Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mẹ vẫn thường hay dạy em phải biết giúp đỡ và quan tâm đến mọi người xung quanh. Mỗi lần giúp được ai đó em đều cảm thấy rất hạnh phúc. Chủ nhật tuần trước em vừa giúp bé Na tìm lại món đồ chơi của bé ấy bị thất lạc. Thân bài Bé Na là con của cô hàng xóm nhà em. Bé rất đáng yêu nên cuối tuần em thường sang nhà để chơi cùng bé. Na có nhiều đồ chơi nhưng em ấy đặc biệt thích con gấu bông xám có áo sọc đỏ. Đêm nào không có bé Gấu là Na không sao ngủ được. Chẳng hiểu sao gấu của Na bị mất lúc em ấy ngủ. Cả nhà cô hàng xóm đều tìm khắp mọi nơi mà chẳng thấy. Tối hôm ấy bé Na khóc vì không có gấu, nhìn em ấy buồn bã và luôn miệng đòi “gấu, gấu, gấu” em rất buồn mà không nghĩ ra gấu đang ở đâu. May mắn sáng hôm chủ nhật em đi mua thức ăn cùng mẹ và ngang một khu đất trống, nơi mà tụi em thường hay cùng nhau chơi thả diều hay bắt cào cào. Em chợt nhìn thấy chú chó đen của ba bé Na nuôi. Nó đang quanh quẩn ở đấy cùng những con chó khác trong xóm. Em chợt nghĩ có khi nào nó chính là kẻ đang mang bé Gấu của em Na đi mất? Em liền xin phép mẹ cho em chạy vào đó xem sao. Em tìm quanh những đám cỏ cao thấp mọc kín mít khu đất mà chẳng thấy. Em thất vọng định về thì thấy có vật gì đó là lạ trong ống bê tông cũ. Thì ra đó là con gấu của bé Na, em vui mừng vì đã tìm thấy món đồ chơi mà Na thích nhất. Em chạy thật nhanh về nhà và đưa cho mẹ bé. Cô ấy cảm ơn em và đem khâu lại vết sứt ở tai gấu, giặt gấu thật sạch. Lúc bé thức dậy, biết gấu cưng của mình đã trở về, em ấy vui mừng ôm em gấu vào lòng. Đôi bàn tay nhỏ xíu của Na vuốt vuốt lên má của chú gấu, đôi mắt bé rưng rưng khiến em cũng xúc động theo. Mẹ bé Na bảo bé hầu ạ để cảm ơn em, em hạnh phúc lắm, không phải vì được người khác cảm ơn mà là được nhìn thấy em Na vui cười. Kết bài Được giúp đỡ người khác dù chỉ là một việc nhỏ cũng khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc. Em hứa sẽ vâng lời mẹ và thầy cô thường xuyên giúp đỡ bạn bè, mọi người xung quanh và cố gắng học tập thật tốt để sau này có thể giúp được nhiều người hơn.
Hôm nay nhận được tiền, chị Nhân của tôi sung sướng lắm vì đây là số tiền đầu tiên do công sức của chị làm ra. Hai chị em bàn với nhau sẽ mua tập, mua bút chì vẽ tranh, mua kẹp tóc, ăn phở, uống sữa, ai cũng phấn khởi.
Buổi chiều, ba đi làm về, áo đẫm mồ hôi. Nhìn dáng gầy gầy của ba trong chiếc áo bạc màu có vá đôi chỗ, không ai bảo ai, hai chị em đều nín lặng. Tối đến, chị Nhân bàn với tôi: “Chúng mình dành số tiền này mua tặng ba chiếc áo để đi làm. Em có đồng ý không?” Tôi nhất trí. Thế là hai chị em bí mật mua áo tặng ba. Món quà được chị Nhân gói cẩn thận, đẹp đẽ rồi phân công tôi mang đến tặng ba. Cầm món quà, ba nhìn hai chị em tôi một cách ngạc nhiên. Má cũng ngỡ ngàng không kém ba. Má giục ba mở ra xem. Khi thấy chiếc áo, ba má cùng thốt lên:
– Ồ, chiếc áo! Làm sao các con có được?
Sau khi biết rõ mọi chuyện, ba cảm động ôm cả chiếc áo và hai chị em chúng tôi vào lòng, nghẹn ngào nói:
– Các con của ba ngoan và có hiếu quá!
