Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đặc điểm dân cư châu Á:
– Có số dân đông nhất trong các châu lục của thế giới. Năm 2020, dân số châu Á đạt 4 641,1 triệu người, chiếm hơn 1 nửa dân số thế giới (59,5%).
– Số dân tăng nhanh trong khoảng thế kỷ XX. Hiện nay có xu hướng giảm do thực hiện chính sách hạn chế gia tăng dân số.
– Là khu vực có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang chuyển biến theo hướng già hóa.
– Cư dân thuộc nhiều chủng tộc: Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it, Ô-xtra-lô-it.
Đặc điểm dân cư châu Á:
a, Số dân
- Có số dân đông nhất trong các châu lục
- 2019 : 4,6 tỉ người, chiếm 61% dân số thế giới
b, Cơ cấu dân số
- Có số dân trẻ nhưng đang chuyển biến theo hướng chuyển hóa
- Dân số của châu Á năm 2020 là 4,64 tỉ người (không tính số dân của Liên bang Nga).
- Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của châu Á giai đoạn 2005 - 2020:
+ Cơ cấu dân số trẻ với nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi chiếm 23,5% số dân (2020), nhưng đang có xu hướng giảm (năm 2005 chiếm 27,6% số dân, năm 2020 chiếm 23,5% số dân, giảm 4,1%).
+ Tỉ trọng dân số từ 15 - 64 tuổi có sự biến động nhưng không đáng kể.
+ Tỉ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên có xu hướng tăng (Năm 2005 chỉ chiếm 6,3% dân số, đến năm 2020 là 8,9%, tăng 2,6%).
- Châu Á có 2 khu vực địa hình chính:
+ Khu vực núi, cao nguyên và sơn nguyên.
+ Khu vực đồng bằng.
- Khu vực phân bố khoáng sản chính ở châu Á:
+ Dầu mỏ: Tây Á, Đông Nam Á.
+ Than: CN. Trung Xi-bia và khu vực Đông Á.
+ Sắt: Đông Á và Nam Á.
- Ý nghĩa của đặc điểm địa hình, khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên:
+ Địa hình núi, cao nguyên, sơn nguyên với ¾ diện tích lãnh thổ thuận lợi phát triển chăn nuôi du mục, trồng cây đặc sản; nhưng khai thác cần chú ý chống xói mòn, sạt lở đất,...
+ Đồng bằng thuận lợi cho sản xuất và định cư.
+ Tài nguyên khoáng sản phong phú có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong châu lục; nhưng trong quá trình khai thác khoáng sản cần chú ý bảo vệ, sử dụng tiết kiệm hiệu quả, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường.
- 10 đô thị đông dân nhất ở Châu Á( không tính LB Nga):
1. Tô-ky-ô (Nhật Bản), 2. Niu Đê-li (Ấn Độ), 3. Thượng Hải (Trung Quốc), 4. Đắc-ca (Băng-la-đét), 5. Bắc Kinh (Trung Quốc), 6. Mum-bai (Ấn Độ), 7. Ô-xa-ca (Nhật Bản), 8. Ca-ra-si (Pa-ki-xtan), 9. Trùng Khánh (Trung Quốc), 10. I-xtan-bun (Thổ Nhĩ Kỳ).
Các đô thị lớn của châu Á thường tập trung ở khu vực ven biển do có điều kiện thuận lợi cho đời sống và sản xuất, trao đổi, buôn bán với các nước.
-Đặc điểm vị trí Châu Á:
+Thuộc bộ phận Á-Âu.
+Kéo dài từ vùng Cực Bắc đến vùng Xích Đạo,Tiếp nối 2 châu lục:Châu Âu và Châu Phi;3 biển:Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.
=>Là Châu lục lớn nhất thế giới.
-Hình dạng và kích thước:
+Châu Á có dạng hình khối rõ rệt.
+Châu lục có diện tích lớn nhất thế giới (44,4 triệu km2 - kể cả các đảo).
- Đặc điểm vị trí địa lí châu Á:
+ Trên đất liền lãnh thổ kéo dài từ vùng cận cực Bắc tới Xích đạo, một số đảo và quần đảo kéo dài tới vĩ tuyến 10⁰N
+ Tiếp giáp:
Phía tây giáp châu Âu;
Phía tây nam giáp châu Phi qua eo đất Xuy-ê;
Phía bắc giáp Bắc Băng Dương;
Phía đông giáp Thái Bình Dương;
Phía nam giáo Ấn Độ Dương.
