Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cậu bé vui sướng cầm trên tay số tiền mẹ vừa cho để đi mua kem
-Bỗng thấy một ông lão ăn xin, lòng thương cảm dâng lên , cậu ko biết có nên cho
ông tiền hay là mua kem.
:-dưới cái nắng hè oi ả này mà có được 1 cây kem mát lạnh để ăn thì còn gì =
-nhìn lại quán kem cậu bé toan đi đến nhưng bỗng giật mình nhìn lại ông cụ gầy gò ốm yếu đang giơ bàn tay xương xẩu ra xin tiền
-nước mắt bỗng dưng lăn dài trên má cậu bé chạy đi nhưng ko phải đến quán kem mà là cửa hàng giải khát.Cậu bé trở lại với 1 chai nước trên tay nhẹ nhàng đưa cho lão ăn mày , còn ít tiền cũng cho luôn trước sự cảm phục của mọi người
về nhà mẹ khen cậu bé...
Một em bé vui sướng cầm tiền mẹ cho ra phố mua quà . Bỗng gặp một ông lão ăn xin già yếu chìa đôi tay run rẩy gầy gò ra trước mặt mọi người . Cậu bé bỗng sựng lại , nhìn vào ông lão một cách đáng thương . Ánh mắt cậu tỏ vẻ trìu mến , đôi môi chợt mỉm cười . Cậu bé dễ thương đó liền chạy lại chỗ ông cụ , đưa cho ông cụ tất cả số tiền mà cậu bé đang cầm trên bàn tay nhỏ nhắn của cậu . Ông cụ ngước lên . Ôi chao ! Khuôn mặt gầy gò , đôi mắt sáng long lanh nhưng chứa đựng vô số những nỗi buồn sâu thẳm của ông trông thật đáng thương . Ông cười , đôi má bỗng chợt hóp lại :
- Cảm ơn cháu ! Ông rất cảm ơn cháu ! Đã 2 ngày rồi ông chưa được ăn gì . Chắc chắn công ơn của cháu sẽ được báo đáp .
Ông cụ vội vàng nhận số tiền . Đôi tay dù đã nhiều nếp nhăn nhưng nhanh thoăn thoắt .Cậu bé cảm thấy có một niềm vui nào đó trong lòng lóe lên khó tả . Cậu bé chỉ mỉm cười , vội vàng chào ông một cái rồi vút đi . Cậu chạy về nhà , kể chuyện với mẹ . Dường như mẹ cậu sau 1 ngày làm việc vất vả , được nghe con mình kể việc tốt do chính con làm , người mẹ dường như còn sung sướng hơn gấp bội lần so với người con . Mẹ xoa đầu , khen con và mong con làm nhiều việc tốt hơn nữa . Cậu bé từ đó về sau luôn cảm thấy hôm đó là ngày may mắn nhất đối với cuộc đời cậu .
c, Chúng ta cần phải biết yêu thương lẫn nhau thể hiện giữa trái đất này vẫn còn tình yêu thương giữa con người với con người và phải học được cách cho đi - nhận lại
Bài làm 1
Mẩu truyện Người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép tuy ngắn nhưng lại mang đến cho độc giả những thông điệp vô cùng sâu sắc về tình yêu thương, lòng nhân ái giữa con người với nhau. Câu chuyện xoay quanh một ông già ăn xin và cậu bé nhân hậu. Cuộc gặp gỡ giữa họ diễn ra thật giản đơn nhưng lại có một cái kết ẩn chứa bao ý nghĩa nhân văn cao cả. Ông lão ăn xin quả vô cùng khổ sở: “Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, môi tái nhợt, áo quần tả tơi”. Dòng đời xô đẩy đã khiến ông lão phải làm nghề hành khất, ngửa tay xin tiền thiên hạ. Thế mà ông lão gặp cậu bé, cậu đã lục hết túi này đến túi nọ vẫn chẳng có lấy một xu. Trái lại với suy nghĩ đã quen thuộc trong tâm trí ông, cậu bé nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông và nói: “Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả!”. Ông lão ăn xin đã vô cùng xúc động trước cử chỉ đó và “đôi môi nở nụ cười”. Người ta thì hắt hủi, cô lập những người như ông còn cậu bé này vẫn rất tôn trọng ông. Hẳn việc cậu bé không có gì cho ông lão giống như không hoàn thành trách nhiệm vậy! Trái tim lạnh buốt của ông lão ăn xin dường như được sưởi ấm. Dù vật chất không có gì nhưng cậu bé đó đã cho ông thấy được sự yêu thương, lòng nhân ái từ một người xa lạ cũng tuyệt vời thế nào và cậu bé kia cũng tỉnh ra rằng, cậu không chỉ cho đi mà còn nhận được rất nhiều. Một việc làm tưởng như không trọn vẹn với lời xin lỗi tự đáy lòng nhưng lại đem đến