là nơi để độc giả thỏa sức mơ ước và còn thể hiện được tình yêu thương người với người. Chắc bạn cũng đà một lần mơ ước bay lên cung trăng cùng chú Cuội để được đắm mình vào cõi bồng lai tiên cảnh, hay được du ngoạn bốn phương trời cùng tấm thảm bay, ngắm phong cảnh non xanh nước biếc với những dòng sông thơ mộng, những cánh rừng bí ẩn, những ống khói nhà máy cao chọc trời...Phải chăng việc bay lên vũ trụ ngày nay của con người cũng là nhờ những câu chuyện cổ tích xưa đã kích thích sự sáng tạo của nhà khoa học? Các nhà văn quả là “kì tài”, họ đã đi trước nhân loại hàng chục thế kỉ. “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng là tập hồi kí viết về những tháng ngày tuổi thơ cay đắng và khắc nghiệt của chính tác giả - một tuổi thơ mồ côi, chịu bao nhiêu tủi cực, thiếu thốn. Và có lẽ, trong tác phẩm, làm cho người đọc cảm động nhất chính là đoạn trích “Trong lòng mẹ”. Đoạn trích đã cho ta hiểu được tình cảnh đáng thương cùng nỗi đau tinh thần bấy lâu của bé Hồng đồng thời là khát khao tình mẫu tử của bé. Là một cậu bé vô cùng yêu mẹ và thông minh, Hồng tự nhủ với lòng mình “đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến....”. Người đọc còn xúc động hơn nữa khi thấy tình cảm hai mẹ con bé Hồng gặp nhau. Khi mới thấy thoáng bóng ai giống mẹ, bé Hồng đã không kìm được lòng mà chạy gọi theo dù biết nếu đó là nhầm lẫn sẽ là một trò cười xấu hổ nhưng tình yêu thương mẹ của bé khi trỗi dậy đã lôi bé đi, không sao kìm lại được. Được nhìn thấy con, ôm con trong vòng tay, người mẹ như quên hết mọi cực nhọc, đau khổ và cả khuôn mặt đều ánh lên hạnh phúc. Trong lúc nằm trong lòng mẹ, Hồng thấy “Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường” đồng thời có sự liên tưởng kì lạ “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Đó chính là tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý vô ngần! Truyện ngắn " Tôi đi học" của Thanh Tịnh thể hiện rất đầy đủ phong cách sáng tác của tác giả: đậm đà chất trữ tình, đằm thắm, êm dịu, trong trẻo và tràn đầy chất thơ. Truyện đã thể hiện một cách xúc động tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi, chú bé được mẹ đưa đến trường lần đầu tiên trong ngày tựu trường. Cảm xúc bắt đầu được khơi nguồn từ hiện tại với cảnh lá rụng vào cuối thu. Đó là một buổi ban mai đầy sương thu và gió lạnh: Buổi tựu trường xa xưa ấy thật đáng nhớ, cậu con trai bé bỏng được mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi. Con đường đi đến trường là con đường làng dài và hẹp vốn đã quen đi lại lắm lần nhưng tự nhiên chú bé thấy lạ. Cảnh vật quê nhà hình như đều thay đổi bởi lẽ vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Chú bé bảy tám tuổi cảm thấy mình đã khôn, không còn chơi bời lêu lổng lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa. Làm sao quên được buổi tựu trường xa xưa đó. Chú bé cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn khi được mặc chiếc áo vải dù đen dài, cầm