Thế rồi, những giọt nước mắt cứ long lanh trên đôi mắt của má.
Chuyện xảy ra đã lâu nhưng hình ảnh “chiếc áo hiếu thảo” và gương mặt thân thương của ba má còn hiện tươi rói trong tâm trí tôi. Đó là một kỉ niệm khó quên vì nó giúp tôi nhận ra một điều đẹp đẽ: vui biết bao khi mình biết quan tâm đến người khác.
Chúng ta thường vui mừng trước những việc tốt mà ta đã thực hiện được, đó là một cảm giác vô cùng tuyệt vời vì những hành động của mình được người khác công nhận, hơn hết là chúng ta cảm nhận được những hành động của mình thực sự có ích. Em cũng đã làm được những việc tốt và cũng từng trải qua cảm giác tuyệt vời đó.
Việc tốt mà em đã làm đó chính là giúp bố mẹ làm những công việc nhà. Em là con út trong một gia đình đông anh em, bởi vậy mà em luôn được mọi người trong gia đình yêu quý, quan tâm. Những công việc nhà đều được bố mẹ và anh chị của em lo chu toàn, em hầu như không phải làm bất cứ công việc lớn bé nào.
Em còn nhớ rất rõ đó là vào một ngày mùa, khi cả nhà em đều ra đồng để thu hoạch lúa. Ở nhà vẫn còn một sân thóc đang được phơi khô, khi em đi học về thì không có ai ở nhà, sau khi cất cặp sách vào trong nhà thì em ra mái hiên ngồi nhìn sân thóc. Thỉnh thoảng em lại ra rũi thóc cho thóc khô đều như mẹ em vẫn thường làm. Đây là lần đầu tiên em làm công việc này nên thấy rất thú vị.
Một lúc sau chợt mây đen kéo đến, trời gió rít ào ào, em bỗng thấy lo lắng vì nếu như mưa thì thóc sẽ bị ướt hết, bố mẹ sẽ rất vất vả để phơi lại và rất có thể thóc sẽ bị mọc mầm. Nếu như đợi bố mẹ về sẽ không kịp nên em đã lấy chiếc cào thóc cào gọn lại sau đó dùng chổi quét xung quanh cho gọn vào một đống. Một lúc sau bố mẹ em về nhà, vừa kịp che bạt lên cho thóc thì trời mưa lớn.
Em đã được bố mẹ khen vì việc tốt mà mình đã làm, em thấy vui lắm vì em đã làm được một việc có ích cho bố mẹ. Tuy rất nhỏ bé nhưng lại góp phần đỡ đần để bố mẹ em bớt vất vả. Có thể tự mình làm một điều gì đó thật tuyệt vời, em sẽ thường xuyên giúp đỡ bố mẹ nhiều hơn nữa.
Có một lần, tôi đã làm một việc khiến ba mẹ rất vui lòng. Cảm giác làm được tốt trong lòng thấy vui lắm, vì lúc ấy tôi mới học lớp bốn thôi.
Hôm đó, một ngày chủ nhật, ánh nắng mặt trời trãi khắp không gian chiếu lên những giọt sương còn đọng trên lá cỏ làm nó lung linh như những viên pha lê. Một ngày được nghĩ ngơi thư giản sau một tuần học tập và làm việc vất vã của mọi người. “Một ngày rãnh rỗi mà không đi chơi thì thật là lãng phí thời gian” chỉ nghĩ thôi tôi thấy lâng lâng trong người. Tôi vừa đi ra phòng khách vừa hát “Một ngày mới nắng lên, ta đưa tay chào đón…là…la…lá…lá…la..” thì thấy ba mẹ lăng xăng làm chuyện gì đó, tôi tò mò hỏi “Ba mẹ đang làm gì vậy ạ?” “À! Ba mẹ chuẩn bị đi thăm bạn cũ, đã lâu rồi không còn gặp con à” ba tôi đáp. Mẹ nói với thêm vào “Hôm nay con trông nhà và giúp ba mẹ làm việc nhà nhé! Chiều ba mẹ về có quà cho con”. Nghe mẹ nói xong tôi cảm thấy cụt hứng, những dự định được đi chơi tan biến, chưa làm việc gì mà cảm thấy mệt mỏi. Trước giờ tôi có động tay, động chân vào mấy việc này đâu, có thời gian rãnh là đi chơi với đám bạn nên mệt mỏi là phải rồi.
