K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2023

- Khái niệm: Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất có trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng để phục vụ cho cuộc sống.

- Đặc điểm:

+ Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đều trong không gian. Các tài nguyên có giá trị kinh tế cao thương hình thành qua quá trình phát triển lâu dài.

+ Tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng. Có rất nhiều các để phân loại tài nguyên thiên nhiên. Cách phân loại tài nguyên thông dụng nhất là dựa vào khả năng tái sinh của tài nguyên so với tốc độ tiêu thụ của con người.

10 tháng 1 2023

* Khái niệm: Là toàn bộ giá trị vật chất có trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng để phục vụ cuộc sống của con người.

* Đặc điểm

- Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều trong không gian, phụ thuộc vào cấu tạo địa chất, khí hậu,... của các lãnh thổ.

- Đại bộ phận các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của lãnh thổ.

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, được phân loại dựa vào thuộc tính tự nhiên, dựa vào công dụng kinh tế và khả năng bị hao kiệt.

* Vai trò của tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế.

- Yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, cơ sở để phát triển nông nghiệp và công nghiệp,...

- Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế ổn định và tích luỹ vốn.

- Khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể cung cấp nguyên, nhiên liệu ổn định cho sản xuất trong nước.

- Tài nguyên thiên nhiên có thể được khai thác để xuất khẩu, tích luỹ vốn thực hiện quá trình công nghiệp hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống dân sinh,...

13 tháng 12 2022

- Khái niệm tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên thiên nhiên bao gồm tất cả các dạng vật chất tồn tại khách quan trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng phục vụ cuộc sống cá nhân và sự phát triển của xã hội loài người.

- Đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên:

+ Phân bố không đồng đêu theo không gian lãnh thổ.

+ Phần lớn các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế được hình thành qua quá trình phát triền lâu dài của tự nhiên và lịch sử.

+ Tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất rất phong phú, đa đạng nhưng có giới hạn nhất định. 

-> Nhiều loại tài nguyên đang bị cạn kiệt, nhất là tài nguyên khoáng sản.

+ Dựa vào tính chất và việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên phân thành:

Tài nguyên thiên nhiên vô hạnTài nguyên thiên nhiên hữu hạn: tái tạo được và không tái tạo được.

- Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển của xã hội loài người:

+ Là nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế — xã hội. Không có tài nguyên thiên nhiên thì không thể có hoạt động sản xuất và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển. Là cơ sở để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cầu kinh tế...

* Ví dụ: Tại một vùng mọi thứ xuất hiện làm ra thiên nhiên nhưng khi phải chịu mọi thiên tai, bão lụt thì rất nhiều sự sống tại vùng đó bị tiêu hủy, tàn phá nặng nề, đó là kết thúc của sự sống. Con người khai thác các loại khoáng sản, hải sản lâm sản,…phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người.

+ Là tiền đề quan trọng cho tích luỹ, tăng trưởng và phát triển kinh tế — xã hội. 

* Ví dụ: Thiên nhiên cung cấp cho con người lượng tài nguyên lớn như nguồn nước, khoáng sản… 

14 tháng 12 2022

Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

3 tháng 2 2023

- Khái niệm: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại và phát triển của con người và tự nhiên.

- Đặc điểm:

+ Môi trường sống của con người là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến đời sống và sự phát triển của con người, được phân thành:

Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên như đất, nước, không khí, sinh vật,…

 

Môi trường xã hội: Bao gồm các mối quan hệ giữa con người với con người như luật lệ, phong tục tập quán, cam kết, quy định,…

Môi trường nhân tạo: bao gồm các yếu tố con người tạo ra như cơ sở hạ tầng, các khu đô thị.

+ Môi trường có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với con người.

3 tháng 2 2023

- Vai trò:

+ Là huyết mạch của nền kinh tế, động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.

+ Cung cấp các dịch vụ tài chính, đảm bảo cho các hoạt động đầu tư và sản xuất diễn ra liên tục, góp phần điều tiết sản xuất và ổn định nền kinh tế.

+ Xác lập các mối quan hệ tài chính trong xã hội, góp phần tạo việc làm, tăng năng suất lao động.

+ Thông qua các hoạt động tài chính toàn cầu, thúc đẩy toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

- Đặc điểm:

+ Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều hoạt động như ngân hàng, tài chính doanh nghiệp, tài chính công, tài chính quốc tế,...

+ Do tính rủi ro cao và có phản ứng dây chuyển trong hệ thống nên sản phẩm tài chính ngân hàng thường được thực hiện theo những quy trình nghiêm ngặt.