trong tay hai quyển vở mới. Chú thêm cảnh mấy cậu học trò bằng tuổi mình áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem. Chỉ cầm hai quyển vở mới, dù tay ghì thật chặt mà chú vẫn cảm thấy nặng, rồi một quyển vở Xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất. Nhìn thấy mấy cậu ôm sách vở nhiều lại còn kèm cả bút thước nữa, chú ngây thơ nghĩ chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. Ý nghĩ, tâm lý ấy của nhân vật tôi đã thoáng qua trí nhớ của mình một cách nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi. Hình ảnh so sánh duyên dáng quá, không hề sáo mòn, công thức: so sánh cái ý nghĩ chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước được so sánh với làn mây lướt ngang trên ngọn núi đã làm nổi bật ý nghĩ non nớt và ngây thơ trong sáng của nhân vật tôi. Khi đứng trước ngôi trường, chú bé càng hồi hộp, bỡ ngỡ. Chú ngạc nhiên trước cảnh đông vui dầy đặc cả người trước sân trường; ai cũng áo quần sạch sẽ, gương mặt vui tươi sáng sủa. Chú đã từng đi bẫy chim quyên với thằng Minh, và ghé lại trường một lần, đi quanh các lớp, cảm thấy trường xa lạ, cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Thế mà buổi tựu trường hôm nay, chú cảm thấy trường Mỹ Lí của mình vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa ấp. Đứng giữa sân trường rộng, chú bé đâm ra lo sợ vẩn Vơ. Phải chăng tâm trạng bồi hồi, bỡ ngỡ là rất thực, rất điển hình đối với tuổi thơ trong buổi tựu trường đầu tiên trong đời mình. Chú bé cũng như những học trò khác bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, con chim đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng, e sợ. Hình ảnh so sánh đặc sắc quá! Tâm trạng vừa khao khát học hành, ước mơ bay tới những chân trời xa. Chân trời ước mơ và hy vọng đã hiện về trong tâm tưởng của tuổi thơ trong buổi tựu trường. Tiếng trống trường, tiếng trống trường ngày khai giảng tiếng trống dù ở đâu và bất cứ thời nào cũng gây chấn động, hồi hộp kỳ lạ. Hồi trông trường của trường Mỹ Lí đã thúc vang dội cả lòng chú bé. Khi học sinh xếp hàng vào lớp, chú cảm thấy mình chơ vơ. Và tất cả học trò đều bắt đầu vụng về lúng túng. Tưởng như không đi mà bị kéo dìu tới trước. Co chân rồi duỗi chân, cứ dềnh dàng mãi. Toàn thân thì run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp. Và khi ông đốc gọi tên, khi ông đốc nói..., các em học trò vào lớp Năm đã lúng túng... càng lúng túng hơn. Nhiều em ôm mặt khóc, nhiều em thút thít. Riêng chú bé thì cố bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước nhưng vẫn dúi đầu vào lòng mẹ tôi khóc nức nở. Có bao giờ, chú quên được cái bàn tay yêu thương của mẹ vuốt nhẹ lên tóc mình. Tuy vậy, chú bé khi xếp hàng vào lớp Năm, được thầy giáo trẻ tuổi tươi cười đứng đón ở cửa lớp, nhưng chú vẫn cảm thấy lẻ loi: trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này. Cảm xúc hồi hộp bâng khuâng dâng lên man mác trong lòng khi ngồi trong lớp, cảm thấy