K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2021

Tham khảo!

Có nhà văn nào đó đã từng nói "Nơi lạnh nhất Trái Đất không phải là bắc cực, mà là nơi không có tình thương". Tình thương là giá trị cao quý tốt đẹp ở đời, có thể nâng niu cuộc sống con người. Có rất nhiều biểu hiện của tình thương, trong đó có sẻ chia. Cuộc sống thay đổi, sự sẻ chia trong xã hội hiện nay cũng khiến mọi người có nhiều suy nghĩ. Vậy sẻ chia là gì? Có thể hiểu sẻ chia là cùng người khác san sẻ niềm vui, nỗi buồn. Nó hoàn toàn trái ngược với thái độ vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác. Người biết sẻ chia là người có tấm lòng nhân ái thấu tình đạt lí và tinh tế, biết lắng nghe biết thấu cảm. Tại sao cuộc sống lại cần có sự đồng cảm, sự sẻ chia? Chúng ta cần hiểu rằng cuộc sống luôn có những thăng trầm, khó khăn, không có ai mãi mãi vui vẻ, hạnh phúc, không có ai không gặp phải những nỗi buồn đau trong cuộc đời. Để có thể vượt qua những thử thách đó, ai cũng cần có sự san sẻ, động viên. Một cái ôm, một cái vỗ vai hay đơn giản chỉ là một phút im lặng lắng nghe cũng có thể khiến cho một người trở nên nhẹ nhõm hơn. Có những người bởi vì cất giấu tâm sự một mình mà u uất trầm cảm dẫn đến những hậu quả thương tâm. Cuộc sống sẽ trở nên ra sao nếu mộ người lạnh lùng vô cảm thờ ơ với khó khăn đau khổ của người khác?

Viết đoạn văn ngắn (7-10 dòng), nêu suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của nhân dân ta. Là một học sinh, em cần phải làm gì để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc?Câu III  a.  Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn có đủ ba phần mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.0,25b. Xác định đúng vấn đề của đoạn: nghị luận về truyền thống yêu nước của dân tộc.0,25c. Trình bày nội dung theo...
Đọc tiếp

Viết đoạn văn ngắn (7-10 dòng), nêu suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của nhân dân ta. Là một học sinh, em cần phải làm gì để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc?

Câu III

 

 

a.  Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn có đủ ba phần mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề của đoạn: nghị luận về truyền thống yêu nước của dân tộc.

0,25

c. Trình bày nội dung theo nhiều cách, theo các gợi ý sau:

 

* Mở đoạn: Khẳng định truyền thống yêu nước của dân tộc ta từ xưa đến nay.

* Thân đoạn:

- Trình bày được truyền thống yêu nước của dân tộc  qua các chặng đường lịch sử.

- Những điều học tập được từ thế hệ đi trước.

* Kết đoạn: Bản thân sẽ phát huy truyền thống yêu nước.

0,5

 

 

0,5

 

0.5

 

0,5

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẽ trong cách diễn đạt.

0,25

 

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảo bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0.25

 

0
14 tháng 3 2022

REFER

Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì đất nước Việt Nam. Những cô gái trẻ độ tuôi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận. Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận. Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến... Tất cả những công dân Việt Nam,họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết... nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi bị tật nguyền, bị mất đi đôi chân hoặc cánh tay, tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh. Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, rằng dù có bị tật nguyền cũng phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm. Dường như trong dòng máu của mỗi công dân Việt Nam đều đã có sẵn tinh thần bất khuất ầy. Nó sẽ không bao giờ chịu khuất phục bởi chiến tranh, luôn sống mãi trong tim mỗi con người, mỗi công dân Việt Nam

14 tháng 3 2022

tham khảo

Yêu nước là truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời của nhân dân ta. Trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước đến hôm nay đã trở thành niềm tự hào của cả dân tộc. Qua bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, chúng ta càng có thêm nhiều cảm nhận sâu sắc về tinh thần đẹp đẽ cao quý này.

"Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" là đoạn trích trích trong văn kiện "Báo cáo chính trị" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được trình bày tại Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam tháng 2 năm 1951. Ra đời trong thời kỳ kháng chiến, văn bản đã khẳng định yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta vô cùng mạnh mẽ, được thể hiện rõ ràng, sâu sắc nhất trong các cuộc chiến đấu chống xâm lăng. Đồng thời trở thành sức mạnh chiến thắng các thế lực thù địch.

Đó là những nhận định vô cùng đúng đắn. Yêu nước là yêu thương, trân trọng đất nước. Có rất nhiều biểu hiện của tinh thần yêu nước, bao gồm niềm tự hào, tự tôn dân tộc, sự tôn trọng lịch sử, ý thức hành động, bảo vệ và xây dựng đất nước.

