Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo :
Ngày 30 tháng tháng chạp , vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân . Binh linh đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi . Khi đến núi Tam Điệp , Sở và Lân ra đón xin chịu tội . Vua Quang Trung phân xử xong thì cho mở tiệc khao quân , hẹn đến ngày mồng 7 sẽ vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng chiến thắng . Vua Quang Trung cho chia quân thành 5 đạo, đúng ngày gióng trống khua chiêng lên đường ra Bắc . Khi quân ra đến sông Gián , nghĩa binh trấn thủ ở đó tan vỡ chạy trước . Khi đến sông Thanh Quyết , quân Thanh do thám đi từ xa thấy bóng cũng chạy nốt , vua cho người đuổi theo đến Phú Xuyên thì bắt sống được hết không để tên nào chạy thoát nên quân Thanh ở Hà Hồi và Ngọc Hồi vẫn không hay biết gì . Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu ( 1789 ) , vua Quang Trung tiến đánh đồn Hà Hồi . Ông cho quân vây kín bốn xung quanh rồi bắc loa truyền gọi . Tiếng quân lính luân phiên dạ ran vang vọng khắp không gian khiến quân số của ta như có thêm hàng vạn người . Khí thế quân Tây Sơn mạnh hơn bội phần khiến cho địch rụng rời sợ hãi , liền xin ra hàng , vũ khí bị quân ta lấy hết . Vua Quang Trung chiếm được thành Hà Hồi mà không cần phải khởi dụng binh đao . Tiến vào trận Ngọc Hồi , vua Quang Trung sai người lấy sáu chục tấm ván , ghép liền ba tấm làm một bức , bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín , tất thảy được hai mươi bức rồi chọn những người lính khỏe mạnh nhất , cứ mười người khênh một bức , lưng giắt dao ngắn , hai mươi người khác cầm binh khí theo sát phía sau , dàn trận thành chữ nhất . Vua cưỡi voi đốc thúc sát phía sau , đến mồng 5 tháng giêng thì đến sát thành Ngọc Hồi . Quân ta khí thế ngút trời , ai nấy đều quyết tâm cao độ tiến vào trận chiến sống mái với kẻ thù . Cuộc chiến ngay từ mở đầu đã vô cùng căng thẳng . Quân Thanh từ trong thành Thăng Long cho nổ súng bắn ra , nhằm vào đội quân nhưng không trúng người nào . Nhân có gió bắc , quân Thanh đã dùng ống phun khói lửa ra , khói tỏa mù trời , cách trong gang tấc không nhìn thấy gì hòng làm quân ta rối loạn , mất tinh thần . Nhưng đúng lúc ấy , trời lại nổi gió nam , thánh ra quân Thanh lại lãnh đủ , tự làm hại mình . Quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của vua Quang Trung , gấp rút tiến quân , vừa che chắn , vừa xông thẳng lên phía trước . Khi hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất , cầm dao ngắn xông lên chém bừa , những bính linh theo sát phía sau cũng nhất tề xông tới mà đánh . Tiếng gươm giáo va nhau , tiếng người vang đội , tiếng hò hét vang trời . Vua Quang Trung sừng sững ngồi trên voi chỉ huy trận đánh , tiếng vua vang rền như tiếng sấm khiến cho quân ta càng thêm vững vàng , xông tới mà đánh . Quân Thanh không chống đỡ nổi , bỏ chạy tán loạn , giày xéo lên nhau mà chết . Tên thái thú lúc bấy giờ là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ mà chết . Quân Tây Sơn được thế chém giết lung tung , thây nằm đầy đống , mái chảy thành suối , quân Thanh đại bại . Giữa trưa hôm ấy , vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long rồi kéo quân vào thành . Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật , ngựa không kịp đóng yên , người không kịp mặc áo giáp , dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao , rồi nhằm hướng bắc mà chạy . Vua tôi Lê Chiêu Thống cũng hốt hoảng chạy trốn .