một mùi hương lạ xông lên. Chú thấy lạ và hay hay những hình treo trên tường. Chú nhìn ra ghế và lạm nhận đó là vật của riêng mình, nhìn người bạn tí hon ngồi cạnh không cảm thấy xa lạ mà quyến luyến tự nhiên... Có lúc chú đưa mắt thèm thuồng một cánh chim... Chú vòng tay lên bàn lẩm nhẩm đánh vần bài viết tập Tôi đi học. Tiếng phấn của thầy giáo đã đưa chú trở về thực tế. Tôi đi học là một tiếng lòng man mác, bâng khuâng của một thời để nhớ, một thời để yêu. Kỷ niệm ấy rất đẹp và sâu sắc, vì thế sau này Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường. Truyện "Cô bé bán diêm" của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ, khôn cùng và cái chết vô cùng thương tâm của cô bé. Cô bé đã cạn kiệt về vật chất và bị tổn thương nặng nề về tinh thần. Trong cuộc đời này còn có gì đau đớn hơn khi là môt cô bé bị bỏ rơi, cô đơn, lẻ loi giữa trời. Truyện "Cô bé bán diêm" của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ và cái chết của cô. Trước cảnh ngộ nghèo khổ, cơ cực của cô bé, lòng tôi như đau thắt lại. Có lẽ nào ta lại không cảm thấy xót xa khi nghĩ về hình ảnh cô bé một mình bơ vơ, giữa một không gian mênh mông trong đêm tối, rét cắt da, cắt thịt. Trong khi mọi người được sum vầy vui vẻ trong các căn nhà âm áp, bên lò sưởi kia, thì em bé phải một mình bán những bao diêm, em chẳng được ai quan tâm để ý. Cảnh ngộ đó của cô bé càng làm đau đớn tim ta hơn, vì nó lại xảy ra trong đêm giao thừa, khi tất cả niềm vui và sự đầy đủ ùa vào những căn nhà ấm cúng. Giá như tất cả những hình ảnh tưởng tượng biến thành hiện thực thì em sẽ vui sướng biết bao, khi "ngỗng nhảy ra khỏi đĩa" sẽ mang đến cho em bữa ăn thịnh soạn để vượt lên phút đói lả người. Nhưng một lần nữa, ảo ảnh lại vụt biến, em lại phải đối mặt với "phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu". Không những thế, em còn chứng kiến sự thờ ơ ghẻ lạnh của những người qua đường, hình ảnh tương phản được nhà văn khắc họa làm ta nhói đau trước em bé bất hạnh. Và một lần nữa, que diêm tiếp theo lại sáng bừng lên, để em được sống trong những giấc mơ đẹp nhất của một em bé. Trong một cuộc sống phải từng phút từng giây vật lộn mưu sinh, em đã phải từ giã những niềm vui được đùa chơi của con trẻ. Ánh sáng từ que diêm đã toả ra vầng hào quang lộng lẫy, cho em "một cây thông Nô-en", như đem đến cho em một thiên đường của tuổi thơ: "Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng". Điều trớ trêu nghiệt ngã là tất cả những hình ảnh tươi đẹp ấy em chỉ kịp nhìn nhưng không thể chạm tay vào, bởi lẽ tất cả chỉ là ảo ảnh, như những ngôi sao trên trời mà em không thể với tới. Trái tim ta như nghẹn lại cùng lời kể của nhà văn, bởi lẽ em bé đang dần kiệt sức và sắp phải gục ngã trước cái lạnh chết người của xứ sở bà chúa Tuyết. Đúng thật vậy qua các tác phẩm đã học ta càng hiểu rõ hơn ý kiến trên. Sẽ không chỉ vậy mà còn rất nhiều, rất nhiều các tác phẩm khác đang đợi chờ các bạn ở phia trước.

