Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cơ cấu ngành dịch vụ bao gồm:
* Dịch vụ tiêu dùng: Chủ yếu là các hình thức bán buôn-bán lẻ, du lịch, y tế,giáo dục,...
* Dịch vụ kinh doanh: Gồm nhiều hình thức như giao thông, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản,....
* Dịch vụ công do nhà nước quản lý. VD: Hành chính công, hoạt động đoàn thể bắt buộc hoặc không bắt buộc,....
Đặc điểm ngành công nghiệp:
- Sản xuất công nghiệp gắn với máy móc, gồm nhiều công đoạn phức tạp.
- Các cuộc cách mạng công nghiệp với tác động của công nghệ số làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành công nghiệp và hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp.
- Sản xuất công nghiệp có sự tập trung hóa, chuyên môn hóa và hợp tác hóa.
- Ngày càng tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu.
- Sản xuất công nghiệp ngày càng chú trọng đến bảo vệ môi trường.
Đặc điểm của ngành dịch vụ:
- Sản phẩm của ngành dịch vụ thường không phải là vật chất cụ thể.
- Ngành dịch vụ có sự liên kết chặt chẽ với các ngành kinh tế khác và là mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất.
- Ngành dịch vụ có cơ cấu ngành đa dạng, có sự thay đổi nhanh về quy mô, loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu mới của thị trường.
- Các thành tựu khoa học – công nghệ đang được ứng dụng mạnh mẽ trong ngành dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và năng suất lao động.
- Vai trò của ngành thủy sản:
+ Cung cấp thực phẩm cho con người.
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
+ Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
+ Góp phần khai thác tốt các tiềm năng về tự nhiên, kinh tế - xã hội và bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.
- Đặc điểm của ngành thủy sản:
+ Ngành thủy sản bao gồm nôi trồng, đánh bắt, chế biến và dịch vụ thủy sản.
+ Dịch tích nước mặt và chất lượng nguồn nước là tư liệu sản xuất quan trọng không thể thay thế được.
+ Sản xuất thủy sản có tính hỗn hợp và tính liên ngành cao.
+ Công nghệ nuôi trồng và khai thác thủy sản ngày càng hiện đại góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất, đồng thời bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Vai trò ngành lâm nghiệp:
+ Cung cấp lâm sản phục vụ các nhu cầu xã hội.
+ Đảm bảo chức năng nghiên cứu khoa học.
+ Đảm bảo chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống và cảnh quan.
+ Hiện nay, giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
- Đặc điểm ngành lâm sản:
+ Lâm nghiệp gồm hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác.
+ Đối tượng sản xuất là rừng nên cần thời gian sinh trưởng lâu => khai thác cần chú ý thời gian rừng phục hồi trở lại.
+ Quá trình sinh trưởng tự nhiên của rừng đóng vai trò quyết định trong sản xuất lâm nghiệp.
+ Sản xuất được tiến hành trên quy mô rộng, chủ yếu hoạt động ngoài trời và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.
+ Việc khai thác hợp lí và bảo vệ rừng ngày càng thuận lợi nhờ ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật và công nghệ.
Vai trò của ngành bưu chính viễn thông
- Hoạt động bưu chính đảm nhận vai trò chuyển thư tín, bưu phẩm, điện báo,... Hoạt động viễn thông: đảm nhận vai trò truyền thông tin của xã hội được diễn ra thông suốt và liên tục.
- Cung cấp những điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất, xã hội; là hạ tầng cơ sở quan trọng ở mỗi quốc gia.
- Thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
- Giúp quá trình quản lí, điều hành của Nhà nước thuận lợi; tăng cường hội nhập quốc tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.
* Đặc điểm của ngành bưu chính viễn thông
- Gồm 2 ngành: bưu chính và viễn thông.
+ Ngành bưu chính nhận, vận chuyển và chuyển phát bằng các phương thức khác nhau qua mạng bưu chính. Sản phẩm của ngành là sự vận chuyển thư tín, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá,... từ nơi gửi đến nơi nhận.
+ Ngành viễn thông có đặc điểm là sử dụng các thiết bị kết nối với vệ tinh và mạng internet để truyền thông tin từ người gửi đến người nhận.
- Các tiêu chí đánh giá dịch vụ bưu chính (số lượng thư tín, khối lượng bưu phẩm, thời gian giao nhận,…), dịch vụ viễn thông (thời gian cuộc gọi, chất lượng cuộc gọi,…).
- Sự phát triển của ngành phụ thuộc chặt chẽ vào sự phát triển của khoa học – công nghệ.
Vai trò
Ngành thương mại bao gồm nội thương và ngoại thương.
- Hoạt động nội thương tạo ra thị trường thống nhất trong nước và thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng.
- Hoạt động ngoại thương góp phần gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
- Hoạt động thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp cho sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ được mở rộng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường.
- Góp phần sử dụng hợp lí các nguồn lực, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế.
* Đặc điểm
- Hoạt động thương mại là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua, đồng thời tạo ra thị trường.
- Hoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi quốc gia gọi là nội thương, giữa các quốc gia với nhau gọi là ngoại thương. Hoạt động ngoại thương được đo bằng cán cân xuất nhập khẩu.
- Hoạt động thương mại rất đa dạng, hình thức trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ phong phú và ngày càng phát triển.
- Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học - công nghệ thì thương mại điện tử ngày càng phổ biến trong giao dịch toàn cầu.
- Vai trò của ngành trồng trọt:
+ Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế sẵn có của mỗi vùng, quốc gia.
+ Cung cấp lương thực – thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, cơ sở phát triển chăn nuôi và là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
+ Góp phần giữ gìn, cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Đặc điểm của ngành trồng trọt:
+ Đối tượng sản xuất chính là cây trồng, sử dụng đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu.
+ Sự phát triển và phân bố phụ thuộc chặt chẽ vào đất trồng và điều kiện tự nhiên.
+ Có tính mùa vụ.
+ Trong nền sản xuất hiện đại, ngành trồng trọt có sự thay đổi về hình thức tổ chức, phương thức sản xuất, nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Vai trò của ngành trồng trọt:
+ Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế sẵn có của mỗi vùng, quốc gia.
+ Cung cấp lương thực – thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, cơ sở phát triển chăn nuôi và là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
+ Góp phần giữ gìn, cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Đặc điểm của ngành trồng trọt:
+ Đối tượng sản xuất chính là cây trồng, sử dụng đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu.
+ Sự phát triển và phân bố phụ thuộc chặt chẽ vào đất trồng và điều kiện tự nhiên.
+ Có tính mùa vụ.
+ Trong nền sản xuất hiện đại, ngành trồng trọt có sự thay đổi về hình thức tổ chức, phương thức sản xuất, nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ngành dịch vụ có các đặc điểm sau:
- Sản phẩm của ngành dịch vụ thường không phải là vật chất cụ thể.
- Ngành dịch vụ có sự liên kết chặt chẽ với các ngành kinh tế khác và là mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất.
- Ngành dịch vụ có cơ cấu đa dạng, có sự thay đổi nhanh về quy mô, loại hình dịch vụ.
- Các thành tựu khoa học - công nghệ được ứng dụng mạnh mẽ trong ngành dịch vụ.