Tham khảo:
Nghe được tin quân Thanh sang đóng ở Thăng Long, lòng ta vô cùng tức giận định sai quân ra đánh nhưng lại nhận được lời khuyên từ các vị tướng là hãy đợi dân chúng yên lòng rồi hãy khởi binh, lúc đó vẫn chưa muộn. Ngày 25 tháng chạp, ta lên ngôi Hoàng Đế, lấy hiệu là Quang Trung, danh chính ngôn thuận khởi binh dẹp giặc.
Sau khi lên ngôi, ta lập tức bàn giao kế hoạch tác chiến đánh quân Thanh, tổ chức những cuộc duyệt binh, động viên tinh thần cho binh lính, nâng cao ý chí quyết tâm đánh quân xâm lược. Để có thể hành quân nhanh chóng, bảo toàn và ổn định sức lực cho binh sĩ trong nhiều ngay đi thì ta đã nảy ra ý tưởng là mỗi người tự mang vũ khí, lương thực, đồ dùng cần thiết cho riêng mình nhưng mà phải gọn nhẹ. Ta cảm thấy rất hài lòng khi xưa nay chưa bao giờ đi đánh trận mà lại nhanh, gọn mà lại đầy đủ như thế này. Lại còn được đi tới đâu, dân làng tiếp đón nồng hậu và cho thêm bao nhiêu là lương thực nhưng vì nghe lệnh ta nên binh sĩ chỉ lấy những thứ gì cần thiết và trả lại cho dân chúng những món đồ không cần, bỏi thế nên binh sĩ hành quân suốt ngày đêm mà tinh thần, sức khỏe vẫn ổn định.
Khi đến Nghệ An, ta cho mọi người dừng lại nghỉ ngơi 10 ngày, và mở thêm một cuộc duyệt binh nữa ở đây. Nên chưa mấy lúc là đoàn quân đã tăng thêm được số lượng binh lính cần thiết, và ta cho đoàn quân tiến thẳng ra Bắc. Đầu tiên, ta cho người tiêu diệt một toán quân gián điệp trên sông Giáng. Sau đó, vào ngày 3 tháng Giêng, ta cho quân tiến vào đánh Hà Hồi. Bằng kế hoạch là làm cho quân giặc hoang mang, ta cho quân bao vây thành và phát loa, đốt lửa, đem nồi niêu xoong chảo ra tạo tiếng động lớn, lính trong thành liền bị bất ngờ vì sợ không biết ở bên ngoài có bao nhiêu người nên đã đầu hàng xin được tha thứ. Ta đoán quả là đúng, chiếm gọn thành mà không cần đến một mũi tên nào.
Sau thắng lợi, ta liền tiến đến đánh thành Ngọc Hồi vào ngày 5 tháng giêng, vì là điểm trọng yếu nên quân địch có thể liều chết với ta mà giữ thành. Nên ta cho xếp rơm thành lớp, cử người người khỏe mạnh mỗi người một tấm, cầm con dao ngắn, 20 người khác cầm binh khí theo sau dàn trận chữ “nhất”. Để làm tăng dũng khí cho quân, ta đã tự mình quấn khăn vàng vào cổ tỏ vẻ quyết thắng. Cưỡi lên mình một con voi, ta cho quân tiến vào, quân Thanh thấy chống trả không nổi nên đã bỏ chạy tán loạn. Sầm Nghi Đống thì thắt cổ tự tử. Xác quân giặc chất thành núi.
Giữa trưa, ta cho quân tiến vào thành Thăng Long, vì mải mê rượu chè nên nghe tin quân ta tiến vào, Tôn Sĩ Nghị không kịp mặc giáp mà lên ngựa bỏ chạy hướng qua cầu phao nghe tin đó nên bọn giặc đã cuống cuồng giành nhau mà chạy qua cầu, khiến cho cầu bị đứt và xác chết la liệt khiến cho dòng sông Nhĩ Hà bị tắc nghẽn. Kết thúc chiến tranh, quân ta đại thắng, quân Thanh bị đáng bại hoàn toàn.
Ta vô cùng vui mừng nên đã mở tiệc khao quân, vì đã trả thù được cho nước nhà. Mối thù mà mình đã phải cam chịu suốt thời gian qua. Từ đó, đất nước thái bình, nhân dân trở lại với công việc sản xuất, cuộc sống yên vui.
