Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong sách có thì pk.
NX thì bạn kể ra:
- Nhân dân ta có tinh thần đoàn kết
- Luôn luôn yêu nước
- Không bao h đầu hàng trc kẻ địch mà chống lại chungs
Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vì: + Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng. + Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế,buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam.
Âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp:
* Âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh”:
- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Với âm mưu chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
- Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
- Sau 5 tháng, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.
* Âm mưu “chinh phục từng gói nhỏ”:
- Thất bại với âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” ở Đà Nẵng, Pháp chuyển hướng vào Gia Định.
- Ngày 24-2-1861, Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa, thừa thắng quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.
- Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.
Hoàn cảnh của hiệp ước Giáp Tuất 1874 như sau:
Chiến thắng của nhân dân ở Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang cực độ và tìm cách thương lượng, còn quân và dân ta phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.Ngược lại, triều đình phong kiến nhà Nguyễn thì lại lo sợ nên đã vội vã kí với quân Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất. Điều này trước mắt để quân Pháp rút khỏi Hà Nội cùng các tỉnh Bắc Kì, nhưng vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở các bước xâm lược về sau.Bên cạnh đó, năm 1874 Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân của Lưu Vĩnh Phúc đã giết chết Francis Garnier tại Hà Nội. Trước tình hình trên Pháp đồng ý nghị hòa bằng Hiệp ước Giáp Tuất.Nội dung:
+ Triều đình Huế thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ là đất thuộc Pháp
+ Công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình của Pháp
+ Nền ngoại giao VN lệ thuộc vào đường lối đối ngoại của Pháp
-> Hoàn toàn biến nước ta thành nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa, làm mất thêm một phần chủ quyền quan trọng về chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại Việt Nam.
Nhận xét
- Trều đình đã chính thức đầu hàng , nhu nhược trước sự xâm lược của Pháp
- Với việc làm đó thì trều đình đã từ bỏ 1 phần trách nhiệm trong việc tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống Pháp
- Đồng thời nó cũng thể hiện chỉ vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội lại một phần lợi ích dân tộc
- Có thể nói Triều đình sớm tỏ ra hoang mang và dao động trước Pháp nên dẫn đến nhữngvệc làm ngu ngốc và tội lỗi
- Cùng với nội dung kí kết đó triều đình đã lại tiếp tục phản bội lại lợi ích của dân tộc và lợi ích của nhân dân nên từ đó tạo đà cho Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta
Ý 1:
Nguyên nhân dẫn đến hiệp ước Giáp Tuất:
- Thực dân Pháp gặp khó khăn sau thất bại ở Cầu Giấy( 1874)
- Nhà Nguyễn mang nặng tư tưởng thương thuyết với Pháp
Nội dung của Hiệp ước
- Thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì
- Mở các cửa biển ở Thị Nại, Ninh Hải,...
- Người ngoại quốc muốn đi vào Việt Nam phải có giấy thông hành do Pháp cấp
Ý 2:
Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược. Điều này thể hiện lần lượt qua nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp:
- Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán,...
- Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
- Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.
=> Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta. Thông qua các Hiệp ước cho thấy: các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn.
=> Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
Nhận xét: Làm mất đi quyền độc lập của nhân dân ta. Đẩy nhân dân ta vào thời Pháp thuộc, đưa đất nước vào thời kì lệ thuộc và biến nước ta thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.
Tinh thần chống Pháp của nhân dân (Tham khảo)
+ Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Nhân dân ta kết hợp với quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã anh dũng chống trả. => làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp.
+ Khi Pháp đánh vào Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).
+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.
- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau:
+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,...
- Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.
a. - Nguyên nhân:
Từ giữa thế kỉ XIX, thực daan Pháp cùng các nước phương Tây chạy đua giành giật thị trường ở khu vự Đông và Đông Nam Á, trong đó Việt Nam có một vị trí chiến lược đặc biệt, giàu tài nguyên, khoáng sản và nguồn nhân công rẻ mạt.
- Pháp chọn Đà Nẵng là nơi khởi đầu cuộc chiến vì:
Đà Nẵng nằm trên địa phận của tỉnh Quảng Nam rộng lớn, đông dân, trù phú lại có của biển sâu, tàu chiến Pháp dễ dàng hoạt động. Sau khi chiếm được Đà Nẵng, thực dân Pháp có thể dùng nơi đây làm bàn đạp tấn công ra Huế, buộc triều đình nhà Huế đầu hàng.
b.
- Xuất xứ : Khi Nguyễn Trung Trực bị bắt và đưa ra chém , ông đã khẳng khái nói :" Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây.
- Ý nghĩa: Khẳng định tinh thần quyết tâm đánh Pháp đến cùng của nhân dân ta
- Chứng minh:
+ Mặt trận Đà Nẵng : Ngay khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng xâm lược, nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu và thực hiện "vườn không nhà trống"
+Mặt trận Gia Định: Khi Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì, các đội khỏi nghĩa binh ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây tiêu diệt dich
+ Miền Đông Nam Kì: Khi Pháp chiếm 3 tỉnh Đông Nam Kì, các toán nghĩa quân của Trương Định, Nguyễn Trung Trực chiến đấu anh dũng, lập nhiều chiến công
Sau khi triều Nguyễn kí hiệp ước Nhân Tuất ( 1862-1864)..
+Miền Tây Nam Kì: Khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì:
Đấu tranh vũ trang: Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Trương Quyền..lãnh đạo nhân dân đánh giặc
Đấu tranh bằng văn học: Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp, Phan Văn Trị...
+ Mặt trận Bắc Kì: Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì
- Triều đình Huế nhu nhược, thụ động, không kiên quyết phối hợp với nhân dân chống thực dân Pháp ngay từ đầu. Vì vậy đã bỏ lỡ cơ hội đánh đuổi giặc Pháp.
+ Ngày 17-2-1859, quân Pháp tấn công thành Gia Định. Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã mặc dù có nhiều binh khí, lương thực.
+ Tháng 7-1860, phần lớn quân Pháp bị điều động sang Trung Quốc, lực lượng còn lại rất mỏng. Nhưng quân triều đình lại cố thủ ở trong Đại đồn Chí Hòa.
cảm ơn bạn nhưng còn phần so sánh với nước ta thì sao ạ ?