cho cả cậu và ông lão những suy nghĩ riêng. Khi trong người chẳng có lấy chút của cải thì cậu cũng chỉ giống như người ăn xin đó. Tuy nhiên, con người ta đem đến cho nhau đâu chỉ có của cải vật chất mà còn cả sự quan tâm, lòng nhân ái và tình yêu thương. Đó là những thứ mà mỗi con người sinh ra và lớn lên đều không thể thiếu. Tâm hồn ta được nuôi dưỡng và trưởng thành từ chính sự quan tâm, bao bọc, yêu thương của cha mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh ta dù xa lạ hay gần gũi. Thử hỏi nếu cuộc sống mà chỉ có bản thân, sự cạnh tranh, vô cảm thì con người sẽ như thế nào? Trong cuộc sống hiện nay, đôi khi chúng ta đã gạt bỏ đi tình cảm, sự yêu thương bởi công việc, sự ích kỉ và vật chất. Ta cho người ăn xin bên lề đường vài đồng tiền lẻ và nghĩ rằng đó là quá nhiều cho họ, rồi xua đuổi họ tránh xa tầm mắt ta. Ta khinh rẻ, chê bai nghề lao công, quét rác, chẳng màng đến sự khó nhọc, vất vả của họ. Nếu không có họ liệu chúng ta có được khung cảnh sạch đẹp không? Chỉ cần một hành động rất nhỏ như vứt rác đúng nơi quy định hoặc chào hỏi bác lao công ở trường cũng đã thể hiện sự quan tâm. Rồi còn việc giúp em nhỏ, người già qua đường hay tiết kiệm tiền ủng hộ nhân dân vùng bão lũ, người nghèo,… cũng chính là việc làm của lòng nhân ái. Chẳng điều gì có thể định nghĩa rõ ràng nhất về tình yêu thương và lòng nhân ái. Nó chỉ xuất hiện qua cử chỉ, hành động của con người dù nhỏ bé hay lớn lao thế nào. Phải chăng tình nhân ái vằ sự yêu thương luôn tồn tại trong trái tim mỗi con người và nảy nở đơm bông giữa rừng hoa tình người đầy ấm áp?
Mẩu truyện Người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép là bức thông điệp về lòng nhân ái, sự quan tâm, chia sẻ giữa con người. Đó không đơn thuần là sự sẻ chia về vật chất mà đáng quý hơn đó còn là sự đồng cảm, lòng yêu thương giữa người với người.
Câu chuyện chỉ đơn giản là cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa người ăn xin và cậu bé nhân hậu. Người ăn xin được miêu tả với vẻ già nua, tiều tuỵ “đôi mắt đỏ hoe”, “đôi môi tái nhợt”, “áo quần tả tơi” trông thật đáng thương! Bởi vậy mà một cậu bé đã lục hết túi này đến túi kia mong có gì đó để cho ông lão. Cuối cùng cậu chỉ có thể trả lời người ăn xin với vẻ thất vọng và có lỗi: “Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả!”. Nhưng qua cử chỉ, lời nói, người ăn xin đã cảm nhận được sự quan tâm, mong muốn chia sẻ xuất phát từ trái tim chan chứa tình yêu thương của Gâu bé để rồi một nụ cười móm mém nở trên khùôn mặt đã có nhiều nếp nhăn.
Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi gắm cho bạn đọc thông điệp về lòng nhân ái, về quy luật “cho” và “nhận”. Khi cậu bé “cho” ông lão sự cảm thông, chia sẻ cũng là lúc cậu nhận được niềm vui vấ sự thanh thản trong tâm hồn. Lòng nhân ái như một phản xạ tự nhiên khi con người ta gặp những người có hoàn cảnh khó khăn, cần được sẻ chia và giúp đỡ. Lòng nhân ái là thứ thuốc uống công hiệu chữa lành những vết thương trong tim. Có phải chính lòng nhân ái của cậu bé đã xoa dịu, làm tan biến những mệt nhọc trên khuôn mặt ông lão và khiến ông nở nụ cười. Có phải lòng nhân ái đã kẻo lại con người khác nhau về tuổi tác, địa vị xã hội xích lại gần nhau hơn? Cuối câu chuyện, Tuốc-ghê-nhép viết: “[…]cả tôi nừa, tôi cũng nhận được một cái gì đó của ông”. Tuy không nói rõ cậu bé đã nhận được gì từ ông lão ăn xin kia nhưng chắc hẳn ai trong chúng ta cũng thầm hiểu thứ đó không có giá về vật chất mà vô giá về tinh thần. Đó là niềm hạnh phúc khi giúp được chút gì đó cho ông lão và là sự thoải mái khi được ông lão thấu hiểu cho tấm lòng cửa mình.