Nhà Tây Sơn gồm ba anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ. Mỗi người xưng vương một miền. Nguyễn Huệ được mọi người gọi là Bắc Bình Vương. Trong thời kì đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam, những năm cuối thế kỉ XVIII, Lê Chiêu Thông rất lo cho cái ngai vàng mọt rỗng của mình nên đã mở đường cho quân Thanh và Tôn Sĩ Nghị kéo quân vào Thăng Long xâm lược nước ta. Ngày 24 tháng 11, Trần Quang Tuyết chạy vào thành Phú Xuân cấp báo cho Bắc Bình Vương về việc quận Thanh xâm lược nước ta. Nghe được tin cấp báo, Bắc Bình Vương quyết định mở cuộc tấn công ra Bắc đại phá quân Thanh.
Ông cho họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay nhưng mọi người đến họp đều ngăn lại. Theo ý mọi người thì ông nên ban lệnh ân xá khắp trong ngoài, để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người, rồi sau cất quân ta đánh dẹp cõi Bắc vẫn chưa muộn. Bắc Bình Vương lấy làm phải, bèn cho đắp đàn ở trên núi Bân, tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi. Trong nghi lễ, ngài khoác lên mình chiếc áo long bào có thêu hình rồng uốn lượn lấp loáng, đầu ngài đội mũ miện, cổ đeo chuỗi hạt bằng ngọc, chân đi giày vàng. Trông ngài thật uy nghi và nghiêm trang. Cuốn sách Các triều đại Việt Nam có viết: “Ngài là người có dung mạo đặc biệt. Tóc quán, da sẫm, tiếng nói sang sảng như chuông, mắt sáng như chớp, có thể nhìn rõ mọi vật trong đêm tối”. Toát lên trên gương mặt ngài là vẻ cương nghị, oai phong lẫm liệt và dữ tướng. “Không ai dám nhìn thẳng vào mặt ngài”.
Lễ xong, ngài hạ lệnh xuất quân, hôm ấy là ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân (1788). Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh cả thủy lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua cho gọi Nguyễn Thiếp, một người có tài tiên đoán, vào hỏi về mưu đánh và giữ, cơ được hay thua. Nguyễn Thiếp trả lời: “Chuyến này ra đi không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan”. Vua Quang Trung mừng lắm liền sai đại tướng là Hám Hổ Hầu kén lính ở Nghệ An, cứ ba suất đinh thì lấy một người, ai cũng có thân hình vạm vỡ, bắp tay cuồn cuộn. Chưa mấy chốc đã được hơn một vạn quân binh tịnh nhuệ, hàng ngũ thẳng tắp, cờ trông rợp trời, giáo mác sắc nhọn sẵn sàng chiến đấu. Vua cho mở cuộc duyệt binh lớn ở doanh trấn và chia làm bốn doanh: tiền, hậu, tả, hữu là số quân ở Thuận Hóa, Quảng Nam, còn số lính mới tuyển ở Nghệ An thì cho làm trung quân. Quang Trung cưỡi voi ra doanh trại vỗ về quân lính bằng khẩu dụ vang rõ, sang sảng đầy hào khí trước ba quân, khẳng định niềm tin, ý chí quyết thắng của đội quân chính nghĩa.
Hôm sau, vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân. Đêm 30 tháng chạp, vua cho mở tiệc khao quân linh đình, chia quân làm ba đạo và bảo với các tướng đêm 30 lập tức lên đường hẹn ngày mồng 7 năm mới thì vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Trong bữa tiệc ai cũng vui mừng, vui chơi thỏa thích. Đúng ngày, cả năm đạo quân đều vâng lệnh, gióng trống lên đường ra Bắc. Để giữ sức chiến đấu cho binh lính, vua cho dùng cáng làm võng, cứ hai người khiêng một người ngủ, luân phiên đi suốt ngày đêm. Khi đến sông Gián, ai nấy đều mệt lử, áo quần lôi thôi, mặt mũi bơ phờ, người bám đầy bụi bặm do hành quân quá dài ai cũng phấn chấn, sẵn sàng chiến đấu.