Ba mẹ tôi vừa ra khỏi nhà thì lũ bạn tôi chạy ùa vào “Linh ơi! Đi thôi!”, một đứa trong bọn la lên, tôi ngạc nhiên hỏi “Đi đâu?” “Mày không nhớ hôm nay là ngày gì à?” Ngân hỏi lại, nó nhìn cái mặt ngơ ngác của tôi và nói tiếp “Hôm nay là ngày sinh nhật Minh Thư lớp mình đấy” Tôi chợt nhớ ra và nói “Chút xíu nữa là quên mất, cảm ơn các bạn nha”. Tôi mời các bạn vào nhà và nói “Chờ tao một chút, đi thay quần áo”. Bước vào trong nhìn thấy nhà còn bề bộn, dơ bẩn tôi chợt nhớ lời mẹ dặn lúc nãy tôi nghĩ bụng “Chết rồi nhà cửa như thế này làm sao mà đi được, với lại buổi tiệc cũng sắp bắt đầu rồi”. Tôi đắn đo cân nhắc có nên đi hay không, nếu đi thì tất cả việc nhà mẹ giao mình không làm chắc mẹ buồn lắm và mẹ phải bắt tay vào dọn dẹp thì càng vất vã. Còn nếu tôi không đi sinh nhật thì Minh Thư sẽ giận và không chơi với tôi nữa, sinh nhật nó bốn năm mới tổ chức một lần vì nó sinh vào ngày 29/2. Tôi phải làm sao đây…? Một đứa ham chơi như tôi đây mà bỏ lỡ một cuộc vui như vầy thì thật là đáng tiếc. Suy nghĩ một hồi lâu, tôi quyết định ở nhà dọn dẹp nhà cửa. Chạy ra cửa nói với đám bạn là tôi không đi được và gởi lời xin lỗi đến Minh Thư. Có thể nó giận và không chơi với tôi thì cũng một thời gian ngắn thôi, thế nào rồi cũng quay lại, tính Thư trước giờ là như vậy.
Tôi bắt tay vào công việc. Bắt đầu là phòng ngủ, sắp xếp lại mền, gối cho ngay ngắn, quét dọn phòng sạch sẽ, kéo rèm lên cho nắng sớm vào phòng. Tiếp đến phòng khách phải quét bụi trên tủ, bàn rửa bộ ấm chén uống trà của ba và lau sạch nền gạch. Bước xuống bếp thấy chén đủa ăn sáng còn ngổn ngang trên bàn, một thau đồ mẹ giặt chưa phơi, trên bếp còn bề bộn xoong nồi, tôi hít một hơi dài và bắt tay vào việc. Trước giờ tôi chưa làm việc này nhưng vừa làm vừa nhớ lại lời mẹ dạy, miệng ngân nga câu hát mà công việc đã xong lúc nào không hay. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy mồ hôi của mình chảy như suối vậy, cảm giác mệt mỏi xen lẫn niềm vui. Thành quả lao động của một cô bé luôn lười biếng, ỉ lại ba mẹ, nhiều lúc ba mẹ nói lắm mới giúp, bây giờ làm việc một cách tự giác và hoàn thành rất tốt công việc được giao, trong lòng thấy vui sướng làm sao! Hạnh phúc biết bao! Thật sung sướng khi mình đã chiến thắng bản thân để vượt lên chính mình.
Khỏi phải nói, chiều đó ba mẹ về, vừa bước vào nhà đã vui cười ba khen “Con gái của ba rất ngoan, biết nghe lời ba mẹ, cảm ơn con rất nhiều” tôi bẽn lẽn “Dạ con đã lớn rồi phải không mẹ”. Mẹ nói “Con mẹ đã lớn rồi, quà của con đây này” vừa nói mẹ vừa lấy trong túi ra một con gấu bông xinh xinh tặng cho tôi “Cảm ơn ba mẹ, con thích lắm”. Mẹ làm cơm chiều thật ngon để đãi tôi vì thành quả lao động của một ngày “làm việc”.