Lòng nhân ái hẳn không phải là khái niệm gì quá đỗi xa lạ với chúng ta bởi trong cuộc sống hằng ngày ta đã nhìn thấy biết bao tấm lòng hảo tâm, biết bao trái tim nhân hậu: một cậu bé dẫn em nhỏ bị lạc đi tìm mẹ; một cậu bé đưa bà già mù qua đường. Lớn hơn nữa, lòng nhân ái được thể hiện qua biết bao họạt động từ thiện như “Nối vòng tay lớn”, “Vì người nghèo”, “Trái tim cho em”, tạo cơ hội cho lòng nhân ái được nhân rộng và sưởi ấm những trái tim. Rộng hơn nữa, lòng nhân ái được gửi đến bạn bè khắp thế giới. Từ những trẻ em ở châu Phi đến những khu ổ chuột ở châu Á, tất cả họ đều nhận được sự quan tâm, sẻ chia từ những trái tim nhân hậu từ năm châu của thế giới.
Nếu không có lòng nhân ái, sự quan tâm, chia sẻ, trái đất sẽ chìm trong lạnh giá. Tất cả mọi người sẽ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, sẽ thờ ơ trước những người có hoàn cảnh khó khăn. Cậu bé trong truyện sẽ mặc kệ người ăn xin mà không mảy may thương xót. Vậy nên lòng nhân ái vô cùng quan trọng. Chỉ cần một đôi tai biết lắng nghe, một đôi tay luôn sẵn sàng đưa ra khi có người gặp nạn, một cái ôm chứa đựng biết bao yêu thương, một trái tim sẵn sàng chiạ sẻ là ta có thể trao gửi tới những người thiệt thòi hơn mình lòng nhân ái.
Câu chuyện Người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép đã để lại cho người đọc bài học sâu sắc về lòng nhân ái. Câu chuyện đánh thức lương tri những con người còn quá ích kỉ, gợi cho người đọc những xúc cảm thật đặc biệt. Qua câu chuyện, ta hiểu được tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự là món quà quý giá tặng cho người khác.
Toi di xe dap vao cho mua rau.toi dung lai truoc cua hang rau va hoi mua.Ba cu ban rau khen toi xinh.Toi to ve thai do kho chiu voi ba cu va tra tien.Ba cu dua lai tien thua cho toi,toi ngung nguyen,nguyt dai roi dap xe di
Gio to Hung Vuong ma cung phai di hoc hay sao
Tham khảo
“Hãy lau khô cuộc đời em bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em, bằng tất cả trái tim con người Việt Nam”. Những câu hát ấy cứ mãi vang lên trong lòng tôi. Đôi lúc nó làm cho tôi tự hỏi: “Phải chăng con người sống rất cần sự yêu thương, tôn trọng, giúp đỡ của cộng đồng?”. Để lí giải cho điều đó ta hãy cùng đọc và suy nghĩ câu chuyện: “Người ăn xin” của Tuốc-ghê-nhép.
Một người già ăn xin với đôi mắt đỏ hoe, nước mắt giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi chìa tay ra “xin tiền tôi”. Thật không may, “tôi” chẳng có gì cả, ngay cả một đồng xu dính túi cũng không. Bàn tay tôi “nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông cố nói rằng tôi xin lỗi vì chẳng có gì để cho cho ông cả. Thế nhưng, đáp lại “tôi”, ông nói: “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Khi ấy “tôi” chợt hiểu ra: cả tôi nữa, “tôi” cũng vừa nhận được một cái gì đó từ ông lão. Có lẽ các bạn ngạc nhiên lắm vì rõ ràng cả “tôi” và ông lão trong câu chuyện đều cóp nhận được gì đâu mà bảo là nhận. Thế cái “đã cho” từ ông lão và “một cái gì đó” từ nhân vật “tôi” là gì? Đấy chính là tình yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ mà họ cảm nhận được ở đối phương. Đó cũng chính là một triết lí, một phương châm sống mà mỗi con người chúng ta cần có.