Thấy quân Tây Sơn kéo đến, nghĩa binh của giặc trấn thủ sông Gián chạy nháo nhác, lúc đến sông Thanh Quyết, toán quân Thanh đi do thám từ đằng xa trông thấy bóng cũng chạy. Vua cho binh lính vây bắt được hết vì vậy quân Thanh không hề có ai chạy về báo tin. Việc tiến quân của quân Tây Sơn hoàn toàn bí mật. Nửa đêm ngày mồng ba tháng giêng, năm Kĩ Dậu (1789), quân Tây Sơn tới đồn ở làng Hà Hồi, huyện Thượng Phúc và lặng lẽ vây kín làng. Vua dùng loa truyền gọi: Quân. Tiếng quân lính luân phiên nhau: Dạ, dạ, ran khắp cả vùng trời để hưởng ứng nghe như có hơn vài vạn người. Trong đồn lúc ấy ai nấy run lẩy bẩy, rụng rời, sợ hãi, liền xin ra hàng, lương thực khí giới đều bị quân ta lấy hết.
Vua lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm là một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức, rồi kén hạng lính khỏe mạnh cứ mười người khiêng một bức, lưng giắt dao ngắn. Hai mươi người khác cầm binh khí theo sau, dàn thành hàng ngang. Mờ sáng ngày mồng 5, quân Tây Sơn tiến sát dồn Ngọc Hồi, quân Thanh nổ súng bắn ra nhưng không có hiệu quả. Tiện có gió Bắc, chúng dùng súng phu khói lửa ra, khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì cả. Không ngờ trời bỗng trở gió Nam khiến khói bay ngược lại, quân Thanh tự hại mình. Quân ta gấp rút khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo hai bên chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai cầm dao ngắn thì đâm quân giặc, người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh. Quân Thanh chống không nổi bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết, thây nằm đầy đống, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại.
Trước đó, vua Quang Trung đã sai một toán quân theo bờ đê Uyên Duyên kéo lên, mở cờ gióng trống để làm nghi binh ở phía đông, đến lúc ấy quân Thanh đều hết hồn vía, vội trốn xuống đầm Mực, làng Quỳnh Đô, quân Tây Sơn lùa voi cho giày đạp chết đến hàng vạn người. Giữa trưa hôm ấy, vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long rồi kéo vào thành. Lại nói, không nghe thấy tin cấp báo nên trong ngày Tết quân Thanh chỉ chăm chú yến tiệc. Nào ngờ cuộc vui chưa tàn cơ trời đã đổi. Ngày mồng 4 bỗng thấy quân ở đồn Ngọc Hồi chạy về cấp báo, Tôn Sĩ Nghị sợ mất mặt, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dặn lính chuồn trước qua cầu phao rồi nhằm hướng bắc mà chạy. Quân sĩ nghe tin hoảng loạn, tan tác bỏ chạy, giành nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống sông chết rất nhiều. Lát sau cầu bị đứt, quấn linh rơi xuống nước đến nỗi sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa.
Quân Tây Sơn ăn mừng chiến thắng. Chiến công đại phá quân Thanh đã chứng tỏ nước Việt Nam là một nước mạnh mẽ, có độc lập, chủ quyền. Chiến thắng này đã khắc họa sâu sắc hình tượng người anh hùng mặc áo vải Nguyễn Huệ với tài mưu lược, ý chí kiên cường đấu tranh. Hàng năm dân ta vẫn tổ chức lễ hội Đống Đa để nhớ đến công lao của ông cha ta thời xưa và ôn lại chiến thắng lịch sử hào hùng của dân tộc đã đại phá quân Thanh thần tốc.
- Nguồn: Kể lại cuộc tiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung
Nhà Tây Sơn gồm ba anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ. Mỗi người xưng vương một miền. Nguyễn Huệ được mọi người gọi là Bắc Bình Vương. Trong thời kì đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam, những năm cuối thế kỉ XVIII, Lê Chiêu Thông rất lo cho cái ngai vàng mọt rỗng của mình nên đã mở đường cho quân Thanh và Tôn Sĩ Nghị kéo quân vào Thăng Long xâm lược nước ta. Ngày 24 tháng 11, Trần Quang Tuyết chạy vào thành Phú Xuân cấp báo cho Bắc Bình Vương về việc quận Thanh xâm lược nước ta. Nghe được tin cấp báo, Bắc Bình Vương quyết định mở cuộc tấn công ra Bắc đại phá quân Thanh.