Sau ngày hôm đó tôi suy nghĩ nhiều về bản thân “Mình có thể làm được nhiều việc hơn thế nữa, tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”. Hoàn thành một việc tốt làm cho ba mẹ vừa lòng và mình cũng cảm thấy hạnh phúc nhân lên gấp bội. Về sau tôi làm được nhiều việc hơn, cố gắng giúp đỡ ba mẹ bớt cực nhọc sau những ngày làm việc vất vã. Hôm nay tôi chia sẻ cho các bạn một mốc son trong đời và là một kỹ niệm đẹp làm tôi nhớ mãi.
Trong cuộc sống, ai cũng ấp ủ những giấc mơ cho riêng mình. Bản thân em cũng có nhiều mong muốn nhưng có lẽ điều mà em mơ ước muốn được thực hiện nhất chính là trở thành một bác sĩ giống người bố vĩ đại của mình. Em đang cố gắng hết sức để có thể biến những gì em đang nghĩ trở thành sự thật.
Hồi nhỏ, em đã được nghe mẹ kể về công việc của bố. Muốn trở thành bác sĩ thì cần có rất nhiều yếu tố: lòng nhân ái, sự nhanh nhạy, thông minh, khéo léo, tỉ mỉ và ân cần. Người ta thường nói: “Lương y như từ mẫu”. Mẹ em nói đã là bác sĩ thì phải yêu thương bệnh nhân như người thân ruột thịt, dốc hết công sức để chữa trị cho họ. Ngoài ra, còn phải linh hoạt, từ cách ứng xử với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân đến việc cấp cứu cho bệnh nhân, phải nhanh chóng kịp thời. Khi chăm sóc cho người bệnh thì phải chu đáo, cẩn thận làm sao để họ cảm thấy thoải mái nhất, ít đau đớn nhất. Khi nghe mẹ kể như vậy, lúc đầu em thấy vô cùng sợ nghề bác sĩ. Em thầm nghĩ: "Trời ơi! Làm bác sĩ vất vả vậy bố làm làm gì vậy nhỉ? Bao nhiêu công việc nhàn nhã, lương cao hơn cơ mà?” Nhưng có một lần, bà ngoại em lên cơn đau tim, phải cấp cứu trong bệnh viện và phẫu thuật liền 4 tiếng đồng hồ. Em rất sợ hãi và lo lắng, em sợ sẽ mất bà mãi mãi. Nhưng thật may mắn làm sao, bố và các cô chú đã mang bà quay trở lại với em. Em đã khóc rất nhiều, và kể từ ngày hôm đó em đã quyết tâm để trở thành một bác sĩ chữa bệnh cứu người. Em sẽ không để cho bất cứ người thân yêu nào của mình bị những căn bệnh quái ác hành hạ. Sau hôm ấy, em hỏi bố rất nhiều thứ, khiến bố chóng cả mặt. Cuối cùng bố chỉ nói với em đúng một câu: “Nếu con muốn trở thành bác sĩ thì cần rèn luyện đạo đức từ nhỏ, hãy yêu thương mọi người xung quanh và phải thật mạnh mẽ, đừng quên chăm học nữa nhé!”. Câu nói ấy đã truyền động lực cho em rất nhiều.
Em mong rằng ước mơ được làm bác sĩ của em sẽ thành hiện thực. Dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng em tin với lòng quyết tâm của mình, không gì là không thể.
tham khảo
Một buổi sáng, tôi cùng bạn bè đang vui chơi trước nhà thì một đám mây đen kéo đến. Tất cả chúng tôi chạy vội về nhà mình. Phút chốc, cơn mưa rào ập tới.
Ngồi trong nhà ấm áp, nhìn ra ngoài mưa rơi lạnh buốt, tôi chợt nhớ ra một điều: sáng nay chị tôi đi học không mang áo mưa. giờ này cũng là lúc tan học đến nơi. Tôi vội đội nón, khoác tấm ni lông, tay cầm áo mưa, chạy vội đến trường chị. Vừa vặn lớp chị tôi đang cho học sinh ra. Thấy tôi, chị tôi mừng quýnh, cầm áo mưa ặc vào ngườivà cảm ơn tôi rối rít. Hai chị em tôi ra về dưới trời mưa xối xả. Chân chúng tôi bấm chặt xuống đất cho đỡ trơn. Gió thổi mạnh từng cơn như muốn giằng chiếc nón tôi đội trên đầu. Những giọt mưa gõ lộp bộp xuống nón tôi nghe rất vui tai.
