Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Kể tên
- Các nhà máy nhiệt điện, thủy điện
+ Nhà máy thủy điện : Trị An (trên sông Đồng Nai), Thác Mơ, Cần Đơn (trên sông Bé)
+ Nhà máy nhiệt điện : Phú Mỹ (1,2,3,4), Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu), Thủ Đức (tp Hồ Chí Minh)
- Các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển
+ Các vườn quốc gia : Bù Gia Mập ( Bình Phước), Lò - Gò Xa - Mát (Tây Ninh), Cát Tiên (Đồng Nai), Côn Đảo ( Bà Rịa - Vũng Tàu)
+ Khu dự trữ sinh quyển : Cần Giờ (tp Hồ Chí Minh), Cát Tiên (Đồng Nai)
- Các mỏ dầu và mỏ khoáng sản :
+ Các mỏ dầu : Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng
+ Mỏ khoáng sản : sét, cao lanh, đá axit, boxit
- Các cửa khẩu quốc tế : Hoa Lư, Xa Mát, Mộc Bài
- Các tuyến giao thông huyết mạch :
+ Đường sắt Thống Nhất
+ Đường ô tô : quốc lộ 1, 13,14,20, 51
+ Đường biển : tp Hồ Chí Minh - Hải Phòng, tp Hồ Chí Minh - Xingapo, tp Hồ Chí Minh - Hồng Kong
+ Đường hàng không : tp Hồ Chí Minh - Hà Nội, tp Hồ Chí Minh - Băng Cốc, tp Hồ Chí Minh - Xitni,...
b) Các trung tâm công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ
- Tp Hồ Chí Minh : Rất lớn trên 120 nghìn tỉ đồng. Luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản, nhiệt điện, sản xuất giấy, xenlulo, cơ khí, điện tử, dệt, may, hóa chất, phân bón, đóng tàu, sản xuất ô tô, sản xuất vật liệu xây dựng.
- Biên Hòa : Lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng. Luyện kim đen, luyện kim màu, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo
- Thủ Dầu Một : Lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng : Cơ khí, điện tử, chế biến nông sản, hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, may, sản xuất giấy, xenlulo
- Vũng Tàu : Lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng
* Giải thích :
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta vì có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển :
- Có vị trí địa lí thuận lợi :
+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế tp Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu
+ Có thể giao lưu dễ dàng với các vùng trong nước và với thế giới thông qua mạng lưới giao thông vận tải rất phát triển
- Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kĩ thuật đông đảo cả nước, có nhiều doanh nhân giỏi. Nhờ sớm tiếp xúc với nền kinh tế thị trường nên người lao động ở đây rất năng động và thích ứng nhanh với cơ chế thị trường trong thời kì Đổi mới.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ công nghiệp vào loại tốt nhất nước ta. Ở đây có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và cảng Sài Gòn - một cảng lớn, hiện đại nhất nước ta. Tp Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng nhất ở các tỉnh phía Nam và ở vị trí đầu mút của các tuyến đường sắt xuyên Á.
- Nguồn nguyên liệu, nhiên liệu ở vùng phụ cận dồi dào(dầu khí, nguyên liệu công nghiệp, thủy sản,..)