Ông cho họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay nhưng mọi người đến họp đều ngăn lại. Theo ý mọi người thì ông nên ban lệnh ân xá khắp trong ngoài, để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người, rồi sau cất quân ta đánh dẹp cõi Bắc vẫn chưa muộn. Bắc Bình Vương lấy làm phải, bèn cho đắp đàn ở trên núi Bân, tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi. Trong nghi lễ, ngài khoác lên mình chiếc áo long bào có thêu hình rồng uốn lượn lấp loáng, đầu ngài đội mũ miện, cổ đeo chuỗi hạt bằng ngọc, chân đi giày vàng. Trông ngài thật uy nghi và nghiêm trang. Cuốn sách Các triều đại Việt Nam có viết: “Ngài là người có dung mạo đặc biệt. Tóc quán, da sẫm, tiếng nói sang sảng như chuông, mắt sáng như chớp, có thể nhìn rõ mọi vật trong đêm tối”. Toát lên trên gương mặt ngài là vẻ cương nghị, oai phong lẫm liệt và dữ tướng. “Không ai dám nhìn thẳng vào mặt ngài”.
Lễ xong, ngài hạ lệnh xuất quân, hôm ấy là ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân (1788). Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh cả thủy lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua cho gọi Nguyễn Thiếp, một người có tài tiên đoán, vào hỏi về mưu đánh và giữ, cơ được hay thua. Nguyễn Thiếp trả lời: “Chuyến này ra đi không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan”. Vua Quang Trung mừng lắm liền sai đại tướng là Hám Hổ Hầu kén lính ở Nghệ An, cứ ba suất đinh thì lấy một người, ai cũng có thân hình vạm vỡ, bắp tay cuồn cuộn. Chưa mấy chốc đã được hơn một vạn quân binh tịnh nhuệ, hàng ngũ thẳng tắp, cờ trông rợp trời, giáo mác sắc nhọn sẵn sàng chiến đấu. Vua cho mở cuộc duyệt binh lớn ở doanh trấn và chia làm bốn doanh: tiền, hậu, tả, hữu là số quân ở Thuận Hóa, Quảng Nam, còn số lính mới tuyển ở Nghệ An thì cho làm trung quân. Quang Trung cưỡi voi ra doanh trại vỗ về quân lính bằng khẩu dụ vang rõ, sang sảng đầy hào khí trước ba quân, khẳng định niềm tin, ý chí quyết thắng của đội quân chính nghĩa.
Hôm sau, vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân. Đêm 30 tháng chạp, vua cho mở tiệc khao quân linh đình, chia quân làm ba đạo và bảo với các tướng đêm 30 lập tức lên đường hẹn ngày mồng 7 năm mới thì vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Trong bữa tiệc ai cũng vui mừng, vui chơi thỏa thích. Đúng ngày, cả năm đạo quân đều vâng lệnh, gióng trống lên đường ra Bắc. Để giữ sức chiến đấu cho binh lính, vua cho dùng cáng làm võng, cứ hai người khiêng một người ngủ, luân phiên đi suốt ngày đêm. Khi đến sông Gián, ai nấy đều mệt lử, áo quần lôi thôi, mặt mũi bơ phờ, người bám đầy bụi bặm do hành quân quá dài ai cũng phấn chấn, sẵn sàng chiến đấu.
Tk nhé . Thanks !
ko làm nhất quyết ko làm ko làm nhất quyết ko làm
ko làm nhất quyết ko làm ko làm nhất quyết ko làm
ko làm nhất quyết ko làm ko làm nhất quyết ko làm
ko làm nhất quyết ko làm ko ko làm nhất quyết ko làm
Câu 1: Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ 14) - Ngô Gia Văn Phái.