Về đến nhà, trong lòng tôi rất vui sướng vì đã giúp đỡ được chị của mình. Câu chuyện xảy ra đã lâu rồi nhưng đến nay tôi còn nhớ mãi vì đó là một kỉ niệm đẹp của chị em chúng tôi.
HT
Em đã từng giúp mẹ quét nhà, rửa bát ,lau nhà những lúc đó em mới hiểu sự vất vả của mẹ chúc em học tốt
Không thầy đố mày làm nên”, một triết lí dân gian đã được lưu truyền từ bao đời nay. Điều này cho chúng ta thấy người thầy có vai trò to lớn đối với con đường học vấn của mỗi học trò. Dẫu là học trò bán tự, nhất tự (có câu “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” – một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy), huống hồ chi, chúng ta, trong đời ai chẳng là học trò hơn một lần “nhất tự” hiểu theo nghĩa rộng của khái niệm này. Nhưng điều tôi muốn nói đến ở đây là một mặt khác nữa của câu tục ngữ – Đó cũng là lời nhắn nhủ, khuyên răn chúng ta phải nhớ ơn thầy cô.
Mỗi người có được công danh, sự nghiệp thành đạt đều nhờ công ơn dạy dỗ của thầy cô. Những người chiến sĩ trong cuộc chiến sinh tử với giặc ngoại xâm, trong hành trang tinh thần mang ra mặt trận cũng có lời thầy cô. Chúng ta, hẳn đã nhiều người đọc nhật kí của anh Nguyễn Văn Thạc (Nhà xuất bản Thanh niên xuất bản dưới nhan đề Mãi mãi tuổi hai mươi) học sinh trường cấp 3 (THPT) Yên Hòa B – Từ Liêm, Hà Nội. Trang nhật kí ngày 24/5/1972, ghi trước khi anh hi sinh tại chiến trường Quảng Trị hai tháng, bảy ngày sau đó, người học trò này đã nhớ lời dạy thầy giáo cũ – thầy Lưu, và nói rằng, cho đến lúc này, anh mới hiểu hết lời dạy của thầy. Xin được trích đoạn nguyên văn “Lòng tin tưởng ở con người cũng chính là một nét riêng rất độc đáo của lòng nhân đạo – Điều này thầy Lưu đã nói rất nhiều lần với mình từ 3 năm trước, từ hơn 2 năm trước – Nhưng đến giờ mình mới hiểu một cách sâu xa và đầy đủ nhất”. Người học trò Nguyễn Văn Thạc hiểu và xác định đúng đắn lẽ sống của đời mình. “Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc dời một tâm hồn chính trực và cao cả – Biết yêu và biết ghét – Biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thượng, vươn lên trên tất cả những những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi. Phải, mình phải sống như vậy, phải cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn như thế – Đây là mơ ước, là nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách nhiệm mình phải làm. Phải làm”. Chính vì thế ta không thể quên được công ơn của thầy cô.
Thầy cô giáo là người hướng dẫn, bồi dưỡng, truyền đạt cho ta những kinh nghiệm mà nhân loại đã tích luỹ trong suốt quá trình lịch sử lâu dài về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và kinh nghiệm sống để mở rộng trí óc cho chúng ta. Thầy cô không chỉ cho chúng ta tri thức mà còn rèn luyện cho chúng ta bài học LAM NGUOI
Tham khảo:
Một cậu bé vui sướng cầm tiền mẹ vừa cho ra phố mua kem. Bỗng cậu gặp một ông lão ăn xin già yếu. Ông chìa bàn tay gầy gò, run rẫy trước mọi người để cầu xin sự giúp đỡ. Nhưng không ai để ý đến những lời của ông lão. Lúc đó cậu bé thầy vậy liền nghĩ rằng:"Nếu mình cho ông lão số tiền mà mình đang định đi mua kem này thì chắc chắn ông ấy sẽ rất vui...Nhưng nếu cho ông lão đó rồi thì sẽ không còn tiền đi mua kem nữa". Sau khi suy nghĩ một hồi lâu thì cuối cùng cậu ấy đã đi đến chỗ ông lão, cho ông ấy số tiền mình đang có và nói:
- Ông hãy lấy số tiền này và đi mua thứ gì ăn nhé!