Tình yêu thương – một thứ tình cảm thiêng liêng khó có thể định nghĩa được. Con người sống không có tình yêu thương đồng loại thì chẳng khác gì là một vật vô tri vô giác. Yêu thương đem lại cho ta một niềm vui, hạnh phúc mà khó có từ ngữ nào có thể diễn tả được. Chính tình yêu thương con người làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp. Những mảnh đời bất hạnh sẽ cảm nhận được tình người. Tình yêu thương luôn song hành với sự cảm thông và chia sẻ. Chính tình yêu thương là cội nguồn sản sinh ra điều đó. Biết cảm thông, chia sẻ ta sẽ biết được rằng trên đời vẫn còn vô số người cần sự giúp đỡ của ta. Ông bà ta có câu: “Cứu một mạng người còn hơn xây bảy cảnh chùa”. Đấy chính là một lời răn dạy về tình yêu thương, cảm thông và chia sẻ. Con người ta sẽ trở thành những con người có giá trị nếu biết yêu thương và chia sẻ với người khác. Đôi khi chỉ cần một hành động nhỏ của ta cũng giúp họ có được niềm tin vào cuộc sống. Không cần những gì quá cao cả, lớn lao, chỉ cần những sự động viên, yêu thương chân thật cũng đủ để xây dựng nên tình người trong cuộc sống. Hãy yêu thương con người để tưới mát cho tâm hồn ta và làm mát cho tâm hồn người khác.
Tình cảm giữa người ăn xin và “tôi” trong câu chuyện chính là một ví dụ cụ thể nhất. Rõ ràng là họ có cho nhau được bất kỳ thứ vật chất nào đâu. Họ đều là con người nghèo khổ, bất hạnh, cần sự giúp đỡ. Những thứ mà họ nhận được ở nhau chính là tình người. Tình người sưởi ấm tâm hồn họ trong đêm đông giá rét. Ông lão nhận được ở “tôi” sự cảm thông yêu thường và tôn trọng. Còn “tôi” nhận được ở ông lão sự đồng cảm, yêu thương. Đấy chính là giá trị tinh thần quý giá nhất. Hay trong “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen. Cái chết của cô bé chính là do sự bàng quang, thờ ơ của mọi người. Trong khi chỉ cần một hành động nhỏ thì có lẽ cô bé đã không phải chết thê thảm như thế trong sự vui vẻ, không khí ấm áp đêm ba mươi. Cả hai câu chuyện đều “vẽ” nên một hiện thực rằng tình yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ là rất cần trong cuộc sống.
Bằng những hành động thiết thực nhất, con người ta ngày nay đã có những hành động rất đúng đắn để giúp đỡ người khác. Vô số trẻ em cơ nhỡ đã được nuôi dưỡng, xây dựng nhà tình thương, giúp đỡ người nghèo. Đó là những hành động rất đáng được trân trọng và phát huy.
Thế nhưng bên cạnh những mặt tốt thì trong xã hội ngày nay vẫn còn tồn tại số ít những mặt hạn chế. Họ sống thờ ơ đến lãnh đạm, bàng quang đến vô tình. Một cuộc sống chỉ có “ta với ta”, chẳng có ai xung quanh cả. Họ là những con người cần sự giáo dục đúng đắn từ cộng đồng và xã hội.
Tôi cũng như các bạn ngày nay thật mau mắn được sống trong tình yêu thương của mọi người. Nhưng không phải vì thế mà tôi sống một cách vô lo vô nghĩ. Khi đi dọc những con đường thành phố, tôi đã nhìn thấy vô số những người bất hạnh cần sự giúp đỡ. Có lẽ tôi cũng như “tôi” trong “Người ăn xin”, cũng nhận được một cái gì đó từ họ và họ cũng nhận được sự đồng cảm từ tôi.
Tình yêu thương, sự tôn trọng quả thật là món quà vô giá và kì diệu. Nó đưa con người ta thoát khỏi sự tầm thường và vươn lên từ nghịch cảnh. Chỉ cần một hành động nhỏ cũng sưởi ấm lòng ta. Để rồi câu hát ấy cứ mãi ngân vang trong lòng mỗi chúng ta: “Hãy lau khô cuộc đời em, bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em bằng tất cả trái tim con người Việt Nam”.