- Cơ chế, chính sách về công nghiệp năng động
- Thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) lớn nhất so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong giai đoạn 1986-2006, tp Hồ Chí Minh nhận được 17 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài chiếm 21,7% so với cả nước
- Đứng đầu cả nước về tỉ trọng công nghiệp
a) Các trung tâm công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ
- Đà Nẵng : Quy mô trung bình từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng : Cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, dệt, may, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo, hóa chất, phân bón, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng
- Quảng Ngãi : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; Cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất giấy, xenlulo
- Quy Nhơn : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; Cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, khai thác, chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng
- Nha Trang :Quy mô trung bình từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng : Cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, điện tử, hóa chất, phân bón, dệt, may, sản xuất giấy, xenlulo, sản xuất vật liệu xây dựng
- Phan Thiết : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; Cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản
b) Các mỏ khoáng sản
- Khoáng sản năng lượng ( nhiên liệu ) : than ở Nông Sơn (Quảng Nam)
- Kim loại : Sắt ( Quảng Ngãi), Vàng ( mỏ Bồng Miêu ở Quảng Nam, Vĩnh Thạnh ở Bình Định), Titan (Bình Định, Khánh Hòa)
- Phi Kim loại : Mica ( Đà Nẵng ), đá axit (Phan Rang, Quy Nhơn)
c) Các tài nguyên du lịch
* Tài nguyên du lịch tự nhiên
- Bãi biển : Non Nước (Đà Nẵng), Mỹ Khê, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Đại lãnh, Vân Phong, Dốc Lết, Nha Trang (Khánh Hòa), Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận)
- Nước khoáng : Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo ( Bình Thuận)
- Thắng cảnh : Núi Bà Nà , Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết
- Vườn Quốc gia : Bình Phước, Núi Chúa ( Ninh Thuận)
- Khu sự trữ sinh quyển thế giới : Cù Lao Chàm (Quảng Nam)
* Tài nguyên du lịch nhân văn
- Di sản văn hóa thế giới : Phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn
- Di tích lịch sử cách mạng : Ba Tơ (Quảng Ngãi)
- Lễ hội truyền thống : Tây Sơn ( Bình Định), Tháp Bà ( Khánh Hòa), Katê ( Ninh Thuận)
- Làng nghề truyền thống : gốm Bầu Trúc (Ninh Thuận)
d) Năm bãi biển ở Duyên Hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào Nam : Non Nước (Đà Nẵng), Quy Nhơn ( Bình Định), Nha Trang ( Khánh Hòa), Cà Ná ( Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận)
e) Các cảng biển của vùng : Đà Nẵng (tp Đà Nẵng), Kì Hà ( Quảng Nam), Dung Quất ( Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Ba Ngòi, Cam Ranh ( Khánh Hòa)
g) Các nhà máy thủy điện có ở Duyên hải Nam Trung Bộ : A Vương ( Quản Nam), Vĩnh Sơn ( Bình Định), Sông Hinh ( Phú Yên), Hàm Thuận - Đa Mi ( Bình Thuận)
a) Các mỏ khoáng sản của vùng Bắc Trung Bộ
- Sắt : mỏ Thạch Khê thuộc tỉnh Hà Tĩnh
- Crom : mỏ Cổ Định thuộc tỉnh Thanh Hóa
- Thiếc - Vonphram : mỏ Quỳ Hợp thuộc tỉnh Nghệ Anh
- Đá quý : Mỏ Quỳ Châu thuộc tỉnh Nghệ An
- Mangan : Nghệ An
- Ti tan : Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế
- Vàng : phía tây Nghệ An
- Niken : Thanh Hóa
- Than Nâu : Phía tây Nghệ An
- Antimoan : Phía tây Nghệ An, Thanh Hóa
- Đá vôi xi măng : Thanh Hóa
- Sét, Cao lanh : Quảng Bình
- Pirit : Thừa Thiên Huế
b) Kể tên :
- Các trung tâm công nghiệp của vùng và các ngành của mỗi trung tâm
+ Thanh Hóa : cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, xenlulo, khai thác chế biến lâm sản
+ Bỉm Sơn : Cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng
+ Vinh : Cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng
+ Huế : cơ khí, dệt, may, chế biến nông sản
- Các cảng biển của vùng : Cửa Lò ( Nghệ An), Vũng Áng ( Hà Tĩnh), Cửa Gianh, Nhật Lệ (Quảng Binh), Thuận An, Chân Mây ( Thừa Thiên Huế)
- Các cửa khẩu trên biên giới Việt Lào : Na Mèo (Thanh Hóa), Nậm Cắn, A Đớt ( Thừa Thiên Huế)
- Các tuyến quốc lộ xuyên vùng : 1A, đường Hồ Chí Minh
- Các tuyến đường sang Lào : đường số 7 ( Diễn Châu - Luông Phabang), đường số 8 ( Vinh - Viên Chăn), đường số 9 ( Đông Hà - Xavanakhet)
a) Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên để phát triên cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên
*Thuận lợi
-Đất badan có tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn
-Khí hậu có lính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi tới 4 - 5 tháng). Mùa khô kéo dài lại là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm. Do ảnh hưởng của độ cao, nên trong khi các cao nguyên 400 - 500m khí hậu khá nóng, thì các cao nguyên cao trên 1000m khí hậu rất mát mẻ. Vì thế, ở Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè...) khá thuận lợi
-Tài nguyên nước: Một số sông tương đối lớn có giá trị về thuỷ lợi, đặc biệt là sông Xrê Pôk. Nguồn nước ngầm rất có giá trị về nước tươi trong mùa khô
*Khó khăn
-Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất
-Đất đai bị xói mòn trong mùa mưa nếu lớp phủ thực vật bị phá họai
b) Tình hình sản xuất và phân bố các cây công nghiệp ờ Tây Nguyên
-Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là 632,9 nghìn ha, chiếm 42,9% diện tích cả nước (năm 2001)
-Cà phê
+Là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích 480,8 nghìn ha, chiếm 85,1% diện tích cà phê cả nước. Sản lượng 761,6 nghìn tấn, chiếm 90,6% sản lượng cà phê (nhân) cả nước
+Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất
+Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đốì cao, khí hậu mát hơn, ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng; còn cà phê vôi được trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk
+Cà phê Buôn Ma Thuộc nổi tiếng có chất lượng cao
-Chè
+Diện tích: 24,2 nghìn ha, chiếm 24,6% diện tích chè cả nước. Sản lượng: 20,5 nghìn tấn, chiếm 27,1% sản lượng chè (búp khô) cả nước
+Chè được trồng chủ yếu ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai. Lâm Đồng hiện nay là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước
-Cao su
+Đây là vùng trồng cao su lớn thứ hai cả nước, sau Đông Nam Bộ. Diện tích: 82,4 nghìn ha, chiếm 19,8% diện tích cao su cả nước. Sản lượng: 53,5 nghìn tấn, chiếm 17,1% sản lượng cao su (mủ khô) cả nước
+Cao su được trồng chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk
-Điều
+Diện tích: 22,4 nghìn ha, chiếm 12,3% diện tích điều cả nước. Sản lượng: 7,8 nghìn tấn, chiếm 10,7% sản lưựng điều cả nước
+Điều có mặt ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng
-Hồ tiêu: có quy mô nhỏ, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông
c) Các giải pháp chính
-Giải pháp về nguồn lao dộng
+Tây Nguyên là vùng thưa dân, lực lượng lao động thiếu. Vì vậy, để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên, cần thu hút lao động từ các vùng khác đến, đặc biệt là lao động có trình độ
+Sử dụng lao động tại chỗ, tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc
-Giải pháp về đầu tư
+Đầu tư vào việc nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là mạng lưới giao thông vận tải
+Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật (hệ thống thuỷ lợi để tưới nước trong mùa khô, các trạm trại cây giống, các dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, các cơ sở chế biến,...)
-Giải pháp về tổ chức, quản lí
+Củng cố hệ thống các nông trường quốc doanh, tạo ra mô hình trồng và chế biến cây công nghiệp
+Phát triển mô hình trang trại, kinh tế vườn trồng cà phê, hồ tiêu,...
-Các giải pháp khác
+Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là đầu tư nước ngoài
+Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho người sản xuất
+Chú ý đến hệ thống chính sách khuyến khích người lao động
+Mở rộng thị trường xuất khẩu
a) Các trung tâm công nghiệp có cảng biển: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.
b) Ý nghĩa của hệ thống cảng biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng
- Thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế của vùng.
- Tạo thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới.
- Tăng vai trò trung chuyển, đẩy mạnh giao lưu kinh tế.
- Nâng cao vai trò của vùng trong quan hệ với các tỉnh Tây Nguyên, khu vực Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.
a) Kể tên (Đồng bằng sông Cửu Long)
- Các nhà máy nhiệt điện : Trà Nóc (Cần Thơ), Cà Mau
- Các vườn quốc gia : Tràm Chim (Đồng Tháp), U Minh Thượng ( Kiên Giang), U Minh Hạ ( Cà Mau), Mũi Cà Mau ( Cà Mau), Phú Quốc (Kiên Giang). Khu dự trữ sinh quyển : Kiên Giang, Mũi Cà Mau
- Các mỏ khoáng sản :
+ Sét, Cao lanh : Hà Tiên (Kiên Giang)
+ Đá vôi xi măng : Kiên Lương (Kiên Giang)
+ Than bùn : U Minh Thượng ( Kiên Giang), U Minh Hạ ( (Cà Mau)
+ Đá Axit : Thốt Nốt ( Cần Thơ), Rạch Giá ( Kiên Giang)
+ Dầu mỏ : ở thềm lục địa (mỏ dầu Cái Nước - Bunga Kêkoa)
- Các cửa khẩu quốc tế : Dinh Bà, Vĩnh Xương (Đồng Tháp), Tịnh Biên (An Giang), Xà Xía (Kiên Giang)
- Các cảng sông : Cần Thơ, Mỹ Tho, Trà Vinh; cảng biển : Kiên Lương (Kiên Giang); sân bay : Cần Thơ, Rạch Giá, Cà Mau, Phú Quốc...