Ông lão gật đầu và cảm ơn cậu bé rất nhiều. Sau khi giúp ông ấy thì cậu bé cảm thấy rất vui mặc dù cậu đã không còn tiền mua kem nữa.
Bạn tk
Mùa thu luôn luôn là mùa được các nhà thơ ưu ái chọn để sáng tác ra những bài thơ hay làm xao xuyến lòng người. Mùa thu cũng là mùa làm cho tâm trạng của em như bồi hồi, lay động.
Đúng như vậy. Mùa thu có lẽ là mùa làm con người ta buồn. Nhưng đôi khi ta lại cần một khoảng lặng để nhìn lại những gì mà một phần cuộc sống đã đi qua. Mùa thu bắt đầu từ tháng bảy và kết thúc vào tháng chín. Lúc ấy, tiết trời đã sang thu và thay đổi hẳn. Mặt trời không còn những tia nắng chói chang, rực lửa như mùa hè kia nữa mà thay vào đó là một không khí mát mẻ hẳn lên. Những tia nắng nhẹ len qua những kẽ lá, những cơn gió heo may thổi mát lạnh làm tung mái tóc ai. Bầu trời cao và trong xanh hơn, còn đám mây thì cứ thế trôi bồng bềnh đi đâu ta không hề biết trước. Mùa thu là mùa của gió heo may, của những làn sương mù và không khí se se lạnh làm ta phải khép nép trong chiếc áo cánh mỏng. Cái đặc biệt nhất của mùa thu chính là sự thay đổi của thiên nhiên. Cây cối khắp mọi nơi bắt đầu rụng lá. Trên cành cây chỉ còn cái màu vàng đặc trưng phủ khắp không gian. Những chiếc lá vàng rồi dần chuyển sang đỏ sau đó cứ thế men theo chiều gió mà rơi rụng xuống đất. Mặt đất phủ đầy xác lá rơi làm cho ta cảm nhận mùa thu thật đẹp nhưng cũng thật buồn. Thỉnh thoảng chỉ cần một làn gió thổi nhẹ là lá cây lại trút xuống trong vô thức. Mùa thu mặt hồ tĩnh lặng, không một làn sóng. Những con chim cũng bay đi phương trời nào làm cho cảnh vật có vẻ ảm đạm. Nhưng rồi mùa thu sẽ qua và cây cối khi sang xuân sẽ lại đâm chồi nảy lộc khoác cho mình bộ áo mới. Em thích mùa thu vì là mùa của trăng tròn tháng 8, mùa của những trái bưởi chín mọng và của những đêm rằm phá cỗ. Mùa thu thật buồn mà cũng thật vui.
THAM KHẢO : mik gộp 2 bài lại với nhau nên chọn ý ra rồi
Mỗi năm có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nhưng em yêu nhất mùa thu. Mùa thu có Tết Trung thu với ông trăng tròn và chị Hằng xinh đẹp. Mùa thu với hương hoa sữa tràn ngập. Lại thêm làn gió mát đưa hương hoa ủ ấp trong từng nếp áo của người qua đường. Mùa thu còn có vị ngọt giòn của trái hồng chín, vị chua giôn giốt của trái ưởi tròn treo lơ lửng như những đứa con đầu tròn trọc lốc của bà mẹ cây . Nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là nắng thu. Nắng vàng tươi rực rỡ. Chúng nhuộm những chiếc lá bàng thành một màu quyến rũ. Nắng tràn ngập khắp nơi, nắng xao động theo bước chân em tới trường. Mùa thu đẹp thật.Mùa thu bắt đầu từ tháng bảy đến tháng 9 trong năm. Mùa thu thời tiết rất mát mẻ, làm dịu đi cái nắng gay gắt của mùa hạ chói chang. Mùa thu là mùa tựu trường của tất cả các bạn học sinh sau một thời gian dài nghỉ hè. Mùa thu trẻ nhỏ được vui rước đèn đón tết trung thu và múa sư tử. Em rất yêu thích mùa thu.