Một buổi sáng trong lành rung rinh sắc nắng, không gian ấp ủ hương đất trời thơm thảo. Có cái gì xôn xao hứng khởi,có cái gì hân hoan khoan khoái. “Phải rồi tôi là hạt ngọc của đất trời mà, có một lần tôi đã nghe được hai chị em nhà bướm nói chuyện về tôi mà tôi cứ vui âm ỉ mãi (“-Chị ơi vì sao/ Hoa hồng lại khóc? / -Không phải đâu em/ Đấy là hạt ngọc/ Người gọi là sương/ Sao đêm gửi xuống/ Tặng cô hoa hồng..).
Giọt sương tôi đây thật kiều diễm long lanh, tôi không đẹp không xinh thì làm gì được chạm tới “ngọc thể” của chúa tể các loài hoa. Cái lóng lánh quyến rũ của tôi đã làm thi vị cho cuộc sống biết bao nhiêu. Tôi tự ngắm mình mà cũng đã thấy hài lòng viên mãn lắm rồi: đẹp hơn cả kim cương, óng ánh bạc, lấp lánh vàng, rực rỡ xanh đỏ, biêng biếc tím hồng…; lại còn biết chuyển động đẹp theo góc nhìn của người chiêm ngưỡng: như vậy tôi có hồn chứ đâu vô hồn như kim cương. Này nhé! Thiên nhiên trở nên hữu tình nên thơ cũng nhờ có giọt sương ta. Cứ đọc bài tản văn “Đà Lạt sương” của nhà văn Phong Thu sẽ thấy hết cái đẹp đáng được tôn vinh của tôi. Ngay buổi sáng nay thôi, khi bình minh tươi mới khoe màu, tôi đã nhảy nhót trên cây lá muôn hoa, tôi soi gương trong ánh hào quang chói đỏ thấy mình góp phần làm nên sắc điệu thiên nhiên.
Giọt sương tôi đang tự ngợi ca bản thân thì chị Cỏ Mật chẳng biết điều chút gì cả, giữa đám đông bao cây lá,ôm lấy vai tôi nói ra điều thân thiết lắm:
- Nàng Sương ơi! Ban mai rực rỡ, đất trời tưng bừng hoan ca, chúng mình cùng đi đến xóm cỏ nghèo chân đê rủ các bạn cùng chơi và cùng chuẩn bị công việc tối nay đi!
- Chị phải biết mình là ai chứ, chị tưởng chị xinh đẹp, chị lung linh xinh sắc lắm à mà còn muốn ra mắt mọi người, không có tôi đậu trên mi mắt chị thì chị có ra hồn gì đâu.
Vừa nói, Sương tôi vừa nguýt dài tự đắc khiến chị Cỏ Mật đuối lí chỉ biết thở dài.
Sương tôi vui sướng tung tăng hát: “Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay…”. Quả thật tôi thấy mình vui quá đi mất bởi rất nhiều lần định nói điều này cho họ nhà Cỏ biết mà chưa có cơ hội, thành thử ra tôi cứ hào phóng ban phát sắc đẹp cho họ một cách uổng công tốn sức… Ơ mà đâu chỉ có nguyên họ nhà Cỏ nhỉ, tôi còn hào phóng làm đẹp cho biết bao loài cây, loài hoa khác nữa, nhất định từ hôm nay mình sẽ phải ra một tuyên bố về giá trị và “bản quyền” cái đẹp của mình cho muôn loài biết mà nể trọng. Đẹp đi đôi với quý với hiếm, vậy mà mình lại không biết coi trọng mình thì thiên hạ ai còn coi trọng mình nữa… Đầu óc tôi đang tập trung cho sáng kiến đầy danh giá thì vô ý vấp một cái trời giáng vào chị Nấm. Bị cắt dòng suy nghĩ tôi liền được thể “nhân bản” cái sự kiêu kì đắc ý đang ấp ủ:
- Chị Nấm, chị không biết tôi là ai sao mà không tránh lại còn vô lễ chạm vào thân thể trắng trong lộng lẫy của tôi nữa.
- Ôi em Sương à, em đi đâu mà vội vàng thế,chị cũng đang muốn đến gặp em để bàn về buổi lễ hội hóa trang tối nay ở xứ hoa cỏ nghèo chân đê nhằm gây quỹ từ thiện đây…
- Thôi đi. Chị đừng lợi dụng sắc đẹp của tôi nữa, xưa nay tôi khờ khạo ngây thơ nên toàn làm những việc vô bổ. Chị muốn làm người nổi tiếng thì làm đi đừng nhờ vả gì tôi nữa.