- Các lễ hội truyền thống : Lễ hội Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc (An Giang). lễ hội Ooc Om Bóc (Sóc Trăng); thắng cảnh : Bến Ninh Kiều (Cần Thơ), Long Xuyên (An Giang), Cà Mau ; Bãi tắm nổi tiếng : Bãi Khem ở Phú Quốc (Kiên Giang)
b) Các trung tâm công nghiệp ở Đồng Bằng sông Cửu Long
1. Cần Thơ : Quy mô vừa, từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng; cơ cấu ngành : Cơ khí, luyện kim đen, nhiệt điện, hóa chất, phân bón, chế biến nông sản, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng
2. Cà Mau : Quy mô vừa, từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng; cơ cấu ngành : Cơ khí, nhiệt điện, hóa chất, phân bón, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng
3. Tân An : Quy mô nhỏ, dưới 9 nghìn tỉ đồng; cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, dệt, may.
4. Mỹ Tho : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, dệt, may, điện tử
5. Long Xuyên : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, dệt, may.
6. Rạch Giá : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, đóng tàu
7. Kiên Lương : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; cơ cấu ngành : Cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng
8. Sóc Trăng : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng
a) Tình hình phát triển ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta
Sản lượng dầu thô, than sạch, điện của nước ta năm 2000-2007
Năm | 2000 | 2005 | 2007 |
Dầu thô ( triệu tấn) | 16.3 | 18,5 | 15,9 |
Than sạch ( triệu tấn) | 11,6 | 34,1 | 42,5 |
Sản lượng điện (tỉ kwh) | 26,7 | 52,1 | 64,1 |
Nhận xét :
- Trong giai đoạn 2000-2007
+ Sản lượng dầu thô tăng giảm không ổn định
+ Sản lượng than sạch tăng 30,9 triệu tấn , gấp 3,7 lần
+ Sản lượng điện tăng 37,4 tỉ kwh, tăng gấp 2,4 lần
- Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp so với toàn ngành công nghiệp ngày càng giảm, từ 18,6% ( 2000) xuống còn 13,7% (năm 2005) và 11,1% ( 2007)
b) Những nơi khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên, than , các nhà máy nhiệt điện và các nhà máy thủy điện đã xây dựng
- Khai thác dầu mỏ : Mỏ Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng
- Khai thác khí tự nhiên : Mỏ Lan Đỏ, Lan Tây (thềm lục địa phía Nam), Tiền Hải (Thái Bình)
- Khai thác than : chủ yếu ở Quảng Ninh, ngoài ra còn khai thác ở mỏ Quỳnh Nhai (Điện Biên), mỏ Phú Lương (Thái Nguyên)
- Các nhà máy thủy điện :
+ Trên 1.000 MW : Hòa Bình ( trên sông Đà)
+ Dưới 1.000 MW : Thác Bà (trên sông Chảy), Nậm Mu ( trên sông Chảy), Tuyên Quang (trên Sông Gâm), A Vương (trên sông Vu Gia), Vĩnh Sơn (trên sông Côn), Sông Hinh ( trên sông Ba), Đa Nhim ( trên sông Đồng Nai), Hàm Thuận - Đa Mi ( trên sông La Ngà), Trị An ( trên sông Đồng Nai), Thác Mơ , Cần Đơn ( trên sông Bé), Đrây Hling (trên sông Xrê Pôk), Yaly, Xê Xan 3, Xê Xan 3A (trên sông Xê Xan)
- Các nhà máy thủy điện đang xây dựng : Sơn La (trên sông Đà), Cửa Đạt (trên sông Chu), Bản Vẽ ( Trên sông Cả), Rào Quán ở Quảng Trị , Xê Đan 4 ( trên sông Xê Đan), Xrê Pôk 3, X ê Pôk 4, Buôn Kuôn, Đức Xuyên, Buôn Tua Srah ( trên sông Xrê Pôk), Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đại Ninh ( trên sông Đồng Nai)
- Các nhà máy nhiệt điện
+ Trên 1.000 KW : Phả Lại ( Hải Dương), Phú Mỹ ( Bà Rịa - Vũng Tàu), Cà Mau
+ Dưới 1.000 KW : Na Dương (Lạng Sơn), Uông Bí (Quảng Ninh), Ninh Bình, Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu), Thủ Đức (tp Hồ Chí Minh), Trà Nóc ( tp Cần Thơ)
bài của bạn đúng rồi nhưng mình xin có góp ý là bạn nên tìm ở lược đồ sẽ dễ và cũng chính xác đấy
VD các nhà máy thủy điện trên 1.000 MW : móng dương, quảng ninh,vũng áng 1, vĩnh tân 2, phý mỹ ,...(mình tìm trên lược đồ)
đấy chỉ là góp ý kến riêng của tớ có j sai mong cậu thông cảm !