Hôm ấy là một ngày đẹp trời lại là ngày nghỉ học, em cùng với Trung rủ nhau ra công viên hóng mát. Tình cờ chúng em gặp được bốn bạn trai cùng lớp. Đó là Phát, Hoàng, Độ, Dũng. Sau khi dạo một vòng quanh công viên, chúng em lại ngồi đối diện nhau trên hai dãy ghế, ngắm nhìn cảnh vật xe cộ qua lại và kể cho nhau nghe những chuyện cười đọc được trang báo “Nhi Đồng” và “Khăn quàng đỏ”. Cả bọn cười nói rôm rả. Bỗng, Độ phát hiện thấy dưới ghế ngồi có mấy ống chích (ống kim tiêm). Độ lấy que hất ra ngoài rồi nói: “Có lẽ đây là mấy ống chích của mấy người nghiện xì ke đấy”. Em suy nghĩ một lát rồi đề nghị: “Tụi mình về nhà lấy que gắp rồi ra đây chúng mình đi khắp công viên gom lại bỏ vào thùng rác đi. Để thế này nguy hiểm lắm! Mọi người đều đồng ý. Sáng đó chúng em gom được một bọc, ước chừng vài chục ống chích, đem bỏ vào thùng rác. Việc làm của chúng em tuy không lớn nhưng đứa nào đứa nấy đều cảm thấy vui, vì mình đã làm được một việc tốt, góp phần bảo vệ môi trường.
Tham khảo ....Không có ý gian lận !
Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.
Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.
Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc?
Bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hổ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi…
hông! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!
Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.
Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chi có một chú trực ban. Thấy em ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:
– Có chuyện chi đó cháu?
– Dạ thưa chú, cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người mất ạ!
Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:
– Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu minh xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản.
Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai trăm ngàn tiền mặt. Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu Cầu em viết tên và địa chỉ xuống phía dưới.
Sáng thứ hai tuần sau, em được thầy Hiệu trưởng và cô Tổng phụ trách tuyên dương trong tiết chào cờ. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt của toàn trường khiến em vô cùng xúc động. Buổi tối, gia đình em tiếp một người khách lạ. Đó chính là chủ nhân của chiếc túi. Bác cám ơn em mãi và tặng em một trăm ngàn để mua sách vỏ và đổ chơi nhưng em kiên quyết từ chối.
Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui.
K CHO MK NHA!
CHÚC BN HC TỐT!
^ ^
Trưa thứ năm tuần trước, trên đường đi học về em đã làm được một việc tốt mà đến giờ nghĩ lại em vẫn còn thấy vui đó là em đã giúp một bà cụ sang đường.
Hôm đó trên đường đi học về trời nóng oi bức đến ngột ngạt, không có lấy một cơn gió thoảng qua khiến không khí như cô đặc lại. Đến đoạn ngã tư gần trường em, xe cộ đi lại tấp nập, nườm nượp, còi xe inh ỏi. Nào là xe phụ huynh đến trường đón con, nào là khách đi qua đường. Ai ai cũng hối hả như nhanh chóng để về nhà thật nhanh cho thoát khỏi cơn nóng khủng khiếp này. Đến đứng đợi ở cột đèn giao thông để sang đường, bất giác em nhìn thấy một bà cụ cũng đang đứng đợi ở đó. Một tay bà xách túi đồ, tay kia chống gậy, dáng bà gầy gầy lưng còng. Chân bà cứ định bước xuống lòng đường rồi lại rụt lại về phía vỉa hè. Em thầm nghĩ chắc bà chưa quen sang đường. Nghĩ vậy em liền chạy đến bên bà rồi nói:
- Bà ơi, để cháu dắt bà sang đường nhé!
Bà ngẩng đầu lên xúc động đáp:
- Cảm ơn cháu nhé. Bà muốn sang nhà con gái bà ở bên kia đường nhưng xe cộ đông đúc quá nên bà không dám sang.
Thế là hai bà cháu nắm tay nhau cùng sang đường. Sang đến bên kia đường bà rưng rưng xúc động:
- Cảm ơn cháu nhé, cháu thật là một cô bé ngoan.
Chia tay bà cụ rồi, em còn suy nghĩ mãi. Những cụ già ta gặp hàng ngày trên đường cũng giống như ông bà chúng ta ở nhà. Em nghĩ rằng, mình cần biết yêu thương và giúp đỡ các cụ nhiều hơn.
Về tới nhà em kể cho bố mẹ nghe câu chuyện đó, mẹ xoa đầu và khen em ngoan. Em thầm hứa sẽ cố gắng làm thật nhiều việc có ích hơn nữa để giúp đỡ mọi người.