0
17 tháng 11 2021

Tham khảo :

Sau một giấc ngủ dài, tôi tỉnh dậy và chợt nhận ra đây chính là ngôi nhà yêu dấu năm xưa – nơi gia đình tôi đã sống những ngày thật hạnh phúc. Nhưng thật kì lạ, một màu trắng thần kì bao phủ xung quanh, thoang thoảng đâu đây hương thơm của hoa đồng nội. Tôi hoa mắt chăng? Kia chẳng phải là người bà hiền hậu của tôi sao. Bà lặng lẽ ngồi đan len bên cửa sổ, gương mặt phúc hậu của bà thật quá gần gũi, thân quen. Thấy tôi tỉnh giấc, bà nhẹ nhàng nói: “Cháu thân yêu, lại đây với bà nào”. Tôi chạy đến bên, bà khẽ ôm tôi vào lòng, nhỏ nhẹ: “Cháu yêu quý, tại sao cháu lại muốn lên đây với bà? Cuộc sống trần gian chẳng lẽ quá khổ cực hay sao?”. Tôi nghẹn ngào kể lại cho bà nghe cuộc sống của tôi dưới trần gian sau khi bà mất…

       “Bà ơi, cháu khổ lắm bà ơi!”. Từ khi bà rời xa cháu, gia đình không còn được hạnh phúc như xưa nữa. Cả nhà đã rời ngôi nhà xinh xắn có cây trường xuân bao quanh, nơi cháu đã sống những ngày thật đầm ấm để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn phải nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa của cha cháu. Đêm giao thừa, trời rét mướt, một mình cháu đầu trần, chân đất, bụng đói, dò dẫm bước đi trong đêm tối. Đôi giày đỏ mà bà tặng cháu năm xưa chẳng còn, cái rét cắt da cắt thịt đã làm đôi chân cháu cứng đờ ra. Cửa sổ mọi nhà đều rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Đêm nay là đêm giao thừa mà! Cháu ngồi nép vào một góc tường giữa hai ngôi nhà, thu đôi chân vào, nhưng mỗi lúc cháu càng thấy rét buốt hơn. Mặc dù vậy, cháu không thể nào về nhà nếu không bán được bao diêm hay không ai bố thí cho một đồng xu nào mang về, nhất định cha cháu sẽ đánh. Vả lại ở nhà thì cũng rét thế thôi. Cha con cháu sống trên gác xép mái nhà mà! Đù đã nhét giẻ vào các kẽ hở lớn, gió vẫn thổi rít vào trong nhà. Lúc này đây, đôi bàn tay cháu đã cứng đờ ra.

       “Chà, giá mà quẹt một que diêm để sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?” – cháu nghĩ thầm. Cuối cùng, cháu đánh liều quẹt một que. Diêm bén lửa thật là nhạy, ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực than hồng. Chà! Ánh sáng kì dị làm sao! Cháu tưởng chừng như mình đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng.

       Trông lò lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng. Thật là dễ chịu! Cháu hơ đôi bàn tay đang lạnh cóng trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên. Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế trong đêm đông rét buốt trước lò sưởi thì khoái biết bao! Cháu vừa duỗi chân ra thì lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất. Cháu ngồi đó, tay cầm que diêm đã tắt hẳn, bần thần cả người, nghĩ rằng cha đã giao cho việc đi bán diêm. Đêm nay về nhà thế nào cháu cũng bị cha mắng. Cháu quẹt que diêm thứ hai. Diêm cháy và sáng rực lên. Bức tường như biến thành tấm nệm bằng vải màu. Cháu nhìn thấu vào trong nhà. Bây giờ, bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, bát đĩa dọn ra đầy đủ. Trên bàn ăn là cả một con ngỗng quay. Nhưng điều kì diệu là con ngỗng to nhảy ra khỏi đĩa, mang cả dao ăn phuốc-sét cắm trên lưng tiến về phía cháu. Rồi que diêm vụt tắt, trước mắt chỉ là một bức tường lạnh lẽo, thực tế đã thay thế cho mộng tưởng. Chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào, chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu vi vu và mấy người khách qua đường quần áo ấm áp đi đến nơi hẹn hò. Chẳng ai để ý đến cháu. Rồi cháu quẹt que diêm thứ ba. Ồ, trước mắt cháu là cả một cây thông Nô-en lớn và trang trí thật lộng lẫy. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi, cháu đưa đôi bàn tay về phía cây…nhưng diêm tắt. Hàng ngàn ngọn nến bay lên, biến thành những vì sao trên trời. “Chắc là có ai vừa chết” – cháu tự nhủ.

        Cháu quẹt que diêm nữa vào tường, ánh sáng xanh toả ra xung quanh, và cháu đã nhìn thấy bà. Bà đang mỉm cười với cháu. “Bà ơi – cháu đã reo lên – Cho cháu theo bà với”. Thế là diêm tắt. Cháu rất muốn níu bà lại. Diêm nối nhau chiếu sáng như ban ngày. “Chưa bao giờ cháu thấy bà to lớn và đẹp lão như thế này, bà ạ”. Thế rồi, bà nắm lấy tay cháu. Hai bà cháu ta đã bay vụt lên cao, cao mãi…

        Vậy đó, bà ạ! Cháu đã hằng ước ao được lên đây cùng bà, được sống những ngày tười đẹp của hai bà cháu ta. Vậy là ước mơ của cháụ đã thành hiện thực rồi”. Qua khung cửa gỗ của ngôi nhà, tôi chợt thấy những nàng tiên bé nhỏ đang nô đùa trong ánh ban mai. Tôi chợt nhớ tới bố. Không biết bây giờ bố tôi sống! ra sao? Còn bà cháu tôi thì đã được đoàn tụ rồi.

 

         Nhưng trong tâm trí của tôi, hình ảnh một gia đình êm ấm, khi còn có mẹ, có bà, sống dưới ngôi nhà có dãy trường xuân bao quanh sao thật đẹp, thật ấm áp đến lạ thường.