Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Bốn động từ nghi (ngỡ là), cử (ngẩng), để (cúi) và tư (nhớ) diễn tả hành động, cử chỉ và tâm trạng nhớ quê hương của nhân vật trữ tình. Các động từ tạo thành một mạch cảm xúc vận động rất nhanh: nghi (ngỡ là) ⇒ cử (ngẩng) ⇒ đê (cúi) ⇒ tư (nhớ).
- Chúng có mối quan hệ vừa chặt chẽ, vừa đối lập, vừa thống nhất với nhau. Nó giống như bốn mốc quan trọng trong cảm xúc của nhà thơ để thấy được sự thống nhất, liền mạch của suy tư, cảm xúc trong bài thơ: nhân vật trữ tình đang mơ màng trong màn đêm tĩnh lặng thì nhận ra ánh sáng đang lọt qua khe cửa, ngỡ ngàng vì không biết là sương hay là trăng, nhà thơ ngẩng lên như là một hành động để mà xác nhận. Nhưng rồi chính cái khoảnh khắc ngẩng đầu kia lại gợi về trong lòng tác giả nỗi niềm của người xa xứ. Hành động cúi đầu như là đang cố nén đi cái cảm xúc mãnh liệt đang trào dâng.
Các động từ được sử dụng trong bài Tĩnh dạ tứ: nghi (ngỡ), vọng (nhìn), đê (cúi), tư (nhớ)
Từ các động từ này ta có thể nắm được mạch cảm xúc của bài thơ. Bốn động từ đều bị lược đi chủ thể hành động, nhưng có thể khẳng định rõ chủ thể trữ tình và chủ thể hành động
+ Nhân vật trữ tình tỉnh dậy thì nhận thấy ánh sáng lọt qua khe cửa, ngỡ ngàng không rõ sương hay trăng, nhà thơ ngẩng lên như thể xác nhận
+ Khoảnh khắc ngẩng đầu gợi lên trong lòng tác giả niềm nhớ thương quê cũ
+ Hành động cúi đầu như cố nén đi nguồn cảm xúc đang trào dâng
→ Các động từ được sử dụng trong bài là ngọn nguồn của mạch cảm xúc của nhà thơ.
1.
a. Tuy không phải bài thơ Đường song Tĩnh dạ tứ cũng sử dụng phép đối rất tài tình.
+ Đối trong hành động: Cử đầu - Đê đầu (Ngẩng đầu - Cúi đầu)
+ Đối trong diễn biến tâm trạng: vọng minh nguyệt - tư cố hương ("nhìn trăng sáng" là hiện diện của bên ngoài, "nhớ cố hương" là hiện diện của sự vận động mạch tâm trạng ở bên trong)
b. Tác dụng của phép đối: Tác giả ngắm trăng trong hoàn cảnh xa quê và khôn nguôi nhớ về quê hương. Trăng là vật trung gian, trăng là cầu nối gắn kết không gian ở quê hương và không gian nơi tác giả đang ở. Ngẩng đầu - Cúi đầu cho thấy sự thao thức, trằn trọc của Lý Bạch trong đêm. Vì vậy dù không phải bài thơ Đường nhưng bài thơ vẫn tạo dựng được nghệ thuật đối tài tình, tiêu biểu cho chùm thơ viết về đề tài "Vọng nguyệt hoài hương" (trông trăng nhớ quê hương). Phép đối làm sâu sắc thêm nỗi nhớ, tình cảm của tác giả đối với quê hương.
2. Bài thơ có sự thống nhất liền mạch trong suy nghĩ và hành động của nhân vật trữ tình bởi với 4 từ: "nghi", "cử", "đê", "tư" cho thấy diễn biến tâm trạng của nhân vật. Trăng là điểm tựa. Ánh trăng sáng chiếu rọi như soi tỏ lòng Lý Bạch mà ông ngỡ là sương. Vì băn khoăn không biết đó là ánh trăng hay là sương nên tác giả ngẩng đầu để xác minh. Và khi đã tường tỏ và cảm nhận được ánh trăng, tác giả lại thấy bùi ngùi nhớ thương quê hương và vợ con gia đình ở quê cũ. Bởi vậy, hành động và diễn biến tâm trạng như phản ứng dây truyền, có sự thống nhất liền mạch giữa bên ngoài và bên trong.
Bài thơ của Lý Bạch vì thế mà trở nên tiêu biểu và có sức bám rễ lâu bền trong lòng bao thế hệ độc giả.