CHÚC BẠN HỌC TOOTS~ ^ ^
a) Các trung tâm công nghiệp có cảng biển : Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết
b) Ý nghĩa của hệ thống cảng biển ở Duyên hải Nam trung Bộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng
- Thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế của vùng
- Tạo thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới
- Tăng vai trò trung chuyển, đẩy mạnh giao lưu kinh tế
- Nâng cao vai trò của vùng trong quan hệ với các tỉnh Tây Nguyên, khu vực Nam Lào và Đông Bắc Thái lan
HƯỚNG DẪN
a) Điều kiện tự nhiên
− Đất badan
+ Diện tích rộng, tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng.
+ Phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn.
− Khí hậu
+ Cận Xích đạo, nhiệt lượng cao quanh năm.
+ Có một mùa khô kéo dài thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm.
+ Sự phân hóa theo độ cao tạo thuận lợi cho phát triển cả cây công nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt đới…
− Khó khăn: thiếu nước trong mùa khô, xói mòn đất trong mùa mưa.
b) Điều kiện kinh tế − xã hội
− Nguồn lao động đông (tại chỗ, nhập cư); người dân có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp dài ngày.
− Công nghiệp chế biến và mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư phát triển.
− Chính sách của Nhà nước (giao đất, giao rừng; thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển trồng cây công nghiệp dài ngày, hỗ trợ phát triển…).
− Thị trường tiêu thụ, nhất là ngoài nước mở rộng.
− Khó khăn: lao động có tay nghề còn ít, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế…
a) Tên các cao nguyên ở Tây Nguyên : Kon Tum, Pleiku, Đăk Lăk, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh
b) Các loai khoáng sản ở Tây Nguyên và sự phân bố
- Bôxit : các cao nguyên Kon Tum, Pleiku, Đăk Lăk, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh
- Đá axit : Kon Tum, Đăk Lăk
- Asen : Pleiku
c) Các điểm công nghiệp và các ngành công nghiệp mỗi điểm
- Kon Tum : sản xuất vật liệu xây dựng
- Pleiku : chế biến nông sản, khai thác, chế biến lâm sản
- An Khê : Khai thác, chế biến lâm sản
- A-Yun-Pa : Chế biến nông sản
- Buôn Ma Thuột : chế biến nông sản, khai thác, chế biến lâm sản
- Gia Nghĩa : khai thác chế biến lâm sản
- Đà Lạt : Dệt may
- Bảo Lộc : Chế biến nông sản
d) Các nhà máy thủy điện đã và đang xây dựng ở Tây Nguyên
- Đã xây dựng các nhà máy thủy điện : Yaly, Xê Xan 3, Xê Xan 3A ( trên hệ thống sông Xê Xan), Đray Hling (trên sông Xrê Pôk)
- Đang xây dựng các nhà máy thủy điện : Xê Xan 4 ( trên hệ thống sông Xê Xan), Xrê Pôk 3,Xrê Pôk 4, Đức Xuyên, Buôn Tua Srah ( Trên hệ thống sông Xrê Pôk), Đồng Nai 3, Đồng Nai 4 ( trên hệ thống sông Đồng Nai)
e) Các cửa khẩu quốc tế ở Tây Nguyên : Bờ Y, Lệ Thanh
f) Các tuyến giao thông huyết mạch
- Theo hướng Bắc - Nam : quốc lộ 14, 27
- Theo hướng Đông - nam : quốc lộ 24, 19, 25, 26, 28
g) Rừng giàu và rừng trung bình lại tập trung nhiều nhất ở Tây Nguyên là do Tây Nguyên có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển các hệ sinh thái rừng và là nơi có lịch sự khai thác khá muộn hơn so với các vùng khác. Vì thế còn nhiều khu vực ít chịu tác động bởi các hoạt động kinh tế của con người.