- Đặc điểm hình dạng, kích thước châu Á:
+ Hình dạng: dạng hình khối rộng lớn, bờ biển bị chia cắt mạnh, có nhiều bán đảo, vịnh biển…
+ Kích thước: rộng lớn nhất thế giới với diện tích đất liền là 41,5 triệu km2, tính cả các đảo thì diện tích khoảng 44 triệu km2.
Đặc điểm tôn giáo ở châu Á:
- Nơi ra đời của 4 tôn giáo lớn, đóng vai trò quan trọng trong lịch sử văn hóa nhân loại: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo.
- Tôn giáo ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa, kiến trúc, du lịch và lễ hội của các quốc gia châu Á.
Đới khí hậu | Kiểu khí hậu |
Đới khí hậu cực và cận cực | |
Đới khí hậu ôn đới | - Ôn đới lục địa - Ôn đới gió mùa - Ôn đới hải dương |
Đới khí hậu cận nhiệt | - Cận nhiệt địa trung hải - Cận nhiệt lục địa - Cận nhiệt gió mùa - Núi cao |
Đới khí hậu nhiệt đới | - Nhiệt đới khô - Nhiệt đới gió mùa |
Đới khí hậu xích đạo và cận xích đạo |
- Khí hậu châu Á phân hóa đa dạng thành nhiều đới. Mỗi đới khí hậu gồm nhiều kiểu, có sự khác biệt lớn về nhiệt độ, gió, lượng mưa.
- Phổ biến là kiểu khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.
- Một số sông và hồ lớn ở châu Á:
+ Sông lớn: Ô-bi, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ấn, Hằng,...
+ Hồ lớn: Ca-xpi, Bai-can, A-ran, Ban-khat,...
- Đặc điểm sông ngòi châu Á:
+ Nhiều hệ thống sông lớn bậc nhất thế giới nhưng phân bố không đều.
Các khu vực mưa nhiều (Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á): sông có lượng nước lớn, mùa lũ tương ứng mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô.
Các khu vực khô hạn (Tây Nam Á, Trung Á): mạng lưới sông thưa thớt, nhiều nơi trong nội địa không có dòng chảy.
+ Sông ngòi tạo điều kiện phát triển thủy điện, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông đường thủy…
+ Vào mùa mưa thường có lũ, gây nhiều thiệt hại lớn.
- Ý nghĩa của sông, hồ đối với việc bảo vệ tự nhiên:
+ Sông cung cấp nước cho cây sinh trưởng và phát triển;
+ Hồ giúp điều hòa không khí, tạo phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật.
* Đặc điểm phân hóa khí hậu ở châu Âu: khí hậu phân hóa đa dạng thành các đới và kiểu khí hậu.
- Đới khí hậu cực và cận cực:
+ Phân bố: phía bắc châu lục và các đảo vùng cực.
+ Khí hậu lạnh giá quanh năm, lượng mưa rất ít.
- Đới khí hậu ôn đới: chiếm phần lớn diện tích, gồm 2 kiểu khí hậu
+ Khí hậu ôn đới hải dương:
Phân bố: các đảo và vùng ven biển phía tây.
Khí hậu điều hòa, mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm; nhiệt độ trung bình năm thường trên 0oC; mưa quanh năm, lượng mưa tương đối lớn.
+ Khí hậu ôn đới lục địa:
Phân bố: vùng trung tâm và phía đông châu lục.
Mùa hè nóng, mùa dông lạnh hơn so với khí hậu ôn đới hải dương; lượng mưa ít, giảm dần từ tây sang đông.
- Đới khí hậu cận nhiệt:
+ Phân bố: phía nam châu lục.
+ Mùa hè nóng, khô; mùa đông ấm, có mưa rào,lượng mưa ở mức trung bình.
- Ngoài ra, khu vực núi cao, khí hậu thay đổi theo độ cao, trên đỉnh núi thường có băng tuyết bao phủ.
Dân cư châu Á phân bố không đồng đều giữa các quốc gia và khu vực do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau:
- Các khu vực đông dân: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á.
- Các khu vực thưa dân: Bắc Á, một phần của Tây Á (A-rập-xê-út) và Trung Á.