Câu 2: Kể về sự việc: Quang Trung mở tiệc khao quân, ăn Tết sớm. Hứa đến mồng 7 thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Cho thấy: Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng.
Câu 3: Câu cảm thán. Thực hiện hành động nói: yêu cầu. Giúp em hiểu thêm về tài năng và ý chí quyết thắng của ông.
Câu 4: Tham khảo:
Hình tượng Quang Trung được khắc họa trong "Hoàng Lê nhất thống chí" (hồi thứ 14) nổi bật lên là người có tài thao lược và tài dụng binh như thần. Điều đó được thể hiện qua cuộc hành quân thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn do vua Quang Trung chỉ huy (câu bị động). Ngày 25 tháng Chạp xuất quân từ Phú Xuân(Huế), ngày 29 đã tới Nghệ An, vượt khoảng 350 km qua núi, qua đèo. Đến Nghệ An, vừa tuyển quân, tổ chức đội ngũ, vừa duyệt binh, chỉ trong vòng một ngày. Hôm sau, tiến quân ra Tam Điệp (cách khoảng 150km). Và đêm 30 tháng Chạp đã “lập tức lên đường”, tiến quân ra Thăng Long mà tất cả đều là đi bộ. Có sách còn nói ông sử dụng cả biện pháp dùng võng khiêng, cứ hai người khiêng thì một người được nằm nghỉ, luân phiên nhau suốt đêm ngày. Từ Tam Điệp ra Thăng Long (khoảng hơn 150km), vừa hành quân, vừa đánh giặc mà vua Quang Trung định kế hoạch chỉ trong vòng 7 ngày, mồng 7 tháng Giêng sẽ vào ăn Tết ở Thăng Long. Trên thực tế, đã thực hiện kế hoạch sớm hai ngày: trưa mồng 5 đã vào Thăng Long. Hành quân xa liên tục như vậy, thường quân đội sẽ mệt mỏi, rã rời, nhưng nghĩa binh Tây Sơn “cơ nào đội ấy vẫn chỉnh tề”, “từ quân đến tướng, hết thảy cả năm đạo quân đều vâng mệnh lệnh, một lòng một chí quyết chiến quyết thắng”. Đó là nhờ tài năng quân sự lỗi lạc ở người cầm quân. Hơn một vạn quân mới tuyển đặt ở trung quân, còn quân tinh nhuệ từ đất Thuận Quảng ra thì bao bọc ở bốn doanh tiền, hậu, tả, hữu. Phẩm chất ấy còn thể hiện qua việc tổ chức các trận đánh hợp lí, ít hao tổn binh lực. Trận Hà Hồi không cần đánh, Trận Ngọc Hồi được thành. Hình ảnh người thủ lĩnh ấy đã làm quân sĩ nức lòng, tạo niềm tin quyết chiến quyết thắng. Đồng thời (phép nối) khiến kẻ thù kinh hồn bạt vía, rơi vào cảnh đại bại nhanh chóng.
Câu 5: Hịch tướng sĩ - Trần Hưng Đạo.
Nguyễn Huệ cho là phải, bèn lập đàn trên núi Bân, tế cáo trời đất, chế ra áo côn, mũ miện rồi tuyên bố lên ngôi vua, lấy hiệu Quang Trung. Hôm ấy, nhằm ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788).Vua Quang Trung trực tiếp đốc xuất đại binh, cả đường thủy lẫn đường bộ cùng ra đi. Ngày 29, ra đến Nghệ An, ông sai tướng Hám Hổ Hầu đi tuyển mộ lính mới, cứ ba tráng đinh chọn một. Trong vài ngày, được hơn vạn quân. Nhà vua cho tổ chức một cuộc duyệt binh lớn rồi cưỡi voi ra an ủi và động viên tướng sĩ. Tuân lệnh vua, mấy vạn quân lính lập tức nhằm thẳng phương Bắc, lên đường.