- Chị có nhờ vả em gì đâu, chẳng qua chúng ta cùng chung tay đoàn kết chia sẻ, cùng làm điểm tựa đắp xây cho thiên nhiên tươi đẹp thôi mà.
-Úi dào ui, sao chị khéo mồm từ khi nào thế? Chị đừng thấy bở mà đào mãi nhé, chị xem lại mình đi, thô kềnh kệch mà còn đòi biểu diễn thời trang, không có tôi đánh đu trên vành nón chị thì chị đâu có đẹp, đâu có ai xem,ai vỗ tay nữa… thật vô duyên.
- Em hiểu lầm rồi,mục đích mà chúng ta hướng tới là thiên nhiên thân thiện chứ không phải là thi ai đẹp hơn ai…
Các chị em nhà Cỏ nghe thế cũng đồng thanh:
- Đúng rồi đấy Sương ơi, thiếu em thì buổi lễ làm sao thành công được, buổi lễ này ý nghĩa lắm đấy.
Tôi chẳng cần nghe làm gì. Chị Nấm nói là việc của chị ấy, tôi không nghe là việc của tôi… Và thế là tôi nghiễm nhiên tự cho mình là người đẹp nhất. Không một ai khuyên bảo được tôi, không một ai buồn tranh chấp với tôi cả. Tôi cứ đắm mình trong hào quang ảo, trong sự huyễn hoặc chính mình, thật hả hê hạnh phúc… Bác Thông già ở gần đó, nghe thấy câu chuyện của tôi, bác liền gọi tôi lại nhẹ nhàng nói:
- Cháu à, trong thế giới thiên nhiên kì diệu này mỗi vật, mỗi loài đều mang những vẻ đẹp khác nhau. Sống đoàn kết yêu thương nhau, cùng làm điểm tựa nâng đỡ nhau thì cái đẹp mới tỏa sáng. Không thể so sánh ai hơn ai… Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, vả lại cái đẹp lặng lẽ tỏa hương, lặng lẽ dâng đời đó mới là cái đẹp chân chính.
- Bác không thấy cháu rõ ràng là đẹp nhất sao, hay mắt bác kém quá rồi đấy.
- Mắt bác có kém nhưng bác biết nhìn bằng lí trí và trái tim. Cháu có thấy hạnh phúc khi không được mọi người yêu quý không?
Ôi! Thật là lắm chuyện. Tôi phải tìm cách rút nhanh thôi.
- Cháu chào bác, cháu đang có cuộc hẹn ạ.
Chẳng ngoái lại nhìn tôi cũng biết cái đầu lắc lắc, cái miệng chẹp chẹp ngao ngán của bác… Kệ! “Ta là người đẹp nhất trần gian, ta là người đẹp nhất… là lá la, là lá la… Sao trời lại sinh ra mình duyên dáng thế này?”. Mỗi bước đi, tôi lại nhún một cái để soi gương trong cái nắng vàng rực rỡ và thấy mình càng lộng lẫy xinh tươi khi được ánh bình minh chiếu vào. Mãi đắm mình trong niềm vui vô bờ ấy thì bỗng … Ơ kìa sao toàn thân tôi lại bủn rủn, rã rời. Nóng quá! Khó chịu quá! Cơ thể tròn trịa đầy đặn của tôi bỗng trở nên méo mó dị dạng kì quái lạ thường… Tôi…tôi…tôi đang tan chảy…
Đề bài : Dựa vào bài thơ "giọt sương kiều diễm" của Nguyễn trọng Hoàn, hãy viết một câu chuyện tưởng tượng về các nhân vật đó.
Một buổi sáng trong lành rung rinh sắc nắng, không gian ấp ủ hương đất trời thơm thảo. Có cái gì xôn xao hứng khởi,có cái gì hân hoan khoan khoái. “Phải rồi tôi là hạt ngọc của đất trời mà, có một lần tôi đã nghe được hai chị em nhà bướm nói chuyện về tôi mà tôi cứ vui âm ỉ mãi
(“-Chị ơi vì sao
Hoa hồng lại khóc?
-Không phải đâu em
Đấy là hạt ngọc
Người gọi là sương
Sao đêm gửi xuống
Tặng cô hoa hồng..).