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta vô cùng mãnh liệt và mạnh mẽ. Điều này được chứng minh qua thực tế lịch sử. Đặc biệt là trong những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Đất nước ta đã trải qua bao cuộc chiến, chịu xâm lăng của bao thế lực, nhưng nhờ có tinh thần yêu nước, chúng ta đã chiến thắng. Từ thời phong kiến xưa kia, nhân dân ta đã đồng lòng đồng sức đánh giặc. Giống như chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc đến trong văn bản, tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã "kết thành làn sóng mạnh mẽ", "nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước". Lịch sử ta đã ghi lại rất nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Đó những chiến thắng vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Chúng ta có thể đánh thắng quân Nam Hán, 3 lần thắng giặc Nguyên - Mông,... đánh thắng giặc Pháp xâm lược, giành lại độc lập dân tộc, đánh tan quân Mỹ thống nhất đất nước. Không chỉ nhờ vào chiến thuật quân sự khéo léo mà phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Bởi vì yêu nước, họ quyết tâm bảo vệ từng tấc đất, từng cái cây ngọn cỏ trên bờ cõi quê hương. Họ cam chịu nhẫn nhịn, chờ thời cơ vùng lên. Họ không ngại hi sinh, đổ xương đổ máu và cả tính mạng. Tất cả đều vì yêu nước. Nếu không yêu nước, những năm tháng chiến tranh gian khổ ấy, hàng nghìn thanh niên sẽ không tự nguyện rời xa gia đình lên đường đánh giặc. Hàng nghìn thiếu nữ sẽ không tự cắt đi mái tóc dài, từ bỏ thanh xuân tươi đẹp để trở thành những nữ thanh niên xung phong. Họ "quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh", họ ra đi khi tuổi xuân còn đang dang dở. Tất cả bởi vì tinh thần yêu nước rực cháy trong tim.

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trải dài lịch sử xưa kia, đến thời đại ngày nay vẫn vô cùng mạnh mẽ. Thế hệ trẻ không ngừng vượt khó, cố gắng học tập để trở thành người có ích cho đất nước, đưa đất nước "sánh vai với các cường quốc năm châu". Nhân dân cả nước đồng lòng, cùng dựng xây Tổ quốc ngày càng lớn mạnh. Người nông dân hăng say lao động sản xuất, người giáo viên miệt mài bên trang giáo án bồi dưỡng những chủ nhân tương lai của đất nước. Người doanh nhân nỗ lực đóng góp cho nền kinh tế ngày càng lớn mạnh... Mỗi người mỗi thế mạnh, mỗi lĩnh vực, mỗi nhiệm vụ khác nhau, hợp sức xây dựng đất nước. Thời điểm dịch bệnh Covid 19 bùng phát, tinh thần yêu nước của nhân dân ta càng thể hiện rõ ràng hơn. Người người nhà nhà nghe theo chỉ đạo của Đảng, ở yên tại chỗ để hạn chế lây lan dịch bệnh.

Khi có tin 20 hành khách người Hàn Quốc chê bai điều kiện cách ly và lan truyền thông tin sai lệch về Việt Nam, cả dư luận đã trỗi dậy. Họ cùng nhau bảo vệ danh dự dân tộc bằng những hành động thiết thực. Tạo thành làn sóng mạnh mẽ trên mạng xã hội, giúp bạn bè thế giới nhìn nhận sự thật. Đó đều là những biểu hiện của tinh thần yêu nước.

Tinh thần yêu nước được Bác Hồ ví như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy, có khi lại cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Chúng ta cần làm sao để thể hiện, trưng bày nó ra ngoài. Không những cố gắng dựng xây đất nước ngày càng lớn mạnh mà còn cần có ý thức tự tôn dân tộc. Bên cạnh những trái tim yêu nước mãnh liệt, vẫn có một bộ phận tiêu cực, chống đối Nhà nước, có nhiều hành vi nguy hại cho xã hội. Chúng ta cần phối hợp theo sự chỉ đạo của Đảng, của Nhà nước để loại bỏ. Chống các thế lực thù địch, những bộ phận tiêu cực đồng thời cũng phải giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" đã nêu ra rất nhiều bài học ý nghĩa. Cha ông ta đã vất vả bảo vệ và dựng xây đất nước bằng tinh thần yêu nước tha thiết. Thế hệ chúng ta cần biết trân trọng và phát huy tinh thần đó, vì đất nước hạnh phúc và vững bền.

27 tháng 4 2017

chị học trường nào vậy ạ

20 tháng 9 2017

Trả lời giúp e về e cũng dang cần

15 tháng 5 2022

Tham Khảo:
-Đoạn văn về thói vô trách nhiệm:

Tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất đáng quý nhất của con người. Tinh thần trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy cho người khác. Trong công việc và cả cuộc sống, tinh thần trách nhiệm chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là nguồn động lực thúc đẩy ta nỗ lực và hoàn thiện bản thân trước những khó khăn, thử thách. Đồng thời, nhờ có phẩm chất này, ta có thể chiếm được lòng tin, sự tôn trọng và yêu quý từ người khác, từ đó, dễ dàng vươn tới thành công hơn. Trái với tinh thần trách nhiệm là thói vô trách nhiệm. Thói xấu này đáng bị phê phán là lên án. Là học sinh, chúng ta cần phải xây dựng tinh thần trách nhiệm từ những hành động nhỏ hàng ngày: từ hoàn thành bài tập, tuân thủ luật giao thông, dũng cảm nhận và sữa lỗi khi phạm sai lầm... Hãy có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội.
-Đoạn văn về truyền thống yêu nước của dân tộc ta:

Yêu nước là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Không chỉ trong quá khứ, mà ngay cả hiện tại, truyền thống đó vẫn được gìn giữ và phát huy. Lòng yêu nước được thể hiện qua những hành động thật đơn giản mà ý nghĩa. Thế hệ trẻ cần cố gắng học tập tốt, rèn luyện phẩm chất để trong tương lai có thể đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Là một công dân toàn cầu, việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là cần thiết, nhưng vẫn phải trên cơ sở giữ gìn được những nét truyền thống của bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, chúng ta cũng cần có lòng quyết tâm, kiên trì bảo vệ đất nước trước mọi nguy hiểm như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh. Mỗi người trẻ cũng cần tránh xa những lối sống ích kỉ, thực dụng để rồi có những việc làm ảnh hưởng đến lợi ích của quê hương, đất nước.
-Đoạn văn về đức tính giản dị trong đời sống:

Giản dị là một đức tính tốt đẹp của nhân dân ta. Giản dị là đơn giản không xa hoa, lãng phí. Chúng ta phải sống giản dị vì ta sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng. Bác Hồ là tiêu biểu của con người giản dị. Bác ăn bữa cơm chỉ có vài ba món. Sau khi ăn Bác luôn dọn sạch và khi ăn không để rơi hạt cơm nào. Hiện nay đã có nhiều người biết sống giản dị, đơn giản. Trong đó cũng có nhiều người vẫn chưa biết sống giản dị mà lại sống quá lãng phí, xa hoa. Mọi người ơi, chúng nên noi theo gương Bác phải sống thật giản dị và đơn giản. Một tấm gương trong lối sống giản dị. Sống giản dị không chỉ là thể hiện của sự văn minh mà còn là lối sống cho tương lai phát triển bền vững. Mỗi học sinh cần phải rèn luyện cho mình tính giản dị. Giản dị trong học tập, trong cách giao tiếp, cách sống để hoàn thiện nhân cách, tiết kiệm của cải, trở thành người hữu ích, mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
-Đoạn văn về công dụng của văn chương:

      Cuộc sống muôn hình vạn trạng không thể thiếu sự đóng góp của văn chương. Để đề cao vai trò và tác dụng tích cực của văn chương đối với đời sống tâm hồn con người, Hoài Thanh - cây bút phê bình văn học xuất sắc đã viết "Ý nghĩa văn chương". Những bài thơ của ông rất đặc sắc tài hoa, tên tuổi của ông đã trở thành bất tử với tác phẩm "Thi nhân Việt Nam". Là 1 trong những người cả đời gắn bó với sự nghiệp văn chương, Hoài Thanh đã có những quan niệm sâu sắc về văn chương:" Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có ". Với một lối văn nghị luận kết hợp hài hòa giữa lí lẽ sắc bén với cảm xúc tinh tế, trong văn bản này, Hoài Thanh khẳng định:"Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là tấm gương phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng". Hơn thế, văn chương còn góp phần sáng tạo ra sự sống, gây dựng cho con người những tình cảm không có và luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn, tẻ nhạt.Văn chương nâng cao nhận thức, làm phong phú tâm hồn con người. Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuộc sống trên trái đất này.

 


 

 


 

30 tháng 4 2021

Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên nét đặc thù của mỗi dân tộc. Nó dược hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, đúc kết tư kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nó tồn tại tự nhiên, được biểu hiện ra bề ngoài nhưng cũng có thể ẩn sâu trong tâm hồn con người. Giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết. Cần phải có kế hoạch và giải pháp đổng bộ về bảo tồn về phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Trước hết, mỗi người cẩn nhận thức được văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đánh mất bản sắc riêng trong nến văn hoá của minh là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn, sẽ bị hòa tan trong những nền văn hoá khác trong điều kiện giao lưu quốc tế mở rộng như hiện nay. Do vậy, việc tìm hiểu, giữ gìn những giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống chính là quá trình nhận chân những giá trị của dân tộc Việt nhằm giúp chúng ta tự tin hơn về những gì mình đá có, đang có và tiếp tục phát huy nó trong cuộc sống hiện tại.

15 tháng 10 2021

cảm ơn nhaa <3