Quang Trung sáng suốt nghĩ ra mưu kế dùng ván bọc rơm ướt làm thành hai mươi tấm chắn lớn. Cứ mười người khênh một bức, áp sát đồn giặc. Quân Thanh nổ súng bắn ra nhưng chẳng trúng một ai. Nhân có gió bắc chúng dùng ống phun khói lửa ra, khói tỏa mù trời hòng làm cho quân Nam rối loạn. Chẳng may gió bất chợt đổi chiều, thành ra quân Thanh lại tự hại mình. Đích thân vua Quang Trung đốc thúc quân sĩ tiến lên. Khi hai bên đã giáp nhau thì quăng tấm chắn xuống, nhất tề xông vào dùng đoản đao mà chém giết kẻ thù. Trước khí thế dung mãnh của quân ta, lũ giặc cướp nước kinh hoàng, giày xéo lên nhau mà chạy. Tên Thái thú Sầm Nghi Đống nhục nhã thắt cổ tự vẫn. Quân Tây Sơn thừa thắng truy đuổi. Xác giặc nằm ngổn ngang đầy đồng, máu chảy thành suối. Cũng trưa hôm ấy, vua Quang Trung, tiến binh đến Thăng Long. Tướng giặc là Tôn Sĩ Nghị và vua Lê Chiêu Thống vì không hề hay biết gì nên trong mấy ngày Tết chỉ lo yến tiệc, vui chơi. Nghe tin cấp báo, Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, vội dẫn đoàn kị mã tuỳ tùng chuồn trước qua cầu phao, nhằm hướng bắc mà phi thục mạng. Quân lính các đồn nghe tin cũng sợ mất mật, cuống cuồng tháo chạy đến nỗi cầu phao đứt, chúng bị ngã xuống sông nhiều không biết bao nhiêu mà kể. Sông Nhị Hà tắc nghẽn cả một đoạn dài. Số sống sót cắm đầu cắm cồ chạy về nước, chẳng dám nghỉ ngơi. Quân Thanh đại bại. Như vậy là đạo binh của vua Quang Trung sau cuộc hành quân thần tốc 5 ngày đã quét sạch mấy chục vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi, sớm hơn dự định được hai ngày. Với tài năng quân sự kiệt xuất, Nguyễn Huệ xứng đáng là vị anh hùng mà tên tuổi đời đời sống mãi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Từ đó đến nay, mồng 5 Tết được coi là ngày giỗ trận, kỉ niệm trận đánh oanh liệt năm xưa. Gò Đống Đa, đền thờ vua Quang Trung luôn khơi dậy trong mỗi người dân Việt Nam niềm tự hào to lớn về chiến công hiển hách của người anh hùng đất Tây Sơn. Đúng như lời thơ của công chúa Ngọc Hân đã ca ngợi: Mà nay áo vải cờ đào,Giúp dân dựng nước, xiết bao công trình!
+Quang Trung 1 vị tướng tài ba với tài cầm quân đầy mưu lược đc thế hiện rõ nét qua trận đánh thần tốc đại phá
|+quân thanh từ tối 30 tết -> mồng 3 tháng giêng năm kỉ dậu . Tối đêm 30 đó vua "mở tiệc khao quân " chia
+thành 5 đạo chỉ huy tác chiến rồi "lập tức lên đường " .Quang Trug cho vây bắt bọn báo tin "ko để tên
+nào trốn thoát " nửa đêm ngày 3 tháng giêng năm kỉ dậu , vua cho quân lặng lẽ vây kín Hà Hồi bắt và cướp hết
+lương thực khí giới . Cùng với sự sắc sảo và nhạy bén , Quang Trung đã cho bày binh bố trận hình chữ " nhất"
+đánh ấp địch . Với trí thông minh biết nhìn xa trông rộng , Nguyễn huệ đã làm quân thanh rối loạn " tự làm hại mình "
+và quân ta thừa thắng xôg lên , quân Thanh khó lòng trốn thoát " bỏ chạy toán loạn " , giày xéo lên nhau mà chết "
+.Nhờ uy dùng tài năng và quyết đoán , vua Quang Trung đã dẹp tan giặc thang đem lại hoà bình yên ổn cho
muôn dân và đất nước !
Dựa vào đây em hãy viết thành 1 bài văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân thanh nhé!. Chúc em học tốt!