Giọt sương tôi đây thật kiều diễm long lanh, tôi không đẹp không xinh thì làm gì được chạm tới “ngọc thể” của chúa tể các loài hoa. Cái lóng lánh quyến rũ của tôi đã làm thi vị cho cuộc sống biết bao nhiêu. Tôi tự ngắm mình mà cũng đã thấy hài lòng viên mãn lắm rồi: đẹp hơn cả kim cương, óng ánh bạc, lấp lánh vàng, rực rỡ xanh đỏ, biêng biếc tím hồng…; lại còn biết chuyển động đẹp theo góc nhìn của người chiêm ngưỡng: như vậy tôi có hồn chứ đâu vô hồn như kim cương. Này nhé! Thiên nhiên trở nên hữu tình nên thơ cũng nhờ có giọt sương ta. Cứ đọc bài tản văn “Đà Lạt sương” của nhà văn Phong Thu sẽ thấy hết cái đẹp đáng được tôn vinh của tôi. Ngay buổi sáng nay thôi, khi bình minh tươi mới khoe màu, tôi đã nhảy nhót trên cây lá muôn hoa, tôi soi gương trong ánh hào quang chói đỏ thấy mình góp phần làm nên sắc điệu thiên nhiên.
Giọt sương tôi đang tự ngợi ca bản thân thì chị Cỏ Mật chẳng biết điều chút gì cả, giữa đám đông bao cây lá,ôm lấy vai tôi nói ra điều thân thiết lắm:
- Nàng Sương ơi! Ban mai rực rỡ, đất trời tưng bừng hoan ca, chúng mình cùng đi đến xóm cỏ nghèo chân đê rủ các bạn cùng chơi và cùng chuẩn bị công việc tối nay đi!
- Chị phải biết mình là ai chứ, chị tưởng chị xinh đẹp, chị lung linh xinh sắc lắm à mà còn muốn ra mắt mọi người, không có tôi đậu trên mi mắt chị thì chị có ra hồn gì đâu.
Vừa nói, Sương tôi vừa nguýt dài tự đắc khiến chị Cỏ Mật đuối lí chỉ biết thở dài.
Sương tôi vui sướng tung tăng hát: “Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay…”. Quả thật tôi thấy mình vui quá đi mất bởi rất nhiều lần định nói điều này cho họ nhà Cỏ biết mà chưa có cơ hội, thành thử ra tôi cứ hào phóng ban phát sắc đẹp cho họ một cách uổng công tốn sức… Ơ mà đâu chỉ có nguyên họ nhà Cỏ nhỉ, tôi còn hào phóng làm đẹp cho biết bao loài cây, loài hoa khác nữa, nhất định từ hôm nay mình sẽ phải ra một tuyên bố về giá trị và “bản quyền” cái đẹp của mình cho muôn loài biết mà nể trọng. Đẹp đi đôi với quý với hiếm, vậy mà mình lại không biết coi trọng mình thì thiên hạ ai còn coi trọng mình nữa… Đầu óc tôi đang tập trung cho sáng kiến đầy danh giá thì vô ý vấp một cái trời giáng vào chị Nấm. Bị cắt dòng suy nghĩ tôi liền được thể “nhân bản” cái sự kiêu kì đắc ý đang ấp ủ:
- Chị Nấm, chị không biết tôi là ai sao mà không tránh lại còn vô lễ chạm vào thân thể trắng trong lộng lẫy của tôi nữa.
- Ôi em Sương à, em đi đâu mà vội vàng thế,chị cũng đang muốn đến gặp em để bàn về buổi lễ hội hóa trang tối nay ở xứ hoa cỏ nghèo chân đê nhằm gây quỹ từ thiện đây…
- Thôi đi. Chị đừng lợi dụng sắc đẹp của tôi nữa, xưa nay tôi khờ khạo ngây thơ nên toàn làm những việc vô bổ. Chị muốn làm người nổi tiếng thì làm đi đừng nhờ vả gì tôi nữa.
- Chị có nhờ vả em gì đâu, chẳng qua chúng ta cùng chung tay đoàn kết chia sẻ, cùng làm điểm tựa đắp xây cho thiên nhiên tươi đẹp thôi mà.
-Úi dào ui, sao chị khéo mồm từ khi nào thế? Chị đừng thấy bở mà đào mãi nhé, chị xem lại mình đi, thô kềnh kệch mà còn đòi biểu diễn thời trang, không có tôi đánh đu trên vành nón chị thì chị đâu có đẹp, đâu có ai xem,ai vỗ tay nữa… thật vô duyên.
- Em hiểu lầm rồi,mục đích mà chúng ta hướng tới là thiên nhiên thân thiện chứ không phải là thi ai đẹp hơn ai…
Các chị em nhà Cỏ nghe thế cũng đồng thanh:
- Đúng rồi đấy Sương ơi, thiếu em thì buổi lễ làm sao thành công được, buổi lễ này ý nghĩa lắm đấy.
Tôi chẳng cần nghe làm gì. Chị Nấm nói là việc của chị ấy, tôi không nghe là việc của tôi… Và thế là tôi nghiễm nhiên tự cho mình là người đẹp nhất. Không một ai khuyên bảo được tôi, không một ai buồn tranh chấp với tôi cả. Tôi cứ đắm mình trong hào quang ảo, trong sự huyễn hoặc chính mình, thật hả hê hạnh phúc… Bác Thông già ở gần đó, nghe thấy câu chuyện của tôi, bác liền gọi tôi lại nhẹ nhàng nói:
- Cháu à, trong thế giới thiên nhiên kì diệu này mỗi vật, mỗi loài đều mang những vẻ đẹp khác nhau. Sống đoàn kết yêu thương nhau, cùng làm điểm tựa nâng đỡ nhau thì cái đẹp mới tỏa sáng. Không thể so sánh ai hơn ai… Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, vả lại cái đẹp lặng lẽ tỏa hương, lặng lẽ dâng đời đó mới là cái đẹp chân chính.
- Bác không thấy cháu rõ ràng là đẹp nhất sao, hay mắt bác kém quá rồi đấy.
- Mắt bác có kém nhưng bác biết nhìn bằng lí trí và trái tim. Cháu có thấy hạnh phúc khi không được mọi người yêu quý không?
Ôi! Thật là lắm chuyện. Tôi phải tìm cách rút nhanh thôi.
- Cháu chào bác, cháu đang có cuộc hẹn ạ.
Chẳng ngoái lại nhìn tôi cũng biết cái đầu lắc lắc, cái miệng chẹp chẹp ngao ngán của bác… Kệ! “Ta là người đẹp nhất trần gian, ta là người đẹp nhất… là lá la, là lá la… Sao trời lại sinh ra mình duyên dáng thế này?”. Mỗi bước đi, tôi lại nhún một cái để soi gương trong cái nắng vàng rực rỡ và thấy mình càng lộng lẫy xinh tươi khi được ánh bình minh chiếu vào. Mãi đắm mình trong niềm vui vô bờ ấy thì bỗng … Ơ kìa sao toàn thân tôi lại bủn rủn, rã rời. Nóng quá! Khó chịu quá! Cơ thể tròn trịa đầy đặn của tôi bỗng trở nên méo mó dị dạng kì quái lạ thường… Tôi…tôi…tôi đang tan chảy…
em ấy đến và bảo mẹ bo cho ông ăn xin đấy 1 củ
Một em bé vui sướng cầm tiền mẹ cho ra phố mua quà . Bỗng gặp một ông lão ăn xin già yếu chìa đôi tay run rẩy gầy gò ra trước mặt mọi người . Cậu bé bỗng sựng lại , nhìn vào ông lão một cách đáng thương . Ánh mắt cậu tỏ vẻ trìu mến , đôi môi chợt mỉm cười . Cậu bé dễ thương đó liền chạy lại chỗ ông cụ , đưa cho ông cụ tất cả số tiền mà cậu bé đang cầm trên bàn tay nhỏ nhắn của cậu . Ông cụ ngước lên . Ôi chao ! Khuôn mặt gầy gò , đôi mắt sáng long lanh nhưng chứa đựng vô số những nỗi buồn sâu thẳm của ông trông thật đáng thương . Ông cười , đôi má bỗng chợt hóp lại :
- Cảm ơn cháu ! Ông rất cảm ơn cháu ! Đã 2 ngày rồi ông chưa được ăn gì . Chắc chắn công ơn của cháu sẽ được báo đáp .
Ông cụ vội vàng nhận số tiền . Đôi tay dù đã nhiều nếp nhăn nhưng nhanh thoăn thoắt .Cậu bé cảm thấy có một niềm vui nào đó trong lòng lóe lên khó tả . Cậu bé chỉ mỉm cười , vội vàng chào ông một cái rồi vút đi . Cậu chạy về nhà , kể chuyện với mẹ . Dường như mẹ cậu sau 1 ngày làm việc vất vả , được nghe con mình kể việc tốt do chính con làm , người mẹ dường như còn sung sướng hơn gấp bội lần so với người con . Mẹ xoa đầu , khen con và mong con làm nhiều việc tốt hơn nữa . Cậu bé từ đó về sau luôn cảm thấy hôm đó là ngày may mắn nhất đối với cuộc đời cậu .
THE END