Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất thực dân Pháp đã thi hành chính sách kinh tế đối với nước ta là:
- Về nông nghiệp: + Thực dân Pháp đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền, Ở Bắc Kì chi tính năm 1902 đã có 182000 ha ruộng đất bị Pháp chiếm. Riêng giáo hội Thiên Chúa đã chiếm 1/4 diện tich cày cấy ở Nam Bộ.
+ Bọn chủ đất mới vẫn áp dụng phương pháp bóc lột nông dân theo phát canh thu tộ theo kiểu địa chủ Việt Nam.
- Trong công nghiệp: + Chúng tập trung khai thác than và kim loại. Năm 1912, sản lượng kinh tế thanh đá tăng gấp 2 lần so với năm 1903. Chỉ trong năm 1911, Pháp dã khai thác hàn vạn tấn quặng kẽm, hằng trăm tấn thiếp, đồng, hằng trăm kilogam vàng bạc.
+ Chúng còn phát triển một só ngành công nghiệp nhẹ như xi măng, điện nước, ... đã đem lại cho chúng một nguồn lợi lớn.
- Về giao thông vận tải: Chúng xây dựng hệ thống GTVT đường bộ, Đường sắt đén nơi hẻo lánh nhằm tăng cường bóc lột và đàn áp phong trào đấu tranh.
- Về thị trường: Pháp tìm cách độc quyền thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào Việt nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc miễn thuế, hàng hoá các nước khác bị đánh thuế rất cao. Hàng hóa Việt Nam chỉ xuất khẩu sang Pháp.
- Trong tài chính: Đề ra các thuế mới, bên cạnh thuế cũ nặng nhất là thuế rượu, thuế muối, thuế thuốc phiện, ...
Nhận xét về kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt.
Nguyên nhân:
Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn.Một bộ phận phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh để bảo vệ cuộc sống của mình. Khi Pháp mở rộng bình định lên Yên Thế, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh
Diễn biến: ba giai đoạn
Từ 1884-1892:nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng lẻ, chưa có sự chỉ huy thống nhất
Từ 1893-1908: Dưới sự chỉ huy thống nhất của Đề Thám, nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng
Từ 1909-1913: Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần.10-2-1013, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã
Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước, chống Pháp của giai cấp nông dân, góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp
Mình không biết có đúng không, nếu có sai sót mong bạn thông cảm
Những nét chính trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế:
- Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế:
+ Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.
+ Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.
- Diễn biến: 3 giai đoạn
+ Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.
+ Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
+ Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.
Đến ngày 10/2/1913 khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã.
- Nguyên nhân thất bại:
+ Lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch
+ Phong trào mang tính chất tự phát, chưa có sự liên két với các phong trào yêu nước khác cùng thời.
- Ý nghĩa: Chứng tỏ khả năng lớn lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời đó là:
- Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.
- Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.
- Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.
- Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì.
- Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết,...
- Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.
- Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.
- Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương.
-giống :cùng là nước thắng trận, thu được nhiều lợi và không mất mát gì trong chiến tranh thế giới thứ nhất nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế.
-khác :
*Mỹ:+áp dụng nhiều biện pháp tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và phồn vinh.
+phát triển cực kì nhanh chóng do cãi tiến kĩ thuật.
+thục hiện phương pháp sản xuất dây chuyền, tăng cường tốc độ boc lột công nhân và tần lớp nhân dân lao động trong nước.
*Nhật Bản:+phát tiển không cấn đối, không ổn định về nền công nghiệp và nông nghiệp.
+chỉ phát triển trong vài năm đầu rồi lại lâm vào khủng hoảng.
+công nghiệp chưa có sự cãi tiến đáng kể, nông nghiệp trì trệ lạc hậu => kinh tế phát triển chậm chạp, bâps bênh.
THI TỐT NHÉ!!!
Phong trào,cuộc khởi nghĩa đã diễn ra sôi nổi rộng khắp và thể hiện tinh thần quật cường chống ngoại xâm của các tầng lớp nhân dân và những con người Việt Nam khi triều đình phong kiến đã đầu hàng. Nhưng ngọn cờ phong kiến lúc đó không còn là ngọn cờ tiêu biểu để tập hợp 1 cách rộng rãi, toàn thể các tầng lớp nhân dân, không có khả năng liên kết các trung tâm kháng Pháp trên toàn quốc nên cuộc khởi nghĩa đã chấm dứt vai trò lãnh đạo của giai cấp phong kiến đối với phong trào yêu nước VN.
Sự bền bỉ, ngoan cường của phong trào thể hiện sức mạnh to lớn của người dân Việt Nam nhưng phong trào vẫn mang nặng “cốt cách phong kiến” không có khả năng mở rộng hợp tác và thống nhất tạo thành 1 cuộc cách mạng giải phóng dân tộc nên cuối cùng cũng bị TD Pháp đàn áp,tra tấn