+ Khách hàng lựa chọn dịch vụ tài chính ngân hàng dựa theo tính thuận tiện, sự an toàn, lãi suất và phí dịch vụ. Chất lượng sản phẩm thường chỉ có thể đánh giá trong và sau khi sử dụng dịch vụ.

14 tháng 12 2022

- Tỉ lệ tăng dân số thực tế là tổng số giữa tỉ lệ tăng dân số tự nhiên và tỉ lệ tăng dân số cơ học (đơn vị tính là %).

- Đây là thước đo phản ánh đầy đủ về sự gia tăng dân số.

- Tuy nhiên, giữa hai bộ phận tạo nên gia tăng dân số thực tế thì gia tăng dân số tự nhiên vẫn là động lực phát triển dân số.

10 tháng 1 2023

* Khái niệm: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên.

* Đặc điểm

- Môi trường sống của con người bao gồm: môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và môi trường xã hội.

- Môi trường tự nhiên bao gồm đất, nước, khí hậu, sinh vật, sông ngòi, địa hình,... Các yếu tố này tồn tại và phát triển theo quy luật tự nhiên nhưng vẫn chịu tác động của con người.

- Môi trường nhân tạo bao gồm các yếu tố vật chất, kĩ thuật do con người tạo ra và chịu sự chi phối của con người. Các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị huỷ hoại nếu không có sự chăm sóc của con người.

- Môi trường xã hội là các quan hệ xã hội trong sản xuất, trong phân phối, trong giao tiếp với các luật lệ, thể chế, quy định, cam kết ở các cấp khác nhau. Nó định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định.

* Vai trò của môi trường

- Nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người.

- Giúp lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.

- Không gian sống và bảo vệ con người, sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài.

- Chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong sinh hoạt và sản xuất.

3 tháng 2 2023

- Đất là lớp vật chất mỏng bao phủ bề mặt các lục địa và đảo, được tạo thành do quá trình phong hóa các loại đá.

- Khác nhau giữa lớp vỏ phong hóa và đất:

+ Đất: tạo thành do quá trình phong hóa các loại đá; gồm tầng chứa mùn và tầng tích tụ.

+ Vỏ phong hóa: tạo thành bởi sự phong hóa của đá gốc; bao gồm cả đất (tầng chứa mùn, tầng tích tụ) và tầng đá mẹ.

3 tháng 2 2023

* Ngoại lực

- Khái niệm: Là lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất như tác động của gió, mưa, nước chảy, sóng biển, băng, sinh vật và con người.

- Nguyên nhân sinh ra: chủ yếu do nguồn năng lượng bức xạ mặt trời.

 

* Tác động của quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất

- Quá trình phong hóa (3 quá trình):

+ Phong hóa vật lí: làm thay đổi kích thước của đá (không thay đổi về thành phần hóa học) do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.

Ví dụ: Ở hoang mạc, do sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ban ngày và ban đêm (Các khoáng vật tạo đá có khả năng dãn nở khi nhiệt độ cao và co lại khi nhiệt độ thấp) => Đá bị vỡ vụn tạo thành cát.

+ Phong hóa hóa học: làm biến đổi thành phần và tính chất hóa học của đá và khoáng do tác động của nước, các chất hòa tan trong nước.

Ví dụ: Các dạng địa hình karst trong động Phong Nha – Quảng Bình là kết quả của sự hòa tan đá vôi do nước.

+ Phong hóa sinh học: làm thay đổi cả về kích thước và thành phần hóa học của đá, do tác động của sinh vật.

Ví dụ: Rễ cây bám vào đá khiến cho các lớp đá bị rạn nứt, làm thay đổi thành phần hóa học của đá.

- Quá trình bóc mòn: làm dời chuyển các sản phẩm phong hóa ra khỏi vị trí ban đầu, dưới tác động của nước chảy, sóng biển, gió, băng hà,…

+ Xâm thực (do nước chảy)

Ví dụ: Các dòng chảy tạm thời ở miền núi khiến địa hình bị xâm thực.

+ Mài mòn (do sóng biển và băng hà)

Ví dụ: Sóng vỗ vào vách biển hình thành dạng địa hình hàm ếch.

+ Thổi mòn (do gió)

Ví dụ: Các nấm đá ở sa mạc hình thành do gió thổi.

- Quá trình vận chuyển và bồi tụ: vận chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác (vận chuyển), sau đó tích tụ tạo thành dạng địa hình mới (bồi tụ).

Ví dụ: Khi mưa, các vật liệu dạng hòa tan, lơ lửng (phù sa) từ miền núi theo dòng nước chảy xuống thấp bồi tụ